Một sốloạingộđộcNgộĐộc Acid Mạnh Triệu chứng: Ăn mòn da và niêm mạc gây đau và xuất huyết. Thủng thực quản, dạ dày gây viêm trung thất, viêm phúc mạc. Hẹp thực quản và môn vị từ tuần thứ 2 trở đi. Xử trí: Không rửa dạ dày: vì gây thủng làm lan rộng tổn thương Không trung hòa bằng Bicarbonate: vì làm dạ dày trướng hơi do sinh khí CO2, tạo điều kiện thủng dạ dày. Có thể băng bó dạ dày bằng Phosphalugel Khi thủng dạ dày phải can thiệp phẩu thuật Từ tuần thứ 2 phải xét vấn đề nong thực quản NgộĐộc Cà Độc Dược Cà độc dược còn gọi là mạn đà la, tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà (Solanaceae). Dược học Trong cây (ở lá và hột có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu là scopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin . với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi. Tình huống ngộ độc: Uống nước sắc từ hoa và lá của cây mạn đà la (còn gọi là cà độc dược), để diều trị hen, viêm xoang (bài thuốc được truyền miệng rộng rãi trong dân gian). Triệu chứng: Chất atropin tác động lên não sẽ gây say, có khi làm nạn nhân phát điên, hô hấp tăng, sốt, có lúc làm tê liệt tứ chi do thần kinh trung ương bị ức chế. Hyoxin có tác dụng gần giống atropin nhưng làm giãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn; nó ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích nên được dùng trong lĩnh vực thần kinh (chữa co giật trong bệnh parkinson, phối hợp với atropin để chống say xe, làm dịu thần kinh). Như vậy: những người thể lực yếu, có bệnh tim mạch không được dùng, vì có thể gây tử vong và nhiều tai biến nguy hiểm. Xử trí: Không có điều trị đặc hiệu Xử trí chung: Rửa dạ dày Uống than hoạt và thuốc sổ Theo dõi và điều trị triệu chứng Lưu ý: các cơ chế Nhựơc cơ – dùng Prostigmin Ngộđộc lân hữu cơ – dùng PAM và atropin (theo dõi sảng khi dùng atropin – sẽ chỉnh liều atropin theo mức độ sảng) Ngộđộc cà độc dược (có chứa atropin) – biểu hiện lâm sàng như ngộđộc atropin. Ngộđộc khoai mì Độc tố trong khoai mì: Khoai mì có khả năng gây ngộđộc cyanide. Khoai mì chứa mộtloại cyanogenic glucoside là linamarin và lotaustralin, khi gặp men tiêu hóa, acid hay nước sẽ thủy phân giải phóng HCN (còn gọi là hydrogen cyanide hay acid cyanhydric) là một chất độc gây ức chế các men tham gia vào quá trình chuyển hóa và gây ngộđộc khi ở thể tự do, ngăn cản các tế bào sống lấy oxy làm cho não và tim bị tổn thương do thiếu oxy. Triệu chứng khi ngộđộc cyanide cấp tính: Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Rối loạn thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, nặng hơn có thể co cứng co giật sau đó hôn mê… Rối loạn hô hấp: tình trạng ngạt thở, xanh tím, suy hô hấp cấp gây tử vong nhanh. Xử trí ngộđộc cyanide tại cơ sở y tế: Gây nôn, bơm rửa dạ dày. Luôn luôn cho nạn nhân thở oxy khi bị ngộđộc cyanide. Uống than họat và thuốc sổ. Nếu nạn nhân ngừng thở: đặt nội khí quản thở máy. Dùng thuốc giải độc: Xanh methylen dung dịch 1% tiêm tĩnh mạch chậm. Hoặc Natri nitrit 3% tiêm tĩnh mạch chậm. Vitamin B12 thực chất là hydroxocobalamin, có nguyên tố coban kết hợp rất mạnh với acid cyanhydric. Natri hyposulfat 25% tiêm tĩnh mạch chậm, thuốc này kết hợp với acid cyanhydric thành acid sunfocyanhydric kém độc hơn 200 lần so với acid cyanhydric. Lưu ý: dùng xanh methylen, hoặc Natri nitrit với mục đích tạo ra methemoglobin trong cơ thể. Nhờ methemoglobin này, chúng kết hợp với acid cyanhydric tạo thành cyanmethemoglobin và thải ra ngoài. NgộĐộc Base Mạnh Triệu chứng: Nôn, ỉa ra máu Đau bụng dữ dội Thủng thực quản, dạ dày Sau 01 tuần có thể hẹp thực quản, hẹp môn vị. Xử trí: Không rửa dạ dày Uống Phosphalugel và nước dấm Corticoid Kháng sinh Nong thực quản sau 01 tuần NgộĐộc Thuốc Tím Thuốc tím: Kali Permanganat Ăn mòn rất nhanh, có thể gây thủng dả dày. Triệu chứng: Do uống: Đau bụng, nôn, có thể nôn máu, loét niêm mạc miệng… Do tiếp xúc: Hoại tử tại chổ. Xử trí: Không rửa dạ dày. Xúc miệng, họng Uống nước, sữa: để hòa tan và băng bó dạ dày. Uống Na hyposunfit 10% để trung hòa thuốc tím Theo dõi và xử trí kịp thời thủng dạ dày. . hiện lâm sàng như ngộ độc atropin. Ngộ độc khoai mì Độc tố trong khoai mì: Khoai mì có khả năng gây ngộ độc cyanide. Khoai mì chứa một loại cyanogenic glucoside. Một số loại ngộ độc Ngộ Độc Acid Mạnh Triệu chứng: Ăn mòn da và niêm mạc gây đau và xuất