Tài liệu Viêm xoang pptx

9 383 1
Tài liệu Viêm xoang pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm xoang Viêm xoang là gì ? Viêm xoang, sự viêm các xoang cạnh mũi, là một trong những bệnh thường gây đau khổ trong cuộc sống sinh hoạt bệnh nhân. Mỗi năm ước lượng nhiễm trùng hô hấp trên cỡ 3 -4 % ở người lớn trong đó viêm xoang chiếm khoảng 1%. Ngoài viêm xoang phối hợp với nhiễm siêu vi đường hô hấp, phần nhiều viêm xoang là kết quả của dị ứng mùa hay viêm mũi dị ứng. Những kích thích đường mũi có thể dẫn đến viêm xoang gồm việc sử dụng hoặc lạm dụng quá mức thuốc xịt mũi và những chất không phù hợp khi nghẹt mũi. Các xoang cạnh mũi là gì ? Các xoang cạnh mũi là các khoang lấp đầy không khí với phần đặc là các xương của hộp sọ, các khoang này làm giảm trọng lượng hộp sọ, phần không khí trong khoang chủ yếu là ở 4 cặp khoang hai bên. Hai xoang trán ở ngay phía sau trán, hai xoang lớn nhất ở phía sau hai má. Hai xoang bướm và hai xoang sàng nằm ở sâu hơn phía sau mắt và hai xoang lớn nhất. Các xoang được lót bởi các tế bào tiết nhầy. Không khí vào xoang xuyên qua lỗ xương nhỏ thông với đường mũi, gọi là lỗ. Nếu những lỗ này bị tắc, không khí không thể vào xoang được và đồng thời chất nhày do tế bào lót xoang tiết không thể thải ra ngoài. Nguyên nhân gây viêm xoang ? Bất kì nguyên nhân nào cản trở luồng không khí vào xoang và sự dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều có thể gây viêm xoang. Các lỗ xoang có thể bị tắc nghẽn do những nguyên nhân nào làm sưng phù mô tuyến của lỗ hoặc mô kề cận đường mũi, ví dụ như lạnh, dị ứng, chất gây kích thích mô (thuốc xịt mũi, chất than, khói thuốc lá). Các xoang có thể bị tắc nghẽn do u bướu ở gần lỗ xoang. Sự dẫn lưu chất nhày từ xoang kém có thể do chất nhày tiết ra đặc hơn, giảm lượng nước trong chất nhày do bệnh lý (xơ hoá nang), do thuốc, và giảm độ ẩm không khí. Những tế bào tiết dịch có những sợi nhỏ giống như tóc, gọi là lông mao, di chuyển về phía trước giúp đẩy chất nhầy ra khỏi xoang. Những lông mao có thể bị tổn thương do nhiều kích thích, đặc biệt là khói, cản trở việc dẫn lưu chất nhầy ra khỏi xoang. Ứ đọng chất nhày tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vài loại nấm phát triển trong các xoang. Phân loại viêm xoang Viêm xoang được phân loại ít nhất theo hai cách, thường nhất theo thời gian tiến triển của bệnh ( cấp, bán cấp, mạn), và theo tình trạng viêm ( nhiễm trùng, không nhiễm trùng). Viêm xoang cấp thường định nghĩa kéo dài ít hơn 3 ngày; viêm xoang bán cấp kéo dài hơn một tháng nhưng ít hơn 3 tháng; và viêm xoang mạn kéo dài hơn 3 tháng. Viêm xoang do nhiễm trùng, nguyên nhân thường do vi khuẩn phát triển, trong khi viêm xoang không nhiễm trùng nguyên nhân thường do các yếu tố kích thích (điều kiện tổn thương) hay dị ứng. Viêm xoang cấp thường thứ phát sau viêm mũi dị ứng hay nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp và mạn thường là kết quả của việc điều trị viêm mũi cấp không triệt để. Triệu chứng của viêm xoang cấp ? Triệu chứng thường gặp viêm xoang là đau đầu, tăng nhạy cảm vùng mặt hay đau, và sốt. Tuy nhiên, 25% bệnh nhân có sốt trong viêm xoang cấp. Những triệu chứng khác như chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu, cảm giác nghẹt mũi, đau họng, và ho. Vài người có tăng nhạy cảm hay đau đầu khi họ nghiêng về phía trước. Trong viêm xoang dị ứng có thể kèm những triệu chứng dị ứng ngứa mắt và nhảy mũi. Chẩn đoán viêm xoang ? Viêm xoang thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám bệnh bởi bác sĩ. Bởi vì X- quang thô có thể nhầm lẫn trong khi đó CT hay MRI thì nhạy cảm hơn trong chẩn đoán viêm xoang nhưng đắt, đa số viêm xoang được chẩn đoán và điều trị ban đầu dựa trên dấu hiệu lâm sàng. Những dấu hiệu lâm sàng có thể là đỏ và sưng phù đường mũi, chất nhày mủ từ đường mũi, tăng cảm giác đau khi ấn lên má hay trán (ứng vị trí các xoang), sưng quanh mắt và má. Nếu điều trị viêm xoang bước đầu thất bại thì nên chụp cắt lớp(CT,MRI). Nội soi mũi cho phép quan sát trực tiếp đường mũi, với ống soi mềm nhỏ được làm bằng sợi quang học(với một sợi quang mềm nhỏ), có thể nhìn trực tiếp lỗ xoang và kiểm tra sự tắc nghẽn, sưng nề, u bướu. Ðôi khi cần thực hiện hút xoang để xác định chẩn đoán viêm xoang, và cấy dịch nhiễm trùng trong xoang để xác định vi khuẩn nào gây ra nhiễm trùng xoang. Cấy dịch đường mũi hiếm khi xác định được vi khuẩn hay nấm gây nhiễm trùng xoang. Điều trị viêm xoang như thế nào? Viêm xoang cấp thường được điều trị bằng kháng sinh nhằm mục đích điều trị loại vi khuẩn thường gặp nhất đã biết gây viêm xoang, có thể điều trị như vậy mà không cần hút dịch xoang để thử vi trùng. Năm loại vi trùng thường gây viêm xoang là : Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes .Kháng sinh có hiệu quả trong điều trị viêm xoang là những kháng sinh có khả năng tiêu diệt những loại vi trùng này, Amoxicilline có thể được chọn lựa đầu tiên cho những trường hợp viêm xoang cấp không biến chứng. Ở những bệnh nhân dị ứng với pénicilline các kháng sinh như : cefaclor (Ceclor), loracarbef (Lorabid), clarithromycin (Biaxin), azithromycin (Zithromax), trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim có thể được chọn lựa đầu tiên. Nếu viêm xoang không cải thiện sau 5 ngày điều trị bằng amoxicilline, bệnh nhân có thể được dùng một loại kháng sinh khác cùng họ như Augmentin. Thông thường, cần phải điều trị liên tục tối thiểu 10-14 ngày. Tuy nhiên, hiếm khi điều trị viêm xoang kéo dài tới 14-21 ngày. Điều trị sung huyết mũi bằng pseudoephedrine, tiêu nhày (guaifenesin ) dùng bằng đường uống có thể hỗ trợ trong việc dẫn lưu dịch xoang, thường người ta tránh dùng thuốc kháng histamine trừ khi viêm xoang do dị ứng từ bụi nhà, lông thú hay nguyên nhân khác do môi trường.Viêm xoang có thể dùng thuốc xịt mũi nhóm steroid, nhằm giảm sung huyết do dị ứng nhưng không dùng kéo dài. Việc điều trị viêm xoang mãn đòi hỏi phải trị lâu dài bằng thuốc như Augmentin, cũng như cần phải dẫn lưu xoang. Biến chứng của viêm xoang là gì? Biến chứng nặng của viêm xoang thường không còn xuất hiện nữa do điều trị viêm xoang có hiệu quả. Biến chứng có thể có của viêm xoang là nhiễm trùng não, lúc này cần điều trị cấp cứu. Kết luận Viêm xoang, nếu được điều trị đúng cách, sẽ cải thiện sớm và có hiệu quả. Điều quan trọng là phải có sự theo dõi và đánh giá của bác sĩ của bạn nếu bạn nghi ngờ bị viêm xoang. Nếu bạn hay bị viêm xoang tái phát, viêm xoang này là quan trọng đối với bạn, cần phải thử test dị ứng da để tìm xem nguyên nhân tìm ẩn gây viêm mũi tái phát . Tóm tắt viêm xoang Xoang là khoang rỗng có chứa không khí nằm ở đầu. Nguyên nhân gây ra viêm xoang là do chất tiết trong xoang bị ứ đọng không được dẫn lưu ra ngoài. Viêm xoang có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây đau ở mặt, đầu răng. Viêm xoang cấp thường được điều trị bằng kháng sinh. Trẻ và bệnh viêm xoang Xoang là khoảng không gian ẩm trong xương mặt xung quanh mũi. Khi xoang bị sưng hay tấy, nhiễm trùng được gọi là viêm xoang. Bệnh nhiễm trùng này thường kèm theo cảm hay dị ứng. Khá nhiều người mắc bệnh viêm xoang và có thể được điều trị dễ dàng. Với trẻ, chúng ta cần có những lưu ý đặc biệt. Khi trẻ bị cảm và có các triệu chứng cảm kéo dài khoảng 10 ngày, hoặc trẻ bị sốt sau khoảng 7 ngày có các triệu chứng của cảm cúm, có thể trẻ đã bị viêm xoang hay các dạng bệnh nhiễm trùng khác, do đó cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ. Nguyên nhân gây viêm xoang Các xoang là các khoảng trống nằm ở xương gò má, trán, sau mũi và sâu bên trong não. Các xoang được giới hạn với các màng nhầy giống nhau dọc mũi và miệng. Khi trẻ bị cảm hay dị ứng, mũi trở nên sưng và khiến cho có nhiều nước nhầy hơn, hệ thống dẫn lưu cho các xoang có thể bị cản trở, và nước nhầy có thể bị kẹt lại các xoang. Vi khuẩn, virus và nấm có thể phát triển ở đó và dẫn tới viêm xoang. Triệu chứng bệnh viêm xoang Viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trẻ nhỏ hơn thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm, bao gồm nghẹt mũi hay chảy nước mũi và sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt sau 3-4 ngày có các triệu chứng cảm, đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng tai. Do đó hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua các cơn nhức đầu có liên quan đến cảm ở trẻ bị nhiễm trùng xoang. Ở trẻ nhỏ, do các xoang ở trán không phát triển cho đến khi trẻ được 6-7 tuổi và không đủ hình thành để có thể bị nhiễm trùng nên thông thường các cơn nhức đầu ở trẻ bị cảm không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang. Ở trẻ lớn tuổi hơn và thanh thiếu niên, các triệu chứng thường thấy của viêm xoang là ho khan vào ban ngày mà không có tiến triển gì sau 7 ngày đầu có các triệu chứng cảm, sốt, nghẹt mũi nặng hơn, đau răng, đau tai hay dễ bị đau ở vùng mặt. Đôi khi thanh thiếu niên bị viêm xoang cũng phát triển các triệu chứng gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nhức đầu hoặc đau ở phía sau mắt. Ngăn ngừa viêm xoang Đơn giản là hãy thay đổi lối sống hoặc môi trường trong nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở trẻ. Chẳng hạn, vào mùa lạnh, khi không khí trở lạnh, hãy sử dụng máy giữ độ ẩm không khí để duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 45-50%. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm. Mặc dù tự bản thân bệnh viêm xoang không lây nhiễm, nhưng khi trời trở lạnh, nó có thể dễ dàng lây lan, đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình hay nhóm bạn bè. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan là hãy dạy cho trẻ nên thường xuyên rửa sạch tay, đặc biệt khi trẻ đang bị cảm. . Viêm xoang Viêm xoang là gì ? Viêm xoang, sự viêm các xoang cạnh mũi, là một trong những bệnh thường gây. trong đó viêm xoang chiếm khoảng 1%. Ngoài viêm xoang phối hợp với nhiễm siêu vi đường hô hấp, phần nhiều viêm xoang là kết quả của dị ứng mùa hay viêm mũi

Ngày đăng: 23/12/2013, 04:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan