1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bai thi VDKTLM cap tinhHat XoanNiem tu hao cua nguoi dan Dat To

22 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Theo Truyền thuyết Hùng Vương, hát Xoan có từ thời dựng nước với sự tích: trong một lần vua Hùng đi du xuân, khi đi qua địa phận làng An Thái, Xã Phượng Lâu bây giờ vợ v[r]

(1)SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH Bài dự thi VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚ Địa chỉ: KHU 1- XÃ VĨNH PHÚ – HUYỆN PHÙ NINH Email: info@123doc.org ĐT:02106280799 Họ và tên nhóm học sinh: Hà Hương Giang - Lớp 9B Ngày sinh:12/06/2000 Bùi Thị Yến - Lớp 9B Ngày sinh:03/10/2000 Vĩnh Phú, ngày 26 tháng 12 năm 2014 (2) Tên tình huống: “ HÁT XOAN- NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI DÂN ĐẤT TỔ ’’ Mùa hè vừa qua, em và anh trai thăm nhà cô chú Tiên DuBắc Ninh, chúng em gặp gỡ và trò chuyện với bác Minh- một cựu chiến binh Tâm sự với bác, chúng em biết bác yêu các làn điệu dân ca, nữa bác có ý định tìm hiểu Hát Xoan C húng em đã giới thiệu với bác Minh và những người dân đó, làn điệu Hát Xoan - một những di sản văn hóa của dân tộc, nhân loại mà những người dân tỉnh Phú Thọ gìn giữ và lưu truyền Bác Minh có hẹn chúng em, vào ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 tới, bác cùng với một số đồng đội dâng hương tại Đền Hùng Bác muốn gặp lại chúng em để nghe giới thiệu thật nhiều Đền Hùng - đặc biệt là Hát Xoan 2- Mục tiêu giải tình : Như chúng ta đã biết, Hát Xoan đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp Với chúng em có vinh dự nào là sinh trên quê hương Phú Thọ, nơi xem là cội nguồn của Hát Xoan Chúng em lại càng tự hào vì mình là cháu Vua Hùng tiếp nối bao điệu Hát Xoan đầy thú vị và ý nghĩa cha ông truyền lại Vì vậy lần gặp gỡ với các bác cựu chiến binh Bắc Ninh, chúng em muốn giúp các bác biết nhiều hát Xoan như: -Hát Xoan đời từ bao giờ? -Hình thức Hát Xoan có gì đặc biệt ? -Người Việt ta thường hát đâu? Thời điểm nào năm? -Tại Hát Xoan lại cần bảo vệ khẩn cấp? Hơn thế, chúng em nhân hội này truyền tình yêu Hát Xoan của mình đến người dân Bắc Ninh; muốn Hát Xoan trở thành món ăn tinh thần không (3) chỉ của người dân Phú Thọ mà nó còn phổ biến rộng rãi với người dân nước và bạn bè quốc tế 3- Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải tình huống: Thứ nhất: qua việc giải quyết tình huống này giúp chúng ta hiểu và giải thích nguồn gốc và hình thức Hát Xoan Thứ hai: Vai trò và sức lan tỏa của hát Xoan cuộc sống Xoan không chỉ biết đến nước mà còn vươn xa và hội nhập với các nước khu vực Chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ đã thu hút sự chú ý và cổ vũ nhiệt tình của giới nghiên cứu văn hoá dân gian quốc tế và khu vực cùng đông đảo khán giả các nước nó ghé thăm Thái Lan, Hàn Quốc Những giai điệu mượt mà, tươi vui dí dỏm của Xoan đã chinh phục hàng ngàn khán giả những tràng pháo tay không dứt và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp lòng bạn bè quốc tế Thứ ba: Tại chúng ta nên và cần có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ quảng bá Hát Xoan? Hát Xoan không chỉ là di sản văn hoá phi vật thể của cư dân vùng trung du Phú Thọ mà còn là di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc Việt Nam Với những giá trị lịch sử, văn hoá và nghệ thuật, Hát Xoan Phú Thọ cần bảo tồn, gìn giữ, phổ biến và phát triển để loại hình dân ca này có sức lan toả mạnh mẽ và trường tồn cùng thời gian, xứng đáng với vị trí của nó âm nhạc dân tộc và nhân loại 4- Giải pháp giải tình huống: Sau chuyến Bắc Ninh, chúng em trở Phú Thọ là lúc bước vào năm học mới Nhưng điều mà bản thân em cảm thấy luôn băn khoăn đó là cuộc gặp gỡ đã hẹn với bác Minh và các bác cựu chiến binh vào ngày 22/12 tới, em muốn lần gặp đó mình giới thiệu thật nhiều Đền Hùng và đặc biệt là Hát Xoan Nhưng thấy sự hiểu biết Hát Xoan của mình còn quá ít ỏi Nên em đã bàn với bạn Yến- là cán bộ lớp, quyết định (4) tâm sự những băn khoăn và mong muốn của mình với cô giáo Tổng phụ trách.Thấy đây là một hoạt động ngoại khóa vừa bổ ích vừa có tính giáo dục cao, vậy cô xin ý kiến của Ban giám hiệu cho phát động đến tất cả các bạn học sinh toàn trường tham gia cuộc thi tìm hiểu Hát Xoan – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp Cuộc thi diễn hết sức hào hứng, sôi nổi và thu hút học sinh toàn trường tham gia Để học hát và múa đúng chúng em cử đại diện các làng Xoan để học hoặc nhờ anh chị đã biết dạy tại trường: Ảnh : Buổi tập Hát Xoan của học sinh trường THCS Vĩnh Phú dưới sự hướng dẫn của cô giáo dạy Âm nhạc Phạm Thị Ngọc Hát Xoan còn các thầy cô lồng vào các hoạt động ngoại khóa, bài giảng trên lớp thật phong phú và sinh động (5) Để chuẩn bị cho cuộc thi cuộc gặp mặt với đoàn cựu chiến binh Bắc Ninh, chúng em đã chia nhóm, phân công cụ thể : Nhóm đến làng Xoan An Thái- Phượng Lâu gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch, nhóm thì lên thư viện, bảo tàng - Phú Thọ, nhóm lại tìm hiểu qua báo Phú Thọ, Tạp chí Văn Nghệ Đất Tổ, một số bạn thì lên mạng thông qua Google để tìm hình ảnh, tư liệu có liên quan Mỗi nhóm đã thu thập các thông tin, tư liệu cần thiết Và các tài liệu đó lại một lần nữa kiểm tra các thầy cô giáo để các thắc mắc của chúng em lần lượt giải đáp -Thầy Hoàng Minh Tư - phụ trách môn Ngữ văn7: thông qua kiến thức phần văn địa phương đã kiểm tra nguồn gốc Hát Xoan, cách viết và thuyết minh vấn đề - Cô Hoàng Thị Hồng- phụ trách môn Giáo dục công dân giúp chúng em biết yêu, bảo vệ, tuyên truyền rộng rãi làn điệu hát Xoan- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - Cô Phạm Thị Ngọc- giảng dạy môn Âm nhạc giúp chúng em biết hát, thực hiện những điệu múa thú vị - Cô Đỗ Hồng Phương- dạy môn Địa lí giúp chúng em kiểm tra lại những địa bàn có gốc tích Hát Xoan Thuyết minh giải tình huống: Từ cuộc gặp gỡ với bác Minh Bắc Ninh, em có nhiều câu hỏi đặt cần giải đáp : Hát Xoan là gì? Hát Xoan xuất hiện từ thời kỳ nào? Ý nghĩa của Hát Xoan? Làm thế nào để bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đặc biệt này? Bằng kiến thức của các môn học, kiến thức tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách báo, thông tin trên mạng, vốn sống thực tế Đặc biệt thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế gặp gỡ giao lưu với nghệ nhân hát Xoan Nguyễn Thị Lịch tại thôn An Thái, xã Phượng Lâu - quê hương của làn điệu Hát Xoan và hội thi Hát Xoan nhà trường phát động, chúng em đã hiểu và đã giải thích nhiều vấn đề liên quan đến tình huống này (6) Buổi giao lưu, nói chuyện Hát Xoan giữa nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch và GV-HS trường THCS Vĩnh Phú Chúng em đã có một bài tìm hiểu khá đầy đủ, những điệu Hát Xoan hay để đón đoàn Cựu chiến binh nhân ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22/12/2014 Chúng em xin trình bày lại bài thuyết minh của mình sau: a Nguồn gốc Hát Xoan: Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất Tổ Hùng Vương Nguồn gốc của nó gắn với giai thoại của thời đại Hùng Vương dựng nước Theo Truyền thuyết Hùng Vương, hát Xoan có từ thời dựng nước với sự