1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thuyết trình: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

51 36 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Trang 1

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Trang 2

Doanh nghiệp tư nhân

Khái niệmĐặc điểm

Điều kiện cơ bản thành lập DNTNThủ tục thành lập DNTNTổ chức hoạt động, quản lý DNTN

PHỤ LỤC

Trang 3

Tài liệu tham khảo

• Giáo trình Pháp luật kinh tế, các websites liên quan• Văn bản:

1 Luật Doanh nghiệp 20142 Luật Đầu tư 2014

3 Bộ luật Dân sự 20054 Luật thương mại 2005

5 Nghị định số 78/2015/NĐ-CPhướng dẫn chi tiết thi hành LDN2014 về đăng ký doanh nghiệp6 Thông tư số 80/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế

Trang 4

KHÁI NIỆM DNTN

• Điều 99 luật Doanh nghiệp năm 1999 và điều 141 luật Doanh nghiệp

năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá

nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

• Điều 183 luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa: “Doanh nghiệp tự nhân

là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một Doanh nghiệp tư nhân.”

Trang 5

Đặc điểm

Chủ thể thành lập DNTNTài sản của DNTN

Giới hạn trách nhiệmTư cách chủ thể DNTN

Trang 6

Chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân

• Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là một cá nhân Muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, cá nhân phải thỏa mãn đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định Cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam quy định tại Khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014

• Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác

Trang 7

Tài sản của Doanh nghiệp tư nhân

• Chủ doanh nghiệp tư nhân dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình để đầu tư thành lập doanh nghiệp và là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp Khi thành lập doanh nghiệp chủ doanh nghiệp không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sàn

Trang 8

Nhà nước không quy định mức vốn tối thiểu phải có để kinh doanh đối với tất cả các ngành nghề nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư

Trang 9

Giới hạn trách nhiệm

Chủ DNTN không thể chia sẻ trách nhiệm của mình với bất

kỳ ai

DNTN là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Tự chịu trách nhiệm bằng toàn

bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của

Vì vậy trong quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân , vấn đề quan trọng không phải là tìm hiểu về vốn và tài sản mà DNTN đăng ký mà là về tổng tài

DNTN toàn quyền quyết định mọi vấn đề tổ chức và

quản lý

Trang 10

Tư cách chủ thể doanh nghiệp tư nhân

- Chủ DNTN có toàn quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp Là người đặt tên cho doanh nghiệp theo quy định Với tên gọi này doanh nghiệp tư nhân là chủ thế của các quan hệ pháp luật (Khoản 1 điều 13 luật Doanh nghiệp năm 2014)

- Chủ DNTN là người tự mình quản lý, điều hành doanh nghiệp Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người quản lý Trường hợp này phải thể hiện rõ ràng trong các hợp đồng thuê Tuy nhiên chủ doanh nghiệp vẫn là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp (Khoản 3 điều 13 luật Doanh nghiệp năm 2014)

Trang 11

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN THÀNH LẬP DNTN

• TÀI SẢN: Vốn đầu tư:

Theo khoản 18 điều 3 luật Đầu tư năm 2014 định nghĩa: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”

Điều 184 luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp như sau:

1 Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký Chủ DNTNCó nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng việt nam, ngoại tệ tư do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác, đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản

2.Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trang 12

3 Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trang 13

Mức độ về tài sản: Tùy thuộc vào điều kiện của những người chủ doanh nghiệp mà quy định về mức độ tài sản khác nhau, trừ những hợp được pháp luật quy định

Định giá tài sản:

Trang 14

• NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Điều 6 Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:

1 Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật,

động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang

dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

2 Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trang 15

Điều 7 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

1 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.

3 Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4 Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

5 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

6 Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

Trang 16

• TÊN VÀ ĐỊA CHỈ

Điều 38 Tên doanh nghiệp

1 Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:a) Loại hình doanh nghiệp Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2 Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3 Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Trang 17

Điều 39 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1 Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2 Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3 Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trang 18

Điều 40 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

1 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trang 19

2 Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng

nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3 Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Trang 20

Điều 41 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

1 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

2 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

3 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh

doanh Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Trang 21

Điều 42 Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1 Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2 Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

Trang 22

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của

doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

Trang 23

• TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI THÀNH LẬP

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 18 luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

Điều 18 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

2 Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

Trang 24

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh

doanh.

Trang 25

• SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN, CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tùy vào từng chủ doanh nghiệp và tiềm lực về vốn để có quyết định số lượng thành viên khác nhau và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khác nhau

Trang 26

THỦ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

• THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP:

Điều 27 Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

1 Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.2 Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3 Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trang 27

1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Điều 20 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân

1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2 Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trang 28

Điều 24 Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

1 Tên doanh nghiệp.

2 Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

3 Ngành, nghề kinh doanh.

4 Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

5 Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

6 Thông tin đăng ký thuế.7 Số lượng lao động.

8 Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.

9 Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Ngày đăng: 03/10/2021, 19:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. - Bài thuyết trình: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
b Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu (Trang 16)
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc  hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công  việc nhất định, liên quan đế - Bài thuyết trình: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
e Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đế (Trang 24)
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp - Bài thuyết trình: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w