1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án môn học Nhập môn tài chính tiền tệ

61 1,7K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tỷ Giá Hối Đoái Và Tác Động Đến Cán Cân Thanh Toán Và Môi Trường Tài Chính Của Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đức Toàn
Người hướng dẫn GVHD: Đặng Ngọc
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tài Chính Tiền Tệ
Thể loại Đề Án Môn Học
Năm xuất bản 2009
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 601,5 KB

Nội dung

Đề án môn học Nhập môn tài chính tiền tệ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Lí do lựa chọn đề tài

Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới , các mối quan hệkinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước ,do đó vấn đề thanh toán ,định giá , so sánh ,phân tích đánh giá về mặt giá trị vàhiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệtrong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việctrao đổi tiền của nước khác Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luậtcủa nước đó và đặc điểm riêng của nó ,vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phảiso sánh giá trị ,sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa cácngoại tệ với nhau Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền kháctrong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinhphạm trù tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến cácphạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệuquả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thờilà yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia Đã bao thờinay, loài người đã và đang tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quan trọngđặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong tìm ra một nhận thức đúng đắn để từđó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp,nhằm biến nó trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở mỗinước.

Xuất phát từ những lý do đó, em chọn đề tài của mình là " Tỷ giá hối đoáivà tác động đến cán cân thanh toán và môi trường tài chính của Việt Nam".

2.Mục đích nghiên cứu:

Việc phân tích cơ sở lí luận của tỷ giá ,cơ chế xác định, những yếu tố ảnhhưởng và vai trò của tỷ giá đối với nền kinh tế Từ đó làm sáng tỏ lên tầmquan trọng của chính sách tỷ giá trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩmô, thực hiện các giải pháp chính sách nhằm giúp cho môi trường tài chính vàcán cân thanh toán được hoạt động hiệu quả góp phần phát triển nền kinh tếquốc dân.

3.Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái như khái niệm,tácđộng của nó đến thị trường tài chính ,cán cân thanh toán , hoạt động ngoại hối,các chính sách điều hành tỷ giá hiện nay … để đúc kết lại và đưa ra các giảipháp cho nền kinh tế.

4.Nội dung nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu ngoài lời mở đầu bao gồm 3 chương:-Chương 1:Lí luận chung về Tỷ giá hối đoái

-Chương 2:Thực trạng về chính sách quản lí tỷ giá hối đoái của ViệtNam trong thời gian qua.

-Chương 3:Đánh giá và dự đoán tình hình tỷ giá hối đoái của Việt Namtrong năm 2009.

Và cuối cùng là phần kết luận của em toàn bộ đề án.

Trang 2

Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian và việcsưu tầm tài liệu nên khoá luận không tránh được nhiều thiếu sót Em rất mongnhận được ý kiến đánh giá góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Đặng Ngọc Anh người trực tiếp hướng dẫn và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc tìm tàiliệu để em hoàn thành đề án này.

Trang 3

Tỷ giá dùng để biểu hiện và so sánh những quan hệ về mặt giá cả của cácđồng tiền các nước khác nhau Có hai loại giá : giá trong nước (giá quốc gia )phản ánh những điều kiện cụ thể của sản xuất trong một nước riêng biệt ,và giángoại thương ( giá quốc tế ) phản ánh những điều kiện sản xuất trên phạm vithế giới Do phạm vi ,điều kiện sản xuất cụ thể trong mỗi nước và trên phạmvi thế giới khác nhau nên hàng hoá có hai loại giá : giá quốc gia và giá quốctế Giá trị quốc gia được biểu hiện dưới hình thức giá cả trong nước bằng đơnvị tiền tệ của nước đó Giá trị quốc tế biểu hiện qua giá cả quốc tế bằng cácngoại tệ trên thị trường thế giới Tiền tệ là vật ngang giá chung của toàn bộkhối lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước Vì vậy trong sức mua của đồngtiền được phản ánh đầy đủ các quan hệ tái sản xuất trong nước đó ,hay nói cáchkhác ,sức mua của một đồng tiền do mức giá cả của toàn bộ các loại hàng hoádịch vụ trong nước đó quyết định.Tỷ giá thể hiện sự tương quan giữa mặt bằnggiá trong nước và giá thế giới Do sự khác nhau giữa hai loại giá cả trong nướcvà giá cả thế giới mà tiền tệ vừa làm thước đo giá trị quốc gia vừa làm thướcđo giá trị quốc tế Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại khi tính đến vấn đềhiệu quả kinh tế ,thì phải thường xuyên so sánh đối chiếu hai hình thức giá cảvới nhau : giá quốc gia và giá quốc tế Muốn thế phải chuyển từ đồng tiền nàysang đồng tiền khác , phải so sánh giá trị đồng tiền trong nước với ngoại tệthông qua công cụ tỷ giá Tỷ giá dùng để tính toán và thanh toán xuất , nhậpkhẩu ( không dùng để ổn định giá hàng hoá sản xuất trong nước ) Tỷ giá hàngxuất khẩu là lượng tiền trong nước cần thiết để mua một lượng hàng xuất khẩutương đương với một đơn vị ngoại tệ Tỷ giá hàng nhập khẩu là số lượng tiềntrong nước thu được khi bán một lượng vàng nhập khẩu có giá trị một đơn vịngoại tệ.

Tỷ giá là tỷ lệ so sánh giữa các đồng tiền với nhau Do đó muốn so sánhgiá trị giữa các đồng tiền với nhau ,cần phải có vật ngang giá chung làm bản vịđể so sánh Tiền tệ là vật ngang giá chung để biểu hiện giá trị của các hàng hoá

Trang 4

,nhưng giờ đây đến lượt cần so sánh giá cả giữa các đồng tiền với nhau lại phảitìm một vật ngang giá chung làm bản vị để so sánh.

1.1.1.b.Cơ chế xác định tỷ giá :tuỳ thuộc vào chính sách tỷ giá mỗi quốcgia

● Cơ chế thị trường : tỷ giá cũng là một loại giá cả, nó được xác định dựatrên các lực lượng cung cầu nội ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối là nơi mua bán trao đổi đồng nội và ngoại tệ.

- Xuất hiện việc cung tiền của nước A trên thị trường ngoại hối so vớiđồng tiền nước B khi người dân nước A mua hàng nhập khẩu từ B hoặc khingười dân nước A đầu tư sang nước B

Đường cung về tiền có độ dốc dương trong không gian hai chiều tỷ giá vàlượng cung tiền

- Xuất hiện về cầu tiền nước A trên B mua hàng xuất khẩu từ nước A hoặckhi người nước người dân nước B đầu tư sang nước A Đường cầu về có độ dốc âm trong không gian hai chiều tỷ

giá và lượng tiền Sự cân bằng cung cầu tiền đạt được khi

hai đường này giao nhau và tỷ giá cân bằng được xác định

● Cơ chế hành chính : ở những nước theo đuổi chính sách kiềm chế tàichính và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn thường đưa ra một mức tỷ giá neo cốđịnh Tỷ giá này có thể được thay đổi điều chỉnh song không phải do các lựclượng thị trường quyết định Nó được ấn định lại khi các nhà quản lý cần thấyphải thay đổi nó để phục vụ cho một mục đích nào đó.

1.1.2 Các loại tỷ giá thông dụng trên thị trường

Để nhận biết được tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động củanền kinh tế nói chung ,hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ,người ta thườngphân loại tỷ giá theo các tiêu thức sau đây :

* Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý :

-Tỷ giá chính thức : đây là loại tỷ giá được biết đến nhiều nhất và là tỷgiá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng do ngân hàng công bốchính thức trên thị trường để làm cơ sở tham chiếu cho các hoạt động giao dịch, kinh doanh ,thống kê…

-Tỷ giá thị trường : tỷ giá được hình thành thông qua các giao dịch cụthể của các thành viên thị trường

-Tỷ giá danh nghĩa : là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so vớinhau ,đồng này đổi được bao nhiêu đồng kia

-Tỷ giá thực: là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hoá của hainước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó hoặc là giá trị tínhbằng cùng một đồng tiền của hàng xuất khẩu so với giá hàng nhập khẩu v.v Tỷ giá hối đoái thực tế (er) được xác định er = en * Pn/Pf

Q (VND)

e

Trang 5

Pn: chỉ số giá trong nướcPf: chỉ số giá nước ngoài

-Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chênh lệch lạmphát giữa các nước và phản ánh đúng sức mua và sức cạnh tranh của một nước.

* Dựa trên kỹ thuật giao dịch : cơ bản có hai loại tỷ giá :

-Tỷ giá mua/bán trao ngay, kéo theo việc thay đổi ngay các khoản tiền -Tỷ giá mua/bán kỳ hạn ,kéo theo việc trao đổi các khoản tiền vào mộtngày tương lai xác định.

Bên cạnh đó ,trong quá trình theo dõi hoạt động kinh doanh của ngânhàng ,người ta còn đưa ra các khái niệm tỷ giá :

-Tỷ giá điện hối : tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện ,thường đượcniêm yết tại ngân hàng Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷgiá khác.

-Tỷ giá thư hối : là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư

-Tỷ giá của séc và hối phiếu trả tiền ngay : được mua và bán theo một tỷgiá mà cơ sở xác định nó bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi của giá trị toànbộ của séc và hối phiếu phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện đểchuyển séc từ nước này sang nước khác và theo số ngày kể từ lúc ngân hàngbán hối phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền

-Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phátsinh tính từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trảtiền Thời hạn này thường là bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng vớithời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ ngân hàng bán hối phiếu đến ngân hàngđồng nghiệp của nó ở nước của con nợ hối phiếu Thông thường lãi suất đượctính theo mức lãi suất của nước mà đồng tiền được ghi trên hối phiếu.

1.1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở

Đối với từng quốc gia hay nhóm quốc gia ( nếu có sự liên kết và có đồngtiền chung ) thì tỷ giá hối đoái mà họ quan tâm hàng đầu chính là tỷ giá giữađồng tiền của chính quốc gia đó ,hay nhóm các quốc gia đó (đồng nội tệ) vớicác đồng tiền của các quốc gia khác ( các đồng ngoại tệ) Tỷ giá giữ vai tròquan trọng đối với mọi nền kinh tế.Sự vận động của nó có tác động sâu sắcmạnh mẽ tới mục tiêu,chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia thể hiện trênhai điểm cơ bản sau :

Thứ nhất, TGHĐ và ngoại thương:Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ làquan trọng đối với mỗi quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cảhàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó.Khi đồng tiền của một quốcgia tăng giá(Tăng trị giá so với đồng tiền khác)thì hàng hoá nước đó ở nướcngoài trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên rẻhơn.Ngược lại khi đồng tiền một nước sụt giá,hàng hoá của nước đó tại nướcngoài trở nên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắthơn(các yếu tố khác không đổi).Tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

Trang 6

vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế,gây ra thâm hụt hoặc thặngdư cán cân.

Thứ hai,TGHĐ và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát.Tỷ giá hối đoáikhông chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương ,mà thông qua đó tỷ giásẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cảtrong nước ,lạm phát khả năng sản xuất , công ăn việc làm hay thất nghiệp…

Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từquốc gia này sang quốc gia khác Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mụcđích kiếm lời nhuận và tránh rủi ro Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợpngười ta dự đoán tỷ giá không tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ giatăng và tư bản xuất khẩu sẽ giảm

Với mức tỷ giá hối đoái 1USD =10500VND của năm 1994 thấp hơn mức1USD = 13500VND của năm 1998 ,tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu giảđịnh mặt bằng giá thế giới không đổi ,thì không chỉ có xe con khi nhập khẩutính thành tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩuđều rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu ,máy móc chosản xuất Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi,thì điều này tấtyếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên Nếu tỷ giá hối đoái tiếp tục cósự gia tăng liên tục qua các năm ( đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất giá ) cónghĩa lạm phát đã tăng Nhưng bên cạnh đó , đối với lĩnh vực sản xuất chủ yếudựa trên nguồn lực trong nước ,thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăngkhả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này , giúp phát triển sản xuất và từ đó cóthể tạo thêm công ăn việc làm , giảm thất nghiệp ,sản lượng quốc gia có thểtăng lên Ngược lại , nếu các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm ,khảnăng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước cũng có xu hướng giảm ,sảnlượng quốc gia có thể giảm ,thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng lên … nếutỷ gá hối đoái giảm xuống ( USD giảm giá hay VND tăng giá )

1 2.Nhân tố tác động đến tỷ giá và tầm quan trọng của tỷ giá

1.2.1.Nhân tố tác động tới tỷ giá.

a)Về dài hạn có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá :Năng suất lao động,mức giácả tương đối ở thị trường trong nước,thuế quan và hạn mức nhập khẩu,ưa thíchhàng nội so với hàng ngoại.

- Năng suất lao động(NSLĐ)trong nước đóng một vai trò quan trọng trongviệc ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.NSLĐtrong nước tăng lêntương đối so với nước ngoài, đồng nghĩa với việc các nhà kinh doanh có thể hạgiá thành sản phẩm, dịch vụ của mình tương đối so với hàng ngoại nhập,dẫnđến sự gia tăng mức cầu của hàng nội địa so với hàng ngoại nhập,làm cho hàngnội địa vẫn bán tốt khi giá đồng nội tệ tăng lên(TGHĐ)giảm xuống và ngượclại Thực tế trên thị trường thế giớiTGHĐ của đồng tiền phụ thuộc rất khăngkhít vào NSLĐ tương đối của nước đó.Một nền kinh tế phát triển có NSLĐ caotrong thời kì nào đó thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giá của đồngtiền nước đó.

Trang 7

- Thuế quan và hạn mức nhập khẩu là những công cụ kinh tế mà chínhphủ dùng để điều tiết và hạn chế nhập khẩu.Chính công cụ này nhiều hay ít đãtác động và làm tăng giả cảcủa hàng ngoại nhập,làm giảm tương đối nhu cầuvới hàng nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuấttrong nước.Những công cụ mà nhà nước dùng để hạn chế nhập khẩu sẽ ảnhhưởng và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ có xu hướng giảm về lâu dài.

- Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại Nếu sự ham thích của người nướcngoài về mặt hàng trong nước tăng lên thì cầu về hàng nội sẽ tăng lên làm đồngnội tệ tăng giá,bởi hàng nội địa vẫn bán được nhiều ngay cả với giá cao hơncủa đồng nội tệ.Cầu đối với hàng xuất của một nước tăng lên làm cho đồng tiềnnước đó giảm giá.

-Năng suất lao động : Năng suất lao động cao làm giá hàng của một nướcrẻ tương đối so với các nước khác Cầu hàng xuất nước đó cao lên kéo theo sựtăng giá của đồng tiền nước đó Về lâu dài , do năng suất lao động của mộtnước cao hơn tương đối so với nước khác , nên đồng tiền của nước đó tănggiá.

-Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến tỷ giá : Phần lớn các nước đang pháttriển đều phải đối mặt với tình trạng “Đôla hoá” trong nền kinh tế.Đó là sự mấtniềm tin vào đồng bản tệ , người dân và các tổ chức kinh tế găm giữ đôla vàchỉ tín nhiệm đồng tiền này trong thanh toán trao đổi Do vậy cầu USD rất lớnvà giá các đồng bản tệ xuống thấp các nước luôn trong tình trạng căng thẳngvề dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn

-Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát nước A cao hơn tỷ lệ lạm phát nướcB,nước A cần nhiều tiền hơn để đổi lấy một lượng tiền nhất định của nước B.

-Giá đồng tiền nước A giảm xuống

-Cán cân thương mại: Nó liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Xuấtkhẩu lớn tỷ giá lên giá

b)Các nhân tố thuộc về ngắn hạn

-Lãi suất : Lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tác động đến nhiều chỉtiêu khác nhau trong đó tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ hết sức chặt chẽ vớinhau Trong một nước nếu lãi suất nội tệ tăng trong khi lãi suất thế giới ổn địnhsẽ làm cho các luồng vốn quốc tế đổ vào nhiều vì mức lãi suất quá hấp dẫn Do vậy cầu tiền nước này tăng lên và tỷ giá tăng theo

-Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ: tất cả đều có thể làm dịch chuyểnđường cung và cầu tiền tệ Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặcbiệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và công nghệ máy tính hiện đạicó thể trao đổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày.

-Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cầu về ngoại tệ trên thị trường ,do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hốiđoái Bội thu cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cânthanh toán sẽ làm cho tỷ giá tăng.

Trang 8

cung-1.2.2 Tầm quan trọng của tỷ giá.

Bất kì một quốc gia nào cũng luôn luôn tìm cách để đạt được hai mục tiêulớn của nền kinh tế : Đó là mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng ngoại thương)và mục tiêu cân bằng nội(cân bằng sản lượng,công ăn việc làm và lạm phát)

Ta biết rằng, tỷ giá tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nướcvà hàng hoá nước ngoài Khi đồng tiền của một nước tăng giá (Tăng giá trị sovới đồng tiền khác ) thì hàng hoá nước đó tại nước ngoài trở lên đắt hơn vàhàng hoá nước ngoài trở lên rẻ hơn(giá nội địa tại hai nước giữ nguyên ) Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá , hàng hoá nước đó tại nướcngoài trở lên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở lên đắt hơn.

Từ đó tỷ giá ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu của cácquốc gia và trở thành yếu tố chính ảnh hưởng tới việc thực hiện 2 mục tiêu lớncủa nền kinh tế Điều này có thể nhận thấy một cách rõ ràng khi xem xét nềnkinh tế Việt Nam Hiện nay,đồng VND đang được coi là tăng giá tương đối sovới các đồng tiền trong khu vực ( do đồng tiền của các nước này giảm giá sovới đồng USD ) nên giá cả của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đang caohơn so với hàng hoá cùng chủng loại của các nước trong khu vực dẫn đến bịcạnh tranh một cách gay gắt và thực tế là tổng kim ngạch xuất khẩu của nướcta trong năm 2000 và mấy tháng đầu năm 2001 là không tăng mà có tăng thìcũng chỉ tăng một lượng nhỏ.

1.3.Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế.

1.3.1.a.Thực trạng quan hệ giữa tỷ giá với ngân sách:

Mọi sự biến động của các loại tỷ giá đều tác động trực tiếp tới thu chingân sách Trước năm 1990 nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá kết toán nộibộ, mức tỷ giá nhà nước công bố thường cố định trong thời gian tương đối dài.ở thời điểm công bố mức tỷ giá thấp hơn nhiều so với mức giá trên thị trườngvà tình hình sức mua của đồng tiền tính chung thời kỳ 1985 - 1988, 1rúp muatrên dưới 1.500VND hàng xuất khẩu, 1USD trên dưới 3.000VND, trong khi đótỷ giá kết toán nội bộ thanh toán trong quan hệ xuất nhập khẩu giữ mức150VND/Rúp và 225VND/USD Nhìn chung 1Rúp hàng xuất khẩu phải bù lỗ1.350VND và 1USD phải bù 2.775VND Kim ngạch xuất khẩu của năm 1987là650 triệu R-USD trong đó khu vực đồng Rúp 500 triệu và khu vực đồng USD150 triệu, Ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ 900 tỷ Đối với các ngành, các địaphương càng giao nhiều hàng xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ với bạn, thìngân sách nhà nước càng phải bù lỗ nhiều Ngân sách nàh nước không bù lỗ đủhoặc chậm trễ trong việc thanh toán thì công nợ giữa các doanh nghiệp và cácngành càng tăng và càng thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh Đối với hàng nhập,thì khi vật tư nguyên liệu thiết bị về nước nhà nước đứng ra phân phối cho cácngành trong nền kinh tế quốc dân với mức giá thấp (phù hợp với mức tỷ giá150 VNĐ/Rúp và 225VND/USD nêu trên) Như vậy, các ngành, các địaphương được phân phối các loại vật tư,nguyên liệu đó thì được hưởng phần giáthấp còn ngân sách nhà nước lại không thu được chênh lệch giá Việc thực hiện

Trang 9

cơ chế tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán xuất - nhập khẩu và bù lỗ hàngxuất khẩu đó là:

- Nếu thực hiện nghiêm trọng nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu cho bạn để cóthể đưa hàng nhập về đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, thì mức lỗ củangân sách cho hàng xuất khẩu lớn gây trở ngại cho việc điều hành ngân sách -Nếu trì hoãn cho việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu nhưng trong khiđó vẫn yêu cầu bạn giao hàng nhập cho ta theo tiến độ, thì việc bù lỗ hàng xuấtkhẩu được giảm ở mức độ nhất định, nhưng nghĩa vụ nợ của ta với bạn lại tănglên đáng kể.

+Tỷ giá qui định thấp nên các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệkhông bán ngoại tệ cho ngân hàng, vì làm như vậy sẽ bị mất lãi Các tổ chứcđại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng không chuyển tiền tàikhoản ở ngân hàng ở chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hoặc sửdụng ngoại tệ tiền mặt trực tiếp trên thị trường Do đó cơ chế tỷ giá của thời kỳnày đã trở thành một yếu tố tạo cho ngoại tệ bị thả nổi, mua bán trên thị trườngtrong nước Thực tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước vừa làmphát sinh thêm những tiêu cực trong đời sống xã hội Đồng thời nó tác động trởlại tỷ giá kết toán nội bộ và làm cho tỷ giá giữa đồng nội tệ giữa các đồngngoại tệ diễn biến phức tạp thêm Từ tình hình trên cho thấy, trước năm 1989tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ do nhà nước qui định khôngtính đến biến động giá trên thị trường đang bị trượt ngã nghiêm trọng, nên đãlàm cho mức bù lỗ hàng xuất khẩu trong ngân sách quá lớn, gây khó khăntrong việc điều hành và quản lý ngân sách và thực hiện nghĩa vụ giao hàng màta đã cam kết với nước ngoài, ngoại tệ bị rối loạn, Nhà nước không điều hànhvà quản lý được.

+Tỷ giá hối đoái bị bóp méo so với thực tế đã khiến cho thu chi ngân sáchNhà nước không phản ánh đúng nguồn thu từ nước ngoài và các khoản cấpphát của ngân sách Nhà nước cho nền kinh tế quốc dân và cho các hoạt độngkhác có sử dụng ngoại tệ.

+Việc tạo ra một tỷ giá chính thức tưởng là giữ giá trị đồng Việt Nam sovới ngoại tệ để kế hoạch hoá và ổn định kinh tế, nhưng thực chất là đẩy xuấtkhẩu Việt Nam vào ngõ cụt, không khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu vàđẩy mạnh hàng nhập khẩu, hệ quả là cán cân thương mại bị nhập siêu nghiêmtrọng, ngân sách Nhà nước phải gánh chịu thêm các thua thiệt.

