1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu Sử dụng lệnh ROTATE - ARRAY với AUTOCAD 2000 phần 3 pdf

7 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 756 KB

Nội dung

SỬ DỤNG LỆNH ROTATE - ARRAY VỚI AUTOCAD 2000 (PHẦN 3) Chỉ định tâm của đa giác xong, dòng lệnh yêu cầu ta chọn chế độ bán kính của đa giác. Ở chế độ bán kính này nhập chữ I từ bàn phím để chọn chế độ bán kính là từ tâm đến đỉnh. Nhập xong chữ I nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này. Trên dòng lệnh xuất hiện dòng lệnh yêu cầu ta nhập bán kính của đa giác, hãy nhập bán kính là 50. Nhập xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để kết thúc lệnh. Trên màn hình xuất hiện tiếp một đa giác thứ hai nhỏ hơn đa giác trước. Bước 9: Chọn lệnh xoay Để chọn lệnh xoay chọn Modify > Rotate hoặc nhấp chuột vào biểu tượng Rotate trên thanh công cụ. Ngay sau khi nhấp chọn lệnh thì trên dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh Select objects: Select objects: dòng lệnh này yêu cầu ta chọn đối tượng cần xoay, để chọn đối tượng cần xoay hãy di chuyển con trỏ chuột vào đối tượng đã xác định sau đó nhấp chuột trái để thực hiện việc chọn đối tượng. Ngay sau khi nhấp chuột để chọn đối tượng thì trên dòng lệnh xuất hiện tiếp dòng lệnh Select objects: ở dòng lệnh này nếu muốn chọn tiếp đối tượng thì di chuyển con tr ỏ chuột vào đối tượng cần chọn rồi nhấp chuột trái để chọn, còn nếu không muốn chọn tiếp thì nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua lệnh này. Sau khi nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải thì trên dòng lệnh xuất hiện tiếp dòng lệnh Specify base point: ở dòng lệnh này yêu cầu ta chỉ định điểm chuẩn để xoay đối tượng theo điểm này Chỉ định điểm chuẩn để xoay xong, trên dòng lệnh xuất hiện Specify rotation angle or [Reference]: Dòng lệnh này yêu cầu nhập số đo góc vào hoặc di chuyển con trỏ chuột vào vị trí cần đặt rồi nhấp chuột để chỉ định điểm đặt này là góc cần xoay. Nếu nhập số đo góc hãy nhấn phím Enter để kết thúc lệnh khi nhập xong số đo góc, còn nếu dùng chuột để chỉ định điểm thì khi chỉ định điểm xong tự kết thúc lệnh. Với lệnh xoay trên thì áp dụng cho bài tập này như sau: Sau khi chọn lệnh thì trên dòng lệnh xuất hiện dòng lệnh yêu cầu chọn đối tượng để xoay. Trong bài tập này ta chọn đối tượng là hình đa giác nhỏ, chọn bằng cách di chuyển con trỏ chuột vào đa giác nhỏ sau đó nhấp chuột trái để thực hiện việc đa giác nhỏ là đối tượng cần xoay. Chọn xong đa giác nhỏ thì trên dòng lệnh lại yêu cầu chọn đối tượng để xoay, ở dòng lệnh này ta không muốn chọn tiếp đối tượng thì nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này. Sau khi thông qua dòng lệnh trên thì trên dòng lệnh xuất hiện dòng lệnh yêu cầu ta chọn tâm để xoay đa giác nhỏ ở dòng lệnh này hãy di chuyển con trỏ chuột vào giao điểm của hai đường thẳng thấy xuất hiện một dấu thập chéo nhấp chuột để chỉ định điểm này là tâm để xoay đa giác nhỏ. Chỉ định điểm tâm xong thì trên dòng lệnh yêu cầu ta nhập số đo góc quay, ở dòng lệnh này hãy di chuyển con trỏ chuột vào một trong hai đầu mút của đường thẳng đứng thấy xuất hiện một ô vuông và nhấp chuột chọn điểm này là góc cần xoay đa giác nhỏ. Kết thúc lệnh xoay ta được hình như dưới: Bước 10: Vẽ đường tròn. Để chọn lệnh vẽ đường tròn chọn Draw > Circle > Center, Radius hay nhấp chuột vào biểu tượng Circle trên thanh công cụ. Lúc này trên dòng lệnh xuất hiện dòng lệnh circle Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: dòng lệnh này yêu cầu bạn chỉ định điểm tâm của đường tròn. Ngoài ra, trong dòng lệnh này còn có thể chọn chế độ vẽ đường tròn đi qua 3 điểm (3P), đường tròn đi qua 2 điểm (2P), và đường tròn ở chế độ tiếp xúc – tiếp xúc – bán kính (Ttr) nghĩa là đường tròn đi qua 2 điểm tiếp xúc và bán kính là bao nhiêu. Chỉ định điểm tâm xong thì trên dòng lệnh xuất hiện tiếp dòng lệnh Specify radius of circle or [Diameter]: dòng lệnh này yêu cầu bạn nhập bán kính từ bàn phím hay nhấp chọn chuột trái khi di chuyển con trỏ vào vị trí xác định bán kính. Ngoài ra, ở dòng lệnh Specify radius of circle or [Diameter]: còn có thể chọn chế độ đường kính bằng cách nhập chữ d từ bàn phím vào dòng lệnh. (nhập chữ in hoa hay chữ thường đều được.) Nhập chữ d xong nhấn phím Enter để thông qua dòng lệnh này. Ngay sau khi nhấn phím Enter thì trên dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh yêu cầu ta nhập đường kính từ bàn phím vào dòng lệnh hoặc nhấp chọn chuột khi di chuyển con trỏ vào vị trí đã xác định điểm đặt đường kính. Nhập đường kính xong nhấn phím Enter để kết thúc lệnh, còn nếu nhấp chuột để chỉ định đường kính thì tự động kết thúc lệnh. Với lệnh vẽ đường tròn trên áp dụng cho bài tập này như sau: Sau khi chọn lệnh thì trên dòng lệnh yêu cầu ta chỉ định tâm của đường tròn. Ở dòng lệnh này hãy di chuyển con trỏ chuột vào giao điểm của hai đường thẳng khi thấy xuất hiện một dấu thập chéo rồi nhấp chuột trái để chỉ định điểm này là tâm của đường tròn.   . SỬ DỤNG LỆNH ROTATE - ARRAY VỚI AUTOCAD 2000 (PHẦN 3) Chỉ định tâm của đa giác xong, dòng lệnh yêu cầu ta chọn chế độ bán. lệnh, còn nếu nhấp chuột để chỉ định đường kính thì tự động kết thúc lệnh. Với lệnh vẽ đường tròn trên áp dụng cho bài tập này như sau: Sau khi chọn lệnh

Ngày đăng: 22/12/2013, 23:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN