1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

106 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 243,79 KB

Nội dung

Đối với cơ quan BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên - cơ quan có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổchức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và

Trang 1

LÊ THỊ THANH VÂN

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

LÊ THỊ THANH VÂN

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA,

TỈNH THÁI NGUYÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Sỹ Trung

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính xác và

có nguồn gốc rõ ràng

HỌC VIÊN

Lê Thị Thanh Vân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt

buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của nhiều cá nhân và tập thể và bày tỏ

sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡtôi trong học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạocủa Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên,

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thànhluận văn này Xin cảm ơn sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh - Đại học Thái Nguyên Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tìnhcủa giảng viên hướng dẫn TS Ngô Sỹ Trung

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộngtác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu Xin cảm ơn tới Ban Giám đốc,các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh Thái Nguyên, BHXH huyện Định Hóa đãtạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài Đồng thời, xin gửi lời biết ơn đếngia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và ủng hộ tôi trongsuốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài

HỌC VIÊN

Lê Thị Thanh Vân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ……… viii

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Những đóng góp của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 6

1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc và thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 6

1.1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc 6

1.1.2 Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 9

1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 12

1.2.1 Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 12

1.2.2 Tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 15

1.2.3 Kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 19

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 22

1.3.1 Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 22

1.3.2 Hành vi vi phạm pháp luật về lao động của người sử dụng lao động 23

1.3.3 Hoạt động kiểm tra của cơ quan bảo hiểm xã hội 24

1.4 Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội một số địa phương và bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa 24

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội

Trang 6

một số địa phương 24

1.4.2 Bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 29

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31

2.2 Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 31

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 34

2.3 Tiêu chí đánh giá quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 35

2.3.1 Đánh giá hiệu lực quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 35

2.3.2 Đánh giá hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 36

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 38

3.1 Giới thiệu về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa 38

3.1.1 Ví trí, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa 38

3.1.2 Tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa 39

3.2 Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa 40

3.2.1 Thực trạng lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 40

3.2.2 Thực trạng tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 44

3.2.2 Thực trạng kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 50

3.3 Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội của tại Bảo hiệm xã hội huyện Định Hóa 58

3.3.1 Đánh giá về hiệu lực quản lý 58

3.3.2 Đánh giá về hiệu quả quản lý 60

3.3.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý thu

Trang 7

bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa 61

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 64

4.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 64

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 66

4.2.1 Xây dựng và thực hiện chiến lược khai thác phát triển nguồn bảo hiểm xã hội bắt buộc 66

4.2.2 Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để tối ưu hóa việc tổ chức thu và kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 69

4.3 Khuyến nghị 71

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Phụ lục 1 76

Phụ lục 2 79

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1. BHXH BB :Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện

Định Hóa năm 2017-2019 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về công tác lập kế

hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về công tác tổ chức

thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa các năm 2017-2019 46

Bảng 3.4 Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện

Định Hóa các năm 2017-2019 Bảng 3.5 Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Định Hóa các năm

2017-2019 48Bảng 3.6 Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối ngành tại BHXH huyện Định

Hóa các năm 2017-2019

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về công tác kiểm

tra thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa các năm 2019 52

2017-Bảng 3.8 Tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Định Hóa so với

tổng số thu thực tế các năm 2017-2019 Bảng 3.9 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc so với tổng số thu thực tế theo

khối đơn vị tham gia BHXH tại BHXH huyện Định Hóa các năm 2017-2019 55Bảng 3.10 Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về trách nhiệm

tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động các năm 2017-2019 56

Bảng 3.11 Dự kiến số đơn vị, người lao động tham gia và số thu BHXH bắt

buộc huyện Định Hóa đến năm 2025

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của mỗi Nhà nước, gópphần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự

an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc Thực tếquản lý xã hội cho thấy, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tínhnhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinhtrong cuộc sống và trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết Vì thế,BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốcgia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở các nước trên thế giới

Ở Việt Nam, các cơ quan BHXH có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiệntốt chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH tự nguyện, bao gồm cácchế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động vànhân dân trên phạm vi cả nước Cho nên, trong những năm qua Nhà nước cónhiều văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm

Và có thể nói chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội Việc quản lý BHXH đượcthực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đểphù hợp với tình hình thực tiễn, theo đó đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXHhiện nay đã mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế1 Do đó, số lao động thamgia BHXH hàng năm, số thu BHXH hàng năm và nguồn quỹ BHXH hàng nămđộc lập với ngân sách đều có sự gia tăng2 Đây là bước chuyển đổi căn bản về

1 Theo Bộ Luật Lao động năm 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

2 Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết năm 2019, cả nước có trên 15 triệu người tham gia BHXH bắt buộc đạt trên 32% lực lượng lao động toàn quốc; số lao động tham gia BHXH tăng hàng năm khoảng 7,5%; số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 10%, quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước.

Trang 11

sự nghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang

cơ chế 2 quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động và ngườichủ sử dụng lao động đóng góp,… để chi trả các chế độ BHXH

Đối với cơ quan BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên - cơ quan

có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổchức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹBHXH, BHYT, BHTN và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo quyđịnh của pháp luật và quy định của cơ quan BHXH Việt nam Trong nhữngnăm gần đây, việc quản lý thu BHXH đã có những thay đổi đáng kể do sốlượng người tham gia BHXH gia tăng Chỉ tính riêng năm 2019, số đối tượngtham gia BHXH bắt buộc là 4337 người, số thu đạt 153,6 tỷ đồng Tuy nhiên,tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp đang có xu hướng giatăng và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến lợi lợi íchhợp pháp của người lao động và tác động đến sự an toàn cũng như cân đốinguồn quỹ BHXH Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do nhiều chủdoanh nghiệp trên địa bàn còn chưa hiểu đúng, đủ về chế độ BHXH nên vẫncòn xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đóng chưa đủ dẫn đến việc ngườilao động không được tham gia BHXH hoặc được tham gia nhưng đơn vị sửdụng lao động không nộp tiền cho cơ quan BHXH huyện, do vậy các chế độngắn hạn như ốm đau, thai sản của người lao động không được giải quyết.Thêm vào đó, số lao động tham gia BHXH trong các đơn vị đã đăng ký thamgia đóng BHXH cũng còn chưa đầy đủ, chưa đúng quy định Tiếp đến là côngtác tuyên truyền về BHXH hiệu quả giáo dục đối với người sử dụng lao động

và người lao động còn chưa cao, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt3

Thực tế trên là một hạn chế không nhỏ trong công tác quản lý thu BHXHcủa cơ quan BHXH huyện Định Hóa, đã và đang đặt ra câu hỏi đối với các nhàquản lý, rằng làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH của cơ quan

3 Theo Báo cáo công tác năm 2019 của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Trang 12

BHXH huyện trong thời gian tới Để giúp giải quyết vấn đề trên, việc đẩy mạnhhoạt động nghiên cứu về quản lý thu BHXH là rất cần thiết Và với vai trò là viêcchức đang làm việc tại cơ quan BHXH địa phương, học viên lựa chọn đề tài

“Quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái

Nguyên” làm luận văn thạc sĩ là phù hợp với chuyên ngành đào tạo Quản lý

kinh tế và có ý nghĩa thiết thực

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về quản lý thu BHXH vàphân tích, đánh giá thực trạng tại BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên,Luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lýthu BHXH BB của huyện thời gian tới

Cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thu BHXH bắt buộc

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXHhuyện Định Hóa giai đoạn 2017-2019

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH BB của huyện thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về quản lý thuBHXH

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý thu BHXH;đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, xác định nguyên nhân của những nhân tố ảnhhưởng đến công tác quản lý thu BHXH BB của BHXH huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệuquả quản lý thu BHXH BB của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyênthời gian tới

Trang 13

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu BHXH BB

- Phạm vi không gian, thời gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên Số liệu được thu thập phục vụ nghiên cứu đượctổng hợp trong giai đoạn 2017-2019 Các giải pháp đề xuất được xác định chogiai đoạn 2020-2025

4. Những đóng góp của luận văn

4.1 Đóng góp về lý luận

Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận về quản lý thu BHXH; góp phần bổ sung tài liệu thamkhảo hữu ích trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và cung cấp thông tin phục

vụ nghiên cứu hoạch định chính sách liên quan đến thu BHXH BB

4.2 Đóng góp về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại cơ quan BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên; chỉ

ra được những mặt đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những

4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý

sổ BHXH, BHYT.

Trang 14

hạn chế đó, từ đó đề xuất được giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản lý thu BHXH BB tại cơ quan BHXH huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên thời gian tới.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Mở đầu,

Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảohiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tạiBảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM

XÃ HỘI BẮT BUỘC 1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc và thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.1.1 Khái niệm

Xét trên phương diện quản lý của mỗi tổ chức, bảo hiểm là hình thứcchia sẻ rủi ro được sử dụng từ lâu trên thế giới, thông qua đó cá nhân cóquyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mìnhhoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro Khoản trợ cấp này domột tổ chức chi trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro vàđền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê5 Đối với tổ chức nhànước, việc tổ chức loại hình bảo hiểm để phục vụ xã hội nhằm thực hiện chứcnăng quản lý xã hội của nhà nước, cho nên bảo hiểm trong trường hợp nàyđược gọi với tên gọi phổ biến là bảo hiểm xã hội

Trên phương diện quản lý nhà nước, pháp luật của các quốc gia trên thếgiới đều có những quy định về bảo hiểm xã hội như một hình thức chia sẻ rủi rogiữa nhà nước và nhân dân (người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người laođộng) để phục vụ cho hoạt động quản lý xã hội của nhà nước Ở Việt Nam, LuậtBảo hiểm xã hội năm 2014 quy định “bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thunhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao độnghoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”

Ngoài việc xác định rõ nội hàm của thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, LuậtBảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản liên quan cũng đã phân định rõ cáchình thức BHXH cơ bản, bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyên, theo

5 Tham khảo thông tin tại địa chỉ thuat-ngu-co-ban-nhat-trong-bao-hiem-ban-nen-biet.html

Trang 16

https://www.manulife.com.vn/vi/kien-thuc/bao-hiem-la-gi-cac-đó “bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổchức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợpvới thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm

xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”, còn “bảo hiểm xãhội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người laođộng và người sử dụng lao động phải tham gia” Trong phạm vi nghiên cứu,với đề tài có tính ứng dụng gắn với hoạt động quản lý, tác giả sử dụng nộidung quy định về BHXH bắt buộc của Luật BHXH năm 2014 nêu trên làmkhái niệm công cụ phục vụ nghiên cứu đề tài

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ những cách tiếp cận và quy định pháp luật nêu trên, có thể nhậnthấy những đặc điểm cơ bản của BHXH bắt buộc, đó là:

- Thứ nhất, chủ thể tổ chức BHXH là nhà nước.

Nhà nước tổ chức loại hình này bảo hiểm này bằng quyền lực nhà nước,bằng cách đặt ra quy phạm pháp luật liên quan để quản lý, theo đó các mụctiêu, nội dung, đối tượng, chủ thể và cách thức quản lý BHXH được định ra và

áp dụng thống nhất đối với các thực thể khi tham gia BHXH

- Thứ hai, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động và người sử dụng lao động.

Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH năm 2014, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợpđồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theomột công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cảhợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người

đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

Trang 17

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công annhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã cóhưởng tiền lương

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

+ Một số đối tượng khác được quy định chi tiết trong Nghị định số115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Quyết định số595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thuBHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản

chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổViệt Nam

Trang 18

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chứckhác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Có thể nhận thấy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam không chỉ bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhântrong hệ thống chính trị, mà còn mở rộng đến tất cả các loại hình tổ chức,thành phần kinh tế hoạt động trên phạm vi lãnh thổ quốc gia Đây là một trọngnhững chính sách an sinh xã hội quan trọng góp phần bảo đảm xã hội ổn định,phát triển và là cơ sở để thu hút đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng nhưlàm gia tăng quỹ BHXH của quốc gia

1.1.2 Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.2.1 Khái niệm

Loại hình BHXH bắt buộc do nhà nước tổ chức, theo đó nhà nước sửdụng pháp quyền để bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng góp theo cácmức được quy định Các đối tượng tham gia có trách nhiệm thực hiện nghĩa

vụ đóng góp của mình một cách nghiêm túc, đầy đủ, nếu không sẽ bị coi là viphạm pháp luật

Thực tế quản lý nhà nước của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới

đã cho thấy, tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc đã và đang diễn ra Tuynhiên, tùy theo mức độ mà được xếp vào nợ đọng hay trốn đóng BHXH bắtbuộc Và dù thế nào đi chăng nữa, thì nợ đọng hay trốn đóng cũng đều chịu sựtác động bởi những biện pháp cưỡng chế thực hiện của nhà nước; nếu các đốitượng tham gia cố ý không thực hiện, sẽ bị xử lý bằng những hình thức theoquy định của nhà nước

Như vậy, có thể nhận thấy rõ “thu BHXH bắt buộc là việc nhà nướcdùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham BHXH gia phải đóngBHXH theo mức quy định, hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung nhằmmục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH”

Trang 19

1.1.2.2 Vai trò của thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thu và chi BHXH là hai nội dung chính trong quản lý tài chính BHXHnói chung và BHXH bắt buộc nói riêng Việc thu BHXH bắt buộc là khâu đầuvào hình thành quỹ BHXH, có vai trò quan trọng, thể hiện ở những khía cạnhsau đây:

- Thứ nhất, thu BHXH đóng vai trò là nguồn hình thành quỹ BHXH Quỹ

BHXH được coi là xương sống của hệ thống BHXH, là cơ sở quan trọng vàquyết định mọi hoạt động của cơ quan BHXH Do đó, làm tốt công tác thuBHXH bắt buộc sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng quỹ BHXH,đồng thời tạo lập nguồn quỹ để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động

- Thứ hai, thu BHXH bắt buộc có vai trò định hướng đề ra chiến lược dàihạn, trung hạn, ngắn hạn đối với toàn bộ hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đề ratrong công tác thu BHXH Điều đó là bởi vì, nguồn thu BHXH bắt buộc có tính

ổn định, giúp cho hệ thống cơ quan BHXH có sự chủ động về nguồn lực đểxây dựng và thực hiện các mục tiêu kế hoạch, chiến lược của mình

- Thứ ba, thu BHXH bắt buộc góp phần khắc phục sự sai lệch của hệthống thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Lý do của vấn đề này

là vì quá trình thực hiện mục tiêu luôn có sai lệch giữa kết quả với mục tiêu

đề ra và khi hoạt động thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả, nó sẽ là nhân tố(nguồn lực) có tính ổn định để kéo mục tiêu và kết quả thực hiện nhiệm vụcủa hệ thống cơ quan BHXH lại gần với nhau

1.1.2.3 Nguồn thu và mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nguồn thu và mức thu BHXH bắt buộc là hai yếu tố quan trọng hìnhthành và phát triển quỹ BHXH quốc gia Theo quy định của pháp luật hiệnhành6, nguồn thu và mức thu BHXH bắt buộc được xác định chủ yếu từ tiềnlương do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp, cụ thể:

6 Luật Báo hiểm xã hội năm 2014; Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trang 20

a) Mức đóng góp của người lao động tham gia BHXH bắt buộc

- Người lao động (ngoại trừ người đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn):Hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người

lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Mức đóng hàngtháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối vớingười lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22%của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm

xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: Hàngtháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngàylàm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó Thời giannày không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởngchế độ thai sản Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởnglương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trườnghợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảohiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lầncho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của ngườilao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm

xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất

Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gianđóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau: Từ 01 tháng đến 06tháng được tính là nửa năm; Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm

Trang 21

b) Mức đóng góp của người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc

- Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với

người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩcông an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếuđang theo học được hưởng sinh hoạt phí: 01% vào quỹ tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất

- Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với

người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất

- Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảohiểm xã hội của người lao động là những đối tượng còn lại (ngoại trừ người đi

làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng): 03% vào quỹ ốm đau và thaisản; 01% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và

tử tuất

Việc quy định rõ ràng về nguồn thu và mức thu BHXH bắt buộc nêu trên

là cơ sở pháp lý để các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện thuận lợi và nghiêmchỉnh quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH bắt buộc Điều đó cũng tạođiều kiện thuận lợi để các cơ quan BHXH quản lý nguồn thu BHXH bắt buộc,góp phần hình thành và phát triển ổn định quỹ BHXH quốc gia

1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.1 Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nguyên tắc làm việc khoa học được áp dụng đối với các loại hình tổ chức

là làm việc có kế hoạch và theo kế hoạch Người ta ví kế hoạch như một bản đồcông việc để các tổ chức, cá nhân có thể chủ động xuất phát, quản lý được lộtrình và đạt được đích cần đến Chính vì thế, các tổ chức, cá nhân trong hoạtđộng quản lý, điều hành nhất thiết phải xây dựng KH thực hiện nhiệm vụ côngtác Theo đó, họ xác định được cái đích cần đạt, chủ động thực hiện những công

Trang 22

việc dự kiến với những phương pháp, nguồn lực, thời gian thích hợp để đạt được cái đích đến đã xác định Việc lập kế hoạch này được thực hiện chủ yếu

ở dạng văn bản và truyền đạt đến các đơn vị, cá nhân trong tổ chức để triển khai thực hiện

Trong hoạt động quản lý của các cơ quan BHXH, thu BHXH bắt buộc

đóng vai trò là nguồn hình thành quỹ BHXH, cơ sở quan trọng và quyết định mọihoạt động của cơ quan BHXH Đây là hoạt động thường xuyên và làm tốt côngtác thu BHXH bắt buộc sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng quỹBHXH, đồng thời tạo lập nguồn quỹ để chi trả các chế độ BHXH cho người laođộng Để công tác thu BHXH bắt buộc được thực hiện có hiệu quả, các cơ quanBHXH cần phải thực hiện kế hoạch thu một cách bài bản, trong đó xác địnhđược mục đích thu cụ thể, nội dung, đối tượng thu BHXH bắt buộc rõ ràng vàcách thức tổ chức phù hợp để đạt được kết quả thu cũng như mục đích đề ra

Do đó, có thể hiểu một cách khái quát: Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc làviệc cơ quan BHXH xác định mục đích, nội dung và biện pháp tổ chức thựchiện phù hợp để đạt được mục đích và kết quả thu BHXH bắt buộc đã đề ra

Về mặt pháp lý, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Quyết định số595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam quy định nhiệm vụđối với các cơ quan BHXH, theo đó: BHXH huyện căn cứ tình hình thực hiệnnăm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên

địa bàn, lập 02 bản Kế hoạch thu BHXH bắt buộc năm sau, gửi 01 bản đếnBHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm Kế hoạch thu BHXH bắt buộc đảmbảo các yêu cầu:

- Thứ nhất, xác định mục đích, nội dung thu BHXH bắt buộc một cách

cụ thể, rõ ràng, khoa học, khả thi trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguồn lực của cơ quan BHXH huyện.

Mục đích, nội dung thu BHXH bắt buộc thể hiện những gì mà cơ quanBHXH huyện mong muốn đạt được khi xây dựng kế hoạch Việc xác định mục

đích, nội dung kế hoạch được thực hiện dựa trên cơ sở sự chỉ đạo, hướng dẫn

Trang 23

của cơ quan BHXH cấp trên; chiến lược của cơ quan BHXH huyện, … nhưngđược nhấn mạnh chủ yếu dựa vào thực tiễn quản lý: Căn cứ tình hình thực hiệnnăm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn.

+ Căn cứ tình hình thực hiện năm trước: Trên cơ sở phân tích, đánh giánhững kết quả thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc (ưu điểm, hạn chế,nguyên nhân) và sự so sánh kết quả với mục đích, nội dung công việc đề ra ban

đầu của năm trước, các nhà lãnh đạo cơ quan BHXH huyện tự mình quyếtđịnh hoặc theo sự tham mưu đề xuất của bộ phân chuyên môn (tổ nghiệp vụ:

Tổ quản lý thu; Tổ cấp sổ, thẻ; Tổ chế độ BHXH, …) quyết định mục đích,nội dung kế hoạch thu BHXH bắt buộc của năm sau đảm bảo phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguồn lực hiện có của cơ quan

+ Căn cứ khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn:Đây là hoạt động nghiệp vụ khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắtbuộc nhằm tăng nguồn thu BHXH cho các cơ quan BHXH huyện Các cơ quanBHXH huyện phải căn cứ phân quyền sử dụng dữ liệu của cơ quan thuế để ràsoát, đối chiếu với cơ sở dữ liệu đang quản lý lập danh sách đơn vị chưa thamgia BHXH, chưa tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động, từ đó có cơ sở xácđịnh mục đích, nội dung kế hoạch BHXH bắt buộc của cơ quan một cách

phù hợp7

- Thứ hai, xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc một cách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguồn lực của

cơ quan BHXH huyện.

Việc xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc cóthể có sự linh hoạt căn cứ tình hình thực tế của địa bàn quản lý, nhưng trướchết phải đảm bảo tuân thủ quy định chung8, đó là:

+ Thu hàng tháng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị

7 Căn cứ Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.

8 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý

sổ BHXH, BHYT.

Trang 24

trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những ngườilao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóngBHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùngmột lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặcKho bạc Nhà nước.

+ Thu 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác

xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thìđóng theo phương thức hàng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần Chậmnhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiềnvào quỹ BHXH

+ Thu theo địa bàn: Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng

ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh Chinhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn

đó, v.v

Việc xây dựng kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm sẽ giúp cho cơquan BHXH huyện tạo sự chủ động triển khai nhiệm vụ công tác chuyên môn;chủ động đề phòng và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ thu BHXH bắt buộc; phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế tronghoạt động thu BHXH bắt buộc của những lần trước,

1.2.2 Tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tổ chức thực hiện kế hoạch theo cách tiếp cận chung trong khoa học quản

lý, đó là việc triển khai các nội dung kế hoạch theo một trình tự hợp lý nhằmhiện thực hóa mục tiêu kế hoạch đã đề ra, bao gồm một số hoạt động chủ yếu:Phổ biến (truyền đạt kế hoạch); xác định, bố trí các nguồn lực thực hiện kếhoạch; phân công, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ kế hoạch9 Trên cơ sở các

9 Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính (ban hành kèm theo Quyết định số 2720/QĐ-BNV ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Trang 25

tiếp cận này, việc tổ chức thu BHXH bắt buộc của các cơ quan BHXH cũngđược xác định là một chu trình thực hiện bắt đầu từ việc phổ biến kế hoạchthu, bố trí các nguồn lực và phân công thực hiện thu BHXH bắt buộc Phápluật hiện hành10 cũng quy định khá rõ việc tổ chức thu BHXH bắt buộc vớinhững nội dung tương đồng theo chu trình nêu trên, cụ thể là:

a) Thứ nhất, phổ biến (truyền đạt) kế hoạch thu BHXH bắt buộc.

Kế hoạch thu BHXH bắt buộc đóng vai trò là công cụ quản lý của các cơquan BHXH, theo đó nhà quản lý các cơ quan BHXH sử dụng kế hoạch này đểhiện thực hóa các ý tưởng hành động của mình nhằm đảm bảo khai thác, pháttriển nguồn thu BHXH bắt buộc đạt được mục tiêu đề ra Đồng thời, kế hoạchthu BHXH bắt buộc cũng đóng vai trò là phương tiện truyền đạt thông tin phục

vụ quản lý, điều hành của lãnh đạo, cho nên để thực hiện có kết quả những côngviệc đã xác định, việc phổ biến, truyền đạt kế hoạch là một trong những việc cầnlàm đầu tiên trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch Việc truyền đạt kế hoạchthu BHXH bắt buộc được thực hiện tốt, sẽ tạo điều kiện tốt để các đối tượngtham gia BHXH bắt buộc thống nhất cách hiểu và cách hành động, từ đó côngtác quản lý thu BHXH cũng sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả

Thực tế quản lý cho thấy, tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động mà việctruyền đạt kế hoạch có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau như:

Tổ chức hội nghị phổ biến kế hoạch; thông báo trên phương tiện truyền thông;gửi văn bản đến các đơn vị, cá nhân liên quan để thực hiện11 Đối với cơ quanBHXH huyện, do phạm vi địa bàn tương đối rộng và đối tượng tham gia có sự đadạng (cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, …), chonên việc lựa chọn cách thức truyền đạt kế hoạch thu BHXH bắt buộc cũng cầnđược lựa chọn pho phù hợp, có thể có sự linh hoạt về hình thức áp dụng đối

10 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.

11 Ngô Sỹ Trung (2015), Soạn thảo văn bản hành chính, Nxb Giao thông vận tải.

Trang 26

với từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng tham gia.

b) Thứ hai, phân công, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc Trên

cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện đượcquy định12, cơ quan BHXH huyện xác định biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạchthu BHXH bắt buộc dựa trên cơ sở sự phân công trách nhiệm đối với các tổnghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động

thực hiện biện pháp thu BHXH bắt buộc một cách phù hợp, khoa

học, cụ thể:

- Đối với các tổ nghiệp vụ thuộc BHXH huyện: Phân công nhiệm vụ chủtrì thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc cho tổ nghiệp vụ Quản lý thu Đồngthời phân công nhiệm vụ phối hợp đối với các tổ nghiệp vụ khác để hoàn thànhnhiệm vụ thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện theo kế hoạch đề ra

+ Tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ: Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) do người

tham gia, cơ quan quản lý đối tượng và Bưu điện chuyển đến; kiểm tra, đốichiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữ liệu quản lý13; Hướng dẫn nộptiền BHXH bắt buộc theo quy định; chuyển hồ sơ đến Tổ quản lý thu để chủtrì giải quyết

+ Tổ quản lý thu: Nhận và kiểm tra hồ sơ14 Trường hợp dữ liệu quản lý và

hồ sơ chưa khớp đúng thì lập Phiếu trả hồ sơ Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ khớp đúng, thì cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý15, ghi quá trình đóng BHXH vào từng quỹ tương ứng để tính thời gian tham gia BHXH của từng người tham gia Hàng tháng, thông báo kết quả đóng BHXH, tổng hợp số liệu phải thu16,

12 Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.

13 Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ chưa khớp đúng thì lập Phiếu trả hồ sơ (Mẫu C02-TS) Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ khớp đúng thì Viết giấy hẹn giải quyết hồ sơ.

14 Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) từ Tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ, từ tổ nghiệp vụ liên quan chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữ liệu quản lý.

15 Tổ quản lý thu thực hiện ghi dữ liệu vào chương trình quản lý và in: Các bản tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH đối với mỗi đơn vị tham gia BHXH; Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH đối với người lao động giảm, đồng thời nộp hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày.

16 Theo Mẫu C69-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam.

Trang 27

báo cáo chi tiết đơn vị nợ BHXH Hàng quý, báo cáo nghiệp vụ thu BHXH17.Chuyển hồ sơ thu BHXH bắt buộc đến Tổ chế độ BHXH, Tổ cấp sổ, thẻ vàcác tổ nghiệp vụ liên quan để thực hiện và hoàn tất nghiệp vụ thu.

Việc giải quyết hồ sơ thu BHXH bắt buộc mặc dù giao nhiệm vụ chínhđối với Tổ quản lý thu, nhưng được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửaliên thông: Đơn vị, cá nhân nộp hồ sơ BHXH bắt buộc tại Tổ tiếp nhận vàquản lý hồ sơ và nhận kết quả theo giấy hẹn tại bộ phận này Việc này đảmbảo tiết kiệm thời gian và thủ tục cho các đối tượng tham gia BHXH khi thựchiện nghĩa vụ của mình với cơ quan BHXH huyện

- Đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, BHXH huyện hướng dẫnnghiệp vụ, cách thức thu BHXH bắt buộc một cách chi tiết, rõ ràng, đảm bảo các

cơ quan, tổ chức sử dụng lao động thống nhất cách hiểu, cách hành động trongviệc thu BHXH bắt buộc theo kế hoạch của BHXH huyện đề ra Việc hướng dẫn

có thể được tổ chức bằng nhiều hình thức kết hợp như: Gửi văn bản hướng dẫn,

tổ chức hướng dẫn tập trung… Nội dung hướng dẫn nghiệp

vụ đảm bảo tuân thủ quy định chung của ngành BHXH18, cụ thể:

+ Nhận hồ sơ, kê khai, đăng ký hồ sơ BHXH của người lao động +

Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH của người lao động (nếu có)

+ Nộp tiền BHXH theo hình thức, thời gian được quy định, hướng dẫn + Thông báo kết quả đóng BHXH hàng tháng để kiểm tra, đối chiếu, nếu

có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết

+ Thông báo đóng BHXH của người lao động để niêm yết công khai tạiđơn vị

+ Phối hợp với cơ quan BHXH/Bưu điện trả Sổ BHXH và thông báo

mã số BHXH cho người lao động

17 Báo cáo nghiệp vụ theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT: Mẫu B02a-TS, Mẫu B02a-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B02b-TS, Mẫu B02b-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B04a-TS, Mẫu B04b-TS.

18 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.

Trang 28

1.2.3 Kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thuật ngữ “kiểm tra” được định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt là “xemxét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”19, được sử dụng là khâu cuối củachu trình quản lý, được tiến hành nhằm phát hiện những vấn đề sai trái hoặckhông còn phù hợp để có những điều chỉnh, xử lý kịp thời20 Thực tiễn hoạtđộng xã hội cho thấy, với mỗi chủ thể khi thực hiện hành vi, họ nhất thiết phải

có sự xem xét, đánh giá về hành vi của mình đã thực hiện (tự kiểm tra) để kịpthời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, có như vậy mới tồn tại vàphát triển được, nếu không, sẽ bị đào thải Đồng thời, mỗi chủ thể trong giớihạn thẩm quyền cho phép, có thể xem xét, đánh giá hành vi của chủ thể khác(kiểm tra chủ thể khác) để kịp thời điều chỉnh họ, góp phần tạo nên sự vậnđộng của xã hội theo định hướng đã xác định Như vậy, có thể thấy, hoạt độngkiểm tra bao gồm hai nội dung: Tự kiểm tra và kiểm tra Theo đó, mỗi cơquan, tổ chức, cá nhân đều có thể vừa là chủ thể kiểm tra đối với chính mình(tự kiểm tra), vừa là chủ thể kiểm tra đối với các cơ quan, cá nhân, tổ chứckhác

Đối với hoạt động của cơ quan BHXH huyện, việc kiểm tra thu BHXHbắt buộc được quy định khá rõ với tính chất là công việc sau cùng của quátrình thu BHXH bắt buộc, gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan BHXH huyện21 Kiểm tra được xác định là việc các cơ quan BHXHhuyện tự rà soát, đánh giá hoạt động thu BHXH bắt buộc của cơ quan mình;

rà soát, đánh giá việc đăng ký tham gia, thu nộp BHXH bắt buộc của cơ quan,

tổ chức sử dụng lao động khác nhằm phát hiện những sai sót, trái quy địnhhoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế quản lý để có biện pháp điều

19 Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Bên cạnh đó, Từ điển

Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa năm 2002 cũng định nghĩa về kiểm tra: “Một chức năng quản

lý, một khâu trong quy trình quản lý, có chức năng xem xét tình hình và kết quả thực tế thi hành pháp luật, chính sách, chủ trương của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị - kinh tế được giao”; từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức năm 2010: Kiểm tra là “tra xét kỹ lưỡng xem có đúng hay không”.

20 Ngô Sỹ Trung (2016), Văn bản quản lý nhà nước, Nxb Lao động - Xã hội.

21 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.

Trang 29

chỉnh, xử lý kịp thời Việc kiểm tra thu BHXH bắt buộc của BHXH huyệnđược quy định rõ ràng22, theo đó các tổ nghiệp vụ của BHXH huyện thườngxuyên tự rà soát việc tham gia BHXH bắt buộc của các cơ quan, đơn vị thuộcphạm vi địa bàn quản lý để tham mưu cho Giám đốc biện pháp xử lý, chấnchỉnh kịp thời đối với những trường hợp không tham gia, tham gia không đầy

đủ hoặc nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, cụ thể:

a) Tổ Khai thác và thu nợ

- Hàng tháng, Tổ Khai thác và thu nợ phối hợp với Tổ Quản lý thu, Tổkiểm tra theo dõi, đôn đốc đơn vị đăng ký đóng BHXH cho người lao động;thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyềnhình) doanh nghiệp chưa đóng BHXH cho người lao động; nhận từ Tổ kiểm tra hồ sơ thanh tra để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện

- Hàng quý, Tổ Khai thác và thu nợ phối hợp với Tổ Quản lý thu, Tổkiểm tra tham mưu với Giám đốc báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện tình hìnhchấp hành pháp luật về BHXH cho người lao động của các đơn vị trên địabàn; kiến nghị, đề xuất xử lý theo quy định các trường hợp đơn vị vi phạmpháp luật về đóng BHXH, không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXHkhông đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định

- Hàng năm, Tổ Khai thác và thu nợ báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng của các đơn vị cùng tham gia BHXH

b) Tổ Quản lý thu

- Phối hợp với Tổ Khai thác và thu nợ, Tổ kiểm tra để đôn đốc, hướngdẫn, kiểm tra các đơn vị không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXHkhông đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định

- Kiểm tra, rà soát, xác định tình trạng đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồiGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động,

22 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.

