1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Dây chuyền sản xuất mì tôm

8 1,5K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 171 KB

Nội dung

Đồ án bảo vệ môi trường

Đồ Án Bảo Vệ Môi Trường Đề tài: Dây chuyền sản xuất Mỳ Tôm Sinh viên thực hiện: Lớp : I. Sơ đồ tổng quát về quy trình sản xuất của dây chuyền: • Quy trình sản xuất mỳ ăn liền [36] Mỳ ăn liền được sản xuất từ bột lúa mỳ, tinh bột, nước, muối . Bước 1: Trộn muối, tinh bột, chất tạo mùi vào nước. Sau đó nhào trộn hỗn hợp này với bột mỳ cho đều cả gia vị và nước, trộn qua 2 hệ thống máy cuộn xoay để nhào trộn đều hơn nữa và tạo thành một khối mỳ lớn. Khối mỳ được dát mỏng và xẻ rãnh tạo cấu trúc sợi dải. Tạo sợi mỳ gợn sóng bằng cách đặt các máy băng chuyển ở vị trí thấp hơn máy cắt và sợi mỳ thẳng được qua các lưỡi chặn bằng kim loại có khoét rãnh. Sợi mỳ được cho qua hơi nước ở 100°C trong 15 phút, giúp ổn định hình dạng sợi mỳ. Bước 2: Làm khô sợi mỳ bằng cách cho qua chảo dầu (mỳ chiên) hoặc làm khô qua khí nóng (không phải mỳ chiên). Mỳ thành phẩm được đóng gói dưới 2 dạng, trong bát (cốc lớn) với gia vị được rải đều trên các sợi mỳ hoặc trong túi với gia vị được gói trong một túi nhỏ riêng biệt. Sự ổn định của vi chất: Chỉ còn khoảng 60 – 75% lượng vitamin nhóm B sau khi chế biến mỳ. Sắt và kẽm hầu như không hao hụt sau quá trình sản xuất. Kiểm soát chất lượng: Về các chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm được đánh giá chất lượng thành phẩm ngay sau khi sản xuất và theo dõi định kỳ theo thời gian bảo quản ở điều kiện thường, sau 6 tháng bảo quản, các chỉ tiêu đều đạt theo Quyết định số 46/2007/QĐ của Bộ Y tế về việc ban hành Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. Các xí nghiệp sản xuất đều áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tương tự nhau , thành phẩm nguyên liệu , vật tử , nhiên liệu cũng như nhau. Do đó tính chất ô nhiễm gần như nhau. II. Kỹ thuật vệ sinh lao động và kỹ thuật an toàn lao động của quy trình sản xuất: 1.Kỹ Thuật vệ sinh lao động của quy trình sản xuất: a) Ảnh hưởng của tình trạng mệt mỏi và tư thế lao động: - Mệt mỏi trong lao động: Do: + Những công viêc có tính chất đơn điệu đều gây buồn chán. + Thời gian làm việc quá dài + Nơi làm việc có những yếu tố độc hại như tiếng ồn , rung chuyển quá lớn , nhiệt đô ánh sáng không hợp lý… + Làm việc ở tư thế gò bó: đứng bắt buộc ( kiểm tra cân nặng mì, ), ngồi đặt gia vị mì… + Do căng thẳng quá mức của cơ quan phân tích như thị giác ( nhìn nhanh đặt gia vị vào, điểu chỉnh lại lúc phân nhánh để đóng gói), thính giác. + Tổ chức lao động thiếu khoa học. - Tư thế lao động bắt buộc: + Tư thế lao động ngồi bắt buộc: • Trong quá trình đặt gói gia vị lên => dẫn đến biến dạng cột sống. • Làm tăng áp lức trong khung chậu… + Tư thế đứng bắt buộc: Lúc vận chuyển các hộp đã đóng gói xong ra vị trí khác. • Có thể vẹo cột sống, làm dãn tĩnh mạch ở kheo chân…. • Bị căng thẳng do đứng quá lâu,khớp đầu gối bị biến dạng • … => Biện pháp đề phòng mệt mỏi và tư thế lao động bắt buộc trong lao động: + Cơ giới hóa và tự động hóa quá trình sản xuất + Cải tiến thiết bị và công cụ lao động để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động. + Rèn luyện thân thể để tăng cường khả năng lao động + Tổ chức lao động hợp lý. b)Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đối với cơ thể: - Nhiệt độ: + Chế độ sấy: Thường sấy bằng phương pháp đối lưu với không khí nóng hoặc kết hợp với đối lưu vừa bức xạ. + Chế độ Chiên, thổi nguội: sau khi