1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu RAM: Những Điều Cần Biết pptx

14 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 142 KB

Nội dung

RAM: Những Điều Cần Biết. Nếu như vài năm trước đây chúng ta không có nhiều điều để nói về RAM bởi đa số các hệ thống đều được trang bị SDRAM với tốc độ từ 66MHz tới 133MHz thì trong khoảng thời gian ngắn trở lại đây, đã xuất hiện khá nhiều chủng loại bộ nhớ mới như DDR SDRAM, Rambus RDRAM, DDR-II SDRAM . khiến người dùng 'hoa cả mắt' khi chọn lựa. Trong những năm qua, người dùng đã chứng kiến sự thay đổi nhanh ***ng của hệ thống máy tính để bàn. Hai dòng CPU chính của Intel và AMD thay đổi liên tục không chỉ về tốc độ (từ vài trăm MHz lên tới hàng GHz) mà còn cả giao tiếp (Intel: Socket 370/ 423/ 478 /775, AMD: Slot A, Socket 462-A/ 754 /940/ 939 .) và dĩ nhiên chúng kéo theo sự thay đổi của bo mạch chủ và nhiều thành phần khác. Một trong những thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất là bộ nhớ hệ thống (RAM). Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm của bộ nhớ RAM máy tính kèm theo một số thông tin bổ ích khác. Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung vào bộ nhớ DDR và DDR2 vì hiện tại, chúng là loại thống trị trên thị trường. SDRAM đã quá cũ còn RDRAM thì giá quá cao mà chỉ được dùng trong một số máy tính Pentium 4 đời đầu. 1. KHÁI NIÊM CƠ BẢN VỀ RAM - Tên gọi Hiện nay nhiều người thường nhầm lẫn về cách gọi tên của các loại RAM. Nếu như RDRAM không có gì để nói thì với dòng SDRAM, việc nhầm lẫn ngày càng lớn. Khái niệm RAM (Random Access Memory) thì chắc hẳn ai cũng biết. DRAM hay SDRAM là khái niệm mở rộng hơn (Synchronous Dynamic Random Access Memory - RAM đồng bộ). Ban đầu và thậm chí hiện nay khi nói đến SDRAM người ta thường nghĩ ngay đến RAM loại cũ với tốc độ 100MHz hay 133MHz; tuy nhiên từ sau khi DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) ra đời thì quan niệm này hoàn toàn sai. Tham khảo một vài bảng báo giá linh kiện, bạn sẽ thấy các công ty đã góp phần không nhỏ vào việc khiến người dùng hiểu sai vấn đề. SDRAM là tên gọi chung của một dòng bộ nhớ máy tính, nó được phân ra SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Do đó nếu gọi một cách chính xác, chúng ta sẽ có hai loại RAM chính là SDR SDRAM và DDR SDRAM. Cấu trúc của hai loại RAM này tương đối giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong thời gian gần đây xuất hiện chuẩn RAM mới dựa trên nền tảng DDR là DDR-II, DDR-III có tốc độ cao hơn nhờ cải tiến thiết kế. - Tốc độ (Speed) Đây có lẽ là khái niệm được người dùng quan tâm nhất, tuy nhiên có người thắc mắc về cách gọi tên, đối với DDR thì có hai cách gọi theo tốc độ MHz hoặc theo băng thông. Ví dụ, khi nói DDR333 tức là thanh RAM đó mặc định hoạt động ở tốc độ 333MHz nhưng cách gọi PC2700 thì lại nói về băng thông RAM, tức là khi chạy ở tốc độ 333MHz thì nó sẽ đạt băng thông là 2700MB/s (trên lý thuyết). Thường ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 333 và 400, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV nhưng nói chung khá hiếm. - Độ trễ (Latency) CAS Latency là khái niệm mà người dùng thắc mắc nhiều nhất. Trước đây, khi đi mua RAM, người mua thường chỉ quan tâm tới tốc độ hoạt động như 100MHz hay 133MHz nhưng gần đây, khái niệm CAS đang dần được người dùng để ý bởi nó đóng vai trò khá quan trọng vào tốc độ xử lý tổng thể của hệ thống; đặc biệt trong ép xung. Vậy CAS là gì? CAS là viết tắt của 'Column Address Strobe' (địa chỉ cột). Một thanh DRAM được coi như một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có toạ độ (ngang, dọc). Như vậy bạn có thể đoán ngay ra khái niệm RAS (Row Adress Strobe) là địa chỉ hàng nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS. Khái niệm độ trễ biểu thị quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần. Theo từ điển Merriam- Webster thì latency có nghĩa là 'khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi'. Vậy CAS sẽ làm việc như thế nào? CAS Latency có ý nghĩa gì? Để hiểu khái niệm này, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua cách thức bộ nhớ làm việc, đầu tiên chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS. Chúng ta sẽ phải chờ khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy. Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2, chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS3, thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống. Bạn sẽ thắc mắc như vậy phải chăng CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không đến mức như vậy bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của bộ nhớ điển hình như: + Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS, chờ khoảng thời gian trễ RAS-to-CAS Delay và CAS Latency. + Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi. + Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu; do đó thông tin được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%). Bảng gọi tên ứng theo: Băng thông - Tốc độ MHz PC1600 DDR 200 PC 2100 DDR 266 PC 2700 DDR 333 PC 3000 DDR 366 PC 3200 DDR 400 PC 3500 DDR 466 PC 4000 DDR 500 PC 4200 DDR 533 PC 4400 DDR 550 PC 4800 DDR 600 Nói tóm lại việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng. Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3. Nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng, CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng yêu cầu. - Tần số làm tươi Thường thì khi nhắc tới khái niệm tần số làm tươi (RAM Refresh Rate), người ta thường nghĩ ngay đến màn hình máy tính, tuy nhiên bộ nhớ DRAM (Dynamic Random Access Memory) cũng có khái niệm này. Như bạn đã biết module DRAM được tạo nên bởi nhiều tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Một số loại DRAM có khả năng tự làm tươi dữ liệu độc lập với bộ xử lý thường được sử dụng trong những thiết bị di động để tiết kiệm điện năng. - SDRAM Access Time Việc cho ra đời cách đọc dữ liệu theo từng chuỗi (Burst Mode) đã giúp khắc phục nhiều nhược điểm và tăng hiệu năng cho RAM, chu kì của chuỗi ngắn hơn rất nhiều chu kì trang của RAM loại cũ. Chu kì của chuỗi cũng được coi như là chu kì xung nhịp của SDRAM và chính vì thế nó được coi như thang xác định cho tốc độ của RAM bởi đó là khoảng thời gian cần thiết giữa các lần truy xuất dữ liệu theo chuỗi của RAM. Những con số -12, -10, -8 . ghi trên các chip RAM cho biết khoảng thời gian tối thiểu giữa mỗi lần truy xuất dữ liệu: nhãn -12 xác định chu kì truy cập dữ liệu của RAM là 12ns (nano-giây) đồng nghĩa với việc tốc độ hoạt động tối đa của RAM sẽ là 83MHz. Thường RAM có tốc độ cao sẽ sử dụng chip RAM có chu kì truy xuất thấp nhưng với chu kì truy xuất thấp chưa chắc RAM đã có thể hoạt động ở tốc độ cao do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp thanh RAM có tốc độ thấp nhưng khi đem vào 'thử lửa' ép xung thì lên được tốc độ cao hơn nhiều so với những loại RAM mặc định dán nhãn tốc độ cao. NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI KHÔNG THỂ THIẾU Bạn có thể nhận thấy một điều rất rõ ràng đó là tốc độ của RAM và điện thế sử dụng ngày càng cao hơn. Ban đầu chúng ta có DDR200/2,5v thì giờ đây chúng ta đã có DDR500/2,8v (thậm chí là 2,85v đối với một số loại nhất định) hay DDR2-667/1,8v. Hai yếu tố này đã góp phần làm cho nhiệt độ của RAM ngày càng tăng, đó cũng chính là lý do tại sao các loại RAM cao cấp thường có lá thép ốp ở mặt ngoài; ngoài lý do bảo vệ thì nó còn góp phần tản nhiệt. Tuy nhiên nếu bạn mua được RAM loại thường nhưng có tốc độ tốt và khả năng ép xung cao, bạn có thể tham khảo những giải pháp tản nhiệt dành riêng cho RAM của những nhà sản xuất thứ ba như tản nhiệt cho RAM của CoolerMaster. Nếu cảm thấy khả năng tài chính có giới hạn, bạn có thể tự chế những mẩu tản nhiệt với một cục tản nhiệt lớn của CPU và một chiếc cưa sắt. Nếu khéo tay, bạn sẽ có những sản phẩm đẹp mắt không thua gì hàng hiệu. Một số nhà sản xuất lại chọn giải pháp đơn giản hơn bằng cách làm những tấm giải nhiệt giống của hàng hiệu với chất liệu như hợp kim dẫn nhiệt hay đồng đỏ nhưng thực tế chúng không hiệu quả cho lắm. Một món đồ chơi nữa cũng đang được dân overclock ưa chuộng hiện nay là DDR Booster của OCZ tuy nhiên nó khá nguy hiểm và bạn chỉ nên dùng nếu có kinh nghiệm về máy tính. DDR Booster không phải là một thanh RAM mặc dù khi mới nhìn thì có vẻ hơi giống. Tuy nhiên nó lại rất gần gũi với RAM nhờ khả năng can thiệp vào hệ thống cấp điện cho RAM, chính vì thế với DDR Booster, bạn có thể chỉnh được điện năng tiêu thụ cho RAM một cách chính xác nhờ đồng hồ đo đi kèm. Việc sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ việc cắm vào khe RAM trống rồi vặn chiết áp trong khi theo dõi đồng hồ sao cho hợp lý vì nếu nhiệt độ lên quá cao, RAM có thể bị cháy. Có thể DDR Booster khá đáng sợ nhưng hiệu quả nó mang lại thì không ai có thể chê được. Trước kia bạn cần đến mỏ hàn và trình độ điện tử vào loại có hạng nếu muốn chỉnh lại điện của RAM bằng tay thì với DDR Booster, việc cần làm chỉ đơn giản là cắm và vặn. Bạn có thể hình dung những thanh RAM rất thường bình thường bán đầy ngoài cửa hàng có thể chạy ở tốc độ gần gấp đôi hoặc chí ít cũng ngang với các loại RAM xịn hay không? Câu trả lời là có, dĩ nhiên là với DDR Booster và những giải pháp tản nhiệt hợp lý. 2. CHỌN ĐÚNG LOẠI RAM Khi mua hay ráp máy tính, việc chọn đúng loại RAM là khá quan trọng nhưng lại ít người để ý. Mỗi hệ thống sử dụng CPU Intel hay AMD lại 'thích' một kiểu RAM khác nhau, ngoài ra việc chọn lựa RAM còn phụ thuộc vào chipset và nhu cầu làm việc của người dùng. Thông thường CPU Intel Pentium 4 và Athlon 64 yêu cầu RAM tốc độ cao (bus 400MHz) trở lên do FSB của CPU khá lớn cho phép băng thông dữ liệu rộng. Nếu như RAM không đáp ứng được mức băng thông đó thì sẽ bị hiện tượng 'nghẽn cổ chai' (bottle-neck), ứng dụng sẽ hoạt động rất chậm. Nếu không xét đến việc ép xung (overclock), thông thường khi mua RAM cho máy tính, bạn hãy mua như sau: DDR SDRAM Như đã nói ở trên, đây đang là loại RAM thông dụng và thịnh hành nhất cho toàn bộ các loại máy tính để bàn vào thời điểm bạn đọc bài viết này. A. Đối với CPU Intel + Intel Pentium 4-C/E/G/J Front Side Bus (FSB) 800MHz: Những loại CPU này có FSB rất lớn nên nếu sử dụng trên nền bo mạch chủ 865/875 hay 915/925 mới nhất, bạn sẽ đạt tốc độ cao khi lắp đặt bộ nhớ kênh đôi (Dual Channel DDR) đúng cách. Về nguyên tắc Dual Channel DDR khá giống với chế độ RAID của đĩa cứng, với 100MB dữ liệu chuyển vào RAM, thay vì vào một thanh RAM đủ 100MB, chipset sẽ chuyển đồng thời vào mỗi thanh RAM 50MB nên sẽ rút ngắn thời gian làm việc xuống chỉ còn một nửa. Và như vậy hai thanh RAM DDR bus 400 sẽ cho băng thông lý thuyết lên mức 800MHz, tương xứng với bus của CPU. Điều đó cho thấy nếu bạn sử dụng CPU có bus 800 thì việc mua hai thanh RAM DDR bus 400 giống nhau là lựa chọn lý tưởng. Chú ý hai thanh RAM phải giống nhau cả về tốc độ và loại chip nhớ sử dụng, đặc biệt là khi bạn chạy trên nền chipset i875P bởi chipset này khá 'khó tính', nếu không giống nhau thì rất có thể tính năng PAT sẽ không được kích hoạt và làm giảm hiệu năng hệ thống. + Intel Celeron/Pentium4 bus 400MHz/533MHz: Mặc dù những loại CPU có bus khá cao nhưng do thuộc thế hệ cũ hoặc dòng rẻ tiền nên chúng thường được lắp chung với các loại chipset 845, cho đến chipset 845PE thì tốc độ RAM cao nhất được chính thức hỗ trợ chỉ là 333MHz. Do đó nếu bạn lắp RAM DDR400 thì sẽ không kinh tế. Như vậy trừ khi bạn dùng bo mạch chủ có chipset 845PE, còn nếu không bạn nên chọn các loại RAM có bus 266MHz và để dành khoản tài chính dư ra cho một lần nâng cấp tổng thể hệ thống sau này. CÁC BƯỚC NÂNG CẤP BỘ NHỚ Khi nhận thấy máy tính chạy chậm chạp, có thể bạn nghĩ ngay tới việc nâng cấp card màn hình, bộ xử lý hay bo mạch chủ (mainboard). Nhưng bạn có biết rằng trong nhiều tình huống, nâng cấp bộ nhớ RAM giúp tăng đáng kể hiệu năng máy tính mà chi phí lại rẻ? XÁC ĐỊNH DUNG LƯỢNG Dung lượng bộ nhớ phụ thuộc vào hệ điều hành và ứng dụng. Windows XP yêu cầu bộ nhớ RAM tối thiểu 64MB nhưng khuyến khích 128MB. Windows Me yêu cầu tối thiểu 32MB, trong khi Windows 98 chỉ cần 16MB. Nếu cài thêm bộ Office XP trên hệ điều hành Windows XP, bạn cần tối thiểu 128MB RAM. Để chạy cùng lúc các ứng dụng như Word, Excel và Power Point, bạn cần tối thiểu 152MB. Nói chung, bạn nên trang bị 256MB RAM khi sử dụng hệ thống WinXP. Nếu để chơi game, thiết kế đồ họa, xử lý phim, bạn nên có 512MB RAM; càng nhiều càng tốt nhưng còn phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ . XÁC ĐỊNH LOẠI BỘ NHỚ Hiện có 3 công nghệ bộ nhớ phổ biến là SDRAM, DDR-SDRAM và RDRAM nên bạn cần xác định loại bộ nhớ dựa theo tài liệu hướng dẫn của bo mạch chủ. SDRAM: Phổ biến trong các hệ thống Pentium, Pentium II, và Pentium III, SDRAM có 3 loại: PC66, PC100 và PC133; tương ứng với tần số làm việc 66MHz, 100MHz và 133 Mhz. DDR SDRAM: Phổ biến trong hệ thống Pentium IV hay AMD. Cũng giống như SDRAM, DDR SDRAM cũng có nhiều loại tốc độ khác nhau như PC2100, PC2700, PC3200, PC3500 và PC3700 (xung làm việc tương ứng là 266MHz, 333MHz, 400MHz, 433MHz, và 466MHz) RDRAM: Là công nghệ bộ nhớ 'xịn' nhất, RDRAM sử dụng cho các hệ thống Xeon và Pentium IV cao cấp. Do giá còn mắc nên không được phổ biến như 2 loại RAM trên. ĐỘ TƯƠNG HỢP Đừng vội chọn loại RAM tốc độ nhanh vì chưa chắc thích hợp với máy bạn mà nên chọn loại bộ nhớ có thông số giống như bộ nhớ hiện thời trên hệ thống. Mua thanh DDR-SDRAM PC3700 tốc độ 466MHz trong khi bo mạch chủ chỉ hỗ trợ tối đa RAM 266MHz thì xem ra không hiệu quả bằng mua loại DDR SDRAM PC2100 tốc độ 266MHz. LẮP ĐẶT Trước tiên, bạn phải mở thùng máy và nhớ đeo vòng khử tĩnh điện hoặc tiếp đất để tránh làm hỏng linh kiện điện tử. Quan sát trên bo mạch chủ, tìm những khe cắm RAM (có lẽ là dài nhất). Nhấn chốt 2 bên khe cắm RAM còn trống ra hai bên rồi đặt thanh RAM vào đúng vị trí, nhấn đều 2 đầu (để không làm hỏng hay trầy xước mạch điện tử) đến khi thấy 2 chốt cắm vào hai thành thanh RAM. Lắp đặt RDRAM cũng tương tự nhưng cần lắp các thanh RDRAM theo cặp và đặt CRIMM trong khe cắm trống để khép kín mạch điện. Đối với loại SDRAM, bạn sẽ phải đẩy nghiêng. CHẠY THỬ Hãy quan sát con số báo dung lượng bộ nhớ khi hệ thống khởi động. Nếu sai biệt thì nên kiểm tra lại vị trí gắn các thanh RAM. Nếu cần có thể nhấn phím Pause/ Break để tạm dừng màn hình khởi động. Khi thấy hệ thống báo dung lượng RAM đủ và khởi động bình thường vào Windows, bạn tiếp tục chạy thử một số ứng dụng và kiểm tra xem chúng có hoạt động tốt không; bởi RAM không tương thích có thể gây ra sự cố treo máy hay đóng băng. B. Đối với AMD Nếu như từ trước đến nay những dòng CPU của AMD không được phổ biến ở Việt Nam do chế độ phân phối và bảo hành thì giờ đây với việc Silicom chính thức trở thành nhà phân phối cho AMD, người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm sử dụng dòng vi xử lý này. Mặt khác, trên thị trường cũng xuất hiện thêm nhiều sản phẩm bo mạch chủ và phụ kiện (quạt tản nhiệt, đế lắp socket .) cho CPU AMD. Tuy nhiên có một điều đáng buồn là trước kia sản phẩm của AMD được yêu thích do chi phí thấp mà hiệu năng cao, còn giờ đây phương châm đó không còn được như vậy bởi những dòng CPU cao cấp của AMD giá quá cao, thậm chí vượt hơn Intel. Tuy nhiên người dùng AMD cần chú ý là bộ xử lý AMD (đặc biệt là AthlonXP) sẽ cho hiệu năng tốt nhất khi RAM chạy đồng bộ với FSB (tốc độ ngang nhau) và CAS Latency thấp (tốt nhất là 2) nên việc chọn đúng RAM là rất quan trọng. + Duron/Athlon XP/Sempron Bus 266MHz: Nếu bạn đang sử dụng những loại CPU này thì dĩ nhiên lựa chọn lý tưởng nhất vẫn là DDR 266MHz. Thường thì do bus thấp nên bạn có thể tìm được nhiều loại RAM có CAS2, hãy chú ý chi tiết này và chọn lựa sao cho hợp lý. + AthlonXP bus 333/400MHz: Với hai loại CPU này, việc chọn RAM phụ thuộc nhiều vào chipset của mainboard mà bạn sử dụng. Thường thì với các loại chipset thông dụng VIA có số hiệu từ 333 trở xuống như KT333, KT266, KM266 . bạn nên dùng RAM tốc độ 333MHz. Tại sao lại không tìm mua RAM bus 400MHz? Lý do rất đơn giản, việc tìm mua một thanh RAM bus 266 hay 333 có CAS thấp đơn giản hơn nhiều so với tìm một thanh RAM 400MHz CAS2. Đối với những chipset như KT400, KT600 hay đặc biệt là nVIDIA nForce 2, bạn nên mua DDR400 bởi ngoài việc chúng hỗ trợ sẵn tốc độ này thì đa số CPU AthlonXP Barton của AMD đều có thể chạy tốt ở bus 400MHz cho dù mặc định chúng chỉ là 333MHz mà thôi. Tuy nhiên nhớ chú ý lựa chọn thật kĩ trước khi mua vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại RAM DDR400 với nguồn gốc khác nhau. Chi tiết về việc chọn lựa RAM bạn có thể tham khảo bài viết 'Overclock - Được, mất và những điều cần biết' (Thế Giới Vi Tính A 9/2003). Chú ý nForce2 hỗ trợ Dual Channel DDR 400MHz. + Athlon 64: Hầu như tất cả các hệ thống Athlon64 đều yêu cầu tối thiểu RAM có bus 400MHz, những hệ thống Socket939 mới hỗ trợ Dual Channel nên bạn phải nhớ chọn mua cho phù hợp. DDR-II Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian dài nhưng DDR-II dường như chưa tạo được ấn tượng tốt với người dùng, chìa khóa chính để nhà sản xuất nâng băng thông của DDR-II lên chính là việc nhân chip nhớ chạy ở một nửa tần số của bộ đệm I/O và điều này đồng nghĩa với việc bộ đệm dữ liệu chạy ở tốc độ gấp đôi nhân. Thông thường nếu RAM có tốc độ 100MHz thì bộ đệm dữ liệu cũng chạy ở tốc độ 100MHz, nhưng với DDR, tốc độ này là 200MHz. Trong DDR- II, bộ đệm dữ liệu chạy ở 200MHz vẫn với xung nhịp 100MHz của RAM, điều này cho phép chúng xử lý được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp vì tốc độ gấp đôi nên khi áp dụng nguyên tắc DDR lên thì chúng ta sẽ được tần số dữ liệu thực lên tới 400MHz với chỉ 100MHz tốc độ hoạt động của RAM. Nói một cách đơn giản hơn: Với DDR1: 100MHz xung thực -> 100MHz bộ đệm dữ liệu -> 200MHz tốc độ dữ liệu (DDR). Với DDR2: 100MHz xung thực -> 200MHz bộ đệm dữ liệu -> 400MHz tốc độ dữ liệu (DDR). Như vậy độ trễ CAS của DDR-II sẽ có nhiều điểm khác biệt so với DDR-I hiện tại và thường được đặt ở mức 4 hoặc 5. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng DDR-II cho máy tính để bàn của mình, bạn không có sự lựa chọn nào ở thị trường Việt Nam ngoài những bo mạch chủ có chipset Intel 915 và 925, điều này sẽ kéo theo nhiều nâng cấp khác như CPU Socket 775 và card đồ họa PCI-Express. Mặc dù vậy, tốc độ của DDR-II vào thời điểm hiện tại chưa chứng tỏ được sức cạnh tranh so với DDR truyền thống nên không được người dùng quan tâm nhiều. Bạn có thể tìm thấy một vài sản phẩm của Samsung, Kingston hay KingMax ở nhiều cửa hàng trong cả nước nếu cần. BỘ NHỚ VIDEO Bên cạnh chip bộ nhớ chính còn nhiều loại chip nhớ đặc biệt phát triển riêng cho ứng dụng video. VIDEO RAM (VRAM) VRAM được phát triển dựa trên công nghệ FPM (fast page mode), có hai cổng giao tiếp thay vì một cổng như thông thường: một cổng dành cho chức năng làm tươi màn hình) cổng còn lại xuất ảnh ra màn hình. Nhờ thiết kế này, VRAM hoạt động hiệu quả hơn DRAM trong những ứng dụng video. Tuy nhiên, do sản lượng tiêu thụ chip video ít hơn chip nhớ chính nên giá còn cao. Vì thế, trong một số hệ thống card video ít tiền, người ta có thể dùng DRAM thông thường để giảm giá thành. GRAPHIC DDR (GDDR) GDDR (DDR đồ họa) được phát triển dựa trên công nghệ DDR SDRAM dành riêng cho đồ họa. Sau phiên bản GDDR-2 thiết kế dựa trên DDR-II, ATI và NVIDIA đã kết hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất bộ nhớ để đưa ra phiên bản GDDR- 3 có điện áp làm việc thấp hơn GDDR-2, làm việc từ tần số 500MHz đến 800MHz với mục tiêu giảm điện năng tiêu thụ, tăng mật độ chip nhớ và đơn giản hóa giải pháp tản nhiệt. WINDOW RAM (WRAM) WRAM là một dạng bộ nhớ hai cổng khác, được dùng trong những hệ thống chuyên xử lý đồ họa. Hơi khác VRAM, WRAM có cổng hiển thị nhỏ hơn và hỗ trợ tính năng EDO (Extended Data Out). SYNCHRONOUS GRAPHIC RAM (SGRAM) SGRAM là loại SDRAM thiết kế riêng cho video với chức năng đọc/ghi đặc biệt. SGRAM cho phép truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu theo khối thay vì từng đơn vị nên giảm bớt số lượt đọc/ghi bộ nhớ và tăng hiệu năng của bộ điều khiển đồ họa. BASE RAMBUS VÀ CONCURRENT RAMBUS Trước khi trở thành công nghệ bộ nhớ chính, công nghệ Rambus được dùng làm bộ nhớ video. Công nghệ bộ nhớ Rambus dùng làm bộ nhớ chính hiện tại được gọi là Direct Rambus. Còn hai dạng Rambus sơ khai là Base Rambus và Concurrent Rambus được dùng cho ứng dụng video trong máy trạm và hệ thống game video như Nintendo 64. 3. KINH NGHIỆM Chắc chắn bạn cũng nhận thấy một điều là sự lựa chọn vào thời điểm hiện tại gần như chỉ giới hạn trong loại RAM DDR bởi DDR-II và RDRAM hầu như không phổ biến. Đa số những loại DDR đang được bán ở các cửa hàng linh kiện máy tính đều có khả năng hoạt động trơn tru trên mọi hệ thống. Tuy nhiên, để có được loại RAM tốt, hiệu năng cao đồng thời bạn vẫn muốn 'nghịch ngợm' ép xung được thì sẽ phải bỏ ra một chút công sức. Thông dụng nhất là DDR400 hay còn gọi là PC3200 với hàng chục loại khác nhau và giá cả chênh nhau từ vài USD cho tới vài chục USD! Để tiện, chúng ta sẽ phân làm hai loại: 'bình dân' và 'cao cấp'. Những loại RAM bình dân thường không có vỏ thép mà chỉ gồm thanh RAM không, một số hàng thuộc dòng này của những hãng tên tuổi như Corsair hay Kingston thì có thêm hộp nhựa đựng rất lịch sự và ghi rõ là Value RAM. Dòng Value RAM nói chung chất lượng không được đồng đều và phụ thuộc khá nhiều vào loại chipset mà hãng sản xuất sử dụng, mỗi đợt hàng chất lượng lại rất khác nhau nên việc mua được sản phẩm tốt hay dở đa phần đều nhờ may mắn. Ví dụ như Kingston Value RAM PC3200 có đợt là RAM CAS 2,5, có đợt lại là CAS 3; Adata PC3200 có vỏ nhựa lúc mới ra thì bị xem thường nhưng về sau thì lại được khen và sức mua mạnh dẫn tới hiếm hàng. Vậy bí quyết là gì? Thường khi mua RAM thuộc dòng cấp thấp, bạn có thể rất dễ dàng nhìn thấy những kí hiệu ghi trên chip RAM và những thanh RAM có chất lượng tốt thường sử dụng chip nhớ của những hãng có tên tuổi như Winbond, Samsung, Hynix, Huyndai, Kingston, Kingmax . chú ý chọn loại RAM có 8 chip nếu có thể. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra thông số Access Time thông qua đoạn mã ghi trên chip RAM ví dụ như với một thanh Elixir bình thường có mã số là N2DS25680BT-5T thì -5 chính là thông số bạn cần tìm, từ đó suy ra tốc độ của thanh RAM này khoảng 400MHz trở lên. Yếu tố cuối cùng mà bạn kiểm tra là chất lượng bản mạch và độ tinh xảo của mạch in, hãy thử uốn nhẹ thanh RAM để kiểm tra độ bền, một số RAM có các lớp bản mạch dập không được khít và phát ra tiếng kêu khi uốn hơi cong sẽ dễ hỏng hơn những thanh khác. Với những dòng RAM cao cấp thì việc lựa chọn sẽ khó khăn hơn nhiều do vỏ hộp lẫn bản thân thanh RAM đều được đóng gói bảo vệ rất kĩ lưỡng. Việc tháo vỏ đóng gói để xem bên trong là không thể, bạn chỉ có thể nhận diện chất lượng của RAM thông qua mã số sản phẩm và ngày tháng sản xuất, nhìn chung những sản phẩm thuộc dòng cao cấp có chất lượng khá tốt đáp ứng được hầu hết người dùng kể cả khi bạn muốn ép xung, chỉ trừ một vài người thuộc loại 'quái kiệt' với đầy đủ đồ nghề 'xịn' cho overlocking mới có yêu cầu cao hơn. Những loại RAM tốc độ cao thuộc series cao cấp nổi bật ở thị trường Việt Nam vào thời điểm hiện tại có thể kể: + Kingston HyperX: Với tốc độ từ 400MHz cho tới 500MHz và được phân phối thông qua đại lý chính hãng nên người dùng có thể yên tâm sử dụng, tuy nhiên hệ số CAS của HyperX khá cao nên không được người dùng AMD ưa chuộng. Một số series HyperX sản xuất trước kia sử dụng chipset Winbond BH-5 được dân overlocker săn lùng liên tục. + Adata Vitesta: Tốc độ từ 500MHz đến 600MHz, giá thành khá rẻ, trong thử nghiệm một thanh Atada Vitesta ngẫu nhiên có thể chạy CAS 2,5 (mặc định của nhà sản xuất là 3) ở bus 500MHz (chế độ kênh đôi Dual Channel) ổn định. + Mushkin Level 2 Black Cover: Tốc độ từ 400MHz tới 466MHz. Hiện tại đây là loại RAM được giới sành đồ chơi máy tính đánh giá khá cao về khả năng nâng lên tốc độ cao và CAS thấp, đặc biệt dòng mới nhất sử dụng chip nhớ Samsung kí hiệu TCCD cho kết quả tốt hơn nhiều và thậm chí còn vượt xa dòng BH-5 trước kia. Loại chip nhớ TCCD còn được sử dụng cho cả những series RAM có bus mặc định là 600MHz (PC4800). + Corsair: Sau một thời gian dài vắng bóng, hiện tại Corsair đang dần lấy lại phong độ với dòng sản phẩm RAM XMS C2PT cao cấp mới nhất (revision 4.1) dùng chipset TCCD, trong những thử nghiệm của diễn đàn VOZ, hầu hết các loại RAM sử dụng chipset TCCD đều có thể vượt qua bus 550MHz dễ dàng thậm chí với hệ số CAS chỉ ở mức 2,5. Ngoài ra hãng còn cung cấp dòng RAM có CAS 2 với dàn đèn Data Indicator nháy theo hoạt động khá đẹp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý theo ý kiến nhiều người dùng thì những sản phẩm RAM cao cấp của Corsair có chất lượng không được đồng đều cho lắm. + Gskill: Đây là một tên tuổi mới đối với người dùng trong nước, tuy nhiên sự ra mắt của hãng với dòng RAM DDR600 (chip nhớ TCCD) thực sự gây ấn tượng. Mặc dù vậy số lượng hàng không nhiều và việc tìm mua rất khó khăn. Ngoài ra những nhà sản xuất như OCZ hay Geil cũng có nhiều sản phẩm cao cấp mà bạn có thể tìm mua nhưng thường khá hiếm vì không có đại lý phân phối chính thức trong nước. [b]BỘ NHỚ CẢI TIẾN[/b] ENHANCED SDRAM (ESDRAM) Để tăng tốc độ và hiệu năng, thanh nhớ chuẩn có thể được tích hợp thêm bộ đệm SRAM (Static RAM) trực tiếp trên chip. ESDRAM là SDRAM có thêm bộ đệm SRAM để có khả năng làm việc với tần số 200MHz. Cũng tương tự nguyên lý bộ nhớ đệm ngoài, DRAM cũng dùng một bộ đệm SRAM để lưu dữ liệu thường dùng, nhằm rút ngắn thời gian truy xuất DRAM. Ưu điểm của SRAM trên chip là tạo lập tuyến bus rộng hơn giữa SRAM và DRAM, tăng cường băng thông và tốc độ DRAM một cách hiệu quả. FAST CYCLE RAM (FCRAM) FCRAM được Toshiba và Fujitsu đồng phát triển nhằm phục vụ máy chủ, máy in cao cấp và hệ thống chuyển mạch viễn thông. Bộ nhớ được phân thành nhiều mảng và có thiết kế hàng đợi nên tăng được tốc độ truy xuất ngẫu nhiên và giảm điện năng tiêu thụ. SYNCLINK DRAM (SLDRAM) Hiện tại tuy đã lỗi thời nhưng SLDRAM từng được cộng đồng chế tạo DRAM phát triển nhằm cạnh tranh với Rambus vào cuối thập niên 1990. VIRTUAL CHANNEL MEMORY (VCM) Do NEC phát triển, VCM cho phép các 'khối' bộ nhớ khác nhau giao tiếp độc lập với bộ điều khiển nhớ và có đệm riêng. Cách này cho phép mỗi tác vụ hệ thống thành một khối riêng, không chia sẻ hay dùng chung với các tác vụ cùng chạy khác. BỘ NHỚ FLASH Bộ nhớ Flash là dạng bộ nhớ ghi lại được, không mất, trạng thái ổn định, có chức năng kết hợp của RAM và ổ đĩa cứng. Bộ nhớ flash lưu bit dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện trong ô nhớ (giống DRAM) nhưng có khả năng nhớ cả khi ngắt điện (giống đĩa cứng). Nhờ đặc tính điện thế thấp, ổn định, tốc độ cao, bộ nhớ flash thích hợp với rất nhiều ứng dụng di động như máy ảnh số, máy quay phim số, điện thoại di động, máy in, PDA, máy nhắn tin, máy ghi âm số, máy MP3, hệ thống GPS. 3. ĐIỀU CHỈNH BIOS CHO PHÙ HỢP A. Tốc độ BIOS của BMC Asus P4C800 Deluxe. Bạn có thể thấy phần điều chỉnh tốc độ (DRAM Frequency) và phần chỉnh điện thế (DDR Reference Voltage). Muốn tối ưu hóa hiệu năng của RAM, bạn chỉ có cách sử dụng BIOS của máy tính, nhấn Del khi khởi động để vào BIOS. Thường các thông số của RAM chia làm hai mục, tỉ lệ của RAM sẽ nằm trong phần CPU Voltage/Frequency (một số hãng sản xuất lại đưa chúng vào nhóm riêng ví dụ như Soft Menu (Abit), Genie Bios (DFI) . Trong phần này, mỗi hãng có cách sắp xếp khác nhau nhưng đều dựa trên một nguyên tắc chung là tốc độ của RAM tỉ lệ với FSB của CPU theo một hệ số nhất định. Một số hãng như Asus chọn cách hiển thị tốc độ RAM trực tiếp giúp người dùng không mất thời gian tính toán còn Abit lại chọn cách sử dụng tỉ lệ, bạn sẽ phải nhân, chia để có kết quả tốc độ tuy nhiên điều này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về thông số của máy tính. Tốc độ của RAM được tính theo tỉ số CPU/DRAM, ví dụ khi CPU có bus ngoài là 200MHz (ở những CPU bus 800MHz) và tỉ lệ này là 1:1 thì RAM sẽ chạy ở bus 200MHz (400MHz DDR). Khi tỉ lệ là 5:4, bus ngoài CPU là 200MHz thì tốc độ RAM sẽ là (200/5)*4 = 160MHz (320MHz DDR). BIOS của BMC Abit IC7 MAX3, tương tự như của Asus nhưng tốc độ RAM được xác định qua tỉ lệ (DRAM Ratio) Riêng