Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người.. - Một khối cơ tương ứng bị liệt làm cột sống mất đối xứng, mất thăng bằng khoản
Trang 1Bệnh gù vẹo cột sống và
cách khắc phục
Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người Nếu nhẹ, nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động Trong trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở và giảm tuổi thọ
Các thể gù vẹo thường gặp:
Trang 2
- Không biết nguyên nhân: Chiếm khoảng 70% số bệnh nhân
- Bẩm sinh: Hình X-quang cho thấy thừa hay thiếu nửa đốt sống (khoảng 15%)
- Một khối cơ tương ứng bị liệt làm cột sống mất đối xứng, mất thăng bằng (khoảng 10%)
- Xương chậu bị mất thăng bằng, hai chân không dài bằng nhau, khiến cột sống bị cong (khoảng 5%)
Bằng mắt thường, các bậc cha mẹ có thể phát hiện được sự khác thường ở cột sống của con mình (nhìn từ phía sau lưng):
Trang 3
- Cột sống cong, nhẹ thì bị một chỗ, nặng 2-3 chỗ; có thể cong ở ngực, ở thắt lưng hoặc cả hai
- Vai mất thăng bằng, mất đối xứng
Nếu nghi ngờ, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn) Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền
Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh
gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không
Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo thì đó là triệu chứng của một bệnh khác Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn
Trang 4thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám
Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi) Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:
- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị
- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ
- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo
Trang 5
Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật
sẽ rất nặng nề và phức tạp