chiên nhiệt độ vắ rất cao => Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao , có khi tới 50-60 o C - Độ ẩm: Trong quá trình Chiên,thổi nguội khi nhiệt độ cao để thay đổi cấu trúc sợi mì.Nước trong sản phẩm bắt đầu bay hơi ,giai đoạn này xảy ra mạnh mẽ sự bay hơi nước từ các sợi mì. - Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng: Làm việc trong điều kiện khí hậu nóng có thể xảy ra các biến đổi sinh lý, bệnh lý: + Nhiệt độ da: Đặc biệt là vùng da trán,rất nhạy cảm đối với các biến đổi nhiệt bên ngoài gây ra cảm giác nhiệt + Nhiệt thân (ở dưới lưỡi) + Chuyển hóa nước: làm việc ở nhiệt độ cao len cơ thể mất nước do thải nhiệt gây ảnh hưởng tới tim, thận ,gan,hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bênh thường gặp tăng gấp 2 so với lúc bình thường. => Biện pháp chống vi khí hậu nóng: - Biện pháp kĩ thuật: + Cách ly nguồn nhiệt đối lưu , bức xạ nơi lao động bằng các dùng vật liệu cách nhiệt bao bọc , ống dẫn. + Giảm nhiệt,bụi: dùng thiết bị giảm nhiệt,lọc bụi - Biện pháp vệ sinh: + Chế độ ăn uống hợp lý + Tổ chức nơi nghỉ cho công nhân xa nguồn phát nhiệt - Biện pháp phòng hộ cá nhân. + Quần áo bảo hộ lao động : cản nhiệt từ ngoài vào và thoát nhiệt từ bên trong ra. + Bảo vệ chân tay bằng găng tay chịu nhiệt d) Nhiễm độc và bụi trong sản xuất: - Nhiễm độc trong sản xuất: ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể con người lao động là do hai yếu tố quyết định : + Ngoại tố: do tác động của chất độc. + Nội tố: do trạng thái cơ thể Tùy theo hai yếu tố mà xảy ra mức độ tác dụng khác nhau.Khi độc tính yếu,nồng độ dưới mức cho phép,cơ thể khỏe mạnh=> không gây ảnh hưởng gì.Khi cơ thể yếu gây ra tác dụng không đặc hiệu của chất độc như: cảm,viêm mũi, viêm họng. Khi nồng độ vượt quá giới hạn cho phép,sức đề kháng yếu=> gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. => Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp. + Về kỹ thuật: Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra sự dò rỉ và sửa chữa kịp thời. Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất. Thiết kế hệ thống thông gió , bơm không khí sạch vào. + Biện pháp y tế: Tổ chức khám tuyển định kỳ cho người lao động tiếp xúc với chất độc hại,có chế độ bồi dưỡng hợp lý +Dụng cụ phòng hộ cá nhân: đeo khẩu trang,… - Bụi: Gây bệnh phổi , bênh đường hô hấp, bệnh ngoài da , bênh đường tiêu hóa. => Biện pháp phòng chống bụi: + kỹ thuật: Tự động hóa quá trình sản xuất sinh bụi Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất. + Vệ sinh cá nhân: Sử dụng quần áo bảo hộ lao động Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân thường xuyên. e) Chiếu sáng trong sản xuất: Ánh sáng không hợp lý: chói quá hoặc tối quá. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực , chống mệt mỏi,tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. => Biện pháp: chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo -Chiếu sáng tự nhiên: Thiết kế các cửa sổ,kết cấu che nắng…để tạo điều kiện ánh sáng thích hợp. - Chiếu sáng nhân tạo:dây tóc,đèn huỳnh quang f )Thông gió công nghiệp: Trong sản xuất tôm.Thông gió - Thông gió chống nóng trong quá trình chiên,nấu mỳ - Thông gió khử bụi và hơi khí độc trong quá trình sản xuất => Biện pháp: - Thông gió tự nhiên: Tạo các cửa thông gió từ bên ngoài vào - Thông gió cơ khí: quạt máy,hệ thống thông gió cơ khí thổi, hút… 2.Kỹ Thuật an toàn lao động của quy trình sản xuất: a) Nguyên nhân gây chấn thương : - Nguyên nhân do thiết kế: không đảm bảo điều kiện an toàn khi