Dựphòngvà điều trịđaucộtsốngcổ Trên thực tế có nhiều loại bệnh rất phức tạp khu trú ở vùng cộtsống cổ. Ngoài các nguyên nhân tương đối phổ biến là đau do đĩa đệm cộtsống cổ, còn nhiều loại bệnh khác tuy ít gặp hơn nhưng lại rất quan trọng do bản chất bệnh lý gắn liền với sinh mệnh người bệnh như hội chứng cổ cục bộ hay đaucổ cục bộ. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản để giúp bạn đọc chủ động phòng ngừa chứng đau cộtsống cổ. Đaucổ cục bộ do đĩa đệm Hội chứng cổ cục bộ là biểu hiện lâm sàng xuất phát từ các đĩa đệm cộtsống cổ, mà các triệu chứng khu trú ở vùng cổ với các biểu hiện đặc trưng là đau phụ thuộc vào tư thế của cổ vai, căng cơvà hạn chế vận động cộtsống cổ. Nguyên nhân đau là do quá trình thoái hóa và tình trạng sau chấn thương của các đoạn vận động cộtsống cổ, gây ra các kích thích bao cơ học vào dây chằng dọc sau, các bao khớp của đốt sốngvàcốt mạc đốt sống. Dựa vào cường độ, thời gian đau, người ta chia thành hai loại: đau cấp vàđau mạn. Biểu hiện trước hết là tăng trương lực cơ ở các cơ vùng vai và gáy một cách đột ngột sau một vận động cổvàcó khi lại từ từ, kèm theo cảm giác khó chịu vàđau vùng vai gáy. Các cơ này đều được phân bố thần kinh bởi nhánh lưng. Không thể nhận biết chính xác các triệu chứng theo đoạn rõ rệt như trong trường hợp nhánh bụng bị kích thích, vì một cơ riêng lẻ được phân bố thần kinh bởi nhánh lưng, đồng thời có nhiều cơ khác cũng cùng chung sự chi phối thần kinh đó. Các triệu chứng của hội chứng cổ cục bộ có thể xuất hiện cấp, sau một động tác quay đầu đột ngột, hoặc kín đáo không có nguyên nhân gì đặc biệt. Nếu hỏi kỹ bệnh nhân, thường phát hiện được yếu tố khởi phát là bị nhiễm lạnh hay bị gió lùa. Các tư thế bất lợi như ngồi lâu đầu cúi gù ra trước khi đánh máy vi tính, soi kính hiển vi, đọc, viết ở bàn ghế có độ cao không hợp lý đều có thể gây đau. Nếu đoạn trên (phía đầu) cộtsốngcổ bị thương tổn thì vùng phân bố thần kinh của nhánh lưng ở bờ trên của cơ thang từ xương chẩm tới khớp mỏm cùng - vai - đòn là khu vực đau, thường được phân định rõ rệt khi thầy thuốc dùng đầu ngón tay ấn lần lần từng điểm. Nếu đoạn dưới cộtsốngcổcó thương tổn thì đau khu trú ở vùng giữa hai xương bả vai, khu vực thuộc về các cơ: cơ trán, cơ nâng xương bả, cơ trên bả. Bên cạnh các khu vực đau chủ yếu kể trên, nếu khám kỹ sẽ còn phát hiện thấy toàn bộ các cơ ở vùng vai gáy cũng bị căng cứng và vận động cộtsốngcổ bị hạn chế. Đaucó thể lan tới vùng sau - ngoài cánh tay. Vì đau chỉ khu trú ở đoạn gốc chi nên không thể phân định dải đau được, người ta còn gọi là đau cánh tay giả - rễ. Có một thể đặc biệt của hội chứng cổ cục bộ là đau dây thần kinh chẩm, do rễ cổ 1, cổ 2, cổ 3 của dây thần kinh chẩm lớn bị kích thích. Bệnh nhân có cảm giác đau vùng gáy và sau đầu. Nếu ấn vào một điểm lõm ở sau đầu ngang mức với u chẩm ngoài ở bên đang bị kích thích thần kinh sẽ làm bệnh nhân đau dội lên. Có trường hợp đau dây thần kinh chẩm cả hai bên. Tại điểm đau đó còn thấy cả điểm đau của các