Trang 30

bỏ địa chỉ kinh doanh để đôn đốc đơn vị đóng tiền, chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động.

c) Tổ kiểm tra

- Căn cứ hồ sơ, dữ liệu từ các tổ nghiệp vụ chuyển đến, rà soát, đốichiếu kế hoạch kiểm tra trên địa bàn của cơ quan có thẩm quyền Trường hợpđơn vị có trong kế hoạch kiểm tra, có văn bản (kèm theo danh sách các đơn vịkiểm tra) đề nghị phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH.Trường hợp đơn vị không có trong kế hoạch kiểm tra và các trường hợp đã đềnghị phối hợp thực hiện kiểm tra nhưng không thực hiện được thì lập Mẫu sốD04m-TS để tổ chức kiểm tra chuyên ngành theo quy định

- Chủ trì, phối hợp với Tổ khai thác và thu nợ, Tổ quản lý thu: Xâydựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra đột xuất chuyên ngành về đóng BHXH;tổng hợp hồ sơ, tham mưu với Giám đốc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an

đề nghị điều tra khi có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH cho người laođộng theo pháp luật hình sự; chuyển 01 bản kết luận kiểm tra cho Tổ Khaithác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện

Các cơ quan, đơn vị dụng lao động trên địa bàn có trách nhiệm thực hiệnnghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định chung và chịu

sự kiểm tra chuyên ngành của BHXH huyện Đồng thời, có trách nhiệm phối hợpvới BHXH huyện, các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm chính kết luận kiểmtra và khắc phục hậu quả do sai sót, sai phạm bị phát hiện qua kiểm tra về thuBHXH bắt buộc Và như vậy có thể thấy trong hoạt động quản lý nói chung,quản lý thu BHXH bắt buộc nói riêng, xuất phát từ nhu cầu tự thân và

từ những quy định pháp luật về trách nhiệm quản lý, để quản lý thu BHXHđược tốt, các cơ quan BHXH đều phải có sự kiểm tra quá trình thực hiện côngviệc chuyên môn, nếu phát hiện những sai sót, sai phạm hoặc những vấn đềkhông còn phù hợp với tình hình thực tiễn thì tự mình xử lý theo thẩm quyền

Trang 31

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.1 Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền

và trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người sử dụng lao động và người lao động là hai chủ thể trực tiếp thamgia BHXH bắt buộc được pháp luật quy định cụ thể và có nghĩa vụ thực hiệnnghiêm chỉnh Tuy nhiên, đối với nhiều người lao động và người sử dụng laođộng, nhất là các doanh nghiệp, việc tham gia BHXH bắt buộc cho người laođộng có tác động trực tiếp, ảnh hưởng nhiều đến lợi ích kinh tế của họ Từ đó

đã hình thành ở họ nhận thức đặt lợi ích kinh tế cao hơn lợi ích của việc thamgia BHXH bắt buộc Cho nên đã xảy ra tình trạng tìm cách né tránh tráchnhiệm tham gia cả từ phía người lao động và người sử dụng lao động Một sốhình thức né tránh trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc được phát hiện thờigian qua, bao gồm:

- Thứ nhất, người lao động nhận thức còn hạn chế về quyền lợi khi thamgia BHXH và thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động để trốn đóng làm ảnh hưởng

đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH

- Thứ hai, doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng những hình thức tinh

vi Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, đã được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đi vào hoạt động nhưng cố ý không đóngBHXH cho người lao động hoặc cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham giaBHXH Với doanh nghiệp này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịulàm thủ tục đóng, khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người vàkhông truy đóng cho thời gian trước đó

- Thứ ba, doanh nghiệp gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiệnBHXH bắt buộc cho người lao động: Cố tình kê khai giảm số lao động, mứclương thấp hơn trong hợp đồng lao động để giảm chi phí BHXH phải nộp dùtiền công phải trả cao hơn rất nhiều; xây dựng phương án trả lương không rõràng, thang bảng lương không phù hợp

Trang 32

Cho dù là hình thức nào thì việc né trách trách nhiệm tham gia BHXHbắt buộc cũng thể hiện nhận thức chưa đầy đủ hoặc nhận thức kém về quyền

và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động Đây là yếu tố

có tác động trực tiếp ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc của các cơquan BHXH, đòi hỏi các cơ quan BHXH cần tăng cường biện pháp kiểm tra,thanh tra để chấn chính, xử lý nghiêm minh, kịp thời

1.3.2 Hành vi vi phạm pháp luật về lao động của người sử dụng lao động

Từ nhận thức chưa đầy đủ hoặc nhận thức kém về quyền và trách nhiệmcủa người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia BHXH đã dẫnđến những hành vi vi phạm pháp luật về lao động Đây là một trong nhữngyếu tố tác động trực tiếp đến nguồn thu BHXH, quỹ BHXH của quốc gia.Thực tế quản lý kinh tế của đất nước những năm đổi mới, hội nhập, phát triển,hàng loạt doanh nghiệp kể cả trong nước và nước ngoài vi phạm pháp luật vềlao động khi tìm cách trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc chongười lao động Một số vi phạm được phát hiện và xử lý gồm:

- Cố tình kéo dài thời gian thử việc, thỏa thuận hợp đồng lao động khôngthành văn, ký hợp đồng lao động mùa vụ 25 ngày nhiều lần liên tục, v.v Trongnăm 2018, lực lượng thanh tra chuyên ngành của BHXH các địa phương pháthiện nhiều trường hợp người lao động được chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao

động mùa vụ 25 ngày nhiều lần liên tục trong 2 năm Sau khi hết hạn hợpđồng 2-5 ngày, họ lại được ký tiếp Hợp đồng lao động mùa vụ Theo hồ sơdoanh nghiệp cung cấp, đến tháng 12/2017 người lao động xin thôi việcnhưng đến tháng 4/2018 (4 tháng sau) lại được tiếp nhận vào làm việc với hợpđồng lao động mới và tham gia BHXH từ tháng 4/201823…

- Chấm dứt hợp đồng với người lao động đã làm việc lâu năm, có mứctiền lương cao, thay thế bằng lực lượng lao động mới để giảm chi phí tiền lương,trốn đóng BHXH hoặc đóng BHXH không đầy đủ Tại nhiều doanh nghiệp, khi

23 Anh Quý (2019), “Chiêu bài trốn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp”, Báo Đầu tư chứng khoán, địa chỉ truy cập https://tinnhanhchungkhoan.vn/chieu-bai-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-cua- doanh- nghiep-post223322.html, thời gian truy cập 24/10/2019.

Trang 33

thanh tra mới phát hiện hàng chục người lao động chưa được tham giaBHXH; thậm chí hàng ngàn người lao động bị đóng thiếu thời gian, đóngthiếu mức tiền so với thực tế24.

1.3.3 Hoạt động kiểm tra của cơ quan bảo hiểm xã hội

Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan BHXH đối với những viphạm chính sách BHXH của người sử dụng lao động là một trong những yếu

tố tác động mạnh đến quản lý thu BHXH bắt buộc Theo đó, khi hoạt độngkiểm tra được tăng cường, xử lý nghiêm minh, sẽ ngăn chặn kịp thời tìnhtrạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động

Xã hội phát triển không ngừng, nhiều quan hệ phức tạp nảy sinh trongthực tiễn quản lý xã hội nói chung và trong lĩnh vực BHXH nói riêng Nhiềuthực thể tham gia BHXH vì lợi ích của mình mà luôn tìm cách né tránh tráchnhiệm, lách luật để hạn chế chi phí tham gia BHXH bắt buộc cho người laođộng Do đó, công tác kiểm tra của cơ quan BHXH cần phải được tiến hànhthường xuyên, nghiêm túc để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những biểuhiện vi phạm hoặc những vi phạm của người sử dụng lao động về BHXH.Làm tốt nội dung này sẽ giúp cho công tác quản lý thu BHXH bắt buộc sẽ đạtđược mục tiêu một cách thuận lợi, góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triểnquỹ BHXH quốc gia

1.4 Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội một số địa phương và bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội một số địa phương

a) Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là một trong vài huyện có dân cư đông, nhiều doanhnghiệp đóng trên địa bàn Đây là yếu tố tác động đến quản lý thu BHXH

24 Trương Tuấn (2019), “Doanh nghiệp lách luật, trốn đóng BHXH, BHYT”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, địa chỉ truy cập https://tapchitoaan.vn/bai-viet/kinh-te/dn-lach-luat-tron-dong-bhxh-bhyt, thời gian truy cập 14/11/2019.

Trang 34

bắt buộc của BHXH huyện Những năm gần đây, trước những sự thay đổi,phát triển nhanh của kinh tế - xã hội địa phương, BHXH huyện Kim Sơn cũng

đã có những cách làm thiết thực để hoạt động quản lý thu BHXH đạt kết quả,

đó là:

- Thực hiện chương trình truyền thông rộng rãi, tuyên truyền, quán triệtsâu sắc mục tiêu “mở rộng đối tượng” là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành

và thực hiện phương châm “thu đúng, thu đủ, đảm bảo cho quyền lợi BHXH

cho người lao động” Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của các bộphận, đơn vị sử dụng lao động và đã có những tác dụng tích cực, làm gia tăngnguồn thu và tăng trưởng quỹ BHXH của huyện

- Thực hiện chương trình nghiên cứu dự báo, đánh giá chính xác nhữngthuận lợi khó khăn tác động đến việc thực hiện thu BHXH bắt buộc hàngnăm Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá đó, BHXH huyện chủ động chỉ đạochặt chẽ từ khâu rà soát, cân đối, giao chỉ tiêu kế hoạch thu cho BHXH sát vớitình hình thực tế ở mỗi địa phương; tăng cường bám sát các đơn vị sử dụnglao động để kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị

Với những cách làm trên, BHXH huyện Kim Sơn đã không chỉ đánhgiá, dự báo đúng nhu cầu và xu hướng phát triển của ngành BHXH trên địabàn, mà còn tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các đơn vị sửdụng lao động về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc Vì vậy, tuygặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng giai đoạn 2017-2019 công tác thuBHXH bắt buộc của BHXH huyện luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch BHXH tỉnhNinh Bình giao cho: Năm 2019, số thu BHXH bắt buộc được 52 tỷ đồng, đạt103,56% kế hoạch, khai thác mới được 440 đơn vị tham gia BHXH với trên1.000 lao động25

25 Theo Báo cáo công tác năm 2019 của BHXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trang 35

b) Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

Huyện An Lão mặc dù là địa bàn nông thôn của thành phố Hải Phòng,

nhưng lại có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các ngành côngnghiệp và dịch vụ có mối quan hệ đối tác không chỉ trong nước mà còn mởrộng trên phạm vi quốc tế Việc quản lý công tác thu BHXH trên địa bàn cónhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn bởi các doanh nghiệp tuy lớnnhưng lại có mối quan hệ kinh tế quốc tế rất chặt chẽ, do đó quá trình sản xuấtkinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của đối tác nước ngoài Năm

2015, tình trạng doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài, khó thu là vấn đề nổicộm: 32 doanh nghiệp nợ đọng, số tiền nợ đọng là 11 tỷ đồng26 Tuy nhiên,với những biện pháp quản lý thích hợp những năm qua, BHXH huyện An Lãocũng đã đạt được kế hoạch thu BHXH bắt buộc khá ấn tượng, đó là:

- BHXH huyện An Lão triển khai thực hiện chương trình hành động

“Sự thấu hiểu và thông cảm giữa chủ nợ và con nợ”, theo đó BHXH huyệnluôn lắng nghe doanh nghiệp, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của họvới thái độ tôn trọng, chia sẻ Lãnh đạo BHXH huyện đã trực tiếp tiếp xúc vớinhiều doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách tháo gỡ cùng doanhnghiệp với mục tiêu trước hết là đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Để thực hiện chương trình này, BHXH huyện đã chủ động đề nghị vớichủ doanh nghiệp việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tìnhhình tài chính của doanh nghiệp cùng với bản cam kết sẽ đóng hết các khoảncòn lại trong thời gian nhất định Việc đóng một phần tiền nợ đọng này đượcphía cơ quan BHXH ghi nhận và làm thủ tục giải quyết các chế độ tồn đọngcủa người lao động do doanh nghiệp thiếu nợ trước đây Việc làm này đã đượchầu hết các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng Nhiều doanh nghiệp ngay lậptức đã trích một phần ngân sách để đóng BHXH, thậm chí còn nhiều doanhnghiệp sẵn sàng đi vay ngân hàng để trả nợ BHXH

26 Theo Báo cáo công tác năm 2015 và Kế hoạch công tác năm 2016 của BHXH

huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Trang 36

- BHXH tăng cường thực hiện biện pháp tuyên truyền, vận động cácđơn vị sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc trên cácphương tiện thông tin đại chúng Đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố tìnhchây ỳ thực hiện nghĩ vụ đóng BHXH cho người lao động, sẽ được lập danhsách để gửi lên Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chức năng của thành phốtheo dõi, đồng thời đưa vào đánh giá thi đua, khen thưởng dịp cuối năm Một

số trường hợp đơn vị nợ đọng chây ỳ được đưa tin trên truyền hình để mọingười dân được biết thông tin

Với những biện pháp trên, BHXH huyện An Lão đã thấu hiểu nỗi khókhăn của của doanh nghiệp, thoát khỏi tâm lý ngại ngần khi tiếp xúc với các đơn

vị nợ đọng và quan trọng hơn là để đảm bảo giải quyết chế độ hợp pháp chongười lao động Điều đó đã giúp cho việc thu nợ đọng BHXH của BHXH huyện

An lão đạt những kết quả tích cực Kết quả là số doanh nghiệp nợ đọng BHXHkéo dài trên địa bàn huyện đã giảm từ 32 doanh với số tiền nợ đọng là 11 tỷ đồngnăm 2015 xuống còn 8 doanh nghiệp với số tiền nợ đọng là 4,4 tỷ năm 2019

c) Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Huyện Đông Anh có địa hình thuận lợi cho sự phát triển: Gần sân bay NộiBài, gần quận trung tâm của thành phố, trên trục đường quốc lộ 3, quốc lộ 5,quốc lộ 18 nối với Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng Kinh tế -

xã hội của huyện những năm gần đây đều đạt con số ấn tượng do có nhiều doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển đối tượng thamgia BHXH bắt buộc trên địa bàn, nhưng đồng thời cũng đối mặt với những tháchthức khi vẫn còn nhiều doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc chongười lao động Tuy nhiên, với cách làm bài bản và kiên quyết của BHXH huyện

- xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan, đã làm cho việc quản lýthu BHXH bắt buộc cũng đang đi vào ổn định, cụ thể là:

- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội xây dựngchương trình hành động liên tịch, thường xuyên trao đổi các thông tin về tình

Trang 37

hình thực hiện BHXH của các doanh nghiệp Sau khi cơ quan BHXH huyệnkiểm tra, nếu các đơn vị vẫn không tích cực khắc phục vi phạm thì sẽ lập danhsách chuyển Phòng Lao động - Thương binh và xã hội để theo dõi, giám sát.Căn cứ vào danh sách này, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra, xử

lý theo quy định của pháp luật

- Xây dựng cơ chế phối hợp với Tòa án nhân dân huyện để xử lý các vụkiện của cơ quan BHXH đòi nợ các đơn vị sử dụng lao động Nhờ đó, đã kịpthời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình tố tụng, đảm bảo thụ lý đúngtrình tự và thời gian, xét xử theo quy định của pháp luật

- Phối hợp với Chi cục thi hành án dân sự huyện để đảm bảo quá trìnhthi hành án được kịp thời Tập huấn kiến thức về Luật thi hành án cho côngchức, viên chức của BHXH huyện nhằm trang bị và hướng dẫn những kiếnthức cần thiết, những công việc phải làm sau khi có quyết định, bản án của tòa

án Các mối quan hệ này góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong công tác

Thông qua các quan hệ phối hợp, cơ chế phối hợp trên, BHXH huyện đã

kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật lao động phát sinh, chủ yếu là

vi phạm về BHXH, để giảm thiểu các vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi củangười lao động Đây là cách làm khá cứng rắn, mạnh mẽ phù hợp với địa bàncủa Thủ đô đang trên đà phát triển để tiến tới thành lập quận Đông Anh

Trang 38

1.4.2 Bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH một

số địa phương cấp huyện trên đây cho thấy, mỗi cơ quan BHXH huyện trên cơ

sở những quy định chung của pháp luật, có có thể có những biện pháp quản lýriêng, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, phạm vi quản lý địa bàn Nhữngthành quả từ thực tiễn quản lý thu BHXH của BHXH huyện Kim Sơn, huyện

An Lão, huyện Đông Anh có giá trị tham khảo hữu ích đối với cơ quanBHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đó là:

- Thứ nhất, BHXH huyện xây dựng, thực hiện chương trình nghiên cứu,khảo sát, đánh giá, dự báo nhằm phân tích đúng tình hình thực tiễn quản lý thuBHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Chương trình này cần thực hiện nghiêm

túc, hàng năm để từ đó có cơ sở xây dựng mục tiêu, kế hoạch chi tiết, khả thi

để thực hiện cho năm sau Đây là cách cơ quan BHXH huyện Kim Sơn, tỉnhNinh Bình đã thực hiện và thực hiện có kết quả

- Thứ hai, BHXH huyện xây dựng, thực hiện chương trình hành động cùng doanh nghiệp Theo đó, cần có sự hợp tác với doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh cũng những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để từ đó có

sự thấu hiểu, cảm thông và có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệptrong việc tham gia BHXH bắt buộc ở những thời điểm nhất định, nhưng vẫntrên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc chongười lao động: Doanh nghiệp việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt,tùy vào tình hình tài chính của doanh nghiệp cùng với bản cam kết sẽ đónghết các khoản còn lại trong thời gian nhất định Đây là cách làm tạo nên sựthành công trong công tác thu nợ BHXH của cơ quan BHXH huyện An Lão

- Thứ ba, xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan chínhquyền và cơ quan liên quan trên địa bàn để gia tăng chế tài đối với các trườnghợp đơn vị sử dụng lao động né trách trách nhiệm tham gia BHXH, nợ đọng,

Trang 39

trốn đóng BHXH bắt buộc: Cơ chế phối hợp với Phòng Lao động - Thươngbinh và xã hội, Chi cục thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân huyện, cơ quanbáo chí, … để thường xuyên tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH bắtbuộc, quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc,… Đây là cách thức làmnên thành công trong quản lý thu BHXH của cơ quan BHXH huyện ĐôngAnh, rất đáng quan tâm tham khảo đối với nhiều cơ quan BHXH huyện.

Kết luận Chương 1

BHXH bắt buộc thể hiện vai trò là chính sách an sinh xã hội quan trọngcủa quốc gia và quản lý thu BHXH được thực hiện tốt sẽ giúp hình thành,đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng quỹ BHXH quốc gia Trong Chương 1, bằngphương pháp chủ yêu là phân tích, tổng hợp tài liệu, tác giả đã góp phần làmsáng tỏ khung lý thuyết nghiên cứu quản lý thu BHXH bắt buộc Một số nộidung lý thuyết trọng tâm được đề cập gồm: Lập kế hoạch thu BHXH bắtbuộc; tổ chức thu BHXH bắt buộc; kiểm tra thu BHXH bắt buộc

Kết quả nghiên cứu lý thuyết của Chương 1 có ý nghĩa quan trọng, giúpcho tác giả có cơ sở, nền tảng lý luận để xây dựng các phương pháp, chỉ tiêunghiên cứu của Chương 2, phục vụ phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý thuBHXH của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong Chương 3

Trang 40

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn, một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm cần phải trả lời, đó là:

1. Quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm những nội dung cơ bản nào?

2. Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Có những hạn chế nào trong công tác quản lýBHXH bắt buộc và nguyên nhân từ đâu?

3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?

4. Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?

Các câu hỏi nghiên cứu trên được giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏđược khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý thu BHXH bắt buộc, thực trạng

và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH của BHXH huyện Địnhhóa, tỉnh Thái Nguyên Điều đó giúp cho tác giả hoàn thành được mục tiêunghiên cứu đề tài luận văn đã đề ra

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồnthông tin thứ cấp và sơ cấp Đối với mỗi loại trên, tác giả lại có phương phápthu thập riêng để có được những thông tin trung thực, đáng tin cậy nhất đểphục vụ cho việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý thu BHXHbắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để có được thông tin thứ cấp cần thiết, tác giả thu thập nhiều công trìnhnghiên cứu trước có liên quan đến BHXH bắt buộc, quản lý thu BHXH bắt

Ngày đăng: 22/08/2021, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w