Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn

198 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH–––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN DUY ĐỨC

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚINGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠITRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu đã nêu trong Luận văn là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Cáckết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác.

Bắc Kạn, ngày … tháng năm2020

Tác giả

Nguyễn Duy Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,động viên của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâusắc nhất tới tất cả các cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đạihọc Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Hồng Yến đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trìnhhọc tập và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh - Đại học Thái Nguyên.

Bắc Kạn, ngày … tháng… năm 2020

Tác giả

Nguyễn Duy Đức

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ KIỂM SOÁT NỘIBỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI 5

1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụngtại ngânhàng thương mại 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2.Kiểm soát nội bộ 8

1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại151.1.4 Nội dung kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàngthương mại 21

1.1.5 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tíndụng 27

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụngtại ngân hàng thương mại 321.2 Cơ sở thực tiễn về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các

Trang 6

ngân hàng thương mại 35

1.2.1 Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước351.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàntỉnh Bắc Kạn 40

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 42

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 42

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 48

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 48

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 49

2.3.1 Các chỉ tiêu hoạt động tín dụng 49

2.3.2 Chỉ tiêu quản lý hoạt động tín dụng 50

2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kiểm soát nội bộ tín dụng 50

2.3.4 Tiêu chí quản lý công tác kiểm soát nội bộ tín dụng 51

2.3.5 Các chỉ tiêu kiểm soát hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại52CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆPVỤ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊABÀN TỈNH BẮC KẠN 55

3.1 Khái quát về hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh BắcKạn 55

3.1.1.Khái quát về ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Kạn 55

3.1.2.Khái quát về ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Kạn 57

3.1.3.Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt chi nhánh BắcKạn 57

3.1.4.Khái quát về hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnhBắc Kạn 58

Trang 7

3.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng

thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 65

3.2.1 Kiểm soát về quá trình xét duyệt tín dụng 65

3.2.2 Kiểm soát về quy trình tín dụng 72

3.2.3 Kiểm soát nội bộ tín dụng sau khi giải ngân 78

3.2.4 Kiểm soát trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 80

3.2.5.Thực trạng các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tíndụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 86

3.2.6 Thực trạng các tồn tại, sai sót trong hoạt động tín dụng tại NHTMtrênđịa bàn tỉnh Bắc Kạn 102

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụngtạicác ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 108

3.4.2 Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế 114

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁTNỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 117

4.1 Định hướng, mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối vớicác ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn 117

4.1.1 Định hướng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với các ngânhàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn 117

4.1.2 Mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với các ngânhàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn 1184.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với

Trang 8

các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 119

4.2.1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ đốivới nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mạitrên địa bàn Tỉnh BắcKạn 119

4.2.2.Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát trong quy trình cấp tín dụng 120

4.2.3 Nâng cao kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, hoànthiện công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện KSNB hoạt động tín dụng 122

4.2.4 Xây dựng đội ngũ kiểm tra viên nội bộ có năng lực, kinh nghiệm, cóphẩm chất đạo đức và gắn bó với ngân hàng 124

4.2.5 Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngănngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng 127

4.2.6 Tăng cường tổ chức, quản lý và hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực vàcác sai phạm nghiệp vụ của cán bộ trong hoạt động tín dụng 129

4.3 Kiến nghị 131

4.3.1 Đối với chính phủ 131

4.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 131

4.3.3 Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 132

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thang đo Likert 43

Bảng 2.2 Bảng phân tích nhân khẩu học đối tượng điều tra 44

Bảng 2.3: Chi tiết mục hỏi các tiêu chí trong phiếu điều tra 45

Trang 11

Bảng 3.13 Tình hình trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại một sốngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 85Bảng 3.14 Đánh giá về môi trường kiểm soát tại một số ngân hàng thương

mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 89Bảng 3.15 Đánh giá về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng

thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 92Bảng 3.16 Đánh giá về hoạt động kiểm soát tín dụng tại một số ngân hàng

thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 95Bảng 3.17 Đánh giá về hệ thống thông tin tại một số ngân hàng thương mại

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 98Bảng 3.18 Đánh giá về hoạt động giám sát tại một số ngân hàng thương mại

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 101Bảng 3.19 Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực tại một số ngân hàng

thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 111

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay, Ngân hàng thương mạiđóng vai trò quan trọng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng và góp mặt tronghầu hết các lĩnh vực Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệpđặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán,liên quan đến toàn bộ nền kinh tế Trong đó, hoạt động tín dụng đóng vai tròthen chốt và là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng để tạo ra lợinhuận Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động cho vay hiện nay tại các Ngân hàngở Việt Nam đang chiếm tỷ lệ khá cao, lợi nhuận kinh doanh và rủi ro lại là haiphạm trù song hành nhau thực trạng này có liên quan chặt chẽ đến hệ thống kiểmsoát nội bộ hoạt động tín dụng.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Việt Nam đã giacác hiệp định với các nước phát triển thể giới, việc mở cửa nền kinh tế đã thúcđẩy tự do hóa tài chính, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước là điều không tránh khỏi Chính vì điều này là mục tiêu để cácNgân hàng mở rộng quy mô hoạt động hàng loạt Tuy nhiên, thời điểm gầnđây Ngân hàng Nhà Nước đã có những động thái quyết liệt nhằm giải quyếtnhững tồn đọng, góp phần làm sạch hệ thống Ngân hàng Việt Nam mà trongđó việc kiểm soát và xử lý các rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn là ưu tiênhàng đầu.

Kiểm soát nội bộ là các chính sách, các bước kiểm soát được thiết lậpnhằm điều hành hoạt động của đơn vị, giúp phát hiện kịp thời nguyên nhân saisót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác nội bộ đểcó biện pháp khắc phục kịp thời Vai trò của kiểm soát nội bộ ngày càng quantrọng, các nhà đầu tư, cổ đông, Ngân hàng và xã hội đòi hỏi trách nhiệm nhiềuhơn đối với các nhà quan lý trong việc kiểm soát, quản trị rủi ro và báo cáo.Đặcbiệt với ngân hàng thương mại ở Việt Nam lợi nhuận thu được từ hoạt

Trang 13

Theo quy chuẩn thông lệ quốc tế, cơ chế kiểm soát nội bộ tín dụng chohệ thống ngân hàng đang dần hoàn thiện và được đánh giá khá chặt chẽ Tuynhiên, giải pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao năng lực tự quản lý của cácngân hàng thương mại, việc kiểm soát nội bộ tín dụng luôn trở thành vấn đềmang tính cấp thiết là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào trongđó có Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhất là trong môitrường kinh doanh khó khăn này đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự nỗ lự.