+Khi buộc phải thả nổi và phá giá mạnh đã làm cho chi phí của các doanhnghiệp tăng lên đáng kể và lợi nhuận bị giảm, do đó mức thu từ thuế lợi tứccủa các tổ chức kinh tế cho ngân sách Nhà nước cũng bị ảnh hưởng Mặt khác,các khoản chi tiêu cho các cơ quan và tổ chức được Nhà nước cấp cũng đượctăng lên tương ứng với mức mất giá của đồng nội tệ Tình hình đó đã tác độngđến yếu tố làm tăng bội chi ngân.

+Từ năm 1989, cùng với các cải cách kinh tế, tài chính, tiền tệ, Nhà nướcđã bỏ chế độ tỷ giá trước đây (tỷ giá kết toán nội bộ) , giảm căn bản bù lỗ cho

Trang 10

hoạt động xuất - nhập khẩu và thực hiện chính sách giá sát với tỷ giá thịtrường Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thức của VNĐ với các ngoạitệ mạnh, nhất là với USD trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại xây dựng vàcông bố tỷ giá hàng ngày với biên độ chênh lệch cho phép (khoảng 5%) so vớitỷ giá chính thức.

+Về mặt ngân sách Nhà nước, chính sách một tỷ giá hối đoái sát với thịtrường khiến cho việc tính toán thu chi Ngân sách Nhà nước phản ánh trungthực và chính xác hơn, không bị bóp méo Tỷ giá đó góp phần làm cho côngtác kế hoạch hoá vay nợ và trả nợ nước ngoài từ ngân sách Nhà nước thuận lợihơn và có cơ sở vững chắc hơn.

* Mặc dù có những thành công rất đáng kể trong lĩnh vực tỷ giá và quảnlý ngoại tệ, nhưng vẫn còn một số hạn chế đã làm ảnh hưởng không tốt đếnquản lý, điều hành ngân sách, đó là

- Nguồn ngoại tệ không được quản lý chặt chẽ, còn bị buông lỏng đãkhiến cho lực lượng ngoại tệ của Nhà nước tăng chậm và chưa tương xứng vớimức độ tăng của cán cân thương mại, một cơ sở của sự ổn định thu chi ngânsách Nhà nước là quỹ ngoại tệ chưa được tăng cường.

- Vì tỷ giá hối đoái chính thức theo sát tỷ giá thị trường nếu không ổnđịnh thì không những ngân sách bị động mà việc tính toán thu chi Ngân sáchbằng ngoại tệ theo không kịp thời dẫn tới không sát với thực tế thị trường, điềuhành Ngân sách Nhà nước không tránh khỏi lúng túng, nhất là trường hợp bịthiếu hụt khi trả nợ đến hạn đòi phải giải quyết.

1.3.1.b.Thực trạng quan hệ tỷ giá và nợ nước ngoài

Tỷ giá có mối quan hệ hữu cơ với nợ nước ngoài và công tác quản lý nợ.Trước năm 1979, Việt Nam có sử dụng 20tỷ Yên Nhật tương đương 92 triệuUSD (tỷ giá 216 Yên = 1USD) Ngày 6/11/1992 chính phủ Nhật mở lại tíndụng với Việt Nam và cho Việt Nam vay 20 tỷ Yên, tương đương 159 triệuUSD (tỷ giá 126 Yên= 1USD) Ngoài ra, vào thời điểm 1987 trở về trước còncó các khoản vay các công ty của Nhật 20 tỷ Yên, tương đương 125 triệu USD( tỷ giá 160 Yên= 1USD) Đầu năm 1995, đồng Yên lên giá, 1USD chỉ còn 90Yên là như vậy, xét về góc độ tỷ giá thì trong thời gian qua sự tăng giá củađồng Yên Nhật, đã làm tăng thêm gánh nặng nợ gốc qui ra USD, làm thiệt thòicho người đi vay.

Tương tự như tình hình trên, việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệpở nước ta liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá có tác động mạnh đến khảnăng thanh toán của các doanh nghiệp Trong các năm 1989 - 1990 có 81doanh nghiệp vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả với doanh sốvay là 5722 triệu Yên là 10,9 triệu USD, tỷ giá lúc này là 130 Yên=1USD, dođó tổng vay nợ bằng đồng Yên quy ra USD là 44 triệu USD Đến năm 1995, dochưa trả được nợ mà đồng yên lại tăng giá, nên nợ gốc vay tăng từ 44 triệuUSD lên 58 triệu USD (chưa tính đến yếu tố lãi suất tiền vay và tỷ giá giữa

Trang 11

đồng Việt nam và USD) Do tổng hợp nhiều yếu tố, rong đó có yếu tố về tỷgiá, nên đại bộ phận trong số 81 doanh nghiệp vay vốn theo phương thức nàyđều bị sức ép của cả hai loại tỷ giá.

- Tỷ giá giữa Yên và USD (đại bộ phận doanh số vay của các doanhnghiệp kể trên là vay đồng Yên của các công ty Nhật trong khi đó đồng Yêntăng giá).

- Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD (trong khi đó đồng Việt nam bịgiảm giá).

Sự biến động của tỷ giá cùng các với yếu tố ngoại hối, nhưng nó có ýnghĩa đặc biệt riêng của nó đối với việc huy động vốn, thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá, thu chi ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế và xã hội.Ngược lại, vực nợ nước ngoài nếu không quản lý tốt và không sử dụng có hiệuquả sẽ trở thành gánh năngk đối với nền kinh tế hiện tại và tương lai, có khicòn ảnh hưởng đến nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

Về vay nợ chính phủ phải có quy chế chặt chẽ quy định được vay về tráchnhiệm,nghĩa vụ và quyền hạn của các pháp nhân kinh tế và pháp nhân côngquyền trước các khoản vay và khoản trả nợ Hiện nay chúng ta có qui định Nhànước vay Nhà nước trả, doanh nghiệp vay doanh nghiệp trả, Nhà nước khônggánh hộ nợ doanh nghiệp.

Thiếu vốn phải vay, nhưng không phải ai cho vay với điều kiện nào cũngchấp nhận cả Phải thấy rằng, nếu tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam hạ, đồngngoại tệ tăng, thì khoản trả nợ của Ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp sẽphải tăng , nhưng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ lại có lợi, đó là một bài toánkhó, phải tính xem lợi ích do xuất khẩu mang lại cho phát triển kinh tế có bùlại được thiệt hại của số tiền Ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp phải trả nợcao hơn không?

Vì lẽ đó, chúng ta phải tỉnh táo đàm phán với các chủ nợ khi vay, khôngthể chấp nhận bất cứ điều kiện nào và không thể không nghĩ đến việc trả giá,đặc biệt phải chú trọng đến các vấn đề chính trị của các khoản vay Phải thấyđược rằng các chủ nợ cho vay là để lấy lãi chứ không phải làm việc nghĩa Vấnđề là ở chỗ làm thế nào để giải quyết hài hoà giữa lợi ích của bên cho vay vàbên vay Việc quảnlý nợ không chỉ quy định trách nhiệm mà còn phải luôn chúý tới hiệu quả sử dụng khoản vay Vì vậy quản lý đầu tư sử dụng các khoảnvay cho các công trình, mục tiêu là một việc có tầm quan trọng đặc biệt Cáccơ quan tài chính và ngân hàng phải đặc biệt chú ý tới vấn đề này-vay cho mụctiêu nào được quản lý theo mục tiêu đó.

Về viện trợ: viện trợ không hoàn lại không nhiều, nhưng cũng phải đượcquản lý chặt chẽ Những khoản viện trợ của nước ngoài cho chính phủ và cáccấp chính quyền phải được đưa vào ngân sách nhà nước để cân đối và sử dụng,không hình thành quỹ riêng Tuy các khoản này ngân sách không phải trả lại

Trang 12

nhưng là một nguồn khá quan trọng góp phần giải quyết các vấn đề của đấtnước.

Những khoản tài trợ của các tổ chức quốc tế và cá nhân cho các dự ánngoài ngân sách và các tổ chức xã hội cũng phải được chuyển vào ngân sách đểquản lý và chỉ cấp phát bằng tiền Việt nam theo tỷ giá chính thức ở thời điểmsử dụng, không cấp phát bằng ngoại tệ.

Để đáp ứng yêu cầu trên, chính phủ cần thành lập một tổ chức trực tiếpquản lý nợ, viện trợ Cơ quan này không những nắm các khoản nợ, viện trợ, tàitrợ của chính phủ, các cấp chính quyền, mà cả các khoản nợ của các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm thực hiện yêu cầu quản lý vĩ mô củanhà nước trong điều kiện kinh tế mở Chỉ xét riêng trong cán cân vay lãi, cáncân thanh toán quốc tế, thì không phải chỉ có nợ chính phủ mới nằm trong đómà ngay cả nợ của các doanh nghiệp tư nhân các của nước cũng phải đưa vào.Bởi vì, vốn đưa vào dù ai sử dụng thì vẫn là cho cả nền kinh tế và khi trả, dù aitrả cũng phải lấy một phần GDP để trả nợ mà việc đó liên quan đến lợi íchquốc gia, trực tiếp tác động đến sự cân bằng của cán cân thanh toán là quốcgia có số nợ nước ngoài lớn nếu so với GDP, trong tương lai còn phải vay vàđồng thời phải trả nợ đến hạn vì vậy với việc hình thành chiến lược vay và trảnợ có ý nghĩa chiến lược to lớn.

1.3.1.c.Thực trạng tác động của tỷ giá đến lãi suất và trái phiếu chính phủ.

Tỷ giá ngoại hối có liên quan chặt chẽ đến lãi suất và có tác dụng điềuchỉnh lãi suất Trong nền kinh tế thị trường khi đồng nội tệ mất giá khối lượngnội tệ cung ứng ngoài thị trường lớn đòi hỏi phải điều chỉnh tăng lãi suất, trongtrường hợp này làm tăng chi ngân sách về thanh toán lãi suất huy động nội tệ.Khi đồng nội tệ lên giá nhà nước phải điều chỉnh giảm mức lãi suất, điều nàysẽ giảm chi ngân sách về thanh toán lãi suất huy động nội tệ, nếu không điềuchỉnh mức lãi suất thì những nhà sản xuất kinh doanh sẽ bán ngoại tệ cho ngânhàng lấy nội tệ gửi vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu chính phủ để hưởng lãisuất cao Điều này sẽ tác động xấu đến sản xuất-kinh doanh trong khi đó ngânsách phải tiếp tục thanh toán lãi suất về huy động tiền gửi Kinh nghiệm củamột số nước châu á (như Malaixia, Thái lan, Indonexia) cho thấy việc xử lý hàihoà phối hợp điều hành lãi suất và tỷ giá ngoại hối đã làm cho tỷ giá giữ đượcbiên độ ổn định và tiền tệ không có biến động mạnh.

Do đồng USD mất giá ở mức cao, nên hiện nay Mỹ đang đẩy mạnh xuhướng nâng cao lãi suất Việc làm này sẽ làm tăng lãi suất tiền vay bằng ngoạitệ USD, và do đó sẽ tác động trực tiếp đến các khoản vay nợ của Việt nam Vớidiễn biến này đòi hỏi chúng ta cần có sách lược chọn đồng tiền với mức láisuất thích hợp, nhằm đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay đạt hiệu quả.

