Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
1,46 MB
Nội dung
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Hải quan Việt Nam đang thực hiện những sứ mệnh quan trọng của mình nhằm góp phần tạo thuận lợi cho thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và bảo vệ an ninh quốc gia và cộng đồng. Đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu trở thành Hải quan tiên tiến trong khu vực ASEAN. Hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, với phương châm hành động của Hải quan Việt Nam là “Thuận lợi - Tận tuỵ - Chính xác“. Tầm nhìn đến năm 2010 và 2020 là quản lý Hải quan hướng tới tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư và du lịch, thực hiện Hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạt động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính. Do đó yêu cầu cấp thiết yếu đối với hải quan Việt Nam là phấn đấu bắt kịp : "Trình độ quản lý của Hải quan các nước khu vực với hệ thống pháp luật hải quan ổn định, minh bạch và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; quy trình thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn mực quốc tế; lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan chủ yếu dựa trên nền tảng tự động hoá, trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh đất nước". 2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Thủ tục hải quan điện tử qua đó làm rõ vai trò của Hải quan điện tử trong việc hội nhập kinh tế nước nhà; Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 1 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán - Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng và triển khai thủ tục hải quan điện tử để đáp ứng với nhu cầu cấp thiết hiện nay nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và doanh nghiệp; - Trên cơ sở nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp luật để triển khai các thủ tục hải quan điện tử; 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực Hải quan đặc biệt là thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. - Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán và trong giai đoạn mới từ năm 2005 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra và mô hình hóa, phân tích hệ thống làm phương pháp thu thập và xử lý số liệu phân tích thực trạng vấn đề. Đề tài cũng sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch và tổng hợp, suy luận trong nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng. Trong những năm qua công tác hiện đại hóa Hải quan và trọng tâm là việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai để đồng bộ hóa với hệ thống các nước tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo chuỗi dây truyền cung ứng. Mục đích của đề tài là giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về tình hình triển khai thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam nói chung và thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán nói riêng và những kết quả đã đạt được. Đồng thời, khóaluận cũng đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc triển khai thủ tục hải quan điện tử hiện nay để việc triển khai trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn. Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 2 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng xây dựng và triển khai quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn nội dung khóaluận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị An Giang – Ban Cải cách, hiện đại hóa Hải quan và Cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Giáo viên Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng công chức Hải quan đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luậntốt nghiệp./. Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 3 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Một số nhận thức cơ bản về thủ tục hải quan điện tử Hiện nay các nước không đề cập tới khái niệm “Thủ tục hải quan điện tử” mà thường đề cập tới khái niệm “Hệ thống tự động hóa hải quan” (customs automation system). Đây là chương trình ứng dụng CNTT để xử lý các nghiệp vụ hải quan. Hệ thống gồm nhiều chương trình ứng dụng CNTT để quản lý hàng hóa đưa ra, đưa vào lãnh thổ hải quan, và các chương trình hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ hải quan. Ở Việt Nam, theo thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử: Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông itn khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử Hệ thống khải hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan quản lý, sử dụng đẻ thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Những khái niệm và đặc trưng trên cho ta một cái nhìn ban đầu về thủ tục hải quan điện tử và theo một nghĩa chung nhất thì có thể coi: Thủ tục Hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Nội dung thực hiện thủ tục hải quan điện tử được thể hiện ở chỗ: Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 4 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán - Doanh nghiệp gửi và nhận thông tin (bao gồm tờ khai và các chứng từ liên quan) tới cơ quan hải quan bằng phương tiện điện tử. - Cơ quan hải quan tiếp nhận, xử lý, ra quyết định và phản hồi thông tin bằng phương tiện điện tử. 2. Tính tất yếu khách quan phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử 2.1 Do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc tăng lên nhanh chóng: Số lượng chủng loại phương tiện vận tải XNC: theo dự báo đến năm 2010 sẽ vào khoảng 700 000 lượt, tăng trung bình 10% năm (Nguồn Cục CNTT và Thống kê Hải quan). Số lượng thương nhân tham gia hoạt động CNK: Theo dự báo đến năm 2006, số lượng thương nhân sẽ vào khoảng 65 000 người, đến năm 2010 sẽ vào khoảng 98 000 người (Nguồn Cục CNTT và Thống kê Hải quan). 