Khởi sựdoanhnghiệp – vìsaothấtbại? Một số liệu thống kê gần đây của Cơ quan Quản lý các Doanhnghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) cho biết “2/3 các doanhnghiệp mới thành lập có thể tồn tại trong thời gian ít nhất là 2 