sợi gân bám của phần trên của cơ thang. Hội chứng đĩa đệm cộtsốngcổcó thể trở thành mạn tính, hay tái phát. Khoảng cách không đaucó khi dài hàng tháng, hàng năm nhưng đôi khi lại xuất hiện đautái phát rất nặng. Để dự phòng, người bệnh cần phải tìm cách tránh những yếu tố khởi phát bệnh như tư thế không đổi bất lợi kéo dài của cộtsống cổ, nhiễm lạnh và chấn thương. Đaucổ cục bộ do căn nguyên khác Ngoài hội chứng cổ cục bộ do đĩa đệm còn có một số chứng bệnh khác cũng gây đaucổ cục bộ cần phát hiện như các loại u: u thần kinh dây thần kinh tủy sống; u màng cứng tủy; di căn caxinom (carcinoma), phần lớn từ phế quản, tuyến giáp trạng, thận và vú. Viêm đốt sống, bệnh viêm cộtsống dính khớp hay đau khớp ức đòn gây đau phản xạ lên cổvàđau gân cơ bám ở gai sốngvà mỏm nang đốt sốngcổ cũng là những căn nguyên gây nên hội chứng cổ cục bộ cần được chú ý. Về điều trị: Sau khi chẩn đoán đã được xác định, cần phải điềutrị theo chuyên khoa của từng loại bệnh. Dự phòng vàđiềutrịđau cổ cục bộ Cần có chế độ nghỉ tương đối, tránh mang vác, xách vật nặng, nhất là không cân đối (một bên nặng, một bên nhẹ), tránh làm việc mệt nhọc. Tránh giữ lâu cổ ở tư thế ưỡn cổ ra sau, cúi cổ ra trước, hay nghiêng cổ về phía bên. Tùy theo hoàn cảnh, trong một ngày người bệnh cần nằm 3- 4 lần, mỗi lần từ 15 phút đến nửa giờ với tư thế nằm ngửa và phải có một cái gối nhỏ hình trụ để lấp khoảng trống giữa ba điểm tỳ sau (u chẩm và hai vai). Tránh ngồi xe đường dài, nhất là với loại ghế không có tấm đỡ cổvà lưng. Trường hợp đặc biệt không cóđiều kiện nghỉ và giữ tư thế cổ như đã nói trên, người bệnh cần phải đeo một vòng cổ chỉnh hình. Thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và các thuốc chống co cứng cơ. Liệu trình thuốc có thể từ 2 - 3 tuần. Các biện pháp không dùng thuốc: tùy theo mức độ và tình trạng bệnh, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp một trong những biện pháp sau: bấm huyệt, châm cứu; thể dục liệu pháp; xoa bóp nắn chỉnh cộtsốngcổvàđiềutrị vật lý, kéo giãn cộtsống cổ. Tuy nhiên cần phải cho chụp Xquang cộtsốngcổ để loại trừ các chống chỉ định (lao, ung thư cột sống) có thể gây tai biến thêm cho bệnh nhân. Mỗi lần kéo giãn khoảng 10 phút, bắt đầu nhẹ nhàng và tăng dần theo yêu cầu của căng và thư giãn cơ. Một liệu trình kéo giãn là 10 lần, được phân theo quy trình: bắt đầu 3 lần một tuần, tuần tiếp theo 2 lần và tuần cuối 1 lần. Chú ý, sử dụng các biện pháp không dùng thuốc phải được chỉ định có chọn lọc, cân nhắc cẩn thận, có tính đến lợi hại và phải được tiến hành bởi thầy thuốc chuyên khoa thành thạo vì vùng cổ gáy là khu vực có cấu trúc và chức năng sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sự sống con người. . cứu; thể dục liệu pháp; xoa bóp nắn chỉnh cột sống cổ và điều trị vật lý, kéo giãn cột sống cổ. Tuy nhiên cần phải cho chụp Xquang cột sống cổ để loại trừ. Dự phòng và điều trị đau cột sống cổ Trên thực tế có nhiều loại bệnh rất phức tạp khu trú ở vùng cột sống cổ. Ngoài các nguyên nhân