Để thực hiện tốt mục tiêu ngày trong những năm qua các ngân hàngthương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã quán triệt công tác kiểm soát nội bộtín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng Tuy nhiên hoạt động kiểm soát nội bộđối với hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thực hiệnchưa thực sự tốt tỷ lệ nợ quá hạn cao, quy trình kiểm soát tín dụng còn nhiềukẽ hở, năng lực quản trị rủi ro kém, hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn yếu kémtrong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trong các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện

kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thươngmại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tíndụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuấtcác giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụngtrong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắctrong thời gian tới.

Trang 14

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đói với kiểm soát nội bộ đối với nghiệpvụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụtín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cườngcông tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại một số ngân hàngthương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Luận văn nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại trênđịa bàn tỉnh Bắc Kạn bao gồm các ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng thương mai cổ phần Bưu ĐiệnLiên Việt (LienVietPostBank).

- Thời gian: số liệu nghiên cứu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từnăm 2017 - 2019.Số liêu nghiên cứu sơ cấp được thu thập trong tháng 1

năm 2020.

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũngnhư thực tiễn.

Về mặt lý luận, sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đếnkiểm soát nội bộ tín dụng đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thươngmại (khái niệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc điểm nhận dạng vàcác lý thuyết liên quan đến kiểm soát tín dụng…).

Về mặt thực tiễn, luận văn tiến hành phân tích thực trạng kiểm soát nộibộ tín dụng đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địabàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 -2019, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và

Trang 15

nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát nội bộđối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnhBắc Kạn.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát nội bộ đối với

nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng

trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín

dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Trang 16

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại:

Giáo sư Peter S.Rose định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tàichính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt làtín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tàichính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”

Định nghĩa của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED: “Bất kỳ một tổ chứcnào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu(nhu bằng cách viết Sec hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổchức kinh doanh hay hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân - Hộ gia đìnhsẽ được xem là một ngân hàng”.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàngthương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên lànhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hìnhthức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiếtkhấu, tín dụng và tài chính”.

Theo Pháp lệnh NHNN 1990: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động chủ yếu và thường xuyên nhận tiền gởi của khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiếtkhấu và làm phương tiện thanh toán”.

Theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng được định

nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt

Trang 17

động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiếtkhấu và làm phương tiện thanh toán.” Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu

NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh các hoạt động tín dụng vớimục đich là thu lợi nhuận.

Theo Các Mác thì: “Tín dụng dưới hình thái biểu hiện của nó là sự tínnhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến cho người này giao cho người khác một sốtư bản nào đó dưới hình thái hàng hoá hoặc được đánh giá thành một số tiềnnhất định Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đãđược ấn định”.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: “Tín dụng là một phạmtrù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay Trongquan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặchàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định Đến kỳ hạntrả nợ người đi vay có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hoá đãvay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi”.

Từ các quan niệm và khái niệm về tín dụng, ta suy ra đặc điểm của tíndụng ngân hàng là:

Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vaybằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượngtrong nền kinh tế quốc dân.

Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành

Trang 18

phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chínhmình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.

1.1.1.3 Rủi ro tín dụng

Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tín dụng là rủi ro tín dụng: Là khả năngxảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi người vay không trảnợ đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ gốc và lãi.

Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tín dụng là rủi ro tín dụng Theo Uỷ banBasel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối táckhông thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã camkết Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ướctrong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêmtrọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng vừa mang tính chất khách quan vừamang tính chất chủ quan Sự khách quan trong rủi ro tín dụng làm cho nó trởnên không thể loại trừ Mặt khác, bởi lợi nhuận phần nào cũng là một phầnthưởng của rủi ro nên người ta chỉ tìm cách hạn chế rủi ro tới mức có thể chấpnhận được mà thôi.

Do đó, cần phải có biện pháp giải quyết và phương án dự phòng hữuhiệu, trong đó có thể kể đến như: Xây dựng các chính sách tín dụng, xây dựngquy trình phân tích và thu thập thông tin tín dụng, hệ thống phân loại xếphạng khách hàng, đào tạo và luân chuyển cán bộ tín dụng, gọi chung là xâydựng một hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả.

Trang 19

1.1.2.Kiểm soát nội bộ

1.1.2.1.Khái niệm kiểm soát nội bộ

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), kiểm soát nội bộ là “tất cả cácchính sách, thủ tục do nhà quản lý của tổ chức lựa chọn áp dụng để đảm bảođạt được các mục tiêu quản trị, quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh, baogồm cả việc tham gia vào các chính sách quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn ngừavà phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo sự phù hợp và toàn vẹn của cácsổ sách kế toán, báo cáo một cách đáng tin cậy về các thông tin tài chính”.

Uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng cho rằng “kiểm soát nộibộ là một cơ chế để giảm thiểu gian lận, sai sót, biển thủ tài sản…, và nhằmvào tất cả các rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt” Nó không đơn thuầnchỉ là một thủ tục hay chính sách được thực hiện ở một thời điểm nào đó màlà một hoạt động liên tục diễn ra tại mọi cấp trong ngân hàng.

Theo Khoản 404 Luật Sarbanes-Oxley (Mỹ, 2002), kiểm soát nội bộ là“một quá trình, do ban giám đốc, ban quản trị và các nhân sự khác của một tổchức xây dựng và thực hiện, được thiết kế để đảm bảo một cách hợp lý rằngtổ chức có thể đạt được các mục tiêu theo các khía cạnh:

- Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động.- Sự đáng tin cậy của các thông tin tài chính.- Sự tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành.

Khái niệm này chỉ ra kiểm soát nội bộ là phương tiện để nhà quản lýkiểm soát các hoạt động của tổ chức, bao gồm tập hợp các hoạt động gắn liềnvới hoạt động thường ngày của tổ chức Đây còn là một quá trình quản lý hoạtđộng kinh doanh của đơn vị; do người của tổ chức thực hiện; đảm bảo mộtcách hợp lý rằng tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu của mình Nhà quản lý luôntheo đuổi việc giám sát và giảm bớt rủi ro không đạt được mục tiêu của tổchức do các thế lực, nhân tố và sức ép bên ngoài Kiểm soát nội bộ phụ thuộcvào những rủi ro mà nhà quản lý nhận định.