Tóm lại: từ những vấn đề phân tích trên đây và thực trạng Việt nam chothấy, tình hình tài chính quốc gia (đặc biệt là ngân sách nhà nước) và chế độngoại tệ, tỷ giá có quan hệ biện chứng qua lại hết sức chặt chẽ, một mặt tìnhhình tài chính (mà biểu hiện tập trung là ngân sách nhà nước) là một nhân tố

Trang 13

hàng đầu quyết định đến sự lựa chọn tỷ giá, phương án điều chỉnh tỷ giá, mặtkhác chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá cũng có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ,toàn diện đến quản lý Nền tài chính quốc gia thông qua nhiều kênh, dướinhiều hình thức và góc độ khác nhau, chính vì vậy khi đặt vấn đề lựa chọnchính sách, phương án điều chỉnh tỷ giá sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu nhưkhông đề cập, phân tích thực trạng tài chính hiện hành của quốc gia.

1.3.1.d.Tỷ giá hối đoái đối với điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Các nước đang phát triển thường thiết kế chính sách tỷ giá hối đoái nhằmduy trì sức cạnh tranh quốc tế ở mức phù hợp với vị thế cán cân thanh toánquốc tế lâu bền Bằng cách tăng giá các hàng thương mại hoá dược so với cáchàng hoá không thương mại hoá dược; sự phá giá đồng thời chuyển dịch cầutổng thể có lợi cho các cho các hàng hoá không thương mại hoá dược, và cungtổng thể có lợi cho các hàng hoá thương mại hoá dược, và do đó giảm bội dưcầu đối với hàng hoá thương mại hoá dược (tức là cải thiện được vị thế củacán cân vãng lai) Ngoài tác động của chính sách chuyển đổi chi tiêu, phá giácũng giảm cầu tổng thể thông qua ảnh hưởng của khối lượng tài sản, một sựtăng giá nội địa sẽ làm cho sự phá giá đồng tiền nội địa tháp hơn giá trị thựccủa tài sản tài chính và giảm hấp thụ.

Do vai trò cốt yếu của tỷ giá hối đoái đối với việc duy trì sức cạnh tranhđối với bên ngoài tỷ giá có thể làm thay đổi vượt ra khởi điểm cân bằng của nó.Bởi vì điểm cân bằng này được xác định nội sinh, chính sách tỷ giá hối đoáicần lưu ý đến các tác động của các cơn sốc khác nhau lên điểm cân bằng của tỷgiá thực Phần này đề cập đến các tiếp cận khác nhau trong việc xác định điểmcân bằng tỷ giá thực và nghiên cứu tác động của các cơn sốc bên trong và bênngoài lên điểm cân bằng đó, sau đó sẽ tập trung vào chính sách cụ thể nhằmduy trì sức cạnh tranh trong quá trình điều chỉnh.

Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng:

Nói chung có hai tiếp cận để xác định tỷ giá hối đoái thực "cân bằng".Tiếp cận đơn giản và phổ biến nhất là dựa vào khái niệm tỷ giá theo sức muaso sánh Nguyên lý trung tâm của tỷ giá so sánh sức mua là tỷ thực cân bằng tỷlệ với các mức giá tương đối giữa một nước với đối tác ngoại thương củamình, tức là đối với sức mua so sánh giữa các đồng tiền các quốc gia Như vậytỷ giá sức mua so sánh được coi là chỉ số thích hợp cho cân bằng tỷ giá giữacác đồng tiền với tỷ lệ lạm phát quy định tỷ lệ thay đổi của tỷ giá danh nghĩatheo thời gian Việc áp dụng tỷ giá so sánh sức mua bao gồm việc sử dụng tỷgiá hối đoái hiện hữu để tính mặt bằng giá tương đối theo các đại lượng tiền tệthông dụng Bất cứ sự sai lệch nào của tỷ giá thực so với giá trị gốc của nó sẽđược coi là dấu hiệu tỷ giá đã đi lệch ra khỏi giá trị tỷ giá so sánh sức mua cânbằng.

Tiếp cận khác, có sức hấp dẫn hơn là định nghĩa tỷ giá hối đoái thực nhưlà giá so sánh tương đối giữa hàng hoá mậu dịch và hàng hoá không mậu dịchhoá dược, nó đưa ra thước đo các động lực quyết định sự phân phối nguồn lực

Trang 14

giữa hai khu vực trọng yếu này của nền kinh tế: nếu giá nội địa của hàng hoáthương mại hoa so với hàng hoá không thương mại hoá được thì nguồn lực sẽđược phân phối lại sang khu vực hàng hoá thương mại hoá và cán cân ngoạithương sẽ được cải thiện Theo nghĩa đó, thì điểm cân bằng của tỷ giá thực sẽtương ứng với giá so sánh giữa hàng hoá thương mại hoá và hàng hoá khôngthương mại hoá đem lại đồng thời sự cân bằng nội và cân bằng ngoại Cânbằng nội có nghĩa là thị trường hàng hoá không thương mại hoá được thanhtoán liên tục, cân bằng ngoại có nghĩa là thâm hụt cán cân vãng lai được tài trợmột cách bền vững từ luồng vốn nước ngoài vào.

Ngoài chỉ số giá thực tế thì vẫn còn có các vấn đề tiềm tàng lên quan đếnbiến động chỉ số và sức cạnh tranh với bên ngoài Một số nghiên cứu gần đâychỉ ra sự thay đổi chỉ số tỷ giá thực quan được có thể là biểu hiện của sự thayđổi điểm cân bằng của tỷ giá thực do các loại cơn sốc trong nước và nướcngoài gây ra (ví dụ: sự tác động cẩu chênh lệch mức tăng năng suất, thay đổiđiều kiện ngoại thương, cải cách thuế quan, thay đổi trong điều hành ngân sáchchính phủ, sự tăng lên của lãi suất thực quốc tế) lên cân bằng của tỷ giá thực.

Chênh lệch về mức độ phát triển, tiến bộ trong công nghệ có tác độngquan trọng đến điểm cân bằng của tỷ giá thực, ví dụ: nếu năng suất lao độngtăng nhanh hơn trong khu vực hàng hoá thương mại hoá so với khu vực hànghoá không thương mại hoá, thì giá so sánh giữa hàng hoá không thương mạihoá sẽ tăng do sự tăng đồng nhất của tiền lương trong cả hai khu vực Với giáhàng hoá thương mại hoá thị trường quốc tế quy định thì tỷ giá hối đoái thựccân bằng sẽ giảm vậy tỷ giá thực cân bằng ở các nước có tốc độ tăng năng suấtthấp các nước đang phát triển thường chịu các cơn sốc về điều kiện ngoạithương Giả sử điều kiện ngoại thương xấu đi vì sự giảm giá tương đối củahàng xuất khẩu, sự xấu đi này tạo nên dư thừa cung đối với hàng hoá khôngthương mại hoá và dư thừa cầu đối với hàng hoá thương mại hoá, làm cho cáncân vãng lai xấu đi Mất cân bằng cán cân vãng lai được điều chỉnh lại qua việcgiảm giá tương đối của hàng hoá không thương mại hoá-tức là tăng tỷ giá thựcvà dịch chuyển cung nội địa từ hàng hoá không thương mại hoá sang hàng hoáxuất nhập khẩu.

Phân tích về tác động của cải cách thuế nhập khẩu cho thấy: giảm thuếnhập khẩu thường là tương đương với tăng tỷ giá thực cân bằng về phươngdiện định tính thì tác động của tự do hoá nhập khẩu cũng giống như việc cảithiện điều kiện ngoại thương (do giảm giá xuất khẩu) Thuế nhập khẩu thấphơn sẽ giảm giá tương đối của hàng nhập khẩu, tạo nên sự dư thừa cầu đối vớihàng hoá này, và dư thừa cung đối với hàng hoá xuất khẩu để đưa về cân bằngthì giá tương đối của hàng hoá không thương mại hoá sẽ giảm Như vậy phảnứng đối với việc giảm thuế nhập khẩu là tỷ giá hối đoái thực sẽ tăng lên.

Tỷ giá thực cân bằng cũng bị tác động của các biện pháp ngân sách, ngaycả khi thiếu hụt ngân sách không thay đổi thì sự thay đổi trong cơ cấu thu chingân sách cũng làm cho tỷ giá thực cân bằng thay đổi, Ví dụ: nếu chính phủcho hướng thành phần chi tiêu sang hàng hoá thương mại hoá sẽ giảm và tỷ giá

Trang 15

thực sẽ tăng Cũng như vậy, một sự thay đổi cơ cấu thuế sẽ tác động tới tỷ giáthực cân bằng bằng cách gây nên sự dịch chuyển của hành vi đầu tư-tiết kiệmcủa nền kinh tế Về nguyên tắc, nhiều sự kết hợp của biện pháp ngân sách sẽcho cùng một kết quả cân bằng ngân sách tổng thể, nhưng với mỗi sự kết hợpsẽ cho một tỷ giá thực cân bằng Vì vậy điểm cân bằng của tỷ giá hối đoái thựckhông chỉ định do vị thế ngân sách quy định, mà còn do cơ cấu chi và thu củachính phủ quy định.

Một sự tăng lên lãi suất quốc tế sẽ tác động đến điểm cân bằng của tỷ giáhối đoái thực thông qua hai kênh: thứ nhất, dưới chế độ tỷ giá cố định thì lãisuất trong nước tăng lên để giữ được mức so sánh với lãi suất quốc tế, do đólàm giảm chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm Một sự cải thiện cán cân vãng lainhư vậy sẽ gây nên việc giảm tỷ giá thực cân bằng Thứ hai, phụ thuộc vàoviệc nước đó là chủ nợ hay con nợ ròng, một sự cải thiện hoặc xấu đi phản ánhsự thay đổi tương ứng của sự thay đổi vị thế chuyển giao các nhân tố thu nhập,tác động này sẽ thúc đẩy thêm việc giảm tỷ giá thực cân bằng là không rõ ràng,nếu một nước là con nợ lớn Tác động của lãi suất quốc tế cao hơn cũng phụthuộc vào phản ứng ngân sách của chính phủ Nếu chính phủ làm trung hoà tácđộng của ngân sách lên sự thay đổi lãi suất bằng cách giảm chi tiêu hàng hoáthương mại hoá, thì tỷ giá thực cân bằng sẽ có xu hướng giảm trong dài hạn.mặt khác, tỷ giá thực cân bằng sẽ tăng nếu việc trả lãi suất được tài trợ bằngcách tăng thuế, hoặc nếu kèm theo việc giảm chi tiêu chính phủ đối với hànghoá không thương mại hoá.

1.3.1.e.Tỷ giá hối đoái thực, sức cạnh tranh quốc tế và lạm phát,cán cânthanh toán của quốc gia

Trong khi tỷ giá thực có thể chênh lệch ra khỏi điểm cân bằng vì một sốcác cơn sốc gây nên thì nguyên nhân chủ yếu của việc xấu đi sức cạnh tranhđối với bên ngoài ở hầu hết các nước đang phát triển là tỷ lệ lạm phát nội địacao kèm theo việc duy trì chế độ tỷ giá tỷ giá danh nghĩa cố định Các tiếp cậnđể ngăn ngừa sự xấu đi của sức cạnh tranh quốc tế là thực hiện quy tắc tỷ giáthực.

Như vậy quy tắc tỷ giá có thể ngăn ngừa được sự xuất hiện mất cân đốilớn và lâu dài của các giá cả tương đối và do đó tránh được mất cân bằngngoại, bằng cách cho tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh thường xuyên và theoliều lượng tương đối nhỏ Người ta lập luận rằng: tỷ giá hối đoái thực tế có thểgiữ được ở mức đúng đắn, không gây ra cái giá điều chỉnh phải trả cho nềnkinh tế, và do đó che lấp được vấn đề phá giá có thể nổi lên trên chiến trườngchính trị Hơn thế nữa, người ta còn khẳng định quy tắc tỷ giá thực cung cấpmột mức cho dự đoán bởi vì nó cung cấp cho những người tham gia thị trườngthông tin bổ ích về chiều hướng có thể xảy ra các giá tương đối và do đó tránhđược các quyết định sản xuất dựa trên các dự đoán mong đợi sai lệch.