tích: một lần vua Hùng du xuân, qua địa phận làng An Thái, Xã Phượng Lâu bây giờ vợ vua Hùng mang thai đã lâu, đến ngày sinh đẻ, đau bụng mãi mà không sinh Nhưng nàng Quế Hoa cất tiếng hát thì vợ Vua Hùng bỗng chốc vui vẻ, hết đau bụng và đến làng Cao Mại, huyện Lâm Thao bây giờ thì sinh ba người trai tuấn tú khác thường Vua vui, truyền cho các công chúa và cung nữ học điệu hát này Lúc đó vào mùa Xuân nên vua đặt tên các làn điệu múa, hát đó là hát Xoan Chữ Xoan là từ chữ Xuân đọc trệch (7) Hát Xoan của các đoàn thuộc Tỉnh Phú Thọ lễ hội Đền Hùng năm 2014 Vì vậy mà các làn điệu Xoan cổ bắt nguồn từ những làng cổ nằm địa bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước Các làng này nối thành một dải, vắt từ sông Lô sang sông Thao, vòng phía trước núi Hùng - nơi có Đền Hùng, mộ Tổ - một chuỗi ngọc trai Chỉ trừ xã Tây Cốc lùi xa Tây Bắc và Tử Du, Hoàng Thượng, Hạ Chuế (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) Hát Xoan còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước Những dấu tích văn hóa Văn Lang - Hùng Vương bảo lưu các lễ hội vùng Xoan Hầu hết các làng Xoan giữ cửa đình thờ các nhân vật thời Hùng Vương và các Vua Hùng b Hát Xoan - loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo: Hát Xoan, còn có tên gọi là khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng Hát Xoan là một loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, thờ thành hoàng hát dặm, hát dô đồng sông Hồng (8) Hát Xoan cửa Đình An Thái Hát Xoan tổ chức vào mùa Xuân, mở đầu cho mùa hát để đón chào năm mới Các họ Xoan vùng đất Tổ lần lượt hát khai Xuân miếu đình làng, sau đó các họ Xoan hát lần lượt nơi khác Hát có trình tự, gồm ba phần, đó là phần lễ nghi tôn giáo, phần trình diễn các quả cách và phần hát hội - Hát vào thời gian định: hát Xoan tổ chức vào mùa Xuân Mở đầu cho mùa hát và để đón chào Năm Mới, các họ Xoan lần lượt khai Xuân đình, miếu làng nhà Các phường hát từ ngày 5-1 âm lịch cho đến ngày 103 âm lịch (vào dịp lễ hội Đền Hùng) - Hát những điểm định: Hát Xoan còn có tên gọi là “Khúc môn đình” (hát cửa đình) Mỗi phường Xoan giữ một số cửa đình định Tục giữ cửa đình có một ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và dẫm chân lên giữa các phường Xoan Tục giữ cửa đình đã dẫn tới tục kết nghĩa Hát Xoan giữ cửa đình và dân điạ phương kết nghĩa với Tục kết nghĩa cấm ngặt trai gái hai bên (dân và họ) kết hôn với (9) - Hát Xoan có tổ chức chặt chẽ: Hát Xoan đòi hỏi phải tổ chức thành phường Xoan hoặc họ Xoan Thường mỗi phường Xoan có một ông trùm, bốn năm kép và từ mười hai đến mười lăm đào - Hát có trình tự định: Hát Xoan phải theo trình tự đã quy định, gồm ba phần: phần lễ nghi tôn giáo, phần trình diễn các quả cách và phần hát hội + Phần lễ nghi tôn giáo: Hát Xoan có những lời chúc tụng, cầu khẩn và trình diễn theo đúng nghi thức trước cửa đình, nói lên cảm xúc của người trước thần linh sau đó là ca ngợi thánh thần Những lời ca này thường là có sẵn Đào và kép hát xen kẽ, lúc phụ họa, lúc đuổi Múa hát rộn ràng, khỏe mạnh gây không khí tưng bừng cho ngày hội + Phần trình diễn các quả cách (làn điệu): Nội dung các quả cách bao gồm các mặt, hoặc mô tả đời sống và sinh hoạt của các tầng lớp người đương thời nông thôn hoặc ca ngợi cảnh vật thiên nhiên hoặc kể truyện cổ tích xưa Mỗi quả cách thường có cấu trúc ba phần: giáo cách (mở đầu) - đưa cách (phần giữa) - kết cách (phần cuối) Nối tiếp các quả cách thường có láy câu: “Các bạn họ ta lấy qua là dậm là hỡi dậm nào dậm cho qua” hoặc “Cách cho qua, hỡi bạn chèo ta, giờ sang cách khác, giã tiệc này, ta là Đại Vương.” + Phần hát hội: Phần hát này mang tính chất trữ tình, phản ánh những nội dung giao duyên, yêu đương trai gái Đây là giai đoạn ứng tác hát ví, trống quân bao gồm các tiết mục múa, hát, dựng các hoạt cảnh, các trò chơi Đây là phần hứng thú và sinh động cuộc hát Xoan nói chung Nghệ thuật của hát Xoan phong phú, độc đáo chính là giai đoạn này Giai đoạn này thường tiến hành theo các thứ tự: hát ghẹo-giao duyên, xin hoa đố chữ, hát đúm và giã cá Giã cá hoặc mó cá coi là tiết mục kết thúc quá trình diễn xướng của hát Xoan, có tiết tấu nhịp nhàng, khỏe, gần với tiết tấu của bài hát lao động Điệu múa gồm mười hai đào Xoan và bốn chàng trai làng, múa hát vào lúc gần sáng trước bàn thờ thánh c Hát Xoan - di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp: (10) Hiện nay, toàn tỉnh Phú Thọ còn 69 nghệ nhân hát Xoan thì có tới 31 người có độ tuổi từ 80-104 và chỉ có người có khả truyền dạy Tổng số người tham gia các phường Xoan là 81 người thì chỉ có 49 người biết hát Điệu hát Xoan tại cửa Đình Kim Đức Các di tích diễn hát Xoan thì chỉ có 15/30 di tích diễn hát cửa đình là còn tồn tại, còn 15 di tích đã hoàn toàn Đa số những người yêu thích hát Xoan đã ngoài độ tuổi 60, còn những người trẻ tuổi không quan tâm đến loại hình nghệ thuật này Vì vậy ,việc truyền dạy hát xoan cho thế hệ trẻ gặp nhiều khó khăn các nghệ nhân cao tuổi còn ít Để khắc phục và phát huy những thế mạnh của những nghệ nhân cao tuổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức mời các nghệ nhân hướng dẫn, truyền dạy loại hình nghệ thuật này cho thế hệ trẻ Đồng thời, tỉnh còn gắn hát Xoan với du lịch, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp đồng bào có công ăn việc làm cải thiện cuộc sống, vừa tăng thêm phần hấp dẫn đối với du khách đến với Phú Thọ Bên cạnh đó, những cuộc hội thảo, hội diễn, những băng hình hát Xoan, những bài hát, những ca cảnh dựa trên làn điệu Xoan nhằm đưa làn điệu này tới mọi miền Tổ quốc và nữa lan tỏa xa hơn, trở thành loại di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nếu Hát Xoan giữ cái hồn, cái cốt lõi của chính nó (11) * Tại cần phải gìn giữ và bảo tồn làn điệu hát Xoan? Hiện tỉnh Phú Thọ từng bước phát triển để không làm mai một di sản văn hóa phi vật thể Để trì cho thế hệ trẻ Việt Nam biết đến di sản văn hóa phi vật thể này nhiều nữa.Việc mở các lớp đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy Hát Xoan cộng đồng của phường Xoan gốc xã Kim Đức và Phượng Lâu, thành phố Việt Trì là nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu Kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản Hát xoan của UBND tỉnh năm 2013 - 2014 và Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan giai đoạn 2013 – 2020 Tham gia truyền dạy có 15 nghệ nhân của bốn phường Xoan gốc là: Phù Đức, Kim Đới, Thét và An Thái Các nghệ nhân - Những "báu vật nhân văn sống" Xoan của Phú Thọ ông Lê Xuân Ngũ, Nguyễn Xuân Hội, bà Nguyễn Thị Lịch đã cái tuổi mắt mờ, lưng còng, chân yếu, hôm không biểu diễn mà xem con, cháu, chắt mình biểu diễn càng thấy vui mừng phấn khởi, tình yêu Xoan vẫn tha thiết, đắm say Tình (12) yêu hôm nhân rộng, đến với thế hệ trẻ và vì thế, sức sống của Xoan mới thật sự lan tỏa, trường tồn Việc UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại giúp cộng đồng sở hữu di sản ý thức giá trị văn hóa của mình để gìn giữ và phát huy nó Hiện nay, đã có 202/209 trường tiểu học trên địa bàn đã triển khai hát Xoan; khối trung học sở có 200/259 trường và 37/45 trường phổ thông trung học trên địa bàn đã triển khai việc dạy hát Xoan Như vậy Hát Xoan khôi phục và phát triển để dần thoát khỏi tình trạng ‘’bảo vệ khẩn cấp’’vào năm 2015 từ chính những người trẻ tuổi của quê hương đất Tổ đó có cả chúng em Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch (giữa) cùng các đào kép phường xoan An Thái Ảnh :Hoạt động đội hát Xoan của trường THCS Vĩnh Phú Sau chúng em giới thiệu thật cụ thể Hát Xoan thêm lần nữa trên chính quê hương các vua Hùng và xem chúng em biểu diễn một số tiết mục Hát Xoan đặc sắc tại trường, các bác đã hết lời khen ngợi chúng em Nhờ chúng em các bác đã hiểu rõ Hát Xoan (13) – Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại, chúng em đã thực sự trở thành “ Đào xoan” của quê hương đất Tổ, trở thành những người giữ ngọn lửa say mê Xoan cho thế hệ trẻ trên quê hương đất Tổ nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung, để mảnh đất Phú Thọ càng đẹp mắt du khách gần xa những câu hát Xoan ngọt ngào, mộc mạc, giản dị mà chan chứa tình người Để tỉnh Phú Thọ khẳng định thương hiệu của mình là vùng đất của lễ hội tâm linh, của những chứng tích sống động thời đại Hùng Vương Ý nghĩa việc giải tình huống: Qua việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, chúng em nhận thấy việc làm này thực sự bổ ích và đem lại những bài học ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cụ thể: Môn Văn học, Lịch sử địa phương, giúp chúng em hiểu nguồn gốc , sự đời của làn điệu hát Xoan gắn với lịch sử thời đại Hùng Vương Môn Âm nhạc, môn Giáo dục công dân thì giúp chúng em không chỉ hiểu biết những điệu hát dân ca đất Việt nói chung và Hát Xoan nói riêng Được gặp gỡ với nghệ nhân Hát Xoan - Nguyễn Thị Lịch nghe bà kể nguồn gốc của điệu Hát Xoan, bà hướng dẫn cách hát và múa bài Xoan Trống quân – Đón đào là điều vô cùng vinh dự và tự hào với chúng em, điều này đã khích lệ thêm tình yêu, niềm tự hào, ý thức gìn giữ và phát triển di sản văn hóa của dân tộc (14) Hình ảnh : Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch hướng dẫn các em học sinh trường THCS Vĩnh Phú múa hát điệu “ Đón đào – Trống quân ” Với trách nhiệm là học sinh của vùng đất Tổ, chúng em nhận thấy mình cần, nên có trách nhiệm tìm hiểu và học hỏi nhiều những làn điệu dân ca của dân tộc nói chung và làn điệu hát Xoan của quê hương Phú Thọ để có nhiều dịp chia sẻ, quảng bá cho các bạn gần xa và ngoài nước biết đến làn điệu Xoan – Một những di sản văn hóa của dân tộc và thế giới / Ban giám hiệu Nhóm học sinh (15) PHỤ LỤC Trang 1.Tên tình huống …………………………………………………… Mục tiêu giải quyết tình huống ………………………………… Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống …………………………………… Giải pháp giải quyết tình huống ………………………………… Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Tài liệu tham khảo: Hát Xoan Phú Thọ - Sở VHTT và DL Phú thọ - Cục Di sản văn hóa Hát Xoan Phú Thọ (Di sản văn hóa phi vật thể) - Di sản thế giới tại Việt Nam 13 (16) Phụ lục: Một số hình ảnh các hoạt động liên quan đến hát Xoan học sinh Trường THCS Vĩnh Phú Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch nói chuyện nguồn gốc Hát Xoan (17) Ảnh kỉ niệm buổi giao lưu với bà Nguyễn Thị Lịch Học sinh tập hát múa cùng nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch (18) Bà Nguyễn Thị Lịch hướng dẫn học sinh múa điệu “ Trống quân ” (19) Những hình ảnh học sinh trường THCS Vĩnh Phú tập luyện Hát Xoan (20) Những hình ảnh thi Hát Xoan học sinh trường THCS Vĩnh Phú (21) (22) (23)

Ngày đăng: 01/10/2021, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w