Trang 20

Tóm lại, có thể hiểu “kiểm soát nội bộ là một quá trình giám sát xuyênsuốt và liên tục gắn liền với các hoạt động hàng ngày của một tổ chức, đểđảm bảo tính hiệu quả cho các hoạt động, duy trì sự tuân thủ các quy định,quy chế và đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính trong tổ chức”.

Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ Theo định nghĩa của Việnkiểm toán quốc tế: “Hệ thống kiểm soát nội của Ngân hàng là tập hợp baogồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chứccủa ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được cácmục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thờicác rủi ro xảy ra” Theo Điều 2 Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổchức tín dụng ban hành kèm theo Quyết số 36/2006/QĐ- NHNN ngày

01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Hệ thống kiểm

tra, kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy địnhnội bộ, cơ cấu tổ chức của của tổ chức tín dụng được thiết lập trên cơ sở phùhợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảmbảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu

+ Giám sát quản lý và văn hóa kiểm soát:

- Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳkiểm tra toàn bộ chiến lược kinh doanh và những chính sách chủ đạo của ngânhàng; hiểu rõ những rủi ro chính của ngân hàng, thiết lập mức độ có thể

Trang 21

chấp nhận được đối với những rủi ro này và đảm bảo rằng BGĐ thực hiện cácbước cần thiết để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro; phê duyệtcơ cấu tổ chức; đảm bảo chức; đảm bảo rằng BGĐ luôn theo dõi tính hiệu quảcủa hệ thống KSNB HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc đảm bảothiết lập và duy trì hệ thống KSNB đầy đủ và hiệu quả.

- Nguyên tắc 2: BGĐ có trách nhiệm thực hiện các chiến lược và chínhsách đã được HĐQT phê duyệt; phát triển các quá trình nhằm xác định, đolường, theo dõi và kiểm soát những rủi ro cua ngân hàng duy trì một cơ cấu tổchức nhằm xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa cácbộ phận; đảm bảo rằng các trách nhiệm được giao thực hiện có hiệu quả; thiếtlập các chính sách KSNB phù hợp; và theo dõi mức độ đầy đủ và hiệu quả củahệ thống KSNB.

- Nguyên tắc 3: HĐQT và BGĐ chịu trách nhiệm và nâng cao các tiêuchuẩn về tính thống nhất và đạo đức nghề nghiệp, thiết lập nền tảng văn hóa trongđó nhấn mạnh và làm cho tất cả các nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của kiểm soátnội bộ trong ngân hàng Mọi nhân viên trong ngân hàng cần nhận thức rõ vai trò củamình trong quá trình KSNB và tham gia đầy đủ vào quá trình này.

+ Xác định và đánh giá rủi ro:

- Nguyên tắc 4: Một hệ thống kiểm soát hiệu quả cần phải nhận biết vàđánh giá liên tục các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng bất lợi đến việc thựchiện các mục tiêu của ngân hàng Sự đánh giá này cần bao quát mọi rủi ro củangân hàng cũng như hệ thống ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro quốc gia, rủiro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháplý và rủi ro uy tín) hệ thống KSNB cần được xem xét điều chỉnh để thích ứngvới những rủi ro mới phát sinh hoặc trước đây chưa được kiểm soát.

+ Hoạt động kiểm soát và phân công, phân nhiệm:

- Nguyên tắc 5: Các hoạt động kiểm soát phải là một công việc quanSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn

Trang 22

trọng trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng Một hệ thống KSNB hiệuquả yêu cầu thiết lập một cơ cấu kiểm soát phù hợp với các hoạt động kiểmsoát được quy định ở mọi cấp, bao gồm các nội dung: xem xét của BGĐ;kiểm soát hoạt động phù hợp đối với các phòng ban; kiểm tra tuân thủ mức độgiới hạn rủi ro và tiếp tục theo dõi với các trường hợp không tuân thủ; hệthống phê duyệt và ủy quyền; hệ thống thẩm tra và đối chiếu basel

- Nguyên tắc 6: Một hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả yêu cầu phải cósự phân công nhiệm vụ phù hợp và đảm bảo nhân sự không được giao những tráchnhiệm mâu thuẫn nhau Các bộ phận có tiềm năng xung đột lợi ích cần được xácđịnh, tối thiểu hóa và được theo dõi một cách độc lập và cẩn thận.

+ Thông tin và truyền thông:

- Nguyên tắc 7: Một hệ thống KSNB hiệu quả yêu cầu phải có dữ liệutoàn diện và đầy đủ về tài chính, hoạt động và tuân thủ, cũng như thông tin thịtrường về các sự kiện và điều kiện có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết

định Thông tin phải đáng tin cậy, kịp thời, có thể tiếp cận và cung cấp theođịnh dạng thống nhất.

- Nguyên tắc 8: Một hệ thống KSNB hiệu quả yêu cầu phải có hệ thốngthông tin đáng tin cậy bao quát mọi hoạt động chủ yếu của ngân hàng Nhữnghệ thống này bao gồm cả hệ thống lưu trữ và sử dụng dữ liệu dưới dạng điệntử,an toàn, theo dõi độc lập và có hệ thống dự phòng thích hợp.

- Nguyên tắc 9: Một hệ thống KSNB hiệu quả cần có những kênh liênlạc hiệu quả để đảm bảo mọi nhân viên đều hiểu rõ và tuân thủ các chính sách vàthủ tục liên quan đến nhiệm vụ và trách nhiệm của họ và đảm bảo rằng những thôngtin cần thiết cũng được phổ biến đến những người cần nó.

+ Giám sát và các hoạt động chỉnh sửa:

- Nguyên tắc 10: Tính hiệu quả của hệ thống KSNB của ngân hàng cần được theo dõi liên tục Việc theo dõi rủi ro trọng yếu phải là một phần trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn

Trang 23

hoạt động hàng ngày của ngân hàng cũng như đánh giá định kỳ của bộ phận kinh doanh và kiểm toán nội bộ.

- Nguyên tắc 11: Hệ thống KSNB cần được kiểm toán toàn diện và hiệuquả bởi các nhân viên hoạt động độc lập, được đào tạo thích hợp và có năng

lực Bộ phận kiểm toán nội bộ như một phần trong hoạt động theo dõi hệthống KSNB phải được báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị hoặc ban kiểmsoát và BGĐ.

- Nguyên tắc 12: Những khiếm khuyết về kiểm soát nội bộ được phát hiệnbởi bộ phận kinh doanh, kiểm toán nội bộ hay các đơn vị kiểm toán khác phải được báocáo kịp thời cho cấp lãnh đạo và phải được khắc phục sớm Những khiếm khuyết quantrọng về kiểm soát nội bộ phải được báo cáo BGĐ, HĐQT.

+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các cơ quan giám sát ngân hàng:

- Nguyên tắc 13: Các cơ quan giám sát cần yêu cầu mọi ngân hàng, dù quymô lớn hay nhỏ phải có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phù hợp với bản chất, mứcđộ phức tạp và tính cố hữu của rủi ro trong các hoạt động nội bảng, ngoại bảng và đápứng được những thay đổi về môi trường và điều kiện kinh doanh của ngân hàng Trongnhững trường hợp khi cơ quan giám sát xác định hệ thống KSNB của một ngân hàngkhông đầy đủ hoặc không hiệu quả so với hồ sơ rủi ro cụ thể của ngân hàng đó thì họphải đưa ra cách xử lý thích hợp.

1.1.2.3 Phân loại kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại a Phân loại theo các dạng kiểm soát

+ Dạng kiểm soát hành chính liên quan đến hiệu quả hoạt động:

Đây là tiến trình kiểm tra và đánh giá về tính hữu hiệu và tính hiệu quảcủa một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến Trong đó, loại kiểmsoát này tập trung vào (i) Tính hữu hiệu là khả năng hoàn thành nhiệm vụ haymục tiêu đề ra; (ii) Tính hiệu quả là khả năng đạt được mục tiêu với chi phí bỏra thấp nhất, so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra kiểm soát hành

Trang 24

chính về hiệu quả hoạt động tập trung vào đánh giá ba khía cạnh đó là tínhkinh tế, tính hiệu quả và sự hiệu lực.

Đối tượng được kiểm toán hoạt động thường rất phong phú, đa dạng, từviệc: Đánh giá chính sách, quy trình hiện hành về cấp tín dụng như khâu phêduyệt tín dụng, quyết định cho vay, quản lý tài sản đảm bảo, phân loại nợ,trích lập dự phòng, xử lý nợ có vấn đề, đến đánh giá về phương pháp đolường rủi ro tín dụng hiện tại của NH Bên cạnh tín dụng, kiểm toán nội bộcòn nhằm tới đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các chính sách, quy trìnhhuy động vốn, thanh toán quốc tế, mua sắm tài sản, công nghệ thông tin, nhânsự…, và cao nhất đó chính là khung quản trị rủi ro toàn diện của ngân hàng,tức là toàn bộ hoạt động của ngân hàng đều có thể là đối tượng được nhằm tớihoàn thiện của kiểm toán nội bộ.

Về chuẩn mực đánh giá, do tính hiệu lực và tính hiệu quả của một quátrình rất khó đánh giá khách quan nên chuẩn mực được xác định tuỳ theo từngđối tượng cụ thể, vì thế không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩnmực thường mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của kiểm soát viên.

+ Dạng kiểm soát hạch toán, kế toán có liên quan đến bảo vệ tài sản:Đây là thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằm bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng,mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp…

+ Dạng kiểm soát phòng ngừa: Là thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằmngăn ngừa những sai phạm, hoặc những điều kiện dẫn đến sai phạm nó đượcthực hiện trước khi nghiệp vụ xảy ra.

+ Dạng kiểm soát phát hiện: Là thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằmphát hiện những sai phạm hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm, thực hiện sau khinghiệp vụ xảy ra.

Kiểm soát ngăn ngừa và kiểm soát phát hiện là hai loại hình kiểm soátbổ sung cho nhau Nếu thế mạnh của kiểm soát phòng ngừa là thực hiện trướckhi nghiệp vụ xảy ra giúp cho DN tránh thất thoát về tài sản, nhưng trên thực

Trang 25

tế không có thủ tục kiểm soát trước nào hoàn hảo và chi phí cao khi đó kiểmsoát phát hiện sẽ giúp phát hiện sai lầm của kiểm soát phòng ngừa Do đó làmtăng ý thức trách nhiệm của kiểm soát phòng ngừa.

b Phân loại kiểm soát nội bộ theo các tiêu thức + Phân loại theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

- Kiểm soát nội bộ tín dụng: Kiểm soát tình hình hoạt động tín dụngliên quan đến hoạt động cho vay, bảo lãnh tại đơn vị.

- Kiểm soát nội bộ kế toán tài chính: Kiểm soát tình hình hoạt động liênquan đến hạch toán kế toán, hạch toán tài chính thu chi tại đơn vị.

- Kiểm soát nội bộ dự trữ ngoại hối và kinh doanh ngoại hối: Kiểm soát tình hoạt động dự trữ ngoại hối và dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại đơn vị.

- Kiểm soát nội bộ các dịch vụ ngân hàng: Kiểm soát tình hình hoạtđộng liên quan đến các dịch vụ do ngân hàng cung cấp bao gồm dịch vụ tiền gửi, thẻ, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử…

+ Phân loại theo mức độ kiểm soát:

- Kiểm soát nội bộ toàn diện: Là kiểm soát tất cả những nghiệp vụ của tổchức, kiểm soát tất cả các đơn vị của tổ chức.

- Kiểm soát nội bộ một phần: Là kiểm soát một hoặt một số mặt nghiệp vụ, kiểm soát một hoặc một số đơn vị của tổ chức.

+ Phân loại theo tần suất kiểm soát

- Kiểm soát nội bộ định kỳ: Kiểm soát được thực hiện theo chươngtrình kế hoạch đã định sẵn cho từng thời kỳ, hàng tháng, quý hoặc hàng năm.- Kiểm soát nội bộ bất thường: Kiểm soát được thực hiện một cách đột xuấtở một nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay ở một tổ chức Thông thường loại kiểm soát nàyđược xác định mang tính đơn lẻ, cục bộ ở một hoặc một vài đơn

vị của tổ chức Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết có thể biện phát kiểm soát được tiến hành trong một nghiệp vụ ở tất cả các đơn vị của tổ chức

+ Phân loại theo cấp độ kiểm soát

Trang 26

- Kiểm soát nội bộ cấp I: Bao gồm tất cả những công việc giám sát, kiểmsoát trực tiếp ở các công việc, các quy trình nghiệp vụ, các quyết định diễn ra hàngngày nhằm ngăn ngừa các sai sót, các vi phạm có thể xảy ra ngay trong các côngviệc mỗi ngày Các thủ tục kiểm soát cấp I diễn ra ở tất cả các quy trình thực hiện,các chức năng nhiệm vụ của các đơn vị như quy trình thực hiện thị trường mở, quytrình kinh doanh ngoại hối và dự trữ ngoại hối, quy trình cấp phép, quy trình thanhtoán, kế toán… Trong kiểm soát nội bộ cấp I thì tất cả những người tham gia vàoquá trình công việc đều phải thực hiện kiểm soát.

- Kiểm soát nội bộ cấp II: Bao gồm những công việc kiểm soát nhằmđảm bảo các công việc của kiểm soát nội bộ cấp I đã thực hiện đúng, đầy đủ.

Ở các bước này các bộ quản lý như (Trưởng phòng, Giám đốc, Tổng Giámđốc, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thống đốc…) chỉ cần áp dụng một số bước kiểm soátchủ yếu để khẳng định rằng các thủ tục kiểm soát và giám sát hoạt động hàng ngàyđã được thực hiện đầy đủ.

- Kiểm soát nội bộ cấp III: Bước này thường do một số nhân viên độclập (không tham gia vào trực tiếp bất cứ một công việc hoạt động nghiệp vụ nào củatổ chức tín dụng) thường là các kiểm toán viên nội bộ thực thiện Các thủ tục kiểmsoát ở cấp độ III giúp lãnh đạo các cấp, các tổ chức tín dụng kiểm tra một cách độclập mọi lĩnh vực hoạt động của các tổ chức tín dụng Kiểm toán nhà nước, có thể làkiểm toán độc lập tham gia vào giai đoạn kiểm soát này như khi họ kiểm tra đánhgiá hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích kiểm toántheo luật định Thông thường, các báo cáo của giai đoạn kiểm soát cấp độ III đượctrình lên cấp cao nhất của các tổ chức tín dụng (Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc,Giám đốc).

1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng

Theo Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Trung tâmSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn

Trang 27

Từ điển học xuất bản năm 1994, “kiểm soát” là theo dõi và kiểm tra xem cóthực hiện đúng những điều quy định hay không.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến thì “kiểm tra, kiểm soát tín dụng làhoạt động giám sát tất cả những gì xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khiđã được ký kết giữa người vay và ngân hàng.”

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Cao Thị Hồng Nhung - Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thì: “Kiểm soát nội bộ tín dụng tại ngânhàng thương mại là việc ngân hàng theo dõi, kiểm tra danh mục khoản vayhoặc từng khoản vay sau khi khoản vay được giải ngân nhằm xác định vấn đề(tiềm tàng/thực tế hoặc tương lai) tại thời điểm sớm nhất có thể nhằm có khảnăng có hành động ngăn chặn thích hợp để bảo toàn vị thế của Ngân hàngtrước khi quá muộn".

Kiểm soát nội bộ tín dụng trong NHTM bao gồm kiểm soát danh mụcvà kiểm soát từng khoản vay Trong đó, kiểm soát danh mục là việc theo dõi,kiểm tra các vấn đề liên quan đến danh mục gồm nhiều khoản vay khác nhaucủa ngân hàng đối với khách hàng Kiểm soát từng khoản vay là việc theo dõi,kiểm tra các vấn đề liên quan đến từng khoản vay đã được ngân hàng giảingân cho khách hàng.

Như vậy, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng là hoạt động theodõi, kiểm tra tất cả những gì xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi đãđược ngân hàng giải ngân cho khách hàng nhằm có những hành động canthiệp kịp thời để bảo toàn vị thế của ngân hàng trước khi quá muộn.

1.1.3.2 Vai trò kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng

Hoạt động kiểm soát nội bộ tín dụng đối với NHTM có những vai trò sau:Thứ nhất, kiểm soát nội bộ tín dụng giúp Ngân hàng nhận biết một cáchkịp thời bất cứ một sự sụt giảm chất lượng tín dụng hoặc rủi ro của khoản vayđể có thể có các hành động ngăn chặn để bảo vệ lợi ích của ngân hàng Trướckhi chấp thuận cho vay, Ngân hàng đã đánh giá, sàng lọc và chấp nhận mức

Trang 28

rủi ro nhất định của khoản vay Tuy nhiên, người vay có động cơ mạo hiểmhơn sau khi đã vay được tiền Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn vayđã thúc đẩy động cơ này Cụ thể hơn, các chủ sở hữu của công ty sẽ hưởngphần lớn thành công, còn ngược lại, chủ nợ sẽ hứng chịu phần lớn hậu quả.Điều đó cấu thành động cơ để chủ sở hữu mạo hiểm hơn, thực hiện nhữngphương án kinh doanh rủi ro hơn ban đầu Nghiên cứu cho thấy một trong sốnhiều nguyên nhân khiến các ngân hàng gặp vấn đề về các khoản tín dụng làkhông kiểm soát được các vấn đề sau khi giải ngân Sự thiếu sót này thườngbiến “một quyết định tốt” khi cho vay ban đầu thành “một quyết định tồi”.

Thứ hai, kiểm soát nội bộ tín dụng thường xuyên còn giúp ngân hàngnhận biết các cơ hội mới đối với các quan hệ cho ngân hàng thông qua việcnắm bắt nhu cầu mới của khách hàng Như vậy, đây chính là cơ hội cho ngânhàng tiếp thị sản phẩm “trả lương cán bộ công nhân viên qua tài khoản” nhằmmang lại cho khách hàng lợi ích của việc trả lương chính xác, nhanh gọn, tiếtkiệm hay sản phẩm "quỹ thu tiền mặt tại quầy" đối với các doanh nghiệp bánlẻ có doanh thu tiền mặt lớn

Ngoài ra, kiểm soát danh mục còn giúp ngân hàng quản lý kết cấu danhmục tín dụng đảm bảo tuân thủ chính sách tín dụng và các quy định pháp lýtrong hoạt động tín dụng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu rủi ro và tối đa hóalợi nhuận của ngân hàng

1.1.3.3 Yêu cầu và nguyên tắc khi kiểm soát nội bộ tín dụng

Theo thông tư 44/2011/TT-NHNN về yêu cầu và nguyên tắc khi kiểmsoát nội bộ tín dụng gồm những nội dung sau:

Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạtđộng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được nhậndạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngănngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp Khi có sự thay đổi về mục tiêukinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, tổ chức tín

Trang 29

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quanđể xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định kiểm soát nội bộ phùhợp.

Hoạt động kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các hoạt độnghằng ngày của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõràng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng mộtlúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồngchéo với nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài không có điều kiện để thao túng hoạt động, không minhbạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạmquy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài.

Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải cóhệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủtrong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình kinh tế,thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quảntrị, điều hành hiệu quả.

Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an toàn và phải cócơ chế quản lý dự phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bấtngờ, bao gồm cả thiên tai, cháy, nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủcác quy định về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của ngànhngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bảo đảm cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nộibộ; vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ có liên quan đến

Trang 30

chức năng, nhiệm vụ được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyđịnh, quy trình kiểm soát nội bộ liên quan.

Người điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và cá nhân có liên quanphải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của kiểmsoát nội bộ; các tồn tại, bất cập của kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịpthời với cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có thể gây tổn thất hoặcnguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hộiđồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.

Cá nhân, bộ phận ở các cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiệncác quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kếtquả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài và trước pháp luật.

Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộtại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếucó) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêucầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp.

1.1.3.4 Mục tiêu, nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụngtrong Ngân hàng Thương mại

a Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt dộng tín dụng trong ngân hàng thươngmại

Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng của NHTM nhằm đánh giátính nghiêm túc, đúng đắn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiệp vụtín dụng, như:

- Chiến lược, chính sách, các điều kiện trong kinh doanh tín dụng, phân chia về chức năng hoạt động.

- Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ,

Trang 31

- Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao.

- Rủi ro trong tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoáttài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.

- Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được bảo đảman toàn.

Cụ thể, mục tiêu của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ trong NHTM được chia thành 3 nhóm sau:

- Mục tiêu hoạt động: Các chính sách mà ngân hàng đưa ra phả i

được đảm bảo về tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động, đảm bảo việc bảovệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn, cóhiệu quả Do đó Ngân hàng phải có khả năng kiểm soát và phòng chống cácrủi ro mà Ngân hàng gặp phải trong toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành vàtác nghiệp.

- Mục tiêu thông tin: Đảm bảo hệ thống thông tin tài chính và thông tinquản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời Ngân hàng phải có hệ thống sổ sách,hồ sơ, báo cáo tài chính và báo cáo tài chính đầy đủ, chính xác và kịp thời để cungcấp cho các cấp điều hành của ngân hàng, cơ quan chức năng giám sát Ngân hàngvà các đối tác bên ngoài khi cần thiết Thông tin gửi tới HĐQT, ban điều hành vàcác đối tượng khác phải tin cậy, đầy đủ và trung thực để họ dựa vào thông tin nàyđể đưa ra các quyết định điều hành hoặc tác nghiệp đúng đắn

- Mục tiêu tuân thủ: Đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy chế, quytrình, quy định nội bộ Mọi nghiệp vụ và hoạt động trong Ngân hàng phải tuân thủtheo các quy định, cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, các chiến lược, các chínhsách kinh doanh và quy trình nghiệp vụ mà các cấp lãnh đạo quản lý và điều hànhcủa Ngân hàng đã quy định trong các văn bản quy phạm hoặc có tính quy phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn

Trang 32

b Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng

Với các mục tiêu thiết kế như trên, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, tính hiệu lực hiệu quả của hệ thốngkiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, độ tin cậy của các thông tin tín

dụng trước khi trình ký duyệt và công bố.

Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ của các nguyên tắc hoạt động và quản lýtín dụng đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ, các quy định củaHội đồng quản trị, ban Giám đốc Ngân hàng của cán bộ tín dụng Ngân hàng.- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý tín dụng trong bảo vệ tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng.

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý điềuhành kinh doanh của Ngân hàng.

- Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ

- Bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh

1.1.4 Nội dung kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàngthương mại

1.1.4.1 Kiểm soát về chính sách tín dụng

Hoạt động kiểm soát chính sách tín dụng nhằm mục đích là duy trì vàphát triển cơ cấu khách hàng; Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụngvà minh bạch và công khai cho hoạt động cho vay tín dụng.

Mục đích của chính sách tín dụng là nhằm:

- Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững;

- Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việccấp tín dụng đối với các khách hàng.

Khách hàng dù là doanh nghiệp hay cá nhân, hộ gia đình được áp dụng

Trang 33

các chính sách như thế nào phụ thuộc vào khách hàng có đáp ứng đủ điều kiệnđược xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hay không và nếu đủthì được xếp hạng gì Đối với khách hàng đáp ứng đủ điều kiện được xếphạng thì sau khi xác định ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu, NHTM sẽđánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để xếp hạng kháchhàng Các nội dung cụ thể cần phải đánh giá như sau:

-Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp định

lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp

-Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng

phương pháp định tính và phương pháp định lượng Tuy nhiên, do đặc thù riêng cuảmỗi ngành nên số lượng, gía trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu con phụ của cácngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau.

Khi tiến hành kiểm soát về chính sách tín dụng thì các ngân hàngthương mại thường kiểm tra các nội dung sau:

Thứ nhất, kiểm soát về cấp tín Ngân hàng thương mai tiến hành kiểm

soát về đối tượng, mục đích, số tiền cho vay có phù hợp với chính sách vàđịnh hướng của ngân hàng hay không.

Thứ hai, kiểm soát về bảo đảm tiền vay Thực hiện kiểm soát về điều

kiện khách hàng được cấp tín dụng có đảm bảo hay không có đảm bảo theoquy định Tỷ lệ tài sản đảm bảo tiền vay được tính toán dựa trên tổng giá trịtài sản đảm bảo và tổng dư nợ cho vốn vay lưu động, số dư bảo lãnh cũng nhưcam kết thanh toán sau quy đổi.

