1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Thế giới ngầm của các võ sĩ Nhật phần 5 pptx

8 464 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 260,38 KB

Nội dung

Thế giới ngầm của các Nhật Yakuza: Thế giới bóng tối của Nhật Bản Không xuất hiện trong danh sách những băng đảng tội phạm nổi tiếng trên thế giới như Mafia ở Mỹ, La Cosa Nostra tại Italia, Hội Tam Hoàng ở HongKong, Macau, Đài Loan và Trung Quốc đại lục, . song Yakuza vẫn được coi là một tổ chức tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất ở Nhật. Với lịch sử hoạt động hơn 300 năm và những nguyên tắc chặt chẽ tương tự Mafia, Yakuza vẫn đang ngày càng lớn mạnh và mở rộng thêm tầm ảnh hưởng. Trong một câu lạc bộ tư nhân ở quận giải trí Ginza lấp lánh ánh đèn neon tại Tokyo, những người đàn ông mặc bộ vét đen đang uống rượu, hút thuốc và chơi bài. Một vài trong số họ túm tụm lại một góc, thì thào chuyện gì đó. Số khác thì ưỡn ngực, giương giương tự đắc trước các "cô gái giải khuây" đang đi lại dập dìu trong căn phòng mù mịt khói thuốc. Câu lạc bộ nằm trên tầng hai của một tòa nhà nhỏ, nơi người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng động vọng lên từ một phòng chơi pachinko đông khách ở dưới tầng trệt. Pachinko là một nỗi ám ảnh của người Nhật. Đó là một kiểu chơi cờ bạc trên máy tự động, có khe hở để người chơi có thể nhét các quả bóng nhỏ bằng crôm vào đó (máy chơi pachinko gần giống máy chơi pinball nhưng có kích thước nhỏ hơn). Tiếng lạch cạch không ngớt của hàng trăm quả pachinko đang chuyển động được làm dịu đi nhờ hệ thống âm thanh trong câu lạc bộ. Căn phòng chìm trong tiếng nhạc của bản "The Godfather" chơi bằng các nhạc cụ truyền thống của Nhật như đàn koto và sáo gỗ. Một người đàn ông già nhất nhóm ngồi bên chiếc bàn đặt phía cuối phòng. Những thanh niên trẻ vây quanh ông ta, cúi đầu kính cẩn và đáp lại mỗi mệnh lệnh hay yêu cầu của bề trên bằng những tràng "Hai! Hai!" (Vâng! Vâng!) không thay đổi âm sắc. Ngồi sát bên sườn người đàn ông lớn tuổi là hai phụ nữ trẻ - một cô mặc bộ váy dạ hội ngắn màu đen, một cô phục trang như nữ sinh trung học với áo sơ mi trắng và váy kẻ ô vuông, xếp ly. Cả hai che miệng cười khúc khích trước những lời nói cộc cằn, thô lỗ của ông ta. Một gã trẻ tuổi mặc bộ vét sáng bóng đột nhiên bước vào phòng, cúi đầu chào. Những người khác ngay lập tức ngưng tán gẫu và hướng về phía anh ta. Gã thanh niên tiến lại gần chiếc bàn của bề trên và hầu như không dám đưa mắt ngước nhìn. Không nói một lời nào, anh ta kính cẩn trình lên người đàn ông đứng tuổi một vật có lớp vỏ bọc cầu kỳ. Gói đồ chỉ bé bằng một chiếc kẹo nhỏ nhưng gã thanh niên cẩn thận đặt nó lên bàn bằng cả hai tay. Ngón út thuộc bàn tay trái của anh ta được băng bó một lớp dày. Người đàn ông đứng tuổi nhìn chòng chọc vào tặng phẩm rồi bàn tay bị thương của gã trai trẻ. Không khí căng như dây đàn cho tới khi người đàn ông gật đầu và khuôn mặt có vẻ giãn ra đôi chút. Ông ta ra lệnh cho một trong những thuộc hạ vứt tặng phẩm đi mà không cần mở nó ra. Tuy nhiên, tất cả những người trong phòng đều biết đó là cái gì - một đốt ngón tay út của người thanh niên. Tặng phẩm là một hành động xin được tha thứ, làm nguôi giận bề trên. Nhiều người đàn ông đang có mặt tại đây cũng đã mất những đốt ngón tay út. Đây được coi là một trong các dấu hiệu nhận biết những thành viên thuộc mạng lưới Yakuza của Nhật. Xuất xứ Nguồn gốc của Yakuza hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Một số cho rằng các thành viên của tổ chức tội phạm này là hậu duệ của các Kabuki-mono (những kẻ điên cuồng) xuất hiện hồi thế kỉ 17. Kabuki-mono là những samurai lập dị, thường diện những trang phục và kiểu tóc kỳ quặc, cử chỉ lạ lùng và luôn đeo một thanh kiếm dài dọc bên sườn. Ngoài bộ dạng khác xa với dân thường, nhóm người này còn được biết tới vì một thói tiêu khiển khủng khiếp trong thời gian rảnh rỗi: xẻo thịt người để vui thú. Kabuki-mono cũng thường lấy những từ ngữ mang tính rùng rợn để đặt tên cho băng nhóm và hay dùng tiếng lóng trong trao đổi giữa các thành viên. Nhóm người này được đánh giá cao vì lòng trung thành. Bất cứ thành viên nào trong băng đều sẵn sàng hy sinh bản thân và gia đình để bảo vệ đồng đảng thoát khỏi nguy hiểm. Toàn bộ những sự kỳ quặc trên đã khiến các Kabuki-mono nổi bật hơn trong cộng đồng cũng như thu hút chú ý của giới chức địa phương. Trên thực tế, Kabuki-mono - còn có tên gọi là Hatamoto- yakko, là người hầu của Shogun (các tướng quân Nhật). Vào thời Tokugawa, có khoảng 500.000 samurai bị thất nghiệp do các nhà chức trách không cần đến họ nữa trong khoảng thời gian yên bình kéo dài. Những người này biến thành các Ronin (samurai chủ). Nhiều người trong số đó trở thành quân du thủ du thực, chuyên cướp phá các làng mạc và thị trấn mà chúng đi qua trên đường rong ruổi khắp đất nước. Bàn tay có một đốt ngón út bị chặt để tạ lỗi với bề trên của một thành viên Yakuaza. Tuy nhiên, các phần tử Yakuza hiện đại đã bác bỏ giả thuyết trên và tự nhận mình là con cháu của các Machi- yokko, những người chuyên bảo vệ các làng mạc, quê hương trước sự tấn công của bọn Hatamoto-yakko thất thường. Trong các câu chuyện lịch sử được lưu truyền trong tổ chức, tổ tiên của Yakuza được khắc họa như các anh hùng thất thế, luôn đứng ra bênh vực những kẻ yếu và dân nghèo, giống như Robin Hood chuyên giúp đỡ những người nông dân khốn khó thời Trung cổ ở Anh. Đặc trưng Các thành viên của Yakuza hiện có thể được chia thành 3 nhóm chính: Tekiya (những người bán rong trên đường phố), Bakuto (những con bạc), và Gurentai (những kẻ du côn). Người ta cho rằng Tekiya và Bakuto chính thức được biết đến ở Nhật từ thế kỉ 18 trong khi Gurentai xuất hiện sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai khi nhu cầu hàng hóa chợ đen tạo nên sự phát triển nhanh chóng của một ngành công nghiệp mới. Theo truyền thống, các Tekiya - phiên bản thời Trung cổ của những người buôn dầu rắn, hoạt động tại các chợ và hội chợ trong khi giới Bakuto tụ tập ở các thị trấn và đường quốc lộ. Các Gurentai thì ngược lại, noi gương bọn gangster Mỹ thời Al Capone, dùng các thủ đoạn đe dọa và tống tiền để đạt được mục đích của chúng. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi quân đồng minh chiếm đóng Nhật Bản, quyền lực của chính phủ bị hạn chế nhưng Gurentai lại có cơ hội phát triển thịnh vượng và nâng cao vị thế trong thế giới ngầm. Chúng cũng đẩy tình trạng tội phạm có tổ chức ở đất nước mặt trời mọc tới một mức độ bạo lực mới, thay thế các thanh gươm truyền thống bằng những khẩu súng hiện đại. Yakuza tự hào là tập hợp "những kẻ bị xã hội ruồng bỏ" và bản thân tên gọi "Yakuza" cũng phản ánh việc tự nhận thức của tổ chức về sự chối bỏ của xã hội. Theo thổ ngữ, "ya" nghĩa là 8, "ku" là 9 và "za" là 3, có tổng là 20 - tổng điểm của xấp bài khiến người chơi thua cuộc trong trò chơi bài Hanafuda ("Bài hoa") của Nhật. Các thành viên Yakuza tự ví chúng là "những phần tử xấu của xã hội", một sự mô tả tương tự như ở những thành viên trong các băng nhóm đi môtô của Mỹ chuyên xăm khẩu hiệu "Born to Lose" (tạm dịch là "Sinh ra để thất bại") trên bắp tay. Các thành viên Yakuza cũng thích xăm trổ. Tuy nhiên, các hình xăm trên cơ thể họ thường là những tấm bích họa trau chuốt, phủ kín phần thân, cả ngực, lưng và tay, chân, trừ đầu. Rồng, hoa, cảnh núi non hiểm trở hay biển động, các dấu hiệu của tổ chức hay những khối hình trừu tượng đều là những hình vẽ xăm trổ đặc trưng của Yakuza. Để có những hình xăm cầu kỳ này, họ phải trải qua một quá trình đau đớn, có thể kéo dài hàng trăm giờ đồng hồ. Nhưng nó được coi là một sự thử thách lòng dũng cảm của người đàn ông. Những hình xăm trổ cầu kỳ thường phủ kín cơ thể của các thành viên Yakuaza Trong con mắt của một người phương Tây, phong cách phục trang kiểu băng nhóm hồi những năm 1950 của Yakuza có thể đã lạc hậu và trông có vẻ khôi hài. Những bộ vét vải bóng, bó sát người, những đôi giày mũi nhọn cùng mái tóc để hơi dài, vuốt sáp thơm, đã lỗi mốt ở Mỹ nhưng lại rất được các thành viên Yakuza ngày nay ưa chuộng. Họ cũng đặc biệt thích những kiểu xe lớn, sang trọng của Mỹ như các mẫu xe Cadillac và Lincoln. Không giống các băng nhóm tội phạm có tổ chức khác trên khắp thế giới, Yakuza dường như không thích "ẩn mình". Trong thực tế, ở nhiều thành phố Nhật, các trụ sở và câu lạc bộ của Yakuza thường được đánh dấu bằng những biển báo hoặc logo đặc trưng. Bất chấp phong cách "lòe loẹt", Yakuza được đánh giá là tổ chức "đáng gờm". Ở Nhật hiện có 110.000 thành viên Yakuza đang hoạt động dưới quyền chỉ huy của 2.500 "gia đình". Trong khi đó, dù Mỹ có dân số hơn gấp đôi Nhật nhưng thống kê không chính thức cho thấy ở nước này chỉ có tổng cộng 20.000 các tên tội phạm có tổ chức, kể cả thành viên các băng Mafia người Mỹ gốc Italia. Ảnh hưởng của Yakuza trong xã hội Nhật được thừa nhận và sâu rộng hơn nhiều so với tác động của bọn tội phạm có tổ chức trong xã hội Mỹ. Yakuza được cho là có liên minh chính trị lâu đời và bền chặt với những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tại đất nước mặt trời mọc. Không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ nước này, tổ chức hiện đã với cánh tay tội ác tới các quốc gia châu Á khác và thậm chí cả ở Mỹ. . Thế giới ngầm của các võ sĩ Nhật Yakuza: Thế giới bóng tối của Nhật Bản Không xuất hiện trong danh sách những băng đảng tội phạm nổi tiếng trên thế giới. nâng cao vị thế trong thế giới ngầm. Chúng cũng đẩy tình trạng tội phạm có tổ chức ở đất nước mặt trời mọc tới một mức độ bạo lực mới, thay thế các thanh

Ngày đăng: 24/12/2013, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w