những thông số khác về RAM như CAS Latency, RAS-to-CAS Delay . đều được tất cả các nhà sản xuất đưa vào một nhóm chung có tên là Advance Chipset Configuration. Có thể bạn sẽ cảm thấy hoa mắt nhưng thông số quan trọng nhất là phần DRAM Timing bao gồm bốn thông số chính theo thứ tự là CAS Latency, Act to Precharge Delay, Ras- to-CAS Delay và DRAM Ras Precharge. Nếu bạn gặp thông số RAM kiểu như 2-2-2-5 hay 2-3-3-7 thì đó chính là bốn thông số được xếp theo đúng thứ tự như vậy. Ý nghĩa của những thông số còn lại bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn đi kèm của từng bo mạch chủ. B. Điện thế: Cũng trong những hình ảnh trên, bạn có thể thấy có một chỉ số về điện thế cung cấp cho RAM (DRAM Voltage). Thường thì DDR sử dụng mức điện thế 2,5v và DDR-II là 1,8v. Một số loại RAM DDR tốc độ cao có thể yêu cầu tới 2,8v hoặc 2,85v, đối với những loại này bạn phải tham khảo tài liệu hướng dẫn đi kèm để có được thông tin. Tuy nhiên bạn cần tuân theo một nguyên tắc an toàn là: Không nên kéo điện thế lên quá 2,9v nếu không có giải pháp tản nhiệt hữu hiệu vì RAM có thể sẽ bị cháy hoặc phồng IC sau một thời gian sử dụng. Đối với những loại bo mạch chủ rẻ tiền, bạn sẽ không chỉnh được điện thế của RAM mà chỉ có thể thay đổi được tốc độ. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng một vài món đồ chơi chuyên dụng như DDR Booster của OCZ. Theo thống kê từ phía người dùng, những chip RAM của Samsung có khả năng chịu được điện cao nhất và ép xung lên được mức tốc độ tương xứng, còn những loại chip của Winbond thì có thể chạy ở tốc độ cao ngay cả với điện thế mặc định hoặc nhỉnh hơn một chút. Điện thế của RAM thậm chí còn ảnh hưởng cả đến timing nên nếu thanh RAM bạn mua về không chạy được ở mức timing thấp thì bạn có thể thử đẩy điện thế lên một chút xem sao. Sau khi đã có đủ những giải pháp về phần cứng, điều quan trọng nhất của việc chọn RAM chính là hiệu năng cao và ổn định, bạn sẽ cần đến những phần mềm chuyên dụng để kiểm tra tốc độ cũng như khả năng hoạt động lâu dài của RAM cho dù chạy ở tốc độ mặc định hay ép xung. Hai chương trình sáng giá nhất được nhiều người dùng đánh giá cao là Sisoft Sandra 2005 (http://www.sisoftware.co.uk/) và Passmark Burn-in Test (http://www.passmark.com). Hai chương trình này có khả năng kiểm tra băng thông của RAM kèm theo thử nghiệm tối đa 'nội lực' của RAM để phát hiện lỗi nếu có. Nếu như RAM của bạn đạt được thời gian kiểm tra từ 8 đến 10 tiếng và tốc độ chấp nhận được thì bạn là người may mắn, nếu không hãy kiểm tra lại toàn bộ mọi thiết bị hoặc liên hệ với nơi bán để đổi loại khác. Tóm lại, việc chọn mua một loại RAM đúng với cấu hình máy tính và phù hợp với công việc của mình là rất quan trọng. Việc mua RAM từ các hãng tên tuổi dĩ nhiên sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng cũng như bảo hành. Mặc dù đa số các loại RAM trên thị trường vào thời điểm hiện tại đều có thời hạn bảo hành 3 năm nhưng sẽ thật phiền toái nếu RAM hỏng và bạn phải chạy đi chạy lại để liên lạc với nơi bán; chưa kể chuyện thanh RAM chập chờn có thể cho dữ liệu quan trọng của bạn ra đi không lời từ biệt chỉ trong tích tắc. Nói chung nếu là máy tính cho văn phòng, bạn hoàn toàn có thể mua những loại RAM phổ thông để tiết kiệm chi phí, dĩ nhiên là phải kiểm tra cẩn thận. Còn nếu như bạn là 'dân chơi' overlock sành sỏi hoặc thường xuyên chơi game tốc độ cao hay chỉ đơn giản là muốn làm cho chiếc máy tính của mình trông 'xịn' hơn thì có thể lướt qua dòng sản phẩm cao cấp nhưng hãy nhớ kiểm tra cái ví của mình trước! Giá của chúng chắc chắn không hề rẻ chút nào. 1. Bus speed của CPU Khái niệm Bus: là đường dẫn điện nội bộ mà theo đó các tín hiệu được truyền từ thiết bị này đến thiết bị khác trên main. Máy tính thiết kế bus của bộ xử lý theo ba loại : Bus dữ liêu (data bus): truyền dữ liệu giữa ram và cpu Bus địa chỉ: xác định vị trí nhớ nào sẽ được đưa vào hoạt động. Bus điều khiển (control bus): truyền các tín hiệu của các bộ phận điều khiển Người ta sẽ phát triển bus dữ liệu của máy tính bằng cách nối cpu với một hoặc nhiều khe cắm mở rộng, và gọi là bus mở rộng (expansion bus). Bus địa chỉ, dữ liệu, mở rộng được mắc nối theo những hàng dây dẫn song song, cho nên tất cả các bit cần gửi đi sẽ được truyền cùng một lúc, giống như 16 hoặc 32 chiếc ôto dàn hàng ngang cùng chạy về một hướng trên xa lộ cao tốc. Data bus có 2 khái niệm : - bus width (độ rộng bus) - bus speed (tốc độ của bus). 2 thằng này nhiều người lầm. Vd : Từ Biên Hòa lên SG bằng con đường quốc lộ 1A. Đường này có bề rộng 10m và tốc độ 50km/h Con đường = BUS bề rộng = bus width 50km/h = bus speed bus speed ở trên không đề cập đến CPU s/d công nghệ Quad Data Rate (QDR) vận chuyển 4 phần dữ liệu trong 1 chu kỳ đồng hộ (clock cycle) -> hiệu suất gấp 4 lần CPU thường chuyển chỉ 1 phần dữ liệu trong 1 chu kỳ đồng hồ. Như vậy, tốc độ bus danh định (external bus speed) mà ta thường quen gọi là FSB của CPU cao gấp 4 lần so với tốc độ thật (real clock rate) được sử dụng bởi CPU. Tốc độ truyền cực đại (maximum trasfer rate) (MB/s) = 1/8 real lock rate X số liệu đường truyền tải của một clock X 64 64 : nghĩa là CPU truyền dẫn với RAM 64bit mỗi chu kỳ đồng hồ, chia 8 tính ra byte VD : 800Mhz có External Bus Speed (FSB) 800Mhz thì Real clock rate = 200MHz Maximum trasfer rate = 1/8 (200 x 4 x 64 ) = 6400 MB/S External bus speed -> Real Clock rate - maximum tranfer rate tương ứng: 400 MHz -> 100 MHz - 3200 (MB/s) 533 MHz -> 133 MHz - 4264 (MB/s) 800 MHz -> 200 MHz - 6400 (MB/s) Phân biệt Dual Core và Core Duo Các bạn nên phân biệt giữa đặc điểm của CPU và tên dòng CPU. Dual core là đặc điểm của CPU, cho ta biết CPU này thuộc loại dual core, tức CPU có 2 nhân. Ví dụ: AMD Athlon 64 X2 3600+ là CPU dual core. Intel Pentium D 820 là CPU dual core. Intel Core 2 Duo E4300 là CPU dual core. Core Duo là 1 thương hiệu của hãng Intel. Core Duo là dòng sản phẩm CPU dành cho laptop. Intel Core Duo là loại CPU dual core, tức CPU có 2 nhân. Core 2 Duo cũng tương tự như vậy nhưng dòng Intel Core 2 Duo được dành cho desktop. Ví dụ: Intel Core Duo T2400 là CPU dual core. Intel Core 2 Duo E6300 là CPU dual core. Hiện nay trên thị trường chỉ có duy nhất 1 dòng CPU có từ "dual core" trong tên của mình, đó là dòng Intel Pentium Dual-Core. Dòng CPU này sử dụng cho laptop. Ví dụ: Intel Pentium Dual-Core T2060 là CPU dual core. 2. Bus speed của RAM Đối với RAM, tùy theo công nghệ của từng loại mà exernal bus speed và real clock rate được tính theo công thức khác nhau. Memory external bus - real clock rate - maximum transfer rate tương ứng: PC100: 100 - 100 - 800 PC133: 133 - 133 - 1066 DDR333: 333 - 166 - 2700 DDR400: 400 - 200 - 3200 DDR2-400: 400 - 200 - 3200 DDR2-533: 533 - 266 - 4264 DDR2-667: 667 - 333 - 5336 DDR2-800: 800 - 400 - 6400 SDRAM: real clock rate = External bus DDRAM: Real clock rate = 1/2 external bus Điều này cũng được giải thích tương tự như bus speed của CPU nhờ loại RAM này được s/d công nghệ Double Data rate (DDR), nghĩa là nó chuyển 2 phần dữ liệu trong 1 chu kỳ đồng hồ -> hiệu suất tăng 2 lần. Công thức tính Maximum transfer rate thì hoàn toàn tương tự như cách tính CPU * Chọn RAM tương thích với CPU Dựa vào real clock rate của CPU và RAM. Nghĩa là để RAM có thể hoạt động cùng với CPU thì Real Clock rate của RAM phải > or = CPU. Nếu real clock rate của RAM nhỏ hơn -> xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai” ( bottleneck problem ) -> Chọn RAM theo external là không chính xác VD : Pentium D 2,8 GHz FSB 800 MHz thì real clock rate của CPU = 200 -> chọn RAM có real clock rate tối thiểu =200 (dựa vào bảng trên để lựa). real clock của RAM >200 càng tốt. Để đảm bảo RAM và CPU làm việc tốt nhất thì nên dựa vào maximum transfer rate của CPU. VD : D 2,8GHz FSB 800MHz có Maximum transfer of CPU = 6400 MB/s -> chọn RAM loại RAM DDR2 có external bus là 800 MHZ thì CPU mới làm việc tốt nhất. Vậy nguyên tắc maximum transfer of RAM = maximum transfer of CPU * Bản chất của việc dùng RAM kênh đôi (RAM DDR Dual Channel) Khi cấu hình DDR Dual Channel, RAM được truy cập cùng lúc đến 128 bit thay vì 64bit so với tốc độ bình thường không dùng kênh đôi -> tốc độ truyền tăng gấp đôi. Để sử dụng được kênh đôi, mainboard phải hỗ trợ một số chẵn lần khe cắm DDR hoàn toàn giống nhau (2 or 4 khe, cùng màu ở vị trí 1-3 hay 2-4. Không cắm 2 thanh ở vị trí 1-2 hay 1-4 sẽ không sử dụng được kênh đôi. Còn 4 khe cắm luôn 4 thanh thì s/d được) và 2 hay 4 thanh phải cùng dung lượng, cùng tốc độ, cùng model (DDR/DDR2/DDR3). Nếu cùng nhà sản xuất càng tốt. * Sự khác biệt cơ bản giữa DDR single Channel (Kênh đơn) và DDR Dual Channel (Kênh đôi): Single Channel : là chế độ hoạt động của RAM DDR mà dữ liệu truyền từ CPU -> RAM và dữ liệu truyền từ RAM -> CPU không đồng thời cùng lúc. Giả sữ dữ liệu truyền từ CPU -> RAM mất 1 giây thì trong giây tiếp theo 1 dữ liệu khác mới được truyền từ RAM-> CPU với cùng một tốc độ. Dual Channel : chế độ hoạt động của RAM mà dữ liệu truyền từ CPU->RAM và RAM->CPU được thực hiện đồng thời cùng lúc. Nghĩa là giả sử dữ liệu truyền từ CPU -> RAM mất 1 giây thì cũng trong giây đó một dữ liệu khác cũng được truyền từ RAM -> CPU với cùng tốc độ -> tiết kiệm được 1 giây so với dùng Single channel Ta thấy rằng khi dùng Kênh Đôi thì bus width mới được tăng gấp đôi. Đây là hiệu quả chính của Kênh đôi Giả sử có CPU FSB 800 MHz thì 2 thanh RAM DDR Dual Channel 400 MHz cắm kênh đôi sẽ cho maximum transfer rate tăng gấp đôi = 6400 MB/s nhưng external bus speed của RAM vẫn là 400 MHz chứ không tăng. Có thể tăng external bus speed của RAM thông qua việc overclock (ép xung) RAM. Nếu có dual-channel thì thay vì mua một cây 1GB thì mua 2 cây 512 giống hệt sẽ có băng thông tốt hơn. ĐỌC THÊM: Cái từ "Core 2 Duo" làm nhiều người nhầm nó là 1 từ đơn, thật ra, nó là 1 từ ghép, bao gồm 2 phần: phần Core 2 và phần Duo Core 2 là thế hệ thứ 8th của x86 architecture (Intel). Trong Architecture cò nhiều Family, trong Family có nhiều Series, trong series thì có hàng đống tên sản phẩm x86 architecture Intel: 1---- 8086 2---- 80186 3---- 80286 (thời Cha anh ở VN học vi tính) 4---- 386 5---- 486 (thời chúng ta bắt đầu học vi tính) 6--- Pentium ----------- Pentium ------------------- Pentium pro ------------------- Pentium II ------------------- Pentium III ------------------- Pentium IV (bắt đầu từ thời này người ta dùng công nghệ 65 nm) ------------------- Pentium D (chữ D dính liền với Multiprocessors, nhiều Chip xử lý trên 1 bản silicon của 1 CPU) ------------------- Pentium M (chữ M dính liền với công nghệ Centrino) ------------------- Pentium Extreme Edition (nâng cấp của Pen D, cũng là Multiprocessors) ------------------- Pentium Dual (Duo) (nâng cấp của Pen D) ----------- Celeron ------------------- Celeron thường ------------------- Celeron M ------------------- Celeron D 7--- Core (là tên thương mại của hệ thống Yonah, có thời gian sẽ nói thêm) ----------- Solo (chỉ có nghĩa là 1 nhân, không nhất thiết phải dùng công nghệ Centrino) ----------- Duo (2 nhân) 8--- Core 2 ----------- Solo ----------- Duo ------------------- Conroe ------------------------ E6300 ------------------------ E6400 ------------------------ E6650 ------------------------ E6700 ------------------------ E6750 (trong tương lai gần) ------------------------ E6800 ------------------------ E6850 ------------------- Conroe XE ------------------- Allendale ------------------- Merom ------------------- Penryn ------------------- Kentsfield ------------------- Yorkfield ------------------- Conroe-L Từ "nhân": “Nhân” = chữ "Core" trong Dual-Core (!!! nhưng không phải trong Core Duo!!!) “Nhân” = chữ processor trong "Multiprocessor" Hệ số nhân của CPU – Multiplier (hay còn gọi là CPU Ratio) HSN này có nhiệm vụ xác lập tốc độ thực của CPU (core speed) Core speed sẽ được xác định qua công thức sau :Core speed = HTT x Multiplier Hệ số nhân của HT bus – LDT (Lightning Data Transport) HSN LDT dùng để xác lập tần số HT bus khi CPU giao tiếp với chipset, HT bus được tính bằng công thức sau :HT bus = HTT x LDT bus CPU = frequency (tốc độ xung nhịp) chia cho multiplier (hệ số nhân) ta luôn có 1 tỉ lệ nhất định giữa bus thực của CPU với bus thực của RAM, gọi là bộ chia (divider), trong đó, bus thực của CPU = tốc độ đinh danh của nó : hệ số nhân hoặc = FSB : 4 (do công nghệ Quad Data Rate của Intel ta mới có FSB như vậy). Như vậy chọn RAM phải nhìn vào bus thực của CPU và RAM cộng với bộ chia tối thiểu để đảm bảo tránh xung đột, đó là tỉ lệ CPU:RAM = 1:1 (tức là bus CPU < hoặc = bus RAM). Do đó, nếu có 1 CPU FSB 800Mhz, ta chọn RAM tối thiểu là DDR400 (cả 2 cùng có bus speed = 200, tỉ lệ là 1:1), ngoài ra chọn RAM cao hơn cũng ko hề lãng phí, chipset có thể chạy đc ở các bộ chia khác như 2:3, 4:5 . Tỉ lệ CPU:RAM < hoặc = 1 là phù hợp, bởi vì hiểu đơn giản: RAM cung cấp data cho CPU, nếu CPU chạy nhanh hơn RAM (tỉ lệ > 1) thì ép nhau quá. Ngược lại, RAM chạy bằng CPU hay nhanh hơn thì data mà CPU yêu cầu luôn đc đáp ứng, với bus RAM càng lớn, ta lại càng có băng thông bộ nhớ cao >>> càng có lợi. HT viết tắt của Hyper Threading [...]... CPU đoán nhầm và copy khối dữ liệu không cần thiết vào trong bộ nhớ đệm, còn khối dữ liệu cần dùng thì lại không copy Vì thế khi CPU tìm trong bộ nhớ đệm không thấy có khối dữ liệu đó lại phải lóc cóc tìm trong RAM, tìm xong lại phải copy vào bộ nhớ đệm rồi mới xử lý tiếp Như vậy có nghĩa là CPU đã thực hiện rất nhiều thao tác thừa so với CPU đoán đúng được ngay khối dữ liệu chuẩn bị được xử lý Core... cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi + Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu; do đó thông tin được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao... từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3 Nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là... main đời mới hiện nay (từ dòng chipset 865 trở lên) thì nó sẽ tự động kích hoạt chế độ dual chanel Khi đó máy tính của bạn sẽ chấp nhận nạp dữ liệu vào 2 RAM theo 2 luồng cùng một lúc Một RAM để nạp các dữ liệu vào, 1 RAM để xuất các dữ liệu ra Tuy nhiên với những main có chipset hỗ trợ công nghệ Flex Memory cho phép bạn có thể cắm 2 thanh ram khác dung lượng nhưng vẫn có thể chạy được chế độ dual Tuy... trợ hơn so với chip Intel Để đánh giá đúng hiệu năng của các CPU dựa vào các thông số không phải là điều đơn giản, nhất là khi bạn muốn so sánh các CPU có tầm tiền gần tương đương nhau, khi đó để có cơ sở đánh giá chính xác những CPU mà bạn có ý định mua nên tham khảo thêm những trang Lab (Laboratory) những trang nay thường xuyên thử nghiệm và so sánh giữa các loại CPU và thử nghiệm với rất nhiều phần... không hề cho ta tăng thêm về tốc độ bus, khi chạy single channel thì sẽ chỉ có một đường truyền dữ liệu giữa RAM và CPU, khi đó dữ liệu cần xử lí sẽ được truyền từ RAM đến CPU rồi sau đó sẽ được truyền trở lại bằng chính đường đó Còn khi chạy Dual Channel hệ thống sẽ có hay con đường song song cho phép dữ liệu truyền theo cả hai chiều Bạn có thể hiểu nôm na rằng Dual Channel giống như việc chạy xe trên... xử lý Con số này là một trong những thước đo sức mạnh của vi xử lý, tuy vậy nó không phải là tất cả Đôi lúc chỉ là một con số nhằm so sánh tương đối sức mạnh của vi xử lí Rất nhiều người chỉ dùng chỉ số xung nhịp này để đánh giá hiệu năng của CPU tuy nhiên điều đó hoàn toàn không đúng, bạn sẽ thấy có nhiều thứ liên quan đến CPU, tất cả chúng đều không vô nghĩa, vì vậy cần kết hợp tất cả để đánh giá... lưu lượng dữ liệu vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống Bạn thấy cái hình cổ chai rồi chứ? Chai thì thường có cổ nhỏ hơn phần phía dưới của nó Hiện tượng thắt cồ chai có nghĩa là khi dữ liệu (data) gửi tới hoặc nhận được quá nhiều mà máy tính ko thể xử lý kịp gây ra hiện tượng "treo" máy Đó gọi là hiện tượng thắt cổ chai Có 2 trường hợp thắt cổ chai sau đây: 1 Khi RAM đổ một lượng lớn dữ liệu sang để... tục, mà xử lý theo từng chu kỳ Nên nếu như chưa đến chu kỳ, dữ liệu được chuyển đi sẽ lưu trữ trong cache, và khi đến chu kỳ, toàn bộ dữ liệu từ cache sẽ đẩy vào CPU để xử lý Thường thì tốc độ xử lý của CPU sẽ rất nhanh so với việc cung cấp thông tin cho nó xử lý, cho nên không gian bộ nhớ đệm (cache) càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ vùng này Một số vi xử lý còn làm bộ nhớ đệm nhiều... chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2, chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS3, thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống Bạn sẽ thắc mắc như vậy phải chăng CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không đến mức như vậy bởi . RAM: Những Điều Cần Biết. Nếu như vài năm trước đây chúng ta không có nhiều điều để nói về RAM bởi đa số các hệ thống. dữ liệu không cần thiết vào trong bộ nhớ đệm, còn khối dữ liệu cần dùng thì lại không copy. Vì thế khi CPU tìm trong bộ nhớ đệm không thấy có khối dữ liệu

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w