Thứ ba, chính sách về giá Thực hiện kiểm soát về lãi suất cho vay có phù

hợp và chính sách cho vay có phù hợp với quy định của Chính phủ và Ngân hàng.Lãi suất cho vay là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu doquan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinhdoanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng Lãi suất cho vay được xác

Trang 34

định dựa trên tổng các nội dung sau: (1) Lãi suất bình quân đầu vào; (2) Chiphí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiềngửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí tríchdự phòng rủi ro tín dụng; (5) Lợi nhuận dự kiến.

1.1.4.2 Kiểm soát về quá trình xét duyệt tín dụng

Kiểm soát về quá trình xét duyệt tín dụng là xây dựng một hệ thốngkiểm soát được thực hiện một cách đồng nhất tạo nên cơ sở, nền tảng cho hoạtđộng kiểm soát nội bộ tín dụng.

Hoạt động kiểm soát nội bộ thường được thực hiện theo ba bước như sau:- Một là, xây dựng quy trình, chính sách cho mục tiêu kiểm soát.

- Hai là, thực hiện kiểm soát đối với các mục tiêu theo quy trình đãxây dựng

- Ba là, Đánh giá việc thực hiện đã tuân thủ quy định hay không.

Hiện nay, các ngân hàng chưa xây dựng một quy trình cụ thể cho hoạtđộng kiểm soát của mình Các ngân hàng thường có nhiều hoạt động nghiệpvụ được phân chia thành các mảng riêng biệt Trong khi thực hiện các nghiệpvụ riêng biệt các ngân hàng thương mại thường hình thành nên các nút kiểmsoát đê thực hiện kiểm soát nội bộ đối với những nghiệp vụ này.

*Mục tiêu kiểm soát

Mục tiêu kiểm soát đối với các hoạt động của mọi tổ chức đều hướngtới ba nộ dung chính đó là về thông tin tài chính, tuân thủ quy định của phápluật và hiệu quả của các hoạt động Dựa trên các mục tiêu trên hoạt động kiểmsoát nội bộ tín dụng tại các ngân hàng hướng đến các yêu cầu sau:

- Tính chuẩn xác: hoạt động kiểm soát nhằm ngăn chặn những hành vikhống bao gồm các hợp đồng gian lận, hợp đồng vay đối với tài sản không có thựcvào số sách của ngân hàng.

- Tính đầy đủ: đảm bảo đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh không bỏ ngoàisổ sách đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan dến việc thu nợ, giải quyết đối với

Trang 35

tài sản đảm bảo.

- Tính đúng kỳ: đảm bảo việc thực hiện ghi chép đúng thời gian quy định.- Tính hiệu quả: Mọi hoạt động tín dụng đều phải mang lại lợi nhuận chongân hàng.

*Thủ tục kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát được ban giám đốc của ngân hàng quy định nhằmđạt hiệu quả quản lý phù hợp với luật pháp và điều kiện của ngân hàng Cácthủ tục kiểm soát phải được thực hiện dựa trên ba nguyên tác cơ bản đó làphân công nhiệm vụ rõ ràng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc ủy quyểnvà phê chuẩn.

- Nguyên tắc phân công nhiêm vụ rõ ràng: nguyên tắc này thể hiện cáccông việc cần được phân chia cụ thể, rõ ràng đối với các bộ phận và giữa từng cánhân trong bộ phân.

- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm quy định rõ nhiệm vụ của các cá nhân, bộphận đối với các nghiệp vụ cụ thể tránh hành vi sai phạm và lạm dụng quyềnđối với các cá nhân.

- Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: cho phép các thành viên trong tổchức được giải quyết và thực hiện một số công việc theo phạm vi đã quy định.Quy trình cấp tín dụng thông thường tại các NHTM được thực hiệntheo các bước chủ yếu như sau:

Bước 1: Tiếp thị và nhận hồ sơ

Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng Nội dungđánh giá tập trung vào các vấn đề sau: (i) Đánh giá chung về khách hàng; (ii)Đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng; (iii) Chấm điểm tín dụngkhách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng; (iv) Phân tích, đánh giá vềPhương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của kháchhàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp; (v) Đánh giá về tài sản bảođảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành; (vi) Đánh giá toàn diện

Trang 36

rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: rủi ro khách quan, rủi ro xuất pháttừ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ NHTM, các biện pháp phòngngừa rủi ro của khách hàng, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.

Sau khi đánh giá đạt yêu cầu, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo đềxuất tín dụng kèm hồ sơ tín dụng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụngBước 4: Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụngBước 5: Giải ngân/Phát hành bảo

lãnh 1.1.4.3 Kiểm soát nội bộ sau giải ngân

Thực hiện kiểm tra và kiểm soát vốn sau giải ngân bao gồm các hoạt động sau:

- Kiểm tra tình hình khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay thông quaviệc kiểm tra sổ sách kế toán, các BCTC định kỳ, các chứng từ, hóa đơn hạch toán(thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác…), chứng từ thanh quyết toán, thanh lýhợp đồng đồng…; kiểm tra thực địa để đánh giá xem khách hàng có

sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, dự án có được thực hiện đúng tiến độ hay không.

- Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng,theo dõi xem khách hàng có trả nợ đều đặn hay không, mức độ sử dụng vốn vay sovới dự kiến Đồng thời theo dõi, đánh giá sự hợp tác của khách hàng thông qua việccó thường xuyên cung cấp thông tin về phương án vay vốn cho ngân hàng haykhông.

- Kiểm tra tài sản bảo đảm: Tài sản đảm bảo là công cụ hạn chế rủi roquan trọng đối với ngân hàng Nó vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, vừa có tác dụngphòng ngừa rủi ro, giảm nhẹ tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả đượcnợ Cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm kê, kiểm tra tài sản

đảm bảo, bao gồm cả việc định giá lại tài sản đảm bảo nếu thấy cần thiết.

1.1.4.4 Kiểm soát trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trang 37

Một trong những hoạt động quan trọng trong kiểm soát nội bộ hoạtđộng tín dụng của các ngân hàng thương mại là kiểm soát trích lập dự phòngrủi ro tín dụng Trong nhiều tình huống, vì nhiều lý do có thể khách hàngkhông thực hiện việc trả nợ đúng hạn, đúng quy định, chính vì thế việc tríchlập dự phòng rủi ro là rất quan trọng để đảm bảo ngân hàng có thể hoạt độngmột cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ của khách hàng,hoặc thậm chí là nợ xấu Có hai nội dung quan trọng trong việc kiểm soáttrích lập phòng rủi ro tín dụng:

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngânhàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Cáckhoản nợ này được Ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợgốc và lãi.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàngđánh giá là khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đượcNgân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

* Trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng:

- Mục đích: Để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết.

Trang 38

- Mức trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện theo quy định của Ngân hàngNhà nước từng thời kỳ bao gồm: Trích lập dự phòng cụ thể và trích lập dựphòng chung.

1.1.5 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng

Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng được tiếp cận theo COSObao gồm các nhân tố sau:

*Môi trường kiểm soát

Đây là môi trường mà trong đó toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộđược triển khai Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng quan trọng chohoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB, bao gồm các nội dung sau:

- Quan điểm, phong cách điều hành và tư cách của Hội đồng quản trị,ban tổng giám đốc: Hội đồng quản trị và tổng giám đốc là người quyết định

và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Vì vậy quan điểm, đường lối quảntrị cũng như tư cách của họ là trung tâm trong môi trường kiểm soát Họ cầnphải có trách nhiệm thiết kế vận hành các chiến lược, chính sách để xác định,đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng duy trì văn hóa tốt cho ngânhàng Ban lãnh đạo ngân hàng cần phải xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức, thiếtlập một nền văn hóa tổ chức cho thấy tầm quan trọng của KSNB phổ biếnrộng rãi đến tất cả nhân viên, là tấm gương sáng để cho nhân viên làm theo.

- Cơ cấu tổ chức: để chỉ đạo và kiểm soát hoạt động tín dụng của ngânhàng, cơ cấu tổ chức đóng một vai trò quan trọng, đó là sự phân chia tráchnhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị Một cơ cấu phù hợp là cơsở để lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động Cơ cấu tổchức thể hiện qua sơ đồ tổ chức và cần phù hợp với quy mô, đặc thù hoạtđộng của đơn vị Xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý là điều kiện đảm bảocác thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng.

- Các phương pháp truyền đạt và phân công quyền hạn: phân định

Trang 39

quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức, nócụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạt độngcủa đơn vị, giúp họ hiểu rằng họ có những nhiệm vụ gì và hành vi của họ sẽảnh hưởng đến tổ chức như thế nào Do đó, đơn vị cần thể chế hóa bằng vănbản về những quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và từng nhân viêntrong đơn vị.

- Các chính sách, quy định của ngân hàng: để nâng cao hiệu quả hoạtđộng KSNB các văn bản, chính sách, quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụngphải được kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tếvà đúng với các văn bản pháp luật của nhà nước.

- Nguồn nhân lực: chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động KSNB, mộtđội ngũ cán bộ kiểm soát nội bộ có năng lực, làm việc tốt sẽ phát góp phần nâng caochất lượng, hiệu quả công tác KSNB Do đó, việc tổ chức các

khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ làm côngtác KSNB cần được thực hiện thường xuyên.

*Đánh giá rủi ro

Đối với mọi hoạt động của ngân hàng đều có thể phát sinh những rủi rovà khó có thể kiểm soát tất cả các rủi ro bởi vì có hàng loạt rủi ro từ bên tronglẫn bên ngoài Vì vậy ban lãnh đạo ngân hàng phải tìm cách kiểm soát rủi ro,tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro gây nên Chính vì vậy hệ thống kiểmsoát nội bộ ngân hàng đòi hỏi phải có công cụ đánh giá rủi ro hiệu quả.

Để đánh giá rủi ro thì cần phải có những mục tiêu và được thiết lập ởcác mức độ khác nhau, nhất quán với nhau Đánh giá rủi ro là quá trình nhậndạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đócó thể quản trị được rủi ro Việc đánh giá rủi ro được coi là chất lượng nếu:- Ban lãnh đạo quan tâm và khuyến khích nhân viên phát hiện, đánh giá và phân tích định lượng tác hại các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn.

- Ngân hàng đề ra các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại rủi ro

Trang 40

đến mức chấp nhận được.

* Hoạt động kiểm soát

Là những thủ tục, quy trình kiểm soát được Ban điều hành đặt ra nhằmkiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Cụ thể, có 2 phươngthức kiểm soát tín dụng đó là giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp hoạt động tíndụng.

- Giám sát từ xa hoạt động tín dụng: là việc sử dụng thông tin dữ liệutrên hệ thống phần mềm, báo cáo nghiệp vụ của các phòng ban tại Hội sở, chi

nhánh và thông tin bên ngoài để phân tích đánh giá tình hình hoạt động tíndụng của chi nhánh nhằm kiểm soát rủi ro, phát hiện sai phạm phát sinh trongquá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh.

+ Mức độ thực hiện: thường xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu của banđiều hành Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng Quản trị.

+ Các nội dung kiểm tra: Kiểm tra giám sát phát hiện các dấu hiệu bấtthường trong tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Thông qua kiểm tramột số chỉ tiêu như dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng; kiểmtra nội dung tờ trình/báo cáo thẩm định tín dụng, kiểm tra thẩm quyền phê duyệt;kiểm soát lãi suất cho vay; kiểm tra tình hình trả nợ và xử lý nợ vay.

- Kiểm tra trực tiếp hoạt động tín dụng: (hay còn gọi là kiểm tra tại chỗ) làbằng cách tiếp cận đơn vị kiểm tra, hệ thống phần mềm, hồ sơ tín dụng và tiếp xúc trựctiếp với khách hàng để thực hiện kiểm tra, thu thập thông tin nhằm phát hiện những rủiro, sai sót, gian lận trong hoạt động tín dụng tại đơn vị.

+ Mức độ thực hiện: thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban điều hành Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng Quản trị.

+ Các nội dung kiểm tra: Kiểm tra công tác tổ chức, điều hành hoạtđộng tín dụng tại đơn vị; kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc trong thựchiện nghiệp vụ tín dụng; kiểm tra hồ sơ tín dụng; kiểm tra thông tin nhập liệutrên hệ thống phần mềm quản lý tín dụng; kiểm tra thực tế khách hàng Cụ thể

Ngày đăng: 22/08/2021, 16:43

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan