1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu 7 thói quen giúp bạn kinh doanh thành công doc

5 566 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 129,29 KB

Nội dung

7 thói quen giúp bạn kinh doanh thành công Bạn có muốn công việc kinh doanh của bạn luôn tiến triển tốt hay không? Hãy thực hiện những thói quen sau đây: 1. Đặt ra kế hoạch hoàn chỉnh Yêu cầu đầu tiên để kinh doanh thành công là phải có thói quen lập kế hoạch. Kế hoạch càng hoàn chỉnh và chi tiết bao nhiêu thì càng dễ tiến hành và nhận được những kết quả mà bạn mong muốn bấy nhiêu. Có một chiến lược mà bạn nên biết đó là: kế hoạch ưu tiên hợp lý sẽ giúp công ty tránh được tình hình hoạt động không tốt. Thông thường, 20% thời gian bạn dùng vào việc hoàn thành kế hoạch sẽ tiết kiệm được 80% thời gian sau này để đạt được mục tiêu bạn đề ra. Để có được một kế hoạch hoàn hảo, hãy thường xuyên đặt và trả lời những câu hỏi sau: • Sản phẩm và dịch vụ của bạn là gì? • Tại sao khách hàng lại mua các sản phẩm của bạn? • Khách hàng đánh giá giá trị sản phẩm của bạn ra sao? • Điều gì khiến sản phẩm hay dịch vụ của bạn có chất lượng hơn các đối thủ cạnh tranh? • Tại sao những khách hàng của bạn lại mua sản phẩm hay dùng các dịch vụ của những đối thủ cạnh tranh? • Khách hàng nhận được gì nếu mua các sản phẩm hay dùng các dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh? • Làm cách nào bạn thay đổi được nhận thức của khách hàng và thuyết phục họ từ bỏ đối thủ cạnh tranh để mua các sản phẩm của mình? Sau khi đã hỏi và trả lời những câu hỏi trên, bước tiếp theo, bạn hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho việc kinh doanh. Hãy xác định chính xác số lượng nhân viên, ngân sách, phương thức quảng cáo, marketing, cách cung cấp và quản lý các dịch vụ, cũng như một số yêu cầu cần thiết khác để đạt được mục tiêu. Khả năng thành công khi bạn đưa kế hoạch vào hoạt động phụ thuộc vào tính chi tiết và mức độ hoàn hảo của chính nó. 2. Biết tổ chức tốt trước khi bắt đầu Để bắt tay vào kinh doanh, sau khi đã lên được kế hoạch kinh doanh, bạn phải thường xuyên tổ chức nguồn nhân lực. Khi tổ chức, hãy huy động tất cả các nguồn mà bạn đã định. Có người đã từng nói rằng: “Những người không chuyên nói về chiến lược, nhưng những người chuyên nghiệp lại nói về hậu cần phục vụ chiến lược đó”. Vì thế, công đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp. 3. Tuyển đúng người Thói quen quan trọng thứ ba là bạn phải tuyển đúng người. 95% sự thành công của bạn là do chất lượng nhân viên mà bạn tuyển dụng. Người đó có thể làm việc với bạn hay theo nhóm. Thực chất thì tình hình hoạt động của công ty đã nói lên nhân viên trong công ty đó. 4. Giao việc một cách hợp lý Giao việc hợp lý là thói quen thứ 4 mà bạn nên tập cho mình. Hãy phát huy khả năng này để giao đúng việc, cho đúng người và theo đúng cách. Trong doanh nghiệp, nhân viên không thể cống hiến hết năng lực của mình nếu người lãnh đạo không có khả năng tổ chức hoặc giao việc bất hợp lý. Và không sớm thì muộn, điều này sẽ dẫn đến sự thất bại trong công việc kinh doanh. Khi mới bắt đầu kinh doanh, chúng ta thường có thói quen tự mình làm mọi việc. Khi công ty mở rộng và phát triển, công việc một người phải đảm đương quá lớn, và bạn phải tuyển thêm nhân sự để chia sẻ phần việc đó. Tuy nhiên, nếu quá “tham công tiếc việc”, bạn sẽ không thể vừa chỉ đạo, điều hành “nội tình” trong công ty lại vừa đôn đốc, quản lý nhân viên khác. Vì thế, bạn phải biết rút ra bài học kinh nghiệm từ những người khác chứ đừng tự mình ôm đồm làm mọi việc. Cách duy nhất bạn có thể làm là chọn những điểm mạnh của mình và phát huy chúng. 5. Giám sát tình hình công việc Yêu cầu thứ năm đối với sự thành công của doanh nghiệp là phát huy thói quen giám sát công việc hàng ngày. Hãy đưa ra một hệ thống giám sát và đảm bảo rằng công việc luôn được hoàn thành tốt. Quy tắc là “hãy giám sát tất cả công việc mà bạn mong đợi”. Sau khi bạn đã giao việc cho đúng người, theo đúng cách thì bây giờ là lúc kiểm tra xem công việc có đi đúng theo lịch trình và đáp ứng được đúng mức độ yêu cầu hay không? Mặc dù bạn đã giao công việc cho người khác nhưng bạn vẫn phải có trách nhiệm đến kết quả cuối cùng. Đừng bao giờ quên: bạn luôn là người đứng mũi chịu sào. Ngoài ra, bạn nên thiết kế một chương trình báo cáo để không những bản thân mình luôn được cập nhật thường xuyên về tình hình công việc mà nhân viên trong công ty cũng biết việc gì sẽ được làm và nên làm ở mức độ nào. Công việc càng quan trọng bao nhiêu thì bạn càng phải kiểm tra tiến trình này thường xuyên bấy nhiêu. 6. Đánh giá hiệu suất công việc đạt được Thói quen tiếp theo là đánh giá xem công việc đạt được có hiệu quả không? Bạn phải đưa ra những chương trình, tiêu chuẩn cụ thể đối với những kết quả mà bạn yêu cầu. Đồng thời bạn cũng phải đặt ra thời gian biểu và thời hạn chót cụ thể khi làm một việc gì. Công việc càng thành công bao nhiêu thì kết quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. 7. Luôn thông báo với mọi người Thói quen cuối cùng phải làm là báo cáo các kết quả một cách thường xuyên và chính xác. Mọi người xung quanh bạn cần biết việc gì đang diễn ra. Ví dụ như, giám đốc ngân hàng cần biết kết quả tài chính còn nhân viên của bạn thì cần biết tình hình của công ty. Các nhân viên trong công ty đều cần biết những thành quả mà công ty đã gặt hái được. Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, gần bảy nghìn người được hỏi đều trả lời rằng nhân tố quan trọng nhất khiến họ thoả mãn công việc của mình là được biết được tình hình hiện tại của công ty. Mọi người trong tổ chức đều có mong muốn biết và hiểu những điều đang diễn ra xung quanh có liên quan đến công việc của họ. Báo cáo càng hoàn chỉnh, chính xác và chi tiết bao nhiêu về tình hình của công ty thì hiệu quả làm việc của nhân viên càng cao bấy nhiêu. . 7 thói quen giúp bạn kinh doanh thành công Bạn có muốn công việc kinh doanh của bạn luôn tiến triển tốt hay không? Hãy thực hiện những thói quen sau. bại trong công việc kinh doanh. Khi mới bắt đầu kinh doanh, chúng ta thường có thói quen tự mình làm mọi việc. Khi công ty mở rộng và phát triển, công việc

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w