Tật“chânvoi”dođâu? Phù chân do nhiễm giun chỉ. Bệnh giun chỉ là một bệnh do 3 loài giun chỉ Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori gây ra. Bệnh gây viêm mạch và hạch bạch huyết, viêm tinh hoàn, gây tật“chân voi”, làm cho gan to, lách to, đái ra dưỡng chấp . Người bị bệnh giun chỉ có dấu hiệu gì? Sau khi bị nhiễm giun chỉ, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 8 - 16 tháng. Nhiều người không có triệu chứng, có hoặc không có ấu trùng giun chỉ ở trong máu. Đối với người có triệu chứng thì sẽ thấy một số biểu hiện sau: Trường hợp bệnh cấp tính có các cơn sốt, có hoặc không có biểu hiện viêm mạch và hạch bạch huyết kèm theo kéo dài trong vài ngày. Dấu hiệu đặc trưng là viêm hạch lympho biểu hiện kiểu lan truyền ngược dòng từ hạch bị viêm. Khi bệnh tiến triển, viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn cũng như viêm mạch lympho vùng chậu, bụng, hoặc sau phúc mạc cũng có thể xuất hiện, sưng hạch lympho. Những người du lịch đến vùng có bệnh, các biểu hiện kiểu dị ứng như nổi mẩn, phát ban, tăng bạch cầu ái toan cùng viêm mạch và hạch bạch huyết thường gặp nhiều hơn. Ở bệnh nhân mạn tính, các hiện tượng tắc mạch xuất hiện do dòng chảy bạch huyết bị rối loạn với biểu hiện: ứ nước tinh hoàn, phù tinh hoàn, giãn mạch bạch huyết, nhất là ở các chi, bộ phận sinh dục, vú và bị “chân voi”. Bệnh nhân còn đái ra dưỡng chấp do bị vỡ các mạch bạch huyết giãn rộng vào đường tiết niệu. Một số bệnh nhân còn bị sưng các hạch bạch huyết, gan to, lách to. Một số bệnh nhân có thể bệnh kín đáo, không có các biểu hiện lâm sàng như trên, không có ấu trùng trong máu nhưng lại có ấu trùng trong các mô. Trong bệnh phổi nhiệt đới tăng bạch cầu ái toan, ấu trùng của giun W.bancrofli hoặc B.malayi tập trung trong phổi nhưng không thấy trong máu. Bệnh nhân có các cơn ho hoặc khó thở về ban đêm, tăng bạch cầu ái toan, các tổn thương kê lan toả hoặc tăng các nhánh huyết phế quản trên phim phổi, sốt. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể bị xơ phổi mạn tính. Bệnh do Dirofilaria immitis, một loại giun ở tim chó, biểu hiện bằng các nốt dưới da hoặc các tổn thương hình đồng xu đứng riêng lẻ kích thước 1 - 2cm ở ngoại vi phổi. Xét nghiệm huyết thanh học bệnh giun chỉ dương tính nhưng không có ấu trùng giun chỉ trong máu. Chu trình lây nhiễm và phát triển của bệnh giun chỉ ở người. Cách phòng và chữa bệnh Thuốc Diethylcarbamazin, tiêu diệt nhanh ấu trùng trong máu, nhưng có tác dụng diệt rất chậm hoặc chỉ gây tổn thương cho giun trưởng thành. Để điều trị khỏi, cần uống vài liệu trình trong thời gian 3 tuần. Thuốc ít gây tác dụng độc trực tiếp, nhưng các phản ứng miễn dịch do ấu trùng và giun trưởng thành chết rất hay gặp nặng hơn ở giun brugia so với bancrofti. Các phản ứng có tính tại chỗ như viêm hạch, áp-xe, loét, biểu hiện toàn thân như sốt, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, mệt mỏi và các phản ứng dị ứng khác. Để chữa triệu chứng có thể dùng các thuốc hạ nhiệt giảm đau. Đối với vùng có cả bệnh giun chỉ onchocerca và loa loa, cần rất Giun chỉ gây bệnh như thế nào? Đến nay, không có động vật nào được xác định là ổ bệnh của giun chỉ W.bancrofti và B.timori. Các động vật như mèo, khỉ và một số loài khác có thể mang B.malayi. Muỗi nhiễm bệnh khi hút máu có ấu trùng giun chỉ (microfilaria). Từ đó đến lần hút máu sau, con muỗi đó có thể truyền bệnh cho người. Trong cơ thể, vài tháng đầu giun trưởng thành phát triển và cư ngụ ở trong hoặc gần các mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Từ đây chúng sản sinh ra một số lượng lớn các ấu trùng lưu hành trong máu. Từ 6 -12 tháng sau khi nhiễm bệnh có thể tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu người bệnh. Các ấu trùng sống thường không gây tổn thương, nhưng ấu trùng giun chỉ chết có thể gây viêm, chỗ giun trưởng thành chết có thể gây áp-xe. thận trọng khi điều trị để tránh các phản ứng nặng do ấu trùng giun chỉ của các loại giun này chết gây nên. Thuốc diethylcarbamazin còn được sử dụng để điều trị đại trà và điều trị dự phòng. Các biện pháp điều trị hỗ trợ gồm nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm, sử dụng tất đàn hồi và băng ép chi bị phù, dùng băng treo trong trường hợp viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Bệnh nhân bị ứ nước tinh hoàn nhẹ có thể cải thiện bằng các thuốc gây xơ tiêm tại chỗ hoặc phẫu thuật để điều trị. Để điều trị phù chân voi, có thể sử dụng các thủ thuật nối mạch bạch huyết và tĩnh mạch, kết hợp với việc loại bỏ mô mỡ và mô xơ thừa dưới da, dẫn lưu tư thế và vật lý trị liệu. Thuốc ivermectin dùng để diệt ấu trùng với liều duy nhất 200 - 400µg/kg và uống nhắc lại sau 6 tháng. Cả hai loại thuốc đều tỏ ra có hiệu quả như nhau trong việc giảm lượng ấu trùng. Các tác dụng phụ nhẹ như đau cơ, đau đầu, sốt. Người ta còn dùng phối hợp ivermectin với albendazol thấy tốt hơn chỉ dùng một thứ thuốc ivermectin đơn độc. Đối với các ca nhẹ bao gồm ứ bạch huyết nhẹ, đái dưỡng chấp, ứ nước tinh hoàn nhẹ và được điều trị sớm là bệnh có khả năng lành tốt. Nhưng các trường hợp bệnh nặng, tiến triển, tiên lượng xấu. . Tật “chân voi” do đâu? Phù chân do nhiễm giun chỉ. Bệnh giun chỉ là một bệnh do 3 loài giun chỉ Wuchereria bancrofti,. timori gây ra. Bệnh gây viêm mạch và hạch bạch huyết, viêm tinh hoàn, gây tật “chân voi”, làm cho gan to, lách to, đái ra dưỡng chấp . Người bị bệnh giun