Quyếtđịnhnhanh, quyết địnhcósuynghĩ Mỗi một nhà quản lý thường chẳng có ngày nào mà không phải đưa ra các quyết định. Buổi sáng khi tới văn phòng phải đưa ra quyết định, tự mình quyết định, bắt buộc phải quyếtđịnh và thường xuyên quyếtđịnh nhanh chóng. Như thể anh ta không thể tồn tại mà không đưa ra quyết định. Bạn quyếtđịnh như thế nào? Đây là một câu hỏi mà không ai thấy nó phi lý, thậm chí đấy còn là một điều bình thường, vì tất cả chúng ta hầu như phải thường xuyên đưa ra quyết định. Nhưng luôn tồn tại song song quyếtđịnh đúng và quyếtđịnh sai, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị chiến lược, các quyếtđịnh thường hầu như không thể lấy lại được, vì thế điều quan trọng là phải biết đưa ra những quyếtđịnh đúng. Biết đưa ra quyếtđịnh đúng: đây là một bài học mà tất cả mọi người đều phải trải qua. Mặc dù một số người sẽ có được khả năng đưa ra quyếtđịnh đúng như một sự hiển nhiên mà không phải lúc nào cũng theo cùng một cách. Thực tế có những quyếtđịnh mà không cần dùng tới phương pháp. Những tình huống diễn ra và buộc bạn phải quyếtđịnh nhanh chóng: đó là khả năng của một nhà quản lý tốt, đặc biệt khi những quyếtđịnh của anh ta được đánh giá cao. Nhưng cũng có những tình huống mà bạn cần tới sự tính toán, đánh giá một số các giải pháp thay thế: đây chính là thời điểm mà bạn cần có một phương pháp tốt để không xa rời mục tiêu: lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất. Những quyếtđịnh đúng thường là những quyếtđịnh được đưa ra theo một phương pháp xác định. Chúng phụ thuộc vào quan điểm và nhận thức của người đưa ra quyếtđịnh nhưng tất nhiên đòi hỏi phải có sự đánh giá giữa nhiều giải pháp và việc lựa chọn một trong số chúng. Chúng tôi đưa ra dưới đây một phương pháp giúp bạn đưa ra quyết định. Nó có thể được áp dụng ở bất cứ hoàn cảnh nào, cả khi bạn đưa ra những quyếtđịnh quan trọng. Nó gồm 10 bước, giúp bạn thành công trong cả công việc cũng như trong cuộc sống riêng. Tự hỏi liệu bạn có thực sự cần đưa ra quyếtđịnh hay không? Quyếtđịnh mà bạn định đưa ra có thuộc phạm vi của người khác hay không? Bạn có thực sự cần quyết định? (nếu ít nhất bạn không phải lựa chọn giữa 2 khả năng hoặc nhiều hơn, hãy nghĩ rằng bạn không cần phải đưa ra quyết định). Khi nào thì bạn cần đưa ra quyết định? Tại sao đưa ra quyếtđịnh lại là việc quan trọng? Ai là những người có thể liên quan tới quyếtđịnh của bạn? Đâu là những đặc điểm riêng có trong quyếtđịnh của bạn? Đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Hãy xác định càng nhiều giải pháp theo khả năng bạn có thể nghĩ ra. Giúp đầu óc của bạn trở nên thoải mái, đừng vội phán xét bất cứ giải pháp nào. Đây không phải là thời gian phán xét, tốt hơn hãy chắc chắn rằng bạn đã liệt kê hết chúng ra. Tìm kiếm các nguồn thông tin khác có thể giúp bạn đưa ra thêm nhiều giải pháp. Quả thực nếu bạn chỉ có ít giải pháp, chắc chắn bạn cần tìm thêm nhiều giải pháp thay thế khác. Bằng cách tìm hiểu các thông tin thêm bạn có thể đưa ra nhiều giải pháp khác. Nguồn thông tin của