Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
671 KB
Nội dung
PHẦN IV MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU CHƯƠNG 11 MẠCH ĐIỆN, MẠCH TỪ CỦA MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU 11.1. KHÁI NIỆM Máy điện một chiều là loại máy điện biến cơ năng thành năng lượng điện một chiều (máy phát) hoặc biến điện năng dòng một chiều thành cơ năng (động cơ một chiều). Ở máy điện một chiều từ trường là từ trường không đổi. Để tạo ra từ trường không đổi người ta dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện được cung cấp dòng điện một chiều. Có hai loại máy điện 1 chiều: loại có cổ góp, loại không có cổ góp. Công suất lớn nhất của máy điện một chiều vào khoảng 5-10 MW. Hiện tượng tia lửa ở cổ góp đã hạn chế tăng công suất của máy điện một chiều. Cấp điện áp của máy một chiều thường là 120V, 240V, 400V, 500V và lớn nhất là 1000V. Không thể tăng điện áp lên nữa vì điện áp giới hạn của các phiến góp là 35V. 11.2. CẤU TẠO CỦA MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU Trên hình 11. biểu diễn cấu tạo của máy điện một chiều. Ta sẽ nghiên cứu cụ thể các bộ phận chính. 11.2.1. Cấu tạo của stato Giống như những máy điện quay khác nó cũng gồm phần đứng im (stato) và phần quay (rô to). Về chức năng máy điện một chiều cũng được chia thành phần cảm (kích từ ) và phần ứng (phần biến đổi năng lượng). Khác với 182 Hình 11 Kích thước dọ, ngang máy điện một chiều.1-Thép, 2-cực chính với cuộn kích từ, 3-cực phụ với cuộn dây,4-Hộp ổ bi,5-Lõi thép, 6-cuộn phần ứng, 7-Thiết bị chổi,8- Cổ góp, 9-Trục, 10-Nắp hộp đấu dây máy điện đồng bộ ở máy điện một chiều phần cảm bao giờ cũng ở phần tĩnh còn phần ứng là ở rô to. Stato máy điện một chiều là phần cảm, nơi tạo ra từ thông chính của máy. Stato gồm các chi tiết sau: . A. Cực chính Trên hình 11.2a biểu diễn một cực chính gồm: Lõi cực 2 được làm bằng các lá thép điện kỹthuật ghép lại, mặt cực 4 có nhiệm vụ làm cho từ thông dễ đi qua khe khí. Cuộn dây kích từ 3 đặt trên lõi cực cách điện với thân cực bằng một khuôn cuộn dây cách điện. Cuộn dây kích từ làm bằng dây đồng có tiết diện tròn, cuộn dây được tẩm sơn cách điện nhằm chống thấm nước và tăng độ dẫn nhiệt. Để tản nhiệt tốt cuộn dây được tách ra thành những lớp, đặt cách nhau một rãnh làm mất. B. Cực phụ(hình 11.2.b) Cực phụ nằm giữa các cực chính , thông thường số cực phụ bằng ½ số cực chính số cực chính. Lõi thép cực phụ (2) thường là bột thép ghép lại, ở những máy có tải thay đổi thì lõi thép cực phụ cũng được ghép bằng các lá thép. cuộn dây 3 đặt trên lõi thép 2. Khe khí ở cực phụ lớn hơn khe khí ở cực chính. C. Thân máy Thân máy làm bằng gang hoặc thép, cực chính và cực phụ được gắn vào thân máy. Tuỳ thuộc vào công suất của máy mà thân máy có chứa hộp ổ bi hoặc không. Máy có công suất lớn thì hộp ổ bi làm rời khỏi thân máy. Thân máy được gắn với chân máy. Ở vỏ máy có gắn bảng định mức với các thông số sau đây: - Công suất định mức P đm . - Tốc độ định mức n đm - Điện áp định mức U đm - Dòng điện định mức I đm - Dòng kích từ định mức I ktđm D.Rô to Rô to của máy điện một chiều là phần ứng. Ngày nay người ta dùng chủ 183 1 2 3 4 2 3 Hình 11.2 Cấu tạo các cực của máy điện một chiều a)Cực chính, b)Cực phụ a) b) yếu là loại rôto hình trống có răng được ghép lại bằng các lá thép điện kỹ thuật. Ở những máy công suất lớn người ta còn làm các rãnh làm mát theo bán kính (các lá thép được ghép lại từng tệp, các tệp cách nhau một rãnh làm mát). E. Cổ góp Cuộn dây rôto là cuộn dây khép kín, mỗi cạnh của nó được nối với phiến góp. Các phiến góp được ghép cách điện với nhau và với trục hình thành một cổ góp. Phiến góp được làm bằng đồng, vừa có độ dẫn điện tốt vừa có độ bền cơ học, chống mài mòn. (hình 11.3). G. Thiết bị chổi. Để đưa dòng điện ra ngoài phải dùng thiết bị chổi gồm: chổi than được làm bằng than granit vừa đảm bảo độ dẫn điện tốt vừa có khả năng chống mài mòn, bộ giữ chổi được làm bằng kim loại gắn vào stato, có lò so tạo áp lực chổi và các thiết bị phụ khác. 11.2.2. Tính toán mạch từ của máy 184 Hình 11.3.Kích thước ngang của cổ góp 1-Phiến góp,2-Ép vỏ ,3-cách điện, 4- phiến cách điện,5-ống cổ góp,6-chổi 1 2 3 4 5 6 3 2 a) ) Hình 11.4 Thiết bị chổi. a) Thanh giữ chổi, b)thiết bị giữ chổi.1.Ốc vít,2-Dây dẫn,3-Cách điện,4-Giữ chổi, 5-Chổi, 6-Lò so,7-Đòn gánh,8-Dây dẫn điện ra,9-Ốc giữ chổi. Trên hình 11.5 biểu diễn một đoạn mạch từ của máy điện một chiều. Tính toán mạch từ tức là xác định stđ của máy. Chúng ta đưa ra một số khái niệm: - Từ thông chính của máy điện một chiều là từ thông của khe khí φ 0 trên diện tích tương ứng với một bước cực τ ở chế độ không tải. - Từ thông sinh ra do cực chính chia làm 2 phần đối xứng qua trục cực hình 11.5, chúng tạo thành những đường khép kín đi qua 2 lần khe khí, 2 lần lớp răng của rôto, thân rôto, thân cực và thân máy (gông từ). Do tính đối xứng của máy ta chỉ cần chú ý tới 1 đường khép kín. - Ngoài từ thông chính còn từ thông tản. Đó là từ thông ở giữa các cực, không đi qua rôto, không tham gia vào tạo Sđđ ở máy điện. Ta ký hiệu φ σ . Gọi tổng từ thông do cực chính sinh ra là φ M thì: 0 0 00 )1( φ φ φ φφφφ σ σ σ K M =+=+= (11.1) Trong đó: )1( 0 φ φ σ σ += K - hệ số từ thông tản của cực từ, K σ = 1,12 ÷ 1,25. -Sức từ động cần thiết để tạo ra từ thông φ 0 là F 0 . Theo định luật tổng từ thông cho một vòng khép kín, stđ của một cặp cực: F 0 = ∫ Hdl = I kt .W kt (11.2) Trong đó: I kt – dòng kích từ, W kt - số vòng dây cuộn kích từ. Lúc này stđ của cuộn kích từ một cực bằng: F=I kt W kt = ∑ 5 1 Kk LK = F δ + F z + F a + F c + F t (11.3) Trong đó F δ , F z , F a , F c , F t – là độ sụt từ khe khí, lớp răng, rôto, cực từ và thân cực. Độ sụt từ của từng phần sẽ xác định được khi biết được số đo hình học và độ thẩm từ của đoạn đó. Thứ tự tính toán như sau: 1- khi cho biết sđđ ta tính từ thông cơ bản theo biểu thức: 185 Hình 11.5 Mạch từ của máy điện một chiều 4 cực δ-khe khí, h z -độ dài của lớp răng;h a - độ dài lõi phần ứng,L a ,h p ,L g -độ dài lõi thép,cực và gông từ h a φ φ s δ h z h p L g h p L a nC E e = φ (11.4) 2-Cho một đoạn mạch từ cụ thể ta tìm độ cảm ứng từ theo biểu thức: B k = k k S φ (11.5) Lúc này chúng ta tính được hệ số tản của cực cho từ thông của gông từ và cực từ. 3- Xác định cường độ từ trường trên các đoạn: a)Cho khe khí: H δ = 0 µ δ B (11.6) Trong đó µ 0 độ thẩm từ của không khí b) Đối với các đoạn còn lại sử dụng đặc tính nhiễm từ lõi thép B k = f(H k ) để tìm cường độ từ trường. 