làm việc như: độ bền,độ cứng của bộ phận chiên,nấu => gây thương tích cho người làm việc bên cạnh. - Nguyên nhân chế tạo: do chế tạo sai với nguyên lý thiết kế máy - Nguyên nhân bảo quản , sửa chữa:Bảo quản máy không định kỳ.Lúc sửa chữa không tắt nguồn điện=> giật điện. b) Những biện pháp an toàn: * Cơ cấu che chắn và bảo vệ: - Cơ cấu che chắn. + Che chắn các bộ phận :Trong sản xuất tôm khâu chiên, cắt định lượng cần phải ưu tiên che chắn tốt nếu không sẽ gây chấn thương cho người lao động. + Che chắn bộ phận dẫn điện. - Cơ cấu bảo vệ: Khi không thể che chắn hoàn toàn khu vực nguy hiểm , thiết kế cơ cấu bảo vệ nhằm tạo ra 1 khu vực an toàn đủ bảo vệ cho người lao động * Cơ cấu điều khiển , phanh hãm - Cơ cấu điều khiển : Khi bố trí trên máy phải đảm bảo sự phù hợp với vị trí và người điều khiển cả về kỹ thuật lẫn sinh học.VD như: trong dây chuyền vận chuyển ra đóng gói,dây chuyền để quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến người công nhân. - Cơ cấu phanh hãm: dùng để dừng hay bớt chuyển động.Các cơ cấu phải đảm bảo tính tin cậy, thuận tiên, thời gian tác động.Lúc xảy ra tai nạn có thể dừng hoạt động của dây chuyền sản xuất 1 cách nhanh nhất để giảm khả năng thương vong đến mức thấp nhất. * Khóa liên động. Cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra nguy hiểm cho thiết bị sản xuất và người lao động trong quá trình sử dụng thao tác không đúng nguyên tắc an toàn. * Tín hiệu an toàn: Nhắc nhở,đề phòng tai nạn lao động. * Thử máy trước khi sử dụng: Thử khuyết tật và thử quá tải nếu không làm vậy sẽ dễ gây các tai nạn bất ngờ,không kịp phòng tránh. * Khoảng cách và kích thước an toàn: Không gian tối thiểu giữa người lao động và phương tiện VD: Trong quá trình Chiên ,phun nước lèo nếu người lao động đứng gần quá có thể dẫn tới bỏng,trong quá trình kiểm tra cân nặng mỳ đứng gần quá có thể bị cuốn vào máy gây chấn thương,tai nạn.Hoặc trong quá trình phân phối mỳ bằng tay ra các dây chuyền đặt gia vị và đóng gói,để quá xa người công nhân => họ phải vươn người,với dẫn đến tai nạn. * Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa *Ngoài che chắn,khóa liên động,Hệ thống tín hiệu thì ta còn phải: - Trang bị các cơ cấu kiểm tra tự động. - Sửa chữa , sử dụng đúng quy tắc:như tắt điện trước khi sửa chữa,… - Phải thỏa mãn các quy phạm an toàn điện * Các trang bị phòng hộ cá nhân Như : bao tay,bao tai,dày… Trong sản xuất ngoài những yếu tố trên gây tác hại đến người lao động thì còn 1 yếu tố khác gây ô nhiễm môi trường và con người đó là hệ thống nước thải trong sản xuất mì. - Môi trường nước => Biện pháp xử lý nước thải : + Song chắn rác + Bể vớt dầu mỡ +Bể lắng Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác như xử lý bằng phương pháp hóa học,sinh học,…. - Chất thải rắn: Rác thải của xí nghiệp sản xuất ăn liền chủ yếu là giấy,bao nilon,thùng carton, xương cặn trong quá trình nấu súp và rác thải sinh hoạt. => Biện pháp: Đối với giấy vụn , bao nilion có thể bán cho các đơn vị sản xuất làm nguyên liệu cho quá trình tái chế. Đối với các thành phần rác thải khác có thể thu gom và đổ bỏ theo hệ thống thu gom rác địa phương. . Đồ Án Bảo Vệ Môi Trường Đề tài: Dây chuyền sản xuất Mỳ Tôm Sinh viên thực hiện: Lớp : I. Sơ đồ tổng quát về quy trình sản. sản xuất. + Vệ sinh cá nhân: Sử dụng quần áo bảo hộ lao động Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân thường xuyên. e) Chiếu sáng trong sản xuất: Ánh sáng không

Ngày đăng: 25/12/2013, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w