bạn có thể từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, cộng sự, các tổ chức chuyên nghiệp, các chuyên gia, nguồn chính phủ, Internet, báo chí, sách vở… Kiểm tra lại từng giải pháp. Bây giờ là thời điểm bạn cần định rõ từng giải pháp sau khi đã tìm được nhiều giải pháp dựa vào các nguồn thông tin khác nhau. Càng có nhiều thông tin, bạn càng có nhiều ý tưởng, và vì thế bạn sẽ đánh giá các giải pháp này tốt hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi lại tất cả các đánh giá và đã kiểm tra chúng. Xem lại kĩ càng tất cả các giải pháp. Bây giờ khi bạn đã có một danh sách các giải pháp, hãy bắt đầu bằng việc đánh giá những giải pháp mà bạn cho là phù hợp hơn cả. đầu tiên, hãy liệt kê các tiêu chí đánh giá, đặc tính cũng như những giá trị cần tính đến đối với mỗi giải pháp. Sau đó hãy nhận định các giải pháp có nhiều đặc tính và giá trị nhất. Tiếp đến, đánh dấu các giải pháp không tương hợp với những giá trị đưa ra. Xác định các kết quả có thể xảy ra của từng giải pháp. Hãy tưởng tượng các kết quả có thể của từng giải pháp còn trên danh sách của bạn. Ở đây, sự nhạy cảm cá nhân của bạn có ý nghĩa rất quan trọng. Đưa ra một đánh giá thực tế. Hãy xác định trong số các giải pháp có tính thực tế nhất, có khả năng ứng dụng hiệu quả nhất. Gạch những giải pháp viển vông. Tính đến cả sự ứng dụng trong từng lĩnh vực: gia đình, doanh nghiệp, xã hội… Đâu là những giải pháp phù hợp nhất với bạn? Xác định trong số các giải pháp còn lại những giải pháp phù hợp nhất. Nếu trong số chúng có một số làm bạn hài lòng nhưng kết quả có thể không phù hợp, đó chính là quyếtđịnh chưa đúng đắn. Vả lại, nếu một giải pháp không phù hợp nhưng kết quả lại hấp dẫn bạn, bạn cũng nên biết rằng đó cũng chẳng phải là một quyếtđịnh thông minh. Một quyếtđịnh đúng là quyếtđịnh phù hợp với bạn và cho kết quả tốt. Đó chính xác là quyếtđịnh mà bạn cần lựa chọn. Tự chuẩn bị. Một khi mà bạn đã đưa ra quyết định, hãy nắm giữ lấy nó. Mọi sự do dự sẽ khiến bạn bị lung lay. Hãy đảm bảo rằng bạn sẵn sàng thực hiện nó tốt nhất. Tuy nhiên bạn có thể quyếtđịnh lại nếu bạn muốn, nó không phải là quyếtđịnh vĩnh viễn. Chúng sẽ tiến triển như thế nào? Lần lượt đánh giá những ảnh hưởng của quyết định. Những mong chờ của bạn có được thoả mãn hay không? Chúng có làm bạn hài lòng không? Bạn có muốn sửa lại không hay để cho chúng tiếp tục được thực hiện? Nếu những mong đợi của bạn không được thoả mãn, hãy bắt đầu lại tiến trình bằng cách đặt ra câu hỏi sau: Tôi đã có đủ thông tin hay chưa? Đâu là những giá trị thực sự cần tính đến? Những giá trị mà tôi đưa ra có phải là những giá trị của riêng tôi hay của ai khác? Bằng mọi cách, hãy nhớ rằng bạn có thể xem xét lại các quyếtđịnh của mình. . Quyết định nhanh, quyết định có suy nghĩ Mỗi một nhà quản lý thường chẳng có ngày nào mà không phải đưa ra các quyết định. Buổi sáng khi. hỏi liệu bạn có thực sự cần đưa ra quyết định hay không? Quyết định mà bạn định đưa ra có thuộc phạm vi của người khác hay không? Bạn có thực sự cần quyết