4. Tính tổng stđ theo biểu thức (11.3) 5.Khi biết stđ tổng F 0 , số vòng dây kích từ, dòng kích từ tính được theo công thức: kt 0 W F I kt = (11.7) 11.2.3. Tính toán stđ của từng đoạn riêng biệt: a. Stđ của khe khí: Trở từ khe khí là lớn nhất nên thường làm khe khí có kích thước nhỏ nhất. Trong những máy có công suất 50KW khe khí có kích thước từ 0,7÷ 3 mm, còn ở những máy có công suất lớn có thể đạt 10 mm. Ở vùng răng rô to từ thông phân bố không đều : ở mặt răng mật độ đường sức lớn, ở các rãnh mật độ nhỏ hơn nên từ trở ở răng nhỏ hơn ở rãnh. Trên hình 11.6 biểu diễn sự phân bố cảm ứng từ trong khe khí theo kích thước 186 ln b l a B i' ' B HÌnh 11.6 Sự phân bố cảm ứng từ trong khe khí máy điện một chiều a) b) , ngang (a) và dọc (b) của máy. Vì cảm ứng từ trong khe khí thay đổi theo chu vi đường tròn rô to và độ dài của nó, nên ta đưa khái niệm về độ cảm ứng tính toán trong khe khí và dùng phương pháp qui đổi. Thực chất của phương pháp này như sau: thay thế sự phân bố phức tạp của cảm ứng từ trong khe khí bằng một hình chữ nhật có chiều cao B δ , còn đáy của nó là cung cực tính toán τ’ ( trường hợp 11.6a) và là độ dài rô to tính toán l’ (hình 11.5). Tỷ số α′=τ′/τ gọi là hệ số tính toán cung cực. Điện áp giữa các phiến góp sẽ phụ thuộc vào hệ số . l kd = ' α Ktb l Trong các máy một chiều có cực phụ α′= 0,62 ÷ 0,72. Với độ chính xác cho phép, độ dài tính toán của rô to xác định bằng công thức: l’= 2 ll C + (11.8) Trong đó:l c - Độ dài cực từ theo trục máy l - Độ dài rô to không tính các kênh làm mát, tức là độ dài các tệp lá thép. Nếu b B - độ rộng rãnh làm mát, còn n B –số rãnh làm mát thì: l = l a - n B b B Trong đó l a là toàn bộ độ dài của rô to theo hướng trục. Sử dụng τ′ và l′, giá trị cảm ứng từ tính toán được xác định : B δ = ''l τ φ (11.9) Còn cường độ từ trường ở khe khí: H δ = 0 µ δ B (11.10) Giả sử các đường sức từ đi qua khe khí ở răng và rãnh khác nhau. Để đơn giản cho tính toán một rô to có răng, thực tế người ta tăng khe khí ở rô to phẳng bằng một hệ số tính toán như sau: δδ = ' k δ (11.11) Trong đó k δ - gọi là hệ số khe khí và được xác định : k δ = δ δ 10 10 1 1 + + z b t (11.12) Trong đó t 1 –bước răng, b z1 - chiều rộng phần trên của răng ( theo chu vi rô to). Với các răng nửa kín thì k δ =1,05 ÷1,1 còn rãnh kín k δ = 1,2 ÷1,5. Khi biết được các đại lượng tính toán ta có thể tính được stđ ở khe khí : F δ =H δ l δ =H δ 2δ′= ° µ 2 B δ k δ δ (11.13) b-Stđ lớp răng: Từ thông lớp răng đi theo 2 con đường song song : theo răng và theo rãnh. Khi độ cảm cảm ứng cực đại của răng B z ≤ 1,8T ( Tesla) thì từ thông qua rãnh có thể bỏ qua. Lúc này cường độ từ trường của lớp răng xác định bằng giá trị trung bình của cường độ từ trường răng lớn nhất và nhỏ nhất. 187 Nếu φ t là từ thôngở khe khí trên một bước răng còn φ z và φ r là từ thông củ rãnh thì khi B z ≤ 1,8T ta có: φ r ≈ 0 và φ t ≈ φ z Độ cảm ứng từ của tiết diện trên và dưới của răng xác định theo biểu thức : φ t = φ z = B δ t 1 l’ =B zl b zl k c =B z2 b z2 lk c (11.14) Từ đây ta có : B zl = B δ cz lkb lt 1 1 ' (11.14a) Bz 2 = B δ cz lkb lt 2 1 ' (11.14b) ở đây k c =0,9 ÷0,93 là hệ số làm đầy lá thép có lưu ý tới các lớp cách điện; b z2 - độ rộng ở chân của răng hình 11.7 Dựa vào đường cong nhiễm từ thép của răng ta xác định cường độ từ trường H zl và H z2 cho các giá trị tính toán B zl và B z2 . Giá trị tính toán cường độ từ trường bằng : H z = 2 21 zz HH + (11.15) Stđ của lớp răng : F z = H z L z = H z 2h z Trong đó : h z - Chiều cao của răng. Độ cảm ứng từ trong các răng thường có giá trị: B z >1,8T. Vì vậy có chú ý tới từ thông của rãnh chỉ làm phức tạp thêm sự tính toán Cho khoảng cách X đối với chân răng ta có thể viết : φ t =φ rx +φ τ x Ta phân tích biểu thức trên ra diện tích răng (S zx - tiết diện răng ) ta có : sx t S φ = zx zx S φ + zx tx S φ (11.16) Số hạng thứ hai có thể biểu diễn : rx rx S φ = r rx S φ . zx r S S =B rx k zx = 0 µ H rx k zx (11.17) Trong đó : S r – tiết diện ngang của rãnh, k zx - hệ số răng, xác định bằng các thông số hình học 188 h z x t 1 b zx b tb b z2 b z1 H z1 H z2 Hình 11.7 Sự phân bố từ trường trong lớp răng H z =f(h z ) Các số đo của răng và rãnh : k zx = zx r S S = zx zxtx S SS − = czx x lkb lt ' -1 (11.18) Lúc này (11.16) có dạng : B’ zx =B zx + 0 µ H rx k zx (11.19) Trong đó : B’ zx - cảm ứng tính toán của răng ở tiết diện ngang ( với giả thiết tất cả từ thông đi qua 1 răng ); B zx - cảm ứng từ thực tế trong răng Vì rằng cường độ từ trường của răng và rãnh trong tiết diện ngang bằng nhau H rx ≈ H rx , nên phương trình (11.19) có thể viết : B’ = B zx + 0 µ k zx H zx hoặc cho một tiết diện x B’ = B z + 0 µ k z H z = f(H z ) + 0 µ k z H z (11.20) Để sử dụng công thức (11.20) tính stđ của răng, chúng ta làm như sau: dựng đường cong của thép kỹthuật làm rô to ( đường 1 hình 11.8a). Nếu các số đo của răng đã cho nghĩa là biết được k zx , cho giá trị cảm ứng thực tế ở răng B zx , dựa vào đường 1 tìm H zx . Tính 0 µ H rx k zx Sử dụng công thức (11.20) tìm được B’ zx . Làm hàng loạt điểm ta tìm được đường cong B’ zx =f(H z ) với một giá trị k zx cho trước. Ở hình 11.8b biểu diễn đặc tính B’ zx = f(H z ) với k z =0÷2,4 cho các lá thép điện kỹthuật thường gặp E11,E12 và E21. Theo đường cong này khi biết B’ z và k z ta có thể xác định được cường độ từ trường trong răng (H zx ) Như ta đã xác định từ trước rằng cảm ứng từ tính toán là cảm ứng từ tương đương với trường hợp khi từ thông hoàn toàn đi vào răng nghĩa là: φ zx = φ t B’ zx b zx lk c =Bδ.l.t 1 Từ đây: 189 200 600 1000 1400 1800 B’ z [T] 2,8 2,6 2,4 2,2 2,0 1,8 1,6 d c b a a) b) B z ’=f‘(H z ) B z ’=f‘(H z ) µ 0 ,k z ,h z H z B z 2,4 2,0 }k z 1,6 1,2 0 0,4 1,6 0,8 Hình 11.8 Các đường cong B’ z =f(H z ) 1 B’ zx =B δ czx kb lt ' 1 Trong thực tế ta chỉ cần 3 vị trí cụ thể: -Điểm ở đỉnh: B’ z1 =B δ cz kb lt 1 1 ' (11.21) k z1 = cz kb lt 1 1 ' -1 -Điểm giữa: B’ ztb =B δ cztb kb lt ' 1 (11.22) k ztb = cztb kb lt ' 1 -1 -Điểm ở chân răng: B’ z2 =B δ cz kb lt 2 1 ' (11.23) k z2 = cz kb lt 2 1 ' -1 Khi biết B z ’ và k z theo đặc tính hình 11.8 chúng ta xác định được H z1 , H ztb , H z2 Cường độ từ trường tính toán của răng tính theo biểu thức: H z = 6 4 21 zztbz HHH ++ Thường để đơn giản trong tính toán ta chỉ xác định cường độ tại một điểm x = z h z và có H z ≈ z H z1 do đó stđ của lớp răng F z =H z L z =H z 2h z (11.24) c.Stđ lõi rô to Từ thông lõi rô to tính bằng: φ a = φ/2 = B a S a Tiết diện ngang lõi rô to có giá trị: S a =h a lk c Độ cảm ứng từ của rô to xác định bằng tỷ số: B a = ca lkh2 φ (11.25) Theo đường cong nhiễm từ của lõi thép ta tìm được H a . Lúc này stđ lõi thép rô to: F a =H a L a (11.26) Trong đó La-độ dài trung bình của đường sức từ trong lõi thép rô to. d.Stđ lõi cực từ. Độ cảm ứng từ ở lõi cực xác định bằng tỷ số: 190 B ct = ct ct S φ (11.27) Trong đó φ ct -từ thông cực từ xác định bằng biểu thức (11.1),S ct - tiết diện cực từ. Theo đặc tính nhiễm từ ta tìm được H ct , lúc này stđ cực từ : F ct = H ct L ct = H ct 2h ct (11.28) h ct -chiều cao cực từ chính là h z trên hình (11.6) e.Stđ gông từ Từ thông gông từ : φ gt = φ ct /2 Nếu S gt -là tiết diện của gông từ thì B gt = gt gt S φ Theo đặc tính nhiễm từ ta tìm được H gt , lúc này stđ gông từ : F gt = H gt L gt (11.29) L gt -dộ dài đường sức gông từ, thường nhận B gt = 0,8-1,5Tesla . 11.3 ĐẶC TÍNH NHIỄM TỪ CỦA LÕI THÉP Khi cho các giá trị khác nhau của stđ hay từ thông ví dụ 0,5, 0,75, 1,25 của giá trị định mức, dựa vào phương pháp trên ta có thể tính được các giá trị stđ tương ứng (hoặc từ thông). Từ những kết quả tính toán được ta dựng đặc tính φ=f(F) (hình 11.9). Đường đặc tính này gọi là đường nhiễm từ. Ở phần đầu đặc tính có dạng đường thẳng vì khi từ thông nhỏ mạch từ chưa bão hòa, mối quan hệ giữa φ và F là tuyến tính. Ta có thể giả thiết rằng ở phần này stđ F bằng stđ ở khe khí. Khi tăng từ thông, mạch từ bắt đầu bão hòa, 2 đường này tách khỏi nhau. Với giá trị φ=F đm =1 (ứng với đoạn thẳng ab) ở hình 11.9 thì khoảng 60% stđ dùng để tạo từ thông qua khe khí, vì thế sự chính xác tính toán stđ của khe khí quyết định độ chính xác tính stđ của mạch từ. Ta đưa ra khái niệm hệ số bão hòa: k µ = bc ac (11.30) Hệ số này có giá trị từ 1,0-1,35. Căn cứ vào hệ số bão hòa ta có thể đánh giá được chất lượng mạch từ ứng với một giá trị từ thông cho trước. 191 φ đm F đm F a b c φ Hình 11.9 đặc tính nhiễm từ lõi thép [...]... (11.2) N n X X Bδ S Fa n a) b) Hình 12.2 Hình ảnh từ trường phần ứng máy điện một chiều Stđ của phần ứng được tính theo tải tuyến tính Dòng điện toàn phần ối với một vòng khép kín ở khoảng cách xđối với trục cực bằng 2Ax,Từ thông của phản ứng phần ứng khép kín 2 lần qua không khí Ta có thể bỏ qua trở từ của lõi 205 cực và phần ứng Lúc này stđ của phần ứng cẩn thiết để tạo từ thông khép kín 2 lần qua khe... B0x=const, nhưng càng về cuối cực B0x giảm do δ tăng b.Từ trường phần ứng Ta xét hình ảnh từ trường phần ứng khi chổi đặt trên đường trung tuyến hình học (hHình 11.2b) Trục của từ trường phần ứng trùng với trục của chổi và vuông góc với trục của từ trường chính Xuất phát từ đây ta gọi là phản ứng phần ứng ngang Để xét ảnh hưởng của phản ứng phần ứng ngang lên từ trường chính ta đưa ra khái niệm:tải tuyến... dọc trục Vậy phản ứng phần ứng dọc trục làm từ trường chính yếu đi Nếu dịch chổi ngược chiều quay của rô to thì từ trường chính được cộng vào (hình 12.4b) Nếu bây giờ dịch chổi đi một góc β so với trục của từ thông chính (hình 12.4c) thì để nghiên cứu trường hợp này ta có thể tách cuộn dây rô to thành 2 phần: phần cuộn dây nằm trong góc 2β sẽ tạo ra phản ứng phần ứng dọc, còn phần cuộn dây nằm trong... dây, một số vòng dây gộp lại với nhau tạo thành mô bin hình 11.10 Trong một rãnh thực a) b) c) d) Hình 11.10 Vòng dây (a), Mô bin(b), một phần tử của rãnh (c) và 2 phần tử rãnh (d) tế có thể có vài phần tử rãnh (hình 10 c,d) 1.Mô bin (hay còn gọi là bin) Đây là phần tử cơ bản của cuộn dây, nó bao gồm 1 vòng dây hay nhiều vòng dây có các cạnh cách nhau một bước cực, 2 đầu được nối với 2 phiến góp cách... đường kính cổ góp bé (vì phải giảm số lượng phiến góp để tăng chiều rộng của phiến góp) Cuộn dây phần ứng là một cuộn dây khép kín gồm các dây dẫn cách điện với nhau và với rãnh Cuộn dây phần ứng là nơi biến đổi năng lượng nên có một số yêu cầu sau:có tính điện tốt, tỏa nhiệt tốt , bền về cơ học, tốn ít nguyên liệu có hiệu suất cao nhất Hai thanh dẫn nối với nhau hình thành vòng dây, một số vòng dây gộp... khí), nếu chổi không nằm trên trung tính hình học thì φ0), điểm có độ cảm ứng từ... điện tồn tại 2 từ trường, chúng tác động lên nhau tạo ra một từ trường tổng Sự tác động của từ trường tải lên từ trường kích từ gọi là phản ứng phần ứng(pưpư) Phản ứng phần ứng gây nên nhiều hậu quả xấu cả ở chế độ máy phát và chế độ động cơ 12.1.2 Phản ứng phần ứng ngang a.Từ trường chính Trên hình 12.1 biểu diễn hình ảnh từ trường chính, còn trên hình 12.1b biểu diễn hình ảnh độ cảm ứng của từ trường... còn phần cuộn dây nằm trong góc π-2β sẽ tạo ra phản ứng phần ứng ngang Như vậy nếu ta dịch chổi đi khỏi đường trung tuyến hình học một góc β sẽ có phản ứng hỗn hợp (phản ứng ngang và phản ứng dọc ), kết quả từ trường chính vừa bị yếu đi vừa bị biến dạng 12.2 CHUYỂN MẠCH DÒNG ĐIỆN Ở CỔ GÓP 12.1 Bản chất Như chúng ta đã biết dòng điện trong cuộn dây phần ứng là dòng xoay chiều, nhờ hệ thống cổ góp và chổi... ĐIỆN CỦA MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU Mạch điện chính là cuộn dây máy điện, nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng bởi vì nơi đây xảy ra quá trình biến đổi năng lượng Cuộn dây máy điện cần phải thực hiện hết ít vật liệu nhất nhưng lại phải có hiệu suất lớn, phải đảm bảo độ bền về cơ, về nhiệt và điện trong thời gian khai thác Cuộn dây máy điện một chiều khác cuộn dây máy điện xoay chiều ở chỗ nó là cuộn kín, trong . PHẦN IV MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU CHƯƠNG 11 MẠCH ĐIỆN, MẠCH TỪ CỦA MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU 11. 1. KHÁI NIỆM Máy điện một chiều là loại máy điện biến cơ. c) d) Hình 11. 13 Cách xác định sđđ mô bin cuộn dây a) 12 6 1 7 2 8 11 5 3 9 4 10 (-) (+) b) Hình 11. 14 Sao điện áp cuộn dây máy điện một chiều 4 2’ 2’’