1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Stress gây nên chứng bệnh gì? doc

5 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 169,24 KB

Nội dung

Stress gây nên chứng bệnh gì? Trong cuộc sống, chiến đấu, lao động và sinh hoạt, con người có thể bất ngờ gặp stress mạnh, đột ngột; hoặc có khi lại gặp kiểu stress diễn ra với cường độ yếu nhưng kéo dài dai dẳng. Hậu quả sau khi gặp stressbệnh nhân bị chấn thương tinh thần, tình cảm, tổn thương sâu sắc đến sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây stress Có nhiều nguyên nhân: hoặc đột ngột bất ngờ, hoặc thường xuyên dai dẳng gây nên stress. Trường hợp đột ngột bất ngờ như: bệnh nhân bị đe dọa tính mạng, người thân bị tai nạn; bệnh nhân chứng kiến một cảnh tượng khủng khiếp quá sức chịu đựng gây chết và bị thương nhiều người do thiên tai, bão lũ, sóng thần, động đất, sét đánh; do thảm họa: cháy nổ, sập nhà, sập cầu; do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau. Trường hợp stress diễn ra thường xuyên dai dẳng như: bệnh nhân bị hành hạ thể xác và tinh thần, bị ngược đãi, là nạn nhân của bạo lực gia đình, học sinh lo lắng trong thi cử, những người làm việc quá khả năng kéo dài, những cặp vợ chồng hôn nhân không hạnh phúc, mâu thuẫn trong gia đình, ngoài xã hội. Sự mạnh, yếu về tâm lý và thể trạng của bệnh nhân có tính chất quyết định đến phản ứng của cơ thể trước những stress như: bệnh nhân luôn lo lắng một cách quá mức cho người thân hoặc bất cứ một công việc gì, thời gian kéo dài gây phản ứng của cơ thể với stress. Bệnh cấp tính hay mạn tính ảnh hưởng trên cơ thể bệnh nhân: đau đầu, mất ngủ, đau dạ dày, đau tim, hen suyễn, đau xương khớp . cũng gây lo lắng, mất ngủ hoặc sợ hãi, chán nản bi quan cho bệnh nhân. Biểu hiện của chứng bệnh do stress Phổ biến là bệnh nhân tái hiện chấn thương. Tùy theo từng không gian, thời gian và trạng thái tinh thần của bệnh nhân, sự tái hiện có thể diễn ra dưới dạng trỗi dậy từng lúc, bệnh nhân không tự kìm chế được những ký ức về cơn ác mộng hay trạng thái căng thẳng mà ở đó tính cường điệu hay suy diễn theo xu hướng bệnh lý phân li ý thức, khi đó người bệnh có vẻ sống lại một cách sinh động những điều gây tổn thương như là sự việc vừa xảy ra. Bệnh nhân biểu hiện tâm trạng sợ hãi lo âu, tăng cảm giác, đặc biệt là triệu chứng về thính giác ù tai, cảm giác đầu ồn ào, mất ngủ kéo dài, khó tập trung chú ý hay giảm trí nhớ. Nhiều trường hợp bệnh nhân biểu hiện trạng thái căng thẳng, hoảng sợ hoặc lo âu bi quan khi các tình huống nguy hiểm tái hiện lại trong ký ức. Khi đó có thể gây ra phản ứng kịch phát của các triệu chứng cấp tính: từ một trạng thái “ngây dại” “mù mờ”, đặc trưng bởi thu hẹp ý thức và mất khả năng chú ý, mất khả năng tiếp nhận các kích thích và mất định hướng, tình cảm bất định vui buồn lẫn lộn, đến trạng thái dễ kích thích và xung khắc với mọi người mà trước khi bị bệnh không có, bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên, run rẩy, đôi khi họ bùng nổ dữ dội với thái độ hung hăng. Một số bệnh nhân uống rượu, hút thuốc hay các chất nghiện khác như một cách làm dịu tình trạng đau khổ bên trong sự tăng hưng phấn thiếu ức chế. Chứng bệnh tiến triển làm cho bệnh nhân mệt mỏi và thường than phiền về sự thờ ơ vô cảm của bệnh nhân đối với người thân, sự vật và các sự kiện ở môi trường xung quanh, bệnh nhân ngày càng trở nên lãnh đạm, mất sự lạc quan, tin tưởng vào người khác và chính cả bản thân mình, hoài nghi về mọi vấn đề mà trước đó bệnh nhân cho là đúng, nhiều lúc bệnh nhân cảm thấy như vắng ý thức và mất cảm xúc thực tại về tình cảm, bị tách rời và trở nên xa lạ với người thân, bạn bè. Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm theo rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, bệnh nhân có cảm giác đánh trống ngực, vã mồ hôi, cơn nóng bừng hay tê lạnh, dị cảm ở chi hay cảm giác châm chích da, tê bì . Bệnh tiến triển có tính chất cấp tính, tự nhiên hết, các triệu chứng mất dần trong khoảng 6 tháng. Đối với những bệnh nhân có quá trình bệnh mạn tính, khởi phát chậm thì sự bình phục lâu hơn, một số trường hợp để lại di chứng về rối loạn hành vi hay loạn tâm thần. Chữa trị chứng bệnh stress ra sao? Biện pháp tâm lý: phải loại bỏ các stress. Nếu còn tái hiện stress người bệnh cần được áp dụng các biện pháp điều trị như sau: Liệu pháp tâm thần, bệnh nhân tự biết mình đang được khuyến cáo, liệu pháp này nhằm vào việc phân tích rõ những mâu thuẫn vô thức, có thể đem lại một sự thay đổi tâm lý học làm tăng thêm sự hiểu biết về mình và tạo ra một sự dung nạp có xu hướng bên trong hay một phản ứng âm tính trước stress nặng. Liệu pháp tâm thần hỗ trợ, là tác động của thầy thuốc và người thân có thiện cảm gần gũi bệnh nhân có thể làm giảm các triệu chứng qua trấn an. Phương pháp thư giãn, là giúp cho bệnh nhân tự ý làm chủ các hoạt động tự động, vì thế làm giảm sự tăng hoạt động, trầm tư cũng là dạng thư giãn đặc biệt giúp cho bệnh nhân giảm lo âu, tập trung tư tưởng hơn. Có thể dùng phương pháp thôi miên làm tăng hiệu quả của thư giãn và hỗ trợ tinh thần tốt cho bệnh nhân. Dùng thuốc điều trị: Có thể dùng một trong các thuốc sau: diazepam. Liều lượng nên bắt đầu uống 5mg/lần, ngày 2 lần, không nên điều chỉnh liều lượng cho đến khi người bệnh có trạng thái vững vàng; hạn chế của diazepam là bệnh nhân dễ lệ thuộc vào thuốc sau thời gian điều trị. Những bệnh nhân hốt hoảng lo sợ có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng; amitriptrylin, liều khởi đầu có thể 10mg/lần, ngày 2-3 lần. Thuốc propanolol, calcibronat là chế phẩm của bromure và calcium (bromogalactoglucpnate calcium) thuốc có tác dụng điều trị chống lo âu, mất ngủ và làm êm dịu thần kinh, liều dùng từ 1-2g/ngày. . Stress gây nên chứng bệnh gì? Trong cuộc sống, chiến đấu, lao động và sinh hoạt, con người có thể bất ngờ gặp stress mạnh, đột ngột;. Nguyên nhân gây stress Có nhiều nguyên nhân: hoặc đột ngột bất ngờ, hoặc thường xuyên dai dẳng gây nên stress. Trường hợp đột ngột bất ngờ như: bệnh nhân

Ngày đăng: 24/12/2013, 06:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN