Biếnlờichỉtríchthànhthôngtincóíchđể điều hànhcôngty Sự bất bình của khách hành, nhận xét tiêu cực của các đối tác, những lời chê bai của cấp dưới – đều có thể làm bạn nổi đóa. Cần phải coi những lờichỉtrích như những thôngtin tích cực giúp bạn đánh giá lại thực tế công việc kinh doanh của mình. Nếu làm được như thế, tức là bạn đã biết cách nhìn nhận cuộc sống bằng con mắt tích cực và cólợi cho mình. Nhưng làm thế nào đểcó thể được như vậy? Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Nhìn nhận lờichỉtrích trên góc độ là một người trưởng thành Không ai thích bị phê bình. Và điều này là dễ hiểu vì nó làm chúng ta đau đớn. Thậm chí, nếu có ai đó phê bình bạn với ý tốt vì muốn giúp đỡ, bạn cũng vẫn cảm thấy như bị chạm nọc. Nên hiểu rằng nếu lờichỉtrích làm bạn khó chịu, thì thông thường là tín hiệu cho thấy người phê bình đã nói đúng. Vì vậy, không nên tự vỗ về bản thân rằng mọi người đã đối xử không công bằng với mình. Sự đau đớn này là động lực để phát triển, nó có thể chỉ cho bạn thấy điều gì cần phải thay đổi. Khi còn bé, đằng sau những lờichỉtrích là các hình phạt chứ không chỉ đơn thuần là một bài học. Và điều này đã hằn sâu trong tiềm thức chúng ta phản ứng của một đứa trẻ sợ hãi, hoặc là đồng ý và tự kết tội bản thân hay là cãi lại và chống đối. Cả hai cách đều không mang lại kết quả tích cực. Chúng ta nên tiếp nhận những lờichỉtrích không phải trên góc độ của một đ ứa bé mà phải trên góc độ một người trưởng thành. Và nên cảm ơn vì những thôngtin hữu ích đã nhận đ ược. Có những phương pháp tâm lý cho phép làm thay đổi những cảm xúc tiêu cực và nhận thấy mặt tích cực từ những lờichỉ trích. Ví dụ, khi bị người đối thoại phê bình, hãy hỏi lại họ: “Anh khuyên tôi phải làm gì trong trường hợp này? Anh có thể quân sư cho tôi cách giải quyết như thế nào?”. Hãy cho người đối thoại thấy sự quan tâm của bạn đến ý kiến của anh ta. Điều này ít nhất cũng sẽ làm thay đổi cảm xúc tiêu cực của người đối diện. Thứ hai, thủ thuật này giúp bạn hiểu rõ tình thế. Có câu châm ngôn: “Chỉ có người không làm gì mới không mắc sai lầm”. Tất cả mọi người đều có những lúc phạm phải sai lầm, và đấy là điều bình thường. Và cũng tự nhiên, khi bạn cần phải học hỏi ở ai đó điều gì đấy. Nếu bị chỉ trích, có nghĩa cuộc sống đang đem đến cho bạn cơ hội có đ ược những kinh nghiệm mới. Ở một số côngty của Mỹ, nếu một nhân viên mắc phải một sai lần nghiêm trọng, thì đó là nguyên cớđể nhìn nhận lại toàn bộ vấn đề đào tạo nhân sự. Thiệt hại do sai lầm này đem lại sẽ được miêu tả trong một bài viết nội bộ “Cái giá phải trả cho sự đào tạo”. Còn nhân viên đã mắc phải sai lầm sẽ không bị sa thải. Anh ta không bị coi là một kẻ phá hoại mà là người mở đ ường: người đầu tiên rơi vào một tình thế phức tạp và đã nhận đ ược những kinh nghiệm xương máu. Sửa lỗi lầm này là công việc của cả tập thể. Trong những côngty như vậy, các nhân viên không nhìn nhận lỗi lầm như một sai phạm sẽ bị trừng phạt mà là một thôngtin bổ íchđể hoàn thiện chất lượng công việc. «Cơ chế đồng thuận» Làm thế nào để giải quyết ổn thỏa mọi việc sau khi bị cấp dưới, đối tác hay khách hàng chỉ trích? Trước hết, cần phải xây dựng một mối quan hệ dân chủ với mọi người trong và ngoài công ty. Tồn tại nhiều “cơ chế đồng thuận” để giải quyết vấn đề này: gặp gỡ cá nhân; thành lập diễn đàn của côngty nơi mọi người tự do phát biểu quan điểm của mình; các hình thức thăm dò ý kiến; . Lý tưởng nhất là xây dựng đ ược một hệ thốngcó thể phát ra những tín hiệu như một cơ thể sống. Hãy hình dung, não của chúng ta là người lãnh đạo, các ngón tay là cấp dưới, đối tác hoặc các khách hàng. Nếu ngón tay bị đứt, lập tức tín hiệu đ ược truyền đến não. Tín hiệu không thể chậm trễ vì như thế có thể làm cho toàn bộ cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch. Cũng giống như vậy, trong công ty, người lãnh đạo phải là ng ười đầu tiên nhận thức đ ược những vấn đề của cấp dưới, của khách hàng hoặc đối tác. Vì vậy, bạn phải chủ động th ường xuyên thu thập những ý kiến nhận xét hoặc chỉ trích. Có thể bắt đầu bằng những bản điều tra dư luận không ký tên. Đây là cách thức tốt để thu phục lòng tin và thu thập những ý kiến khách quan. Có thể tiến hành thăm dò dư luận trong nội bộ côngty cũng như đối với các khách hàng hoặc đối tác. Cần rất cẩn thận khi chuẩn bị bản điều tra dư luận. Ví dụ, mặc dù không phải ký tên, nhưng lại có mục điền thu nhập hàng tháng đểđiều tra xem mọi người trong côngtycó hài lòng với mức l ương của mình không, thì có thể người khai sẽ không cung cấp con số thực. Họ sợ, bạn có thể đoán ra họ là ai. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận đ ược sự chân thành, thì đ ừng đưa ra các câu hỏi mang tính chất cá nhân như: chức vụ, tuổi tác, mức thu nhập . Một bản điều tra dư luận, thông thường được chia thành ba loại: với các câu hỏi đóng – chỉ cần đánh dấu vào các câu trả lờicó sẵn; với các câu hỏi mở - người đ ược điều tra tự đưa ra câu trả lời của mình; và với các câu hỏi hỗn hợp – bao gồm cả hai loại câu hỏi trên. Thông thường, mọi người thường không thích các bản điều tra với các câu hỏi mở. Họ sợ có thể bạn đoán ra nét bút hoặc có thể chỉ đơn giản là do ngại. Mặt khác, các câu hỏi đóng có thể không đem đến cho bạn những thôngtin mới. Vì vậy, phương án tối ưu nhất là một bản điều tra dư luận hỗn hợp. Không nên đề nghị nhân viên điền vào bản điều tra dư luận trong giờ làm việc. Hãy để họ làm việc này ở nhà, sau đó tự bỏ vào một hòm kín đặt ở cửa ra vào của công ty. Điều này cũng làm tăng độ tin cậy và chân thành. Và quan trọng hơn nữa là bạn phải công bố kết quả của cuộc điều tra này. Như thế, mọi người hiểu rằng: những lờichỉtrích của họ đã đ ược xem xét và có ích. Họ không tốn thời gian vô ích. Khi cần thiết phải biết cách buộc mọi người lên tiếng phản đối Để nhận được những phản hồi thường xuyên, bạn có thể tổ chức các cuộc họp với những nhân viên điềuhành của mình hoặc với đại diện của các đối tác. Không hiếm các trường hợp, người lãnh đạo tổ chức các cuộc họp chỉ nhằm mục đích truyền đạt ý kiến của mình. Trong cuộc họp mọi người đều phải có quyền bình đẳng như nhau. Có thể xảy ra trường hợp mọi người đều đồng thanh tán thành ý kiến của người lãnh đạo mà hoàn toàn không phải là một sự bợ đỡ. Sự đồng lòng có thể là kết quả của một trạng thái tinh thần hưng phấn trước một ý tưởng xuất sắc nào đó. Điều này cũng nguy hiểm vì có thể quyết định đ ược thông qua không phải là cách giải quyết hiệu quả nhất. Bất cứ một ý tưởng nào không thể chỉcó những điểm mạnh mà còn cả điểm yếu. Và không thể bỏ qua điều này. Để loại bỏ những rủi ro, một người lãnh đạo thực sự, nếu bị rơi vào trường hợp này, phải biết cách tập trung sự chỉtrích về bản thân mình. Ví dụ, chỉ định người phản biện nêu lên tất cả những điểm yếu của dự án, hoặc đề nghị tất cả mọi người làm điều này. Chỉcó như thế, mới có thể tìm đ ược quyết định thích hợp nhất. *** Đ ừng sợ việc thăm dò dư luận, hoặc bất cứ lờichỉtrích nào vì cho rằng nó có thể làm hại đến uy tín của bạn. Ngược lại, nếu khuyến khích nhân viên phát biểu cả những ý kiến đối lập, chứng tỏ bạn là một người lãnh đạo vững vàng, tài năng và điền tĩnh, biết cách đón nhận và biến các lờichỉtríchthành những thôngtincóích cho bản thân và cho công việc. . Biến lời chỉ trích thành thông tin có ích để điều hành công ty Sự bất bình của khách hành, nhận xét tiêu cực của các đối tác, những lời chê bai. điền tĩnh, biết cách đón nhận và biến các lời chỉ trích thành những thông tin có ích cho bản thân và cho công việc.