Tậpđoànnênchỉlàdanhhiệu? Khoan bàn luận về việc có cần thiết phải có nghị định này hay không, trong bài viết này, người viết chỉ xin bàn luận về khái niệm thế nào làtậpđoàn kinh tế, bởi nếu không nhận rõ được khái niệm này thì dù có xây dựng bao nhiêu mô hình, ban hành bao nhiêu nghị định thì kết quả đem lại sẽ không thể cao. Cho đến thời điểm này, mặc dù có nhều quan điểm khác nhau nhưng hầu như tất cả các khái niệm về tậpđoàn kinh tế đều thống nhất ở một điểm. Theo đó, tậpđoàn kinh tế là một nhóm các doanh nghiệp có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Mặc dù thống nhất như vậy nhưng trong tư duy, hình như các nhà làm luật và các chuyên gia kinh tế vẫn đang vướng mắc ở một vấn đề. Đó là độ lớn của tậpđoàn kinh tế. Nguyên nhân của những tranh cãi có lẽ bắt nguồn từ các nghiên cứu được coi là “sách giáo khoa” trong vấn đề này. Khi nói về tậpđoàn kinh tế, hầu như tất cả mọi tàiliệu đều cho rằng, tậpđoàn kinh tế có các đặc điểm sau: có quy mô lớn, có phạm vi hoạt động rộng; có cơ cấu sở hữu, tổ chức, cơ chế điều hành phức tạp Cũng chính bởi những đặc điểm thường thấy này nên ai cũng nghĩ tậpđoàn kinh tế là phải “lớn”. Nhưng vấn đề là ở chỗ cho đến nay không ai rõ thế nào là “lớn”. Vì thế, có vẻ người ta cứ cố lần mò thành lập cái mà bản thân họ cũng không biết rõ đó là cái gì. Trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, điều 146, khoản 2 có ghi: “Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: a) Công ty mẹ - công ty con; b) Tậpđoàn kinh tế; c) Các hình thức khác”. Theo hiểu biết có thể còn hạn chế của người viết, công ty mẹ - công ty con là một dạng của tậpđoàn kinh tế. Không biết vì sao Luật Doanh nghiệp lại tách thành hai hình thức nhóm công ty khác nhau. Có lẽ vì người soạn luật nghĩ rằng: “Tập đoàn kinh tế” là phải “lớn”, còn nếu “nhỏ” thì không phải làtậpđoàn kinh tế mà chỉlà công ty mẹ - công ty con? Tuy nhiên, phải chăng vì bản thân người soạn luật cũng không biết “lớn” là phải như thế nào nênđành đẩy quả bóng “trách nhiệm” sang Chính phủ trong điều 149 của Luật Doanh nghiệp: “Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tậpđoàn kinh tế.” Sự lằng nhằng trong tư duy này đã dẫn đến một loạt những vấn đề mà không cẩn thận càng đi càng trở nên "lạc trong rừng rậm”. Giả sử cứ cho rằng tậpđoàn kinh tế là phải lớn và Chính phủ đưa ra một con số nào đó về vốn điều lệ ở công ty mẹ để quy ước như trong dự thảo nghị định vừa lấy ý kiến. Mọi chuyện dường như thật đơn giản. Tuy nhiên, sự phức tạp lại bắt đầu từ đây. Giả sử vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 3.000 tỷ đồng được coi làtậpđoàn kinh tế. Vậy nếu vì một lý do nào đó, công ty mẹ phải giảm vốn điều lệ xuống dưới 3.000 tỷ thì phải chăng nhóm doanh nghiệp đó sẽ không được coi làtậpđoàn kinh tế nữa? Khi đã không còn làtậpđoàn kinh tế có thể một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh tậpđoàn kinh tế sẽ không còn hiệu lực điều chỉnh nhóm doanh nghiệp này. Sau đó, giả sử công ty mẹ lại tăng vốn điều lệ lên trên 3.000 tỷ. Hoạt động của nhóm doanh nghiệp này lại bị chi phối bởi các quy định của pháp luật liên quan đến tậpđoàn kinh tế. Vậy nhóm doanh nghiệp này sẽ phải điều hành hoạt động thế này, nhà nước phải quản lý ra sao? Mặt khác, nếu quy định mức vốn đủ lớn mới có thể trở thành tậpđoàn kinh tế thì trở thành tậpđoàn kinh tế có lợi ích gì? Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân nữa khiến người ta vẫn cứ tranh luận với nhau làtậpđoàn kinh tế có tư cách pháp nhân không vì nếu không có tư cách pháp nhân, không có sự khác biệt gì với nhóm doanh nghiệp khác thì có lẽ cũng chẳng cần thành lập tậpđoàn kinh tế làm gì. Trong trường hợp đó, tậpđoàn kinh tế có lẽ nênlàdanh hiệu hơn là mô hình doanh nghiệp bị pháp luật điều chỉnh. Hơn nữa, quy định độ lớn của nhóm doanh nghiệp cũng không thể đơn giản chỉlà vốn điều lệ ở công ty mẹ được. Tại sao lại lấy vốn của một doanh nghiệp thành viên (dù là công ty mẹ) để đại diện cho cả tập đoàn? Phải chăng chính sự vương vấn trong tư duy đó đã dẫn đến việc trong tên một loạt các công ty mẹ tại các tậpđoàn kinh tế nhà nước hiện nay có thành tố “tập đoàn”. Thực tế cho thấy, việc có thành tố này trong tên gọi đã dẫn đến tình trạng khi nói Tậpđoàn Dầu khí chẳng hạn, người ta không hiểu là nói về công ty mẹ hay là nhóm công ty trong tập đoàn. Cũng chính sự không rõ ràng này mới dẫn đến tranh cãi tậpđoàn kinh tế có tư cách pháp nhân hay không. Tóm lại, theo quan điểm của người viết, chỉnên hiểu tậpđoàn kinh tế là một nhóm các doanh nghiệp có mối quan hệ “huyết thống” trong hoạt động kinh doanh. Vấn đề chỉlà định nghĩa mối quan hệ “huyết thống” ấy và tìm cách điều chỉnh mối quan hệ ấy khi cần thiết. Không nên nghĩ rằng một nhóm doanh nghiệp nào đó phải "lớn" mới làtậpđoàn kinh tế. Nếu cứ suy nghĩ như vậy, e rằng việc tranh cãi xung quanh khái niệm tậpđoàn kinh tế vẫn cứ sẽ là một chủ đề không có hồi kết. . thành lập tập đoàn kinh tế làm gì. Trong trường hợp đó, tập đoàn kinh tế có lẽ nên là danh hiệu hơn là mô hình doanh nghiệp bị pháp luật điều chỉnh. Hơn. sẽ không được coi là tập đoàn kinh tế nữa? Khi đã không còn là tập đoàn kinh tế có thể một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh tập đoàn kinh tế sẽ không