Công nghiệp hóa ở nước ta xuất phát từ điểm rất thấp về phát triển kinh tế-xã hội, về phát triển lực lượng sản xuất và từ trạng thái không phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ và t
Trang 1A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta được bắt đầu từ cuốinăm 1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III( 9- 1960) của Đảng lao động ViệtNam đã quyết nghị “ Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta
là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, mà mấu chốt là ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng” Sự nghiệp đó đến nay vẫn còn tiếp tục
Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh vàđiều kiện:
- Trong suốt thời gian tiến hành công nghiệp hóa, tình hình trong nước vàquốc tế luôn diễn biến rất sôi động, phức tạp và không thuận chiều Bắt đầu côngnghiệp hóa được bốn năm thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.Đất nước phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc vừa chiếnđấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng; miền Nam thực hiện cách mạnggiải phóng dân tộc Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội được vàinăm thì kẻ thù gây ra chiến tranh biên giới Chiến tranh biên giới kết thúc lại kéotheo cấm vận của Mỹ
- Nếu những năm 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh, phát triển nhanhkhông thua kém nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, có uy tín trênthế giới đã tạo ra hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho công nghiệp hóa ở nước ta, thìsang những năm 70, 80 hoàn cảnh quốc tế lại gây bất lợi cho quá trình côngnghiệp hóa ở nước ta Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa của thế giới( 1973) các nước
xã hội chủ nghĩa do chuyển dịch cơ cấu và đổi mới công nghệ chậm hơn so vớicác nước tư bản chủ nghĩa, hiệu quả thấp, uy tín trên thị trường quốc tế giảm, cộngcác sai lầm khác đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, làm mất
đi thị trường lớn và sự giúp đỡ không nhỏ từ các nước này( ước tính 1 năm 1 tỷ đô
la, chiếm 7% GDP )
Trang 2Công nghiệp hóa ở nước ta xuất phát từ điểm rất thấp về phát triển kinh
tế-xã hội, về phát triển lực lượng sản xuất và từ trạng thái không phù hợp giữa quan
hệ sản xuất với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất
Năm 1960 công nghiệp chiếm 18,2% thu nhập quốc dân sản xuất, 7% laođộng xã hội trong các ngành kinh tế quốc dân; nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương ứng
là 42,35 và 83%; sản lượng lương thực bình quân đầu người dưới 300 kg; GDPbình quân đầu người khoảng dưới 100 đô la Trong khi phân công lao động xã hộichưa phát triển và lực lượng sản xuất ở trình độ thấp thì quan hệ sản xuất đã đượcđẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu Đến năm 1960: 85,8%tổng số hộ nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo trong tổng số tưsản công thương nghiệp thuộc diện cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thể vào hợptác xã tiểu thủ công nghiệp
Đứng trước thực trạng này Đảng ta đã quyết định xóa bỏ cơ chế hành chính,quan liêu, bao cấp, và xây dựng một quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất vàtrình độ của lược lượng sản xuất ở nước ta hiện nay để thúc đẩy quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa , nhanh chóng đi lên chủ nghĩa cộng sản
Chính vì những lý do trên mà em quyết định chọn đề tài: “Vấn đề đổi mới
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” Em nghĩ rằng việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em và các
bạn tìm hiểu về vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam liệu có phải là tất yếu và liệu nó
có tuân theo một quy luật nào của tự nhiên hay không?
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Duy Anh, người đã hướng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành bài tiểuluận đầu tay này
Trang 3B- NỘI DUNG I- Cơ sở triết học của đề tài
1- Phương thức sản xuất
Với tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những
giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Với một cách thức nhất định của
sự sản xuất xã hội, trong đời sống xã hội sẽ xuất hiện những tính chất, kết cấu vànhững đặc điểm tương ứng về mặt xã hội
Đối với sự vận động của lịch sử loài người, cũng như sự vận động của mỗi
xã hội cụ thể, sự thay đổi phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tínhchất cách mạng Trong sự thay đổi đó, các quá trình kinh tế, xã hội được chuyểnsang một chất mới Phương thức sản xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phânbiệt được sự khác nhau của những thời đại kinh tế khác nhau Dựa vào phươngthức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử, người ta hiểu thời đại lịch sử đóthuộc về hình thái kinh tế xã hội nào C Mác viết: “ Những thời đại kinh tế khácnhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằngcách nào, với những tư liệu lao động nào”
(1)
Phương thức sản xuất, cách thức mà con người ta tiến hành sản xuất chính
là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Trang 4Do đặc trưng sinh học- xã gội riêng có của mình, cong người, trong nền sảnxuất có sức mạnh và kỹ năng lao động thần kinh cơ- bắp Trong lao động sứcmạnh và kỹ năng ấy đã được nhân lên gấp nhiều lần Hơn nữa, lao động của con
người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ Trí tuệ con
người không phải là cái gì siêu tự nhiên,mà là sản phẩm của tự nhiên và của laođộng Nhưng trong quá trình lịch sử lâu dài của xã hội loài người, trí tuệ hìnhthành phát triển cùng với lao động làm cho lao động ngày càng có hàm lượng trítuệ cao hơn Hàm lượng trí tuệ trong lao động, đặc biệt là trong điều kiện của khoahọc công nghệ hiện nay, đã làm cho con người trở thành một nguồn kực đặc biệtcủa sản xuất, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận
Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động
Trang 5Trong tư liệu lao động có công cụ lao động và những tư liệu lao động kháccần thiết cho việc vận chuyển bảo quản sản phẩm
Đối tượng lao động là những vật mà lao động của con người tác động vàonhằm biến đổi nó theo mục đích của mình Đối tượng lao động không phải là toàn
bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất.Con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động sẵn có, màcòn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động Sự phát triển của sản xuất có liênquan đến việc đưa những đối tượng ngày càng mới hơn vào quá trình sản xuất.Điều đó hoàn toàn có tính quy luật bởi chính những vật liệu mới mở rộng khảnăng sản xuất của con người Đối tượng lao động chính là yếu tố vật chất của sảnphẩm tương lai Đối tượng lao động gồm các loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên Loại này thường là đối tượng của các ngànhcông nghiệp khai thác
+ Loại đã qua chế biến, nghĩa là đã có sự tác động của lao động gọi lànguyên liệu Loại này thường là đói tượng của các ngành công nghiệp chế biến
Với sự phát triển của Cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại, vai trò củanhiều đối tượng lao động dần dần thay đổi, đồng thời loại đối tượng lao động cóchất lượng mới được tạo ra Nhưng cơ sở của mọi đối tượng lao động vẫn là đấtđai, tự nhiên: “ lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải vật chất”( 3)
Tư liệu lao động: là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyềndẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượnglao động theo mục đích của mình
Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động, hệ thống các yếu tố vật chấtphục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất( nhà xưởng, kho tàng, bến bãi,ống dẫn, băng chuyền, đường sá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liênlạc )
Trong các yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì công cụ lao động có ý nghĩaquyết định nhất, là một thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất Công cụ lao động,theo Ph Ăngghen là “ khí quan của bộ óc con người”, là “ sức mạnh của tri thức
Trang 6đã được vật thể hóa” có tác dụng “ nối dài bàn tay” và nhân lên sức mạnh trí tuệcủa con người Còn Mác gọi là hệ thống xương cốt và cơ bắp của nền sản xuấtCông cụ lao động là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình vớiđối tượng lao động Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động luôn luôn được cảitiến, tinh xảo hơn để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn Nó là yếu tốđộng nhất và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất Cùng với sự biến đổi váphát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng sản xuất, kiếnthức khoa học của con người cũng tiến bộ, phong phú thêm, những ngành sản xuấtmới xuất hiện, sự phân công lao động phát triển Chính sự chuyển đổi, cải tiến vàhoàn thiện không ngừng của nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tưliệu sản xuất Xét cho cùng chính đó là nguyên nhân sâu xa xa của mọi biến cải xãhội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tựnhiên của con người, là cơ sở xác định trình dộ phát triển của sản xuất, là tiêuchuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế Đối với mỗi thế hệ mới,những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở thành điểm xuất phát của sự pháttriển tương lai Vì vậy những tư liệu đó là cơ sở kế tục của lịch sử.
Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng laođộng, khi chúng kết hợp với lao động sống Chính con người với trí tuệ và kinhnghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động Tư liệu lao động dù có ý nghĩađến đâu, nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy đượctác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội
Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, C Mác đã nêu một tư tưởng
quan trọng về vai trò của lực lượng sản xuất đối với việc thay đổi các quan hệ xãhội C Mác viết: “ Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lựclượng sản xuất Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổiphương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếmsống của mình, loài người thay đổi tất cả quan hệ xã hội của mình Cái cối xayquay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại
xã hội nhà tư bản công nghiệp”( 4)
Trang 7Trong tác phẩm Lao động làm thuê và tư bản, C Mác viết: “ Trong sản xuất,
người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên Người ta không thể sản xuất đượcnếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để traođổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được người ta phải có những mối liên hệ
và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sảnxuất”( 5)
Như vậy, trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người ta, dùmuốn hay không cũng buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất định vớinhau những quan hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào ý muốn của ai
cả Đó chính là những quan hệ sản xuất( 6) Cố nhiên, quan hệ sản xuất là do conngười tạo ra, song nó tuân theo những quy luật tất yếu, khách quan sự vận độngcủa đời sống xã hội
Quan hệ sản xuất bao gồm những mặt cơ bản sau đây:
+ Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu về tư liệu sản xuất.+ Quan hệ giữa người và người đối với việc tổ chức quản lý
+ Quan hệ giữa người và người đối với việc phân phối sản phẩm lao động
Trang 8Với tính cách là những quan hệ kinh tế khách quan, không phụ thuộc vào ýmuốn của con người, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất thuộcđời sống xã hội Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là
cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội Ba mặt quan hệ đó trong quá trình sản
xuất xã hội luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất Các quan hệ sản xuất
của một phương thức sản xuất là một hệ thống bao gồm nhiều mối quan hệ phongphú và đa dạng biểu hiện dưới nhiều hình thức Mỗi mặt quan hệ của hệ thốngquan hệ sản xuất có vai trò và ý nghĩa riêng biệt, xác định, khi nó tác động tới nềnsản xuất xã hội nói riêng và tới toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung
Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữuđối với tư liệu sản xuất- biểu hiện thành chế độ sở hữu- là đặc trưng cơ bản củaphương thức sản xuất Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của mỗi nền kinh tế-
xã hội xác định, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn luôn có vai trò quyết định đối với tất cả các quan hệ xã hội khác Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan
hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của các quan hệ sản xuất Chính quan hệ sở
hữu-quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất đã quyđịnh địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội Đến lượt mình, địa vịcủa từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức mà các tậpđoàn trao đổi hoạt động cho nhau, quy định cách thức mà các tập đoàn tổ chứcquản lý quá trình sản xuất Cuối cùng, chính quan hệ sở hữu là cái quyết địnhphương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đốivới hệ thống sản xuất xã hội “ Định nghĩa quyền sở hữu tư sản không phải là gìkhác mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của sản xuất tư sản”.( 7)
Trong các hình thái kinh tế- xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử đãchứng kiến sự tồn tại của hai loại hình thức sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất:
sở hữ tư nhân và sở hữu công cộng Sở hữu công cộng là loại hình mà trong đó tưliệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng Nhờ cơ sở đó nên vềmặt nguyên tắc, các thành viên của mỗi cộng đồng bình đẳng với nhau trong tổ
Trang 9chức lao động và trong phân phối sản phẩm Do tư liệu sản xuất là tài sản chungcủa cả cộng đống nên các quan hệ xã hội trong sản xuất vật chất và trong đời sống
xã hội nói chung, trở thành quan hệ hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau Ngượclại, trong các chế độ tư hữu, do tư liệu chỉ nằm trong tay một số ít người nên củacải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về số ít người đó Các quan hệ xã hội,
do vậy, trở thành bất bình đẳng, quan hệ thống trị và bị trị Đối kháng xã hội trongcác xã hội tồn tại chế độ tư hữu tiềm tàng khả năng trở thành đối kháng gay gắt.Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ rõ trong các chế độ sở hữu tưnhân của các xã hội điển hình trong lịch sử( sở hữu tư nhân của xã hội chiếm hữu
nô lệ, sở hữu tư nhân trong chế độ phong kiến và sở hữu tư nhân trong chế độ tưbản) thì chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là đỉnh cao của loại sở hữu này
C Mác và Ph Ăngghen đã chứng minh rằng chế đọ tư bản chủ nghĩa khôngphải là hình thức sở hữu cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người Chủ nghĩa xãhội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dù sớm hay muộn cũng sẽ đóngvai trò phủ định đối với chế độ tư hữu
Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt tổ chức, quản lýsản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách trực tiếp quy mô, tốc độ,hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể Bằng cách nắm bắt các nhân tốxác định của một nền sản xuất, điều khiển và tổ chức cách thức vận động của cácnhân tố đó, các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có khả năng đẩy nhanh hoặckìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất
Các quan hệ về mặt tổ chức và quản lý sản xuất luôn luôn có xu hướngthích ứng với kiểu quan hệ sở hữu thống trị của mỗi nền sản xuất cụ thể Do vậy,việc sử dụng hợp lý các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép toàn bộ
hệ thống quan hệ sản xuất có khả năng vươn tới tối ưu Trong trường hợp ngượclại, các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnhhưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội
Hiện nay, nhờ ứng dụng những thành tựu to lớn của khoa học quản lý hiệnđại nên vai trò của các quan hệ tổ chức và quản lý đối với sản xuất, đặc biệt đối
Trang 10với việc điều hành sản xuất, đặc biệt đối với việc điều hành sản xuất ở tầm vĩ mô,trên thực tế đã tăng lên gấp bội so với vài thập kỷ trước đây Đây là điều rất đánglưu ý trong việc phân tích và đánh giá vai trò của các quan hệ sản xuất hiện đại.
Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức- quản lý, trong hệ thống các quan hệsản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố
có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vân động của toàn bộ nền kinh tế- xã hội
Mặc dù bị phụ thuộc vào các quan hệ sở hữu và vào trình độ tổ chức quản lý
sản xuất, song do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, nên
các quan hệ phân phối là “ chất xúc tác” của các quá trình kinh tế- xã hội Quan hệphân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sự sản xuất, làm năng động toàn
bộ đời sống kinh tế- xã hội; hoặc trong trường hợp ngược lại, nó có khả năng kìmhãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội
4- Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau
mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sửloài người- Quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất Quy luật này vạch ra tính chất phụ thuộc khách quan của quan
hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất Đến lượt mình, quan hệ sảnxuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiềuhướng tiến bộ Sự biến đổi đó, xét đến cùng, bao giờ cũng bắt đâù từ sự biến đổi
và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là của công cụ lao động Do vậy,lực lượng sản xuất là yếu tố có tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của phươngthức sản xuất: Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn của lịch sửloài người thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch
Trang 11sử đó Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người
thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiênnhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình Trình độ của lực lượng sảnxuất thể hiện ở:
+ Trình độ tổ chức lao động xã hội
+ Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất
+ Kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người
+ Trình độ phân công lao động
Trình độ của phân công lao động thể hiện rõ ràng nhất trình độ của lựclượng sản xuất
Bên cạnh khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất, còn có khái niệm tính chất của lực lượng sản xuất Chính Ph Ăngghen đã sử dụng khái niệm này để
phân tích lực lượng sản xuất trong các phương thức sản xuất khác nhau Tính chấtcủa lực lượng sản xuất là tính chất của quá trình sản xuất ra sản phẩm Quá trìnhnày phụ thuộc vào tính chất của tư liệu sản xuất và lao động Lực lượng sản xuất
có tính chất cá nhân thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất là sử dụng công cụ thủcông và tính chất của lao động là lao động riêng lẻ Những công cụ sản xuất nhưbúa, rìu, cày bừa, xa quay sợi do một người sử dụng để sản xuất vật dùng, khôngcần tới lao động tập thể, lực lượng sản xuất cóa tính chất cá nhân Khi máy móc rađời đòi hỏi phải có nhiều người mới sử dụng được, để làm ra một sản phẩm cầnphải có sự hợp tác của nhiều người Mỗi người làm một bộ phận công việc mớihoàn thành được sản phẩm ấy cho nên lực lượng sản xuất mang tính chất xã hộihóa Ph Ăngghen đã nhận định giai cấp tư sản “ không thể biến những tư liệu sảnxuất có hạm ấy thành những lực lượng sản xuất hùng mạnh mà lại không biếnchúng từ chỗ là tư liệu sản xuất do cá nhân sử dụng thành những tư liệu sản xuất
xã hội, chỉ có thể được sử dụng chung bởi một số đông người”( 8) Trên thực tế,tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt với nhau
Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển do lực lượng sảnxuất quyết định
Trang 12Trong quá trình sản xuất để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả caohơn, con người luôn luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo
ra những công vụ lao động mới, tinh xảo hơn Cùng với sự biến đổi và phát triểncủa công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sảnxuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ Lực lượng sản xuất trở thànhyếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất Còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối
ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất Lựclượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hìnhthức xã hội của nó Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dungquyết định hình thức; hình thức phụ thuộc vào nội dung; nội dung thay đổi trước,sau đó hình thức mới biến đổi theo Tất nhiên, trong quan hệ với nội dung , hìnhthức không phải là mặt thụ động, nó cũng tác động trở lại đối với việc phát triểncủa nội dung
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hìnhthành, biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Sựphù hợp đó là động lực cho lực lượng sản xuất pats triển mạnh mẽ Nhưng, lựclượng sản xuất luôn phát triển còn quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổnđịnh Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuấtkhông còn phù hợp với nó nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của nó,
sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất Sự pháttriển khách quan đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằngmột kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của lựclượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển
Việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế nó bằng quan hệ sản xuất mớicũng có nghĩa là sự diệt vong của một phương thức sản xuất đã lỗi thời và sự rađời của một phương thức mới Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữalực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của cáccuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng
xã hội C Mác đã nhận định: “ Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các
Trang 13lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiệncó trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ lànhững hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thànhnhững xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộccách mạng xã hội”( 9) đó là nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuấtvới trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sảnxuất đối với quan hệ sản xuất song cũng chỉ rõ rằng quan hệ sản xuất bao giờ cũngthể hiện tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất là hìnhthức xã hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó đó để phát triển, nó tác động trở lạiđối với lực lượng sản xuất: có thể thúc đẩy hoặc lìm hãm sự phát triển của lựclượng sản xuất
Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuấttrở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời không còn phù hợp với tính chất và trình độcủa lực lượng sản xuất, bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất thì trởthành “ xiềng xích trói buộc” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Songtác dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời, theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng nó sẽ
bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất
Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượngsản xuất( thúc đẩy hoặc kìm hãm), vì nó quy định mục đích của sản xuất, quy định
hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phânphối phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng Do đó ảnh hưởngđến thái độ của quảng đại quần chúng lao động- lực lượng sản xuất chủ yếu của xãhội; nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụlao động, áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác vàphân công lao động
Trang 14Tuy nhiên, không được hiểu một cách giản đơn tính tích cực của quan hệsản xuất chỉ là vai trò của những hình thức sở hữu Mỗi kiểu quan hệ sản xuất làmột hệ thống, một chỉnh thể hữu cơ gồm cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản
lý và quan hệ phân phối Chỉ trong chỉnh thể đó, quan hệ sản xuất mới trở thànhđộng lực thúc đẩy con người hành động nhằm phát triển sản xuất
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội Sự tác động củaquy luật này đã đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất: công xãnguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và phương thức sảnxuất cộng sản tương lai
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất là quy luật vận động, phát triển của xã hội qua sự thay thế kếtiếp nhau từ thấp lên cao của các phương thức sản xuất Nhưng không phải bất cứnước nào cũng phải nhất thiết, tuần tự trải qua tất cả các phương thức sản xuất màloài người đã biết đến Thự tế phát triển của lịch sử nhân loại cho thấy, tùy theođiều kiện lịch sử- cụ thể, một số nước có thể bỏ qua một hoặc một số phương thứcsản xuất để tiến lên phương thức sản xuất mới cao hơn Đó chính là sự biểu hiệncủa quy luật chung trong điều kiện cụ thể của mỗi nước Quy luật chung chi phối
sự vận động phát triển của tất cả các nước; còn hình thức, bước đi cụ thể lại tùythuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước
Trang 15II- Cơ sở lý luận của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa
1-Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diệncác hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụnglao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng vớicông nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển
và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao
2- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất- kỹ thuậttương ứng
Trang 16Cơ sở vật chất của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất củalực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật( công nghệ) tương ứng màlực lượng lao động xã hội sử dụng, tác động vào để sản xuất ra của cải vật chấtđáp ứng nhu cầu xã hội.
Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất- kỹ thuật của một xã hộilà: sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học- kỹthuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuấtthống trị
Nói cơ sở vật chất- kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ
sở vật chất- kỹ thuật đó đạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng cho phươngthức sản xuất đó được khẳng định sự thay thế phương thức sản xuất cũ và đượcphát triển đúng trên cơ sở bản thân nó
Đặc trưng của cơ sở vật chất- kỹ thuật của các phương thức sản xuất trướcchủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu Cơ sở vật chất- kỹthuật của chủ nghĩa tư bản, đặc trưng của nó là nền đại công nghiệp cơ khí hóa vàchỉ khi xây dựng xong cơ sở đó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới trởthành phương thức sản xuất thống trị
Chủ nghĩa xã hội- giai doạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủnghĩa tư bản- đòi hỏi một cơ sở vật chất- kỹ thuật cao hơn trên cả hai mặt: trình độ
kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuậthiện đại
Do vậy có thể hiểu: Cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội sẽ là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học- công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch
và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là vì: cơ sở
vật chất- kỹ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất có liên quan đến sự
Trang 17phát triển về chất đối với lượng sản xuất, và năng suất lao động; đối với việc đápứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội và đối với sự thắnglợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội.
Có hai loại nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội: các nước quá độ lên chủnghĩa xã hội đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, các nước quá độ lên chủnghĩa xã hội chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa( các nước có nền kinh
tế kém phát triển)
Đối với những nước phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những nước này
đã có sẵn nền đại công nghiệp của chủ nghĩa tư bản để lại cho nên chỉ cần điềuchỉnh nền đại công nghiệp đó theo yêu cầu của chủ nghĩa xã hội thì về cơ bản đã
có cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội mới Do đó, vấn đề công nghiệp hóa khôngcần phải đặt ra Sở dĩ chúng ta phải điều chỉnh nền đại công nghiệp cơ khí của chủnghĩa tư bản theo yêu cầu của xã hội vì nền đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa
tư bản dù hiện đại đến đâu chỉ là tiền đề vật chất cho xã hội mới chứ chưa phải là
cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội vì nó dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa,phân bố không đều giữa xá ngành, vùng do đó tất yếu phải điều chỉnh nó
Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xãhội chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, những nước này nền kinh tế lạchậu chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Vì vậy, muốn có cơ sở vật chất- kỹthuật của nền sản xuất lớn, hiện đại thì phải tất yếu tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan vì:
+ Nó là con đường duy nhất để tạo ra sự phát triển về chất đối với lực lượngsản xuất và năng suất lao động Chất của lực lượng sản xuất là hệ thống công cụlao động hiện đại với trình độ công nghệ hiện đại
+ Công nghiệp hóa tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thầnngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội bởi vì công nghiệp hóa sẽ làm cholực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng, khối kượng của cải sản xuất
ra ngày càng nhiều tù đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xãhội nói chung và của con người nói riêng
Trang 18+ Là con đường duy nhất để đảm bảo sự thắng lợi cuối cùng vủa chủ nghĩa
xã hội
Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những là tất yếu mà còn làđiều kiện sống còn của chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa là tất yếu khách quanđối với những nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó có nước ta
3- Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Tạo điều kiện biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động,
tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát triểnkinh tế; do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân; góp phần
quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường vai trò kinh tế của Nhànước; nâng cao năng lực tích lũy, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự pháttriển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người- nhân tố trungtâm của nền sản xuất xã hội
- Tạo điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh và quốc phòng
- Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, đủsức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệphóa với lực lượng sản xuất Công nghiệp hóa là để thực hiện xã hội hóa về mặtkinh tế, kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nó có tác dụng có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng và toàn diện; do vậy, Đảng ta cho rằng: “ Phát triển lực lượng sảnxuất, công nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm”( 10) của thời kỳ quá độtiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
4- Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
a- Trang bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại trong các ngành của nền kinh tế quốc dân