PhongcáchDoanhnhân Khi một ông đạo diễn phim (nhất là phim Việt Nam) muốn xây dựng hình tượng nhân vật cho công chúng chiêm ngưỡng thì dễ vô cùng, vì trong đầu luôn có công thức sẵn: Nếu sinh viên thì trẻ trung hoạt bát, nếu gái quê thì dịu dàng ngơ ngác, nếu lưu manh thì cơ bắp cuồn cuộn, ăn nói lỗ mãng và hình xăm chằng chịt, nếu trí thức thì đầu bạc, trán bóng, kính trắng và nếu doanhnhân sẽ comple, cà vạt, vi tính xách tay, cặp da . Comple, cặp da đã trở thành một quy định bất thành văn của doanhnhân đến mức độ trong các hình tượng quảng cáo, trong các ảnh báo minh họa và trong tâm trí thiên hạ, doanhnhân đã chết với hình tượng này. Thiên hạ còn vô tình và cố ý đi xa hơn. Để khẳng định phong cáchdoanh nhân, các hãng chế tạo đồng hồ, ví da, điện thoại di động, thắt lưng, cà vạt .Không ngớt trưng ra những sản phẩm theo họ là lịch lãm (tiện thể đắt tiền). Nhân vật này thường có tuổi từ 40-50 khuôn mặt phúc hậu pha nét trẻ trung, dáng điệu sang trọng pha nét cao quý, đi vé máy bay hạng nhất, ở khách sạn 5 sao, có một cô thư ký xinh đẹp .khả nghi, tận tụy và đúng mực. Tóm lại, có thể kể rất nhiều chi tiết về phongcách của nhân vật đó, nhưng khái quát, doanhnhân trên là đàn ông, bề ngoài chứng tỏ có học thức, sung túc và thành đạt. Kể ra như thế cũng không sai lắm. Nếu bạn bước vào một tiệm ăn, thấy ông chủ râu tóc bờm xờm, quần áo nhếch nhác, ăn nói lỗ mãng thì tự nhiên bạn không tin cậy thực đơn (trừ khi bán thịt chó). Nếu bạn bước vào một công ty du lịch, ra đón bạn là một gã đầu đinh đeo kính đen, chắc bạn cũng muốn chuồn êm. Vì sao thế? Vì doanhnhân hiện nay không đơn giản chỉ là người đứng ra sản xuất hoặc làm chủ một cơ sở dịch vụ nào đó. Nhiều khi họ còn phải giao dịch, thuyết phục, đàm phán, tranh luận với khách hàng. Họ không chỉ mang sản phẩm mà nhiều khi họ còn mang cả thái độ, hình thức và dáng vẻ của mình ra để cạnh tranh. Cho nên sau khi loay hoay bao năm trời cân nhắc, lựa chọn và trả giá, xã hội đã định ra một khuôn mặt doanhnhân như trên. Một cái gì đó pha trộn giữa giáo sư và ông chủ, nhà chính trị và anh kế toán, giữa sự nghiêm túc và vẻ sành điệu. Hình tượng như vậy không ổn, hay ít ra tạm ổn cho tới hôm nay. Hôm nay là gì? Là thời kỳ bùng nổ của tin học, toàn cầu hóa và cả kẹt xe. Trong hàng trăm thứ bùng nổ trên đời thì phongcáchdoanhnhân cũng không ngoại lệ. Comple ư? Đã có đồ Trung Quốc, nhiều khi cả bộ chỉ có 100 ngàn đồng. Cà vạt ư? Bán đầy vỉa hè trên đường phố. Rồi kính trắng, cặp da, cổ cồn .bất cứ ai cũng sắm ngay được cả. Tại Hà Nội, nhiều bác xe ôm bây giờ mặc áo veston, đi giầy đen, còn phongcách hơn cả .Việt kiều. Cho nên nếu bạn vô khách sạn 5 sao bây giờ, thấy tiến tới một ông comple, cà vạt để nghiêng mình thì rất có thể đấy là một ông bảo vệ chứ chẳng phải ngài tổng giám đốc tập đoàn. Cho