Tuy vậy, việc chấp nhận quy tắc tỷ giá thực cũng gây ra một số vấn đềnhư: xác định điểm cân bằng của tỷ giá thực là không dễ dàng về lý thuyết, chứ

Trang 16

chưa nói về mặt thực tiễn và một số khó khăn nghiêm trọng có thể phải tínhđến nếu đích tỷ giá đặt sai Vì vậy, trong khi phát biểu quy tắc tỷ giá thực thìphải cho phép có một độ sai số so với điểm cân bằng của tỷ giá thực do các cơnsốc bên ngoài hoặc trong nước gây ra Nếu cơn sốc là tạm thời, thì có thể kiêntrì quy tắc tỷ giá thực Nếu cớm sốc là lâu dài thì sự sai biệt lớn của tỷ giá thựcso với điểm cân bằng có thể làm giảm sức cạnh tranh quốc tế.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy: các quy tắc tỷ giá thực có thể tạo nênsự không an tâm, đối với hệ quả cân bằng vĩ mô, dù nó có tác động tốt về mặtcân bằng ngoại Việc thực hiện đích tỷ giá thực, tức là buộc phải theo đuổi đíchphần thực mà lại sử dụng các công cụ đại lượng danh nghĩa với giá cả nội địa.Vì vậy các cơn sốc đối với lạm phát trong nước có thể mang tính chất lâu dài,và trong một số trường hợp có thể dẫn đến lạm phát, về phía cạnh khác, trongnền kinh tế nhỏ, cung tiền tệ có thể bị gia tăng do nguồn bên ngoài tăng lên, thìmột sự bùng nổ giá cũng có thể xảy ra ngay cả khi chính sách tín dụng khôngbành trướng.

Chính sách hỗ trợ đối với các biến động của giá thông qua điều chỉnh tiềntệ và tỷ giá sẽ tác động đến quá trình hình thành tiền lương trong nền kinh tế.Theo chính sách đó thì người lao động sẽ không quan tâm nhiều đến tác độnglên công ăn việc làm của việc định ra tiền lương danh nghĩa cao hơn, vì cáccông ty có đủ khả năngchuyển chi phí tiền lương cao hơn sang giá cao hơn, vìvậy sự tăng lương sẽ phản ánh đầy đủ trong tiền lương và tăng giá cả tiếp tụctheo đó Tác động lên tổng sản phẩm của các chính sách hỗ trợ tài chính và tỷgiá hối đoái sẽ phụ thu vào nguồn gây nên biến động Nếu cơn sốt cung thốngtrị, thì biến động của tổng sản phẩm sẽ tăng lên do chỉ số hoá đầy đủ tỷ giá hốiđoái Ngược lại, nếu cơn sốt cầu thống trị thì các chính sách hỗ trợ sẽ làm ổnđịnh tổng sản phẩm.

Các nghiên cứu về hệ quả của quy tắc tỷ giá thực và ổn định giá chỉ mớibắt đầu gần đây và có ít Ađam và Gros(1966) nghiên cứu vấn đề bằng cách sửdụng một số mô hình phân tíc đơn giản với các giả thiết khác nhau liên quanđến cơ cấu hàng hoá, tính cứng nhắc của giá lương, độ tự do lưu chuyển vốn.Họ kết luận rằng: chính sách tiền tệ có thể mất khả năng kiểm soát lạm phátnếu đặt tỷ giá danh nghĩa theo quy tắc tỷ giá thực và nếu sau đó lại tìm cáchkiểm soát lạm phát, thì sẽ mất khả năng kiểm soát diễn biển kinh tế vĩ môkhác, họ cũng lập luận rằng: nếu tỷ giá hối đoái thực nâng quá mức so vớiđiểm cân bằng thì lạm phát chắc chắn sẽ cao hơn.

Hoạt động của quy tắc tỷ giá thực và chính sách ngân sách liên quan chặtchẽ với nhau Lizondc(1989) đưa ra lược đồ mối quan hệ giữa in tiền do thiếuhụt ngân sách và tốc độ phá giá tỷ giá Trong đó, giá trị cân bằng lâu bền của tỷgiá thực là hàm không chỉ biến thực nêu trên mà còn của tỷ lệ lạm phát trongnước Đại lượng sau quyết định tổng thu được của chính phủ thông qua thuếlạm phát, đến lượt nó lại tác động lên giá trị tài sản của tư nhân và chi tiêutrong dài hạn, và do đó lên điểm cân bằng của tỷ giá thực Mỗi một đích tỷ giáthực gây ra một tỷ lệ lạm phát nội địa về dài hạn, khi các điều kiện khác không

Trang 17

thay đổi Bên cạnh đó cần lưu ý không phải tất cả các đích tỷ giá thực là khảthi và không phải tất cả các quy tắc tỷ giá đều đưa nền kinh tế đến đích, ngaynhư nếu đích đó là khả thi.

Kinh nghiệm các nước lạm phát cao đã làm tăng sự phản đối việc chấpnhận các quy tắc tỷ giá thực Nhiều nước trên đã trải qua tình trạng tỷ lệ lạmphát cao trong thập kỷ trước mà đặc trưng "mặt bằng cao" Lạm phát nhảy từngbước đến các thời kỳ lạm phát cao hơn nhưng lại tương đối ổn định Trong mộtsố trường hợp thì bước nhảy như vậy liên quan đến phá giá từng đợt, tiếp theolà "cố định" dựa vào các quy tắc tỷ giá so sánh sức mua Trong các nỗ lực lớnhơn, gần đây họ cố định tỷ giá danh nghĩa để cung cấp một mốc meo danhnghĩa Điều này cũng không kết luận rằng: gắn cố định dựa trên cơ sở tỷ giá sosánh sức mua là gây nên lạm phát cao, nhưng thực tiễn cho thấy nguy cơ ngàycàng cao.

Tuy vậy, cũng cần nhận thấy một số lợi thế của quy tắc tỷ giá thực, ví dụ:tỷ giá thực sẽ không cho phép chênh lệch xa điểm cân bằng, vì vậy không phảilo lắng trước sự mất ổn định của giá nội địa.

Tóm lại, một khi đích mục tiêu đặt ra đối với tỷ giá thực vẫn còn đúng, thìtiềm năng gây lạm phát do sử dụng đích mục tiêu tỷ giá thực gây ra có thểđược kìm hãm bằng cách sử dụng các chính sách ngân sách và tiền tệ thắt chặt,tiếp cận này sẽ ngăn ngừa sự xuất hiện biến động gây mất ổn định của giá cả,ngay cả khi nếu tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh để duy trì sức cạnh tranhquốc tế Khi không biết chắc chắn giá trị cân bằng của tỷ giá thực thì khôngnên quá chú trọng vào việc đặt ra đích mục tiêu tỷ giá thực, ngay cả khi nếucác chính sách ngân sách và tiền tệ được sử dụng một cách thận trọng Gánhnặng của điều chỉnh ít nhất là một phần do các chính sách tài chính chịu, hơn làhoàn toàn dồn cho điều chỉnh tỷ giá Theo nghĩa đó thì cần phải chú ý rằng cácchính sách như vậy bản thân chúng có thể chịu tác động bởi chế độ tỷ giá hốiđoái mà chính phủ đưa ra.

Để phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế ta đưa ra kháiniệm khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh = E*Po/P

Trong đó:

Po: giá sản phẩm ngoài tính theo giá thị trường nước ngoài.

P: giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội tệ.E:tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước ngoài tính theo đồng nội địa.

Với P và Po không đổi khi E tăng , EPo sẽ tăng Giá của sản phẩm nướcngoài trở nên đắt tương đối so với giá của sản phẩm trong nước và ngược lại,giá của sản phẩm trong nước trở nên rẻ, tương đối so với sản phẩm nước ngoài.Sản phẩm trong nước do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn xuất khẩu sẽ tăng (X tăng ), nhập khẩu giảm đi (IMgiảm), điều này làm cho xuất khẩu ròng (NX=X_IM) tăng lên Vì AD=C+I+G+NV nên NX tăng lên làm cho AD dịch phải,trên hình vẽ ta thấy sản lượng cân bằng Q tăng lên tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Trang 18

AD'P ASLR ASSR

AD

Q* Q

Như vậy sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa và do đó tỷ giá hối đoáithực tế sẽ tác động đến cân bằng cán cân thương mại, do đó tác động đến sảnlượng, việc làm giá cả.

Hãy mở rộng tác động của tỷ giá hối đoái với cán cân thanh toán, ở đây cómối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái.

Khi lãi suất tăng lên, đồng tiền nội địa trở nên có giá trị hơn, tỷ giá hốiđoái của đồng nội địa tăng lên, trong điều kiện tư bản vận động một cách tự dothì tư bản nước ngoài sẽ tràn vào thị trường trong nước, giả định cán cânthương mại là công bằng thì cán cân thanh toán là thặng dư.

Như vậy tỷ giá hối đoái là một biến cố rất quan trong, tác động đến sự cânbằng của cán cân thương mại và cán cân thanh toán, do đó tác động đến sảnlượng, việc làm cũng như sự cân bằng của nền kinh tế nói chung Chính vì vậy,một số nước trên thế giới vẫn còn duy trì tỷ giá hối đoái cố định, còn phần lớncác nước theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý nhằm giữ chotỷ giá hối đoái chỉ biến động trong một phạm vi nhất định, để ổn định và pháttriển nền kinh tế.

1.4.Các chính sách điều hành tỷ giá hối đoái trên thế giới.

1.4.1.Khái niệm:

Chính sách TGHĐ là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cungcầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tớinhững mục tiêu cần thiết.

Về cơ bản , chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đềlớn là : vấn đề lựa chọn chế độ ( hệ thống ) tỷ giá hối đoái ( cơ chế vận độngcủa tỷ giá hối đoái ) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Trang 19

1.4.2.Các chế độ tỷ giá hối đoái1.4.2.1.Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

1.4.2.1.a.Chế độ đồng giá vàng (1880 - 1932):

Sau một quá trình phát triển lâu dài, tiền thống nhất từ các dạng sơ khaithành hai loại: vàng và bạc sau đó cố định ở vàng Chế độ bản vị vàng là chếđộ ở đó, vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung, chỉ có tiền đúc bằng vànghoặc dấu hiệu của nó mới có thể đổi lấy nó Theo đó, đồng tiền của các nướcđược đổi trực tiếp ra vàng, tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở so sánhhàm lượng vàng của các đồng tiền, sự so sánh đó được gọi là ngang giá vàng(gold parity).

Ví dụ: 1 GBP = 5 USD có nghĩa là: 1GBP có chứa "một hàm lượng vàng"tương đương với 5 lần hàm lượng vàng của 1 USD Nói cách khác, ngang giávàng của GBP so với USD là: GBP/USD = 5.

Trong chế độ bản vị vàng, khi việc đúc tiền vàng , đổi tiền ra vàng và xuấtnhập khẩu vàng được thực hiện tự do thì tỷ giá hối đoái tách khỏi ngang giávàng là rất ít vì nó bị giới hạn bởi các điểm vàng Thực hiện xuất nhập khẩuvàng sẽ quay quanh "điểm vàng" Giới hạn lên xuống của tỷ giá hối đoái làngang giá vàng cộng (hoặc trừ) chi phí vận chuyển vàng giữa các nước hữuquan Điểm cao nhất của tỷ giá hối đoái gọi là "điểm xuất vàng" vì vượt quágiới hạn này, vàng bắt đầu "chảy ra khỏi nước" Điểm thấp nhất của tỷ giá hốiđoái là "điểm nhập vàng" vì xuống dưới giới hạn này, vàng bắt đầu "chảy vàotrong nước".

Nhờ có đặc điểm trên, chế độ bản vị vàng có tính ổn định cao, tiền tệkhông bị mất giá, tỷ giá ít biến động, cán cân thương mại tự động cân bằng.Chế độ này có khả năng tự điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông màkhông cần đến sự can thiệp của Nhà nước, do đó nó có tác động tích cực đốivới nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu phát triển Đây cũng làthời kỳ phát triển rực rỡ của thương mại quốc tế.

Tuy nhiên chế độ bản vị vàng tồn tại không lâu, đến 1914 nó sụp đổ dohàng loạt các nguyên nhân sau:

- Do xu thế phát triển kinh tế thế giới không đồng đều khiến cho một sốnước công nghiệp phát triển ngày càng giàu lên, dự trữ vàng lớn do xuất khẩuđược nhiều hàng hoá Còn ở các nước kém phát triển kho vàng ngày càng cạnkiệt do phải nhập khẩu hàng hoá Do đó, thế giới được chia thành hai khối: cácnước kinh tế phát triển và các nước kinh tế kém phát triển.

- Lạm hành việc phát hành tiền vàng, các Chính phủ đã chi tiêu quá lớndẫn đến việc dự trữ vàng trong kho nhà nước không đủ để đảm bảo cho việcđổi tiền phù hiệu ra tiền vàng, làm cho công chúng có tâm lý sử dụng tiền phùhiệu và cất tiền vàng đi Ai có vàng không đúc tiền vàng nữa mà dùng để đổilấy tiền phù hiệu Dẫn đến tiền phù hiệu được lưu thông rộng rãi trên cơ sởngang giá vàng Các nước kinh tế phát triển có đồng tiền được coi là tiền chủchốt Các nước kinh tế kém phát triển có đồng tiền được coi là tiền phụ thuộc.Tiền phụ thuộc đến với tiền chủ chốt sẽ đến được với vàng Vì chỉ tiêu tiền phù

Trang 20

hiệu nên các nước lớn đã phát hành một lượng tiền phù hiệu lớn để thao túngkinh tế, chính trị, vơ vét của cải, tài nguyên, xâm chiếm thuộc địa ở các nướckém phát triển Khi lượng tiền phù hiệu ở trong lưu thông quá lớn thì nó trở lạiđể đổi lấy tiền vàng sẽ không có lượng vàng đủ lớn để đúc tiền vàng nữa.

Mặt khác, trước đại chiến thế giới I, chính phủ các nước chạy đua vũtrang đã tìm mọi cách vơ vét vàng, vì thế lượng vàng trong lưu thông giảmmạnh, các dấu hiệu tiền tệ, tiền giấy tăng lên, đến khi chiến tranh thế giới năm1914 bùng nổ, chế độ bản vị vàng tan vỡ Các nước bắt đầu áp dụng các hìnhthức biến tướng của ngang giá vàng là chế độ bản vị vàng thoi và chế độ bản vịvàng hối đoái Các chế độ này không có tính chất ổn định như chế độ bản vịtiền vàng trước năm 1914 Đến năm 1923, Anh kêu gọi các nước thực hiện lạichế độ bản vị vàng nhưng không nước nào tham gia Năm 1925, Anh đơnphương thực hiện lại chế độ bản vị vàng, các nước cùng nhau phá giá đồng tiềncủa mình mua GBP, đổi lấy vàng gây nên nạn chảy máu vàng ở Anh Năm1931, Anh buộc phải xoá bỏ chế độ đồng giá vàng - bảng Anh.

Đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã đánh dấu sựsụp đổ hoàn toàn của chế độ bản vị vàng dưới mọi hình thức và điều đó cũngcó nghĩa là đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ tỷ giá hối đoái ổn định và sức muacủa đồng tiền được giữ vững.

1.4.2.1.b.Chế độ tỷ giá cố định theo thoả ước Bretton Woods (1946 - 1971)

Nhằm ổn định lại sự phát triển thương mại quốc tế và thiết lập một trật tựthế giới mới sau thế chiến thứ hai, Mỹ, Anh và 42 nước đồng minh đã họp hộinghị tại Bretton Woods (Mỹ) tháng 7/1944 để bàn bạc xây dựng hệ thống tiềntệ và thanh toán chung Hội nghị được đánh giá là hội nghị thành công nhất thếkỷ Tại đây 56 nước ký tên hiệp định chấp nhận thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và một chế độ tỷ giá hối đoái mới Theo chếđộ này, các nước cam kết duy trì giá trị đồng tiền của mình theo đồng USDhoặc theo nội dung vàng trong phạm vi biến động không quá ( 1% tỷ giá đăngký chính thức tại quỹ Nếu các nước tự thay đổi tỷ giá mà không được sự đồngý của IMF thì sẽ bị phạt cấm vận NHTW các nước phải can thiệp vào thịtrường tiền tệ nước mình để giữ cho tỷ giá nước mình không thay đổi bằngcách mua bán đồng USD Điều này cũng có nghĩa là các nước phải cùng nhaubảo vệ giá trị cho đồng USD Đổi lại, Mỹ cam kết ổn định giá vàng ở mức35USD/ounce vàng ( biến động giá cả không quá 24 cent/ounce) USD là đồngtiền chủ chốt số 1 với tiêu chuẩn giá cả 1USD = 0,88714 gram vàng.

Ví dụ: Trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng: 1USD = 5,55 FRF thì NHTWPháp phải duy trì tỷ giá ở mức 1USD = 5,4945 FRF (5,55*99%) đến 1USD =5,6055 FRF (5,5*101%).

Trong thời kỳ đầu cứ 1USD giấy phát hành ra đã có từ 4 đến 8 USD vàngbảo đảm Lượng vàng đảm bảo đồ sộ như vậy nên cả thế giới tư bản chỉ lo cóvàng để đổi lấy USD mà mua hàng Mỹ chứ không quan tâm đến việc USD cóđổi lấy vàng được không Chính vì vậy, các nước có xu hướng chuyển đổi từdự trữ vàng sang dự trữ USD để tiết kiệm chi phí USD đã trở thành tài sản dựtrữ quốc tế của các nước vì Mỹ cam kết với các NHTW rằng sẽ chuyển đổi

Trang 21

không hạn chế USD ra vàng Các nước ngày càng mở rộng thương mại với Mỹ,gia tăng dự trữ USD của họ, khiến cho sức hút USD ra ngoài ngày càng tăng.Tổng khối lượng USD trên toàn thế giới vào cuối năm 1944là 28,5 tỷ USD, thìđến cuối năm 1968 đã lên đến gần 100 tỷ USD Trong 25 năm độc quyền pháthành tiền tệ, Mỹ đã lợi dụng đồng USD để thu hút của cải các nơi trên thế giớivề tay mình Hàng trăm tỷ USD được thả lang thang đi khắp các nước màkhông có gì bảo đảm, gây ra lạm phát USD Chế độ Bretton Woods ngày càngbộc lộ những hạn chế mà bản thân nó không tự khắc phục được:

- Dự trữ không tương xứng: Do quy mô thương mại quốc tế ngày càngtăng gắn liền với những dòng vận động tiền tệ lớn, đòi hỏi các NHTW phảimua và bán khối lượng lớn đồng USD để duy trì tỷ giá hối đoái đã thoả thuận.Về dài hạn, một số ngân hàng nhận thấy dự trữ USD và vàng của mình khôngđủ đáp ứng nhu cầu trên.

- Các cuộc khủng hoảng có nguyên nhân đầu cơ: Khi có sự thay đổi vềmức giá cả tương đối giữa các đồng tiền làm cho một số đồng tiền được đánhgiá quá cao hoặc quá thấp Vì tỷ giá là luôn cố định, việc các nhà đầu cơ mua,bán lượng tiền lớn khiến cho NHTW phải chi tiêu những lượng ngoại tệ lớn đểcố gắng duy trì tỷ giá đã định theo thoả ước cho đến khi nó được thay đổi.

- Sức ép từ tương quan thực tế giữa các đồng tiền: Sự tăng trưởng khácnhau về xuất nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất chênh lệch giữa các nướcvà hàng loạt các nhân tố tác động khác đã làm cho có sự thay đổi tương đối vềgiá trị tương đối giữa các đồng tiền xét về dài hạn Vì vậy, một số nước đã xinthay đổi lại tỷ giá, gây sức ép cho tỷ giá cố định.

Vào những năm 60, bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, khoa họckỹ thuật phát triển làm cho các nước phục hồi kinh tế, thế giới chia làm 3 cực:Mỹ, Nhật và Tây Âu Do đó, các nước đã xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và Mỹtrở thành nước nhập siêu Về phía mình, hàng hoá Mỹ không còn sức hấp dẫnnhư trước làm cho cán cân thương mại Mỹ thường xuyên thâm hụt, dự trữ vàngngày càng giảm, nợ nước ngoài tăng, USD mất giá nghiêm trọng Thêm vào đóMỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và một số nước khác khiến chínhphủ Mỹ chi tiêu ngày càng nhiều tiền Các nước khủng hoảng lòng tin vớiUSD, đã chuyển đổi USD dự trữ ra vàng, làm cho dự trữ vàng của Mỹ giảm sútnhanh chóng Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thếgiới, tổng thống Mỹ Nixon sau 2 lần tuyên bố phá giá: Lần 1(tháng8/1971)1USD = 0,81gram vàng ròng và 42 USD = 1ounce vàng, lần 2 (tháng 3/1973)1USD = 0,7369 gram vàng ròng và 45 USD = 1 ounce vàng Đồng USD bị phágiá (-10%) thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ.

1.4.2.1.c.Nhận định chung về chế độ tỷ giá cố định:

Đây là chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó Nhà nước, cụ thể là NHTW tuyênbố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với một hoặc một số đồngtiền nào đó ở một mức độ nhất định ở đây, NHTW đóng vai trò điều tiết lượngdư cầu hoặc dư cung về ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái cố định bằng cách bánra hoặc mua vào số dư đó.

- Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định:

Trang 22

+ Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế vì nó mang lại một môi trườngổn định, thuận lợi, ít rủi ro cho các hoạt động kinh doanh.

+ Buộc các chính phủ phải hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô.+ Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tránh những xung đột vềmục tiêu chính sách và những biến động về tỷ giá.

- Hạn chế của chế độ tỷ giá cố định:

+ Thường chịu sức ép lớn mỗi khi xảy ra các cơn sốc từ bên ngoài hoặc từthi trường hàng hoá trong nước, bởi khi đó mức chênh lệch thực tế quá lớn vềgiá trị giữa nội tệ và ngoại tệ sẽ dẫn đến phá vỡ mức cân bằng tỷ giá.

+ Chế độ tỷ giá cố định làm mất tính chủ động của chính sách tiền tệ,khiến cho NHTW gặp khó khăn trong việc thay đổi lượng tiền cung ứng.

+ Đặc biệt, nó làm cho các quốc gia dễ rơi vào tình trạng "nhập khẩu lạmphát" không mong muốn.

1.4.2.2.Chế độ tỷ giá thả nổi (từ năm 1973 đến nay):

Sau thất bại của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods, vào tháng7/1976, tại hội nghị Jamaica, các thành viên của IMF đã thống nhất đưa ranhững quy định mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế Đó là "tỷ giá linh hoạt" hay"tỷ giá thả nổi" được các thành viên IMF chấp nhận Theo chế độ mới, tỷ giáđược xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà cụ thể làquy luật cung - cầu ngoại tệ NHTW các nước không có bất kỳ một tuyên bốhay cam kết nào về chỉ đạo, điều hành tỷ giá.

- Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi:

+ Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử một nước nào đó có cán cânvãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng.

+ Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ.

+ Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài,vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPPđể ngăn ngừa các tác động ngoại lai.

- Nhược điểm:

+ Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méomó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nướcngoài.

+ Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến độngtheo hướng bất lợi của tỷ giá.

Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi tự do được cho là phương thức hữuhiệu vạn năng cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, thực tế chứng minhrằng, càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định Bởi lẽ, biếnđộng của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị,tâm lý, xã hội đặc biệt là nạn đầu cơ Trên thực tế thì lại không có thị trường

Trang 23

thuần tuý nên không thể có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn Sự can thiệpcủa Chính phủ vào thị trường ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái có những diễnbiến thuận lợi hơn nên chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ngày càng được nhiềuquốc gia lựa chọn đặc biệt là các nước đang phát triển.

1.4.2.3.Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (bán thả nổi):

Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của hai chế độ cố định và thảnổi ở đó, tỷ giá được xác định và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủchỉ can thiệp khi có những biến động mạnh vượt quá mức độ cho phép.

Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ:

- Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểuvà sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó.

- Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giáchính thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động chophù hợp với từng thời kỳ.

- Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làmtỷ giá mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp.

Hiện nay, chế độ tỷ giá "bán thả nổi" hay "cố định bò trườn" có nhiều tínhưu việt hơn và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển.Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là "thả nổi" hay "bò trườn" ở mức độ bao nhiêu nêngần với thả nổi hay gần với cố định hơn? biên độ dao động là bao nhiêu? Rấtkhó để đưa ra một câu trả lời chung cho mọi quốc gia mà phải tuỳ thuộc vàođiều kiện thực tiễn và mục tiêu của từng quốc gia theo đuổi Nhìn chung, đốivới các nước kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, với một hệ thốngcông cụ tài chính còn nhiều yếu kém, sự phối hợp giữa các chính sách cònthiếu đồng bộ, đồng tiền yếu và dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp thì tỷ giá hối đoáithả nổi có quản lý tỏ ra là một chính sách hợp lý nhất.

1.4.3.Cơ sở lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái

Việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay quanh 2 vấn đề chính : Mối quan hệ giữacác nền kinh tế quốc gia với cả hệ thống toàn cầu và mức độ linh hoạt của cácchính sách kinh tế trong nước.

Thứ nhất, lựa chọn chế độ tỷ giá là lựa chọn hệ thống mở của hay đóngcửa.Các phương án lựa chọn hệ thống tỷ giá thiên về hoặc tỷ giá cố định hoặctỷ giá linh hoạt.Một quốc gia lựa chọn tỷ giá cố định tức là chấp nhận sự ràngbuộc đối với các chính sách kinh tế quốc gia.Các chính sách kinh tế của quốcgia phải phù hợp với duy trì tỷ giá hối đoái cố định,vì vậy việc hoạch địnhchính sách đối nội trở thành ngoại sinh và tuân thủ theo thoả ước tỷ giá.Từ đócó thể thấy rằng sự lựa chọn này ngang với việc áp đặt các ràng buộc quốc tếvào các chính sách kinh tế quốc gia.Nói rộng hơn, lựa chọn cơ chế tỷ giá cốđịnh tương đương với lựa chọn một hệ thống mở cửa,trong đó luôn có sự tươngtác giữa các nhân tố quốc gia và cả hệ thống thế giới.Ngược lại,phương án tỷgiá linh hoạt, về nguyên tắc không chấp nhận một sự ràng buộc nào vào cácchính sách kinh tế đối nội.Các chính sách có tác động gì đi nữa thì sự dao độngtỷ giá sẽ giữ chúng chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia.Và tương ứngvới điều đó,kết quả của các chính sách kinh tế nước ngoài dù thế nào đi chăngnữa thì điều chỉnh tỷ giá sẽ giữ chúng ngoài phạm vi quốc gia.Thực tế, lựa

Trang 24

chọn này giữ cho chính sách quốc gia không bị ràng buộc quốc tế.Nói rộnghơn,lựa chọn cơ chế hối đoái linh hoạt sẽ tách rời nền kinh tế quốc gia khỏimôi trường quốc tế.

Thứ hai, chúng ta cần quan tâm đến mức độ linh hoạt của các chính sáchkinh tế đối nội.Mức độ này khác nhau rõ ràng giữa việc lựa chọn nột trong hailoại chế độ tỷ giá.Vì tỷ giá cố định thể hiện sự cam kết áp đặt các ràng buộcđối với các chính sách kinh tế quốc gia, có nghĩa rằng không thể theo đuổi cácchính sách kinh tế đối nội một cách độc lập.Ngược lại,tỷ giá linh hoạt là mộtcông cụ có thể sử dụng để giữ cho các hoạt động kinh tế của hệ thống quốc tếkhông ảnh hưởng tới các chính sách quốc gia.Vì vậy có thể theo đuổi các chínhsách quốc gia mà không cần quan tâm đến thế giới bên ngoài và như vậy đặcthù của chúng là hệ thống đóng.

Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

1.5.1.Nguồn gốc phát sinh các rủi ro tỷ giá.1.5.1.a.Đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giáthường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt độngxuất nhập khẩu mạnh.

●Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu.

Giả sử ngày 04/08 công ty Sagonimex đang thương lượng ký kết hợpđồng xuất khẩu trị giá 200.000USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu thángsau kể từ ngày ký hợp đồng Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết, vì chưa đếnhạn Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiếncho hợp đồng xuất khẩu của Sagonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá.

●Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu.

Giả sử ngày 04/08 công ty Cholonimex đang thương lượng ký kết hợpđồng nhập khẩu trị giá 200.000USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáutháng sau kể từ ngày ký hợp đồng Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giáUSD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết Sựkhông chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợpđồng nhập khẩu của Cholonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá.

1.5.2.b.Đối với hoạt động đầu tư

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đaquốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính códanh mục đầu tư đa dạng hoá trên bình diện quốc tế Bên cạnh ảnh hưởng đếnhoạt động đầu tư trực tiếp như vừa đề cập, rủi ro tỷ giá cũng có thể ảnh hưởngđến hoạt động đầu tư gián tiếp, tức là đầu tư trên thị trường tài chính Chẳnghạn một nhà đầu tư Hongkong vừa rút vốn đầu tư 500.000 USD khỏi thị trườngMỹ do lãi suất USD giảm và tình hình kinh tế Mỹ không mấy khả quan Giả sửbây giờ, do hưởng ứng lời kêu gọi và khuyến khích đầu tư của Chính phủ ViệtNam, nhà đầu tư muốn đầu tư mua cổ phiếu SAM Giá thị trường của SAMhiện tại là 30.000VND/cổ phiếu và tỷ giá USD/VND = 15.400 Như vậy, với500 nghìn USD nhà đầu tư có thể mua được (500.000 x 15.400)/30.000 =256.666 cổ phiếu Giả sử một năm sau, nhà đầu tư vì lý do nào đó muốn bán cổ

Trang 25

phiếu SAM để rút vốn về đầu tư nơi khác Lúc này giá cổ phiếu SAM tăng đến31.000 VND/cổ phiếu trong khi giá USD cũng tăng so với VND lên đến16.000 VND/USD Số USD nhà đầu tư rút về bây giờ sẽ là (256.666 x 31.000)/16.000 = 496.000USD thấp hơn vốn đầu tư ban đầu 4000USD mặc dù giá cổphiếu SAM tăng 1000VND! Trong trường hợp này nhà đầu tư tổn thất4000USD (giả sử bỏ qua cổ tức nhà đầu tư nhận được sau một năm) Sự tổnthất này do biến động tỷ giá gây ra vì giá cổ phiếu SAM tăng 1000 đồng khôngđủ bù đắp sự mất giá của VND.

1.5.1.c.Đối với hoạt động tín dụng.

Đứng trên giác độ doanh nghiệp, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ảnhhưởng bởi rủi ro tỷ giá Ví dụ công ty Giadimex đang thương lượng xin vayvốn tài trợ xuất khẩu của HSBC số tiền 3 triệu USD để thu mua và chế biếnhàng xuất khẩu Do lãi suất USD trên thị trường giảm nên HSBC đồng ý choGiadimex vay với lãi suất 3%/năm trong thời hạn 6 tháng Ở thời điểm vayvốn, tỷ giá USD/VND = 15.381 Sáu tháng sau khi nợ đáo hạn, tỷ giáUSD/VND là bao nhiêu công ty chưa biết, do đó, công ty đối mặt với rủi ro tỷgiá nếu ký kết hợp đồng vay vốn này.

1.5.1.d.Đối với hoạt động khác

Ngoài ba hoạt động tiêu biểu bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu, hoạtđộng đầu tư và hoạt động tín dụng, các hoạt động khác có liên quan đến giaodịch ngoại tệ như du lịch, du học, kiều hối, … cũng chịu ảnh hưởng của rủi rotỷ giá.

1.5.2.Tác động của rủi ro tỷ giá.

1.5.2.a.Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tập trung ở khả năng quyết định giá cảcủa doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường Hoạt động trong điều kiện córủi ro tỷ giá tác động khiến doanh nghiệp luôn phải đối phó với tổn thất ngoạihối, bằng cách nâng giá bán để trang trải tổn thất nếu xảy ra Điều này làm chogiá cả của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn và khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp giảm sút Nhìn chung, rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động củadoanh nghiệp có thể gây ra ba loại tổn thất ngoại hối : (1) Tổn thất giao dịch,(2) tổn thất kinh tế, (3) tổn thất chuyển đổi kế toán3

1.5.2.1.a.Tổn thất giao dịch (transaction exposure)

Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu hoặc phải trả bằngngoại tệ Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trịqui ra nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ Tổn thất cáckhoản phải trả ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị qui ra nội tệ chi ra tănglên do ngoại tệ lên giá so với nội tệ.

1.5.2.1.b.Tổn thất kinh tế (economic exposure)

Tổn thất kinh tế là tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnhhưởng đến ngân lưu qui ra nội tệ hoặc ngoại tệ của doanh nghiệp Tổn thất kinhtế xảy ra tương tự như tổn thất giao dịch, chỉ khác biệt ở chỗ nó là nhữngkhoản tổn thất không xuất phát từ các khoản phải thu hoặc phải trả có hợpđồng rõ ràng mà từ ngân lưu hoạt động của doanh nghiệp Chẳng hạn, sự lêngiá của nội tệ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, do hàng

Trang 26

xuất khẩu bây giờ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài Tổnthất kinh tế có thể xác định theo công thức sau: ”V = CFt.”St, trong đó:

1 • ”∆V là tổn thất ngoại hối kinh tế

2 • CFt là ngân lưu của doanh nghiệp ở thời điểm t

3 • ”∆St là mức độ thay đổi tỷ giá, ”St = St – S0, trong đó St, S0 lầnlượt là tỷ giá ở thời điểm t và thời điểm gốc.

Tổn thất kinh tế rõ ràng là khó xác định và ước lượng hơn tổn thất giaodịch, do nó phụ thuộc vào cả hai biến cùng thay đổi là CFt và ”St

1.5.2.1.b.Tổn thất chuyển đổi (translation exposure)

Tổn thất chuyển đổi là tổn thất phát sinh do thay đổi tỷ giá khi sáp nhậpvà chuyển đổi tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các khoản mục khác của các báocáo tài chính từ đơn vị tính toán ngoại tệ sang đơn vị nội tệ.

1.5.2.1.c.Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp1.5.2.1.d.Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp

Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính doanh nghiệpthường thấy trong khi phân tích và xem xét dự án đầu tư mà ngân lưu kỳ vọngchịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá ngoại hối trong tương lai.Chẳnghạn , một trong những chỉ tiêu đánh giá xe có nên đầu tư hay không vào dự ánnày là hiện giá ròng NPV Tỷ giá thay đổi làm thay đổi dòng tiền ròng từ đólàm ảnh hưởng đến NPV và ảnh hưởng đến việc hoạch định đầu tư vốn củadoanh nghiệp.

1.5.2.b.Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp

Sự chịu đựng tài chính của doanh nghiệp được xác định và đo lường bởisự tự chủ về tài chính Trong tài chính công ty, chúng ta đã biết sự tự chủ tàichính được xác định bởi tỷ số vốn chủ sở hữu trên nợ hoặc trên tổng tài sản.Khi có rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp đối mặt với tổn thất làm cho giá trị phần vốnchủ sở hữu trở nên bất ổn và có nguy cơ sụt giảm khiến cho tỷ số chủ động vềtài chính giảm theo.

1.5.2.3.Các cách để phòng chống rủi ro tỷ giá

Để phục vụ cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể sửdụng các loại giao dịch hay các loại hợp đồng sau: Hợp đồng kỳ hạn (forwardcontract), Hợp đồng hoán đổi (swap contract), Hợp đồng giao sau (futurecontract), Hợp đồng quyền chọn (options contract), Kết hợp các giao dịch trênthị trường tiền tệ (money market hedge)

A.Giao dịch giao ngay

Hối đoái giao ngay (spot transactions) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệmà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong haingày làm việc kể từ khi thoả thuận hợp đồng mua bán Giao dịch hối đoái giaongay được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngayphục vụ cho thanh toán của khách hàng Chẳng hạn, một công ty xuất khẩu vừathu ngoại tệ từ một hợp đồng xuất khẩu nhưng cần VND để chi trả tiền lươngvà trang trải chi phí thu mua nguyên liệu trong nước sẽ có nhu cầu bán ngoại tệlấy VND Ngân hàng thương mại đứng ra mua số ngoại tệ này của nhà xuấtkhẩu, sau đó bán lại cho nhà nhập khẩu là người có nhu cầu mua ngoại tệ đểthanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn.

Trang 27

B.Giao dịch kỳ hạnB.1.Giới thiệu chung

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệmà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từkhi thoả thuận hợp đồng Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chínhthức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợpđồng này vẫn chưa nhiều Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắmvề loại giao dịch này Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhànước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ sovới ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối vớihoạt động nhập khẩu Tuy nhiên, trong tương lai khi Việt Nam gia nhập WTOvà dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dầncan thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầugiao dịch hối đoái kỳ hạn sẽ

B.2 Tỷ giá kỳ hạn

Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưngđược xác định ở hiện tại Gọi F là tỷ giá có kỳ hạn; S là tỷ giá giao ngay; rd làlãi suất của đồng tiền định giá; ry là lãi suất của đồng tiền yết giá, ta có tỷ giácó kỳ hạn được xác định bởi công thức sau: F = S(1 + rd)/(1+ ry) (1) Nóichung tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay và lãi suất đồng tiền yếtgiá và đồng tiền định giá Trên thị trường tiền tệ, lãi suất đồng tiền định giá cóthể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá Dựa vào công thức (1),chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

1 • Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yếtgiá: rd > ry => 1+rd > 1+ry => (1+rd)/ (1+ry) >1 => F > S

2 • Nếu lãi suất đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yếtgiá: rd < ry => 1+rd < 1+ry =>(1+rd)/ (1+ry) <1 => F < S.

3 • Kết hợp hai trường hợp trên chúng ta thấy rằng tỷ giá có kỳ hạncó thể tóm tắt như sau:

Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn

Ở đây, có hai trường hợp xác định tỷ giá có kỳ hạn: tỷ giá mua có kỳ hạnvà tỷ giá bán có kỳ hạn Để tiện việc tính toán, chúng ta đặt:

1• Fm, Sm lần lượt là tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá mua giao ngay

2• Fb, Sb lần lượt là tỷ giá bán có kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay

3• Ltg(VND), Lcv(VND) lần lượt là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vayđồng Việt Nam

4• Ltg(NT), Lcv(NT) lần lượt là lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ.5 • N là số ngày của hợp đồng có kỳ hạn

1 Tỷ giá mua có kỳ hạn2 Tỷ giá bán có kỳ hạn(3)

(4) 360*100Lcv(NT)]N-)Sm[Ltg(VNDSm Fm+=360*100Ltg(NT)]N-)Sb[Lcv(VNDSbFb+=

Trang 28

Trong công thức (3) và (4) trên đây, người ta giả định năm tài chính có360 ngày và lãi suất được tính theo %/năm.

B.3 Sử dụng giao dịch kỳ hạn

Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được ngân hàng áp dụng đểđáp ứng nhu cầu ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng nhằm mục tiêu phòng ngừarủi ro tỷ giá.

B.4Hạn chế của giao dịch kỳ hạn

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ củakhách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai Tuy nhiên, dogiao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi haibên vẫn phải thực hiện hợp đồng Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạnchỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệtrong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ.

C.Giao dịch hoán đổi (swaps)C.1 Sử dụng giao dịch hoán đổi

Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giaodịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này vớiđồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷgiá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.Trong hợp đồnggiao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau mộtsố nội dung chính như sau:

Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6tháng Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽthoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trênsố ngày thực tế.

Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hailoại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn Ngày hiệu lực là ngàythực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thựchiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn.

Xác định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loạitỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngânhàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận Tỷ giá có kỳ hạnđược tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoạitệ, và số ngày thực tế của hợp đồng

C.2 Lợi ích và hạn chế của giao dịch hoán đổi

Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thoả mãn được nhu cầungoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, đồng thời cũng thoả mãnnhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào này đáo hạn Tuy nhiên, cũng như giaodịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm:

• Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạnbất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào.

• Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thờiđiểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảngthời gian giữa hai thời điểm đó.

Trang 29

D.Giao dịch giao sauD.1 Giới thiệu chung

Hợp đồng giao sau là một thoả thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đãbiết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giaongoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sởgiao dịch (IMM).

Thời hạn Các bên tham gia HĐ có thểlựa chọn bất kỳ thời hạn nào,nhưng thường là hệ số của 30ngày

Chỉ có một vài thời hạnnhất định

Trị giá HĐ Nói chung rất lớn, trung bình

trên 1 triệu USD một HĐ Nhỏ đủ để thu hút nhiềungười tham giaThoả thuận an

toàn Khách hàng phải duy trì sốdư tối thiểu ở NH để bảođảm cho HĐ

Tất cả các nhà giao dịchphải duy trì tiền ký quỹtheo tỷ lệ phần trăm trịgiá HĐ

Thanh toán tiềntệ

Không có thanh toán tiền tệtrước ngày HĐ đến hạn

Thanh toán hàng ngàybằng cách trích tài khoảncủa bên thua và ghi cóvào tài khoản bên được

D.3 Thành phần tham gia giao dịch

Nhà kinh doanh ở sàn giao dịch (floor traders): thường là các nhà đầu cơ(speculators) hoặc đại diện cho các ngân hàng, công ty mà sử dụng thị trườnggiao sau để bổ sung cho các giao dịch có kỳ hạn Nhà môi giới ở sàn giao dịch(floor brokers): nói chung là đại diện của các công ty đầu tư, những công tychuyên môi giới đầu tư ăn hoa hồng.

D.4 Cơ chế giao dịch

Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổchức Sở giao dịch là người đề ra qui chế và kiểm soát hoạt động của các hộiviên Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các côngty, ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng.

D.5 Đặc điểm của giao dịch giao sau

Mặc dù các hợp đồng có kỳ hạn thường rất linh hoạt về phương diện thờihạn và số tiền giao dịch nhưng chúng hạn chế về mặt thanh khoản (liquidity)bởi vì các bên tham gia hợp đồng không thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũngkhông thể xoá bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi Trong khi đó, hợp đồng giao sau

Trang 30

có tính thanh khoản cao hơn bởi vì phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “đảo hợpđồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bịxoá bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảohợp đồng.

D.6 Minh hoạ giao dịch giao sau

Để dễ hiểu hơn về cách thức thực hiện một hợp đồng giao sau, dưới đâyxin lấy một ví dụ minh hoạ Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tớiCHF sẽ lên giá so với USD Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, vào sáng ngày thứba, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng giaosau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75 USD cho 1 CHF Sau khi mua hợpđồng giao sau, nhà đầu cơ sốt ruột theo dõi diễn biến tình hình thị trường.

Sáng ngày thứ ba

• Nhà đầu tư mua hợp đồng giaosau, đến hạn vào chiều ngày thứnăm với tỷ giá 0,75 $/CHF • Nhà đầu tư ký quỹ 2.565$

Chưa xảy ra

Cuối ngày thứ ba Giá CHF tăng đến 0,755$, vị trícủa nhà đầu tư được ghi nhậntrên thị trường

Nhà đầu tư nhận:125.000 x (0,755 –0,75) = 625$

Cuối ngày thứ tư Giá CHF giảm còn 0,752$, vị trímới của nhà đầu tư được ghinhận

Nhà đầu tư phải trả:125.000 x (0,755 –0,752) = 375$

Cuối ngày thứ

năm Giá CHF giảm còn 0,74$• Hợp đồng đến hạn thanh toán• Nhà đầu tư nhận ngoại tệchuyển giao

Nhà đầu tư phải trả:

125.000(0,752 – 0,74)= 1500$

2 (2) 125.000 x0,74 = 92.500$

D.7 Sử dụng giao dịch giao sau để đầu cơ

Từ ví dụ minh hoạ hợp đồng giao sau trên đây chúng ta dễ nhận thấy rằnggiao dịch giao sau giống như hoạt động “cá cược”, trong đó Sở giao dịch đóngvai trò người tổ chức, người mua hợp đồng giao sau một loại ngoại tệ nào đóchính là người đánh cược rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá Ngược lại, người bán hợpđồng giao sau một loại ngoại tệ nào đó chính là người đánh cược rằng ngoại tệđó sẽ xuống giá trong tương lai.

D.8 Khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng giao dịch giao sau

Hợp đồng giao sau có thể sử dụng như là một công cụ phòng ngừa rủi rotỷ giá Nguyên lý chung là khi có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợrằng ngoại tệ đó sẽ lên giá khi khoản phải trả đến hạn thì nên mua một hợpđồng giao sau ngoại tệ đó Bằng cách này có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệtrái ngược nhau: trạng thái âm khi nợ một khoản phải trả và trạng thái dươngkhi mua hợp đồng giao sau với cùng loại ngoại tệ đó Hai trạng thái ngoại tệ

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/(tỷ giá đồng nội tệ/USD  tháng 1-2005 - Đề án môn học Nhập môn tài chính tiền tệ
Hình 1 (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/(tỷ giá đồng nội tệ/USD tháng 1-2005 (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w