2.2 Do yêu cầu quản lý của nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp: Trước yêu cầu phát triển nhà nước, đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường. Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ… Cụ thể thủ tục hải quan phải đơn giản, công khai, minh bạch. Giảm chi phí và thời gian, nhân lực: Với thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin tờ khai điện tử và gửi đến cơ quan hải quan; làm thủ tục hải quan trong thời gian rất ngắn và ngay cả khi khoảng cách giữa địa điểm làm thủ tục hải quan và trụ sở doanh nghiệp rất xa nhau, giữa doanh nghiệp một nước với hải quan nước khác mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Điều này cho phép các bên tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phi giao dịch. Giảm thiểu các loại chứng từ, tàiliệu và các thủ tục không cần thiết: Việc nộp, xuất trình nhiều loại chứng từ, tàiliệu cũng như việc thực hiện các thủ tục hành chính giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 5 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán quản lý nhà nước với nhau chiếm nhiều thời gian và chi phí khá lớn đối với thương mại và ngân sách nhà nước. Các chứng từ, tàiliệu điện tử và việc xử lý các chứng từ, tài liệu, hàng hoá trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ chứng từ, tàiliệu gốc xuất trình Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ làm giảm gánh nặng hành chính và các chi phí, thời gian đối với chuỗi cung ứng thương mại quốc tế. Bảo đảm sự bình đẳng và thúc đẩy sự cạnh tranh cho các chủ thể liên quan tới các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: Các chính sách và pháp luật hải quan đăng tải trên website, được áp dụng một cách thống nhất đối với các đối tượng tham gia thủ tục hải quan điện tử; quá trình thực hiện các thủ tục được công khai, minh bạch; doanh nghiệp được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Do đó các doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử, được chủ động về thông tin nên sẽ chủ được các hoạt động kinh doanh của mình. 2.3 Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan thế giới: Thực hiện các yêu cầu, cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như APEC, ASEAN… Những công việc mà Ngành Hải quan phải thực hiện là đơn giản hoá thủ tục Hải quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống mô tả hài hoà và mã hoá hàng hoá (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá (hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Xu thế phát triển của Hải quan Quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT và hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là con đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của Hải quan quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá. 2.4 Sự phát triển của thương mại quốc tế về cả nội dung và hình thức: Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại và dịch vụ quốc tế, khối lượng cong việc của Hải quan các quốc gia ngày càng tăng nhanh một cách đáng kể. Xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ và kinh doanh thương mại mới (thương mại điện tử) đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan phải Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 6 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán đáp ứng. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử vừa là việc làm bắt buộc, vừa là xu thế chung của Hải quan Việt nam và các nước. Xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá thương mại quốc tế, yêu cầu cơ quan hải quan các quốc gia phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ hợp pháp hoạt động và phát triển. Với mục tiêu đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục hải quan, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, ngày nay các quốc gia đã không ngừng cải tiến thủ tục hải quan sao cho vừa đơn giản, vừa phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế, vừa đảm bảo công tác quản lý. 2.5 Do yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan: Bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống, Hải quan các nước còn có thêm nhiệm vụ khủng bố, chống rửa tiền, chống dịch bệnh, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội… Trong điều kiện nguồn nhân lực của Hải quan có hạn, đứng trước yêu cầu trên, đòi hỏi cơ quan Hải quan các quốc gia phải cải cách và hiện đại hoá hải quan. Một trong những nội dung cốt lõi của hiện đại hoá hải quan là thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào trong hoạt động của Hải quan, thay thế dần phương thức quản lý theo từng lô hàng tại cửa khẩu sang quản lý thông tin toàn bộ quá trình hoạt động XNK của doanh nghiệp, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phân loại doanh nghiệp dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu có sẵn từ cơ quan Hải quan và thu thập được để có đối sách quản lý cho phù hợp, hướng doanh nghiệp vào quỹ đạo chấp hành nghiêm pháp luật trong mọi hoạt động. Đến hết năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN với lực lượng Hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu, hệ thống thông quan phần lớn là tự động hoá, áp dụng kỹ thuật quản lý. 3. Do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc tăng lên nhanh chóng: Số lượng chủng loại phương tiện vận tải XNC: theo dự báo đến năm 2010 sẽ vào khoảng 700 000 lượt, tăng trung bình 10% năm (Nguồn Cục CNTT và Thống kê Hải quan). Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 7 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán Số lượng thương nhân tham gia hoạt động CNK: Theo dự báo đến năm 2006, số lượng thương nhân sẽ vào khoảng 65 000 người, đến năm 2010 sẽ vào khoảng 98 000 người (Nguồn Cục CNTT và Thống kê Hải quan). 4. Do yêu cầu quản lý của nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp: Trước yêu cầu phát triển nhà nước, đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường. Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ… Cụ thể thủ tục hải quan phải đơn giản, công khai, minh bạch. Giảm chi phí và thời gian, nhân lực: Với thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin tờ khai điện tử và gửi đến cơ quan hải quan; làm thủ tục hải quan trong thời gian rất ngắn và ngay cả khi khoảng cách giữa địa điểm làm thủ tục hải quan và trụ sở doanh nghiệp rất xa nhau, giữa doanh nghiệp một nước với hải quan nước khác mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Điều này cho phép các bên tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phi giao dịch. Giảm thiểu các loại chứng từ, tàiliệu và các thủ tục không cần thiết: Việc nộp, xuất trình nhiều loại chứng từ, tàiliệu cũng như việc thực hiện các thủ tục hành chính giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau chiếm nhiều thời gian và chi phí khá lớn đối với thương mại và ngân sách nhà nước. Các chứng từ, tàiliệu điện tử và việc xử lý các chứng từ, tài liệu, hàng hoá trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ chứng từ, tàiliệu gốc xuất trình Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ làm giảm gánh nặng hành chính và các chi phí, thời gian đối với chuỗi cung ứng thương mại quốc tế. Bảo đảm sự bình đẳng và thúc đẩy sự cạnh tranh cho các chủ thể liên quan tới các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: Các chính sách và pháp luật hải quan đăng tải trên website, được áp dụng một cách thống nhất đối với các đối tượng tham Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 8 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán gia thủ tục hải quan điện tử; quá trình thực hiện các thủ tục được công khai, minh bạch; doanh nghiệp được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Do đó các doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử, được chủ động về thông tin nên sẽ chủ được các hoạt động kinh doanh của mình. 5. Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan thế giới: Thực hiện các yêu cầu, cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như APEC, ASEAN… Những công việc mà Ngành Hải quan phải thực hiện là đơn giản hoá thủ tục Hải quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống mô tả hài hoà và mã hoá hàng hoá (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá (hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Xu thế phát triển của Hải quan Quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT và hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là con đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của Hải quan quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá. 6. Sự phát triển của thương mại quốc tế về cả nội dung và hình thức: Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại và dịch vụ quốc tế, khối lượng cong việc của Hải quan các quốc gia ngày càng tăng nhanh một cách đáng kể. Xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ và kinh doanh thương mại mới (thương mại điện tử) đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan phải đáp ứng. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử vừa là việc làm bắt buộc, vừa là xu thế chung của Hải quan Việt nam và các nước. Xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá thương mại quốc tế, yêu cầu cơ quan hải quan các quốc gia phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ hợp pháp hoạt động và phát triển. Với mục tiêu đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục hải quan, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, ngày nay các quốc gia đã không ngừng cải tiến thủ tục hải Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 9 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán quan sao cho vừa đơn giản, vừa phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế, vừa đảm bảo công tác quản lý. 7. Do yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan: Bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống, Hải quan các nước còn có thêm nhiệm vụ khủng bố, chống rửa tiền, chống dịch bệnh, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội… Trong điều kiện nguồn nhân lực của Hải quan có hạn, đứng trước yêu cầu trên, đòi hỏi cơ quan Hải quan các quốc gia phải cải cách và hiện đại hoá hải quan. Một trong những nội dung cốt lõi của hiện đại hoá hải quan là thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào trong hoạt động của Hải quan, thay thế dần phương thức quản lý theo từng lô hàng tại cửa khẩu sang quản lý thông tin toàn bộ quá trình hoạt động XNK của doanh nghiệp, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phân loại doanh nghiệp dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu có sẵn từ cơ quan Hải quan và thu thập được để có đối sách quản lý cho phù hợp, hướng doanh nghiệp vào quỹ đạo chấp hành nghiêm pháp luật trong mọi hoạt động. Đến hết năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN với lực lượng Hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu, hệ thống thông quan phần lớn là tự động hoá, áp dụng kỹ thuật quản lý. Mô hình thủ tục hải quan điện tử Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 10 - [...]... được đưa vào trong nước - Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống có thể sử dụng cơ sở dữ liệu riêng biệt, thủ tục điện tử là cơ sở dữ liệu điện tử hóa, còn thủ tục hải quan truyền thống là cơ sở dữ liệu lưu trên các chứng từ, tàiliệu giấy, hoặc cũng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu chung, điện tử hóa - Thủ tục hải quan điện tử, dù có được tự động hóa đến mức nào, thì cũng có những khâu,... điện tử Sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 149/2005/QĐ-TTg, ngành Hải quan cũng nhanh chóng trình Bộ Tài chính ban hành Quyết định 50/2005/QĐBTC, Quyết định 52/2007/QĐ-BTC quy định các vấn đề liên quan đến áp dụng thí điểm thủ tục hải quan bằng phương pháp điện tử, thông qua hệ thống xử lý dữ liệu tự động nhằm đạt được kết quả thông quan tự động mà vẫn đảm bảo hiệu quả giám sát, kiểm tra của cơ... hiện theo quy định về phúc tập hồ sơ hải quan hiện hành và thực hiện một số công việc sau: Kiểm tra, đối chiếu các số liệutại Tờ khai hải quan điện tử in với tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống trong trường hợp không có tờ khai hải quan điện tử in; Kiểm tra sự thống nhất các số liệu của tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống và các hệ thống phần mềm nghiệp vụ khác 3 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc... cục Hải quan điện tử, không có sự nối kết, liên thông với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu của toàn nên việc kết hợp hoạt động nghiệp vụ giữa các Chi cục hải quan khác là khó khăn và khó đáp ứng khi số lượng doanh nghiệp và hàng hóa tăng lên trong giai đoạn thí điểm mở rộng + Mức độ xử lý tự động của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa thực hiện được hoàn toàn các khâu trong quá trình ra quyết... hải quan điện tử - Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử, như đầu tư hoàn thiện hệ thống mạng, an ninh an toàn, cơ sở dữ liệu; nâng cấp các trung tâm xử lý dữ liệu tập trung toàn Ngành (dự kiến 3 trung tâm tại Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) Đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin đạt trình độ cao nhất để nâng cao mức độ tự động, đặc biệt trong... hệ thống xử lý dữ liệu thủ tục hải quan điện tử của cơ quan Hải quan - Như trên đã phân tích, hệ thống thông tin của thủ tục hải quan điện tử còn một số lỗi như chưa tích hợp được với hệ thống thông tin quản lý rủi ro; tốc độ đường truyền chậm, chưa ổn định… gây ra rất nhiều vướng mắc trong quá trình khai báo hải quan Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống xử lý dữ liệu thủ tục hải quan... đồng mua bán hàng hóa bao gồm 6 Bước cơ bản nêu dưới đây Đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tùy theo hình thức, mức độ kiểm tra do Chi cục trưởng quyết định thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan mà quy trình thủ tục hải quan có thể trải qua đủ cả 6 Bước hoặc chỉ trải qua một số Bước III Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán... NK theo hợp đồng mua bán 2 Mô tả chi tiết a)Tác nhân tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán bao gồm: - Người khai hải quan (A) - Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (B) Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23 - 22 - Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán - Công chức hải quan (C) - Chi cục trưởng... tử Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan trong Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan Công việc của bước này gồm: 1 Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế làm thủ tục hải quan, ân hạn thuế, chính sách mặt hàng); 2 Kiểm tra tên hàng, đơn vị tính, mã số; 3 Kiểm... tra của Chi cục trưởng ghi tại ô số 9 Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy Trường hợp phải thực hiện kiểm tra hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục ngoài cửa khẩu chưa có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” sau đó cập nhật kết quả kiểm tra hàng hóa vào hệ thống . nước. Các chứng từ, tài liệu điện tử và việc xử lý các chứng từ, tài liệu, hàng hoá trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ chứng từ, tài liệu gốc xuất trình. nước. Các chứng từ, tài liệu điện tử và việc xử lý các chứng từ, tài liệu, hàng hoá trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ chứng từ, tài liệu gốc xuất trình