nên, phong cáchdoanhnhân không còn là hình thức (mặc dù xưa nay, chưa từng chỉ là hình thức) nó bắt đầu cần tới những đặc điểm riêng, phải tiếp xúc mới thấy chứ không thể căn cứ vào nhãn mắc bề ngoài. Ai hiểu rõ điều này? Dạ thưa! Chẳng có ai hơn chính giới doanh nhân. Trong khi các vị đạo diễn tội nghiệp vẫn cố sống chết miệt mài xây dựng hình tượng giám đốc comple, cà vạt như bao nhiêu năm bất di bất dịch thì những doanhnhân đích thực hiểu rằng, nhãn hiệu chưa có ý nghĩa gì cả. Chính phongcách của họ mới là nhãn hiệu. Và phongcách ấy giống hệt phongcách nghệ sỹ, rất riêng. Một doanhnhân “hạng gộc” hôm nay có thể diện trang phục thể thao, đi dép xăng đan, những kẻ lịch lãm vây xung quanh khéo chỉ là vệ sĩ và nhân viên. Nếu bài viết này chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả phong cáchdoanhnhân phổ thông nghĩa là những người làm công cao cấp, thì cứ comple, cà vạt là xong. Nếu bàn tới phong cáchdoanhnhân đích thực, doanhnhân đứng đầu thì phongcách ấy là gì? Nếu bạn có dịp nhìn kỹ ông chủ lừng danh Bill Gates, người doanhnhân vĩ đại, bạn sẽ thấy ông ta thắt cà vạt cẩu thả, mặc bộ comple xộc xệch và tóc tai khá bù xù. Đấy là khi ông xuất hiện trong các buổi đón tiếp lễ nghi, chứ bình thường ông chẳng khác nào một chú văn thư. Tuy nhiên, phongcách của những người như Bill Gates chỉ tỏa ra khi tiếp xúc với ông. Đó là niềm tin tuyệt đối vào sự nghiệp của mình, cao hơn hết, chẳng phải tin vào lợi nhuận mà tin vào tính nhân bản của nó. Ôi doanh nhân, theo suy đoán hàng ngày của tôi là những con buôn, thì nói đến nhân bản thì thật là xa xỉ. Phải nói tới lãi, lợi nhuận mới đúng chứ. Chẳng thiếu gì sách đã viết như vậy, thậm chí là những sách chính thống hẳn hoi. Không! Không đúng. Theo tôi, kinh doanh là công việc cao quý và chỉ những ai đắc đạo mới cảm nhận được nó. Đám còn lại xử sự theo tiền. Đám ấy chỉ đạt mức độ nhà buôn. Một doanhnhân mang đến cho người tiếp xúc vẻ cao đẹp trong công việc mới là doanhnhân đích thực. Nếu bạn làm ô tô, bạn phải tin chiếc ô tô ấy tốt nhất cho người sử dụng, còn bạn làm thuốc chữa bệnh, bạn phải tin tuyệt đối thuốc ấy giúp người ta xóa được cơn đau. Chính niềm tin, đạo lý ấy mới làm nên phongcách của bạn chứ không phải những con số chứng tỏ sản phẩm của bạn rẻ hơn. Đấy, theo cách nhìn của tôi, phong cáchdoanhnhân là thế đấy. Nếu xét tận cùng, nó chả khác một phongcách thánh nhân. Phongcách như vậy thực sự vượt lên trên những phạm trù lịch lãm thứ mà bạn dễ dàng mua ngay ngoài chợ. . tả phong cách doanh nhân phổ thông nghĩa là những người làm công cao cấp, thì cứ comple, cà vạt là xong. Nếu bàn tới phong cách doanh nhân đích thực, doanh. những doanh nhân đích thực hiểu rằng, nhãn hiệu chưa có ý nghĩa gì cả. Chính phong cách của họ mới là nhãn hiệu. Và phong cách ấy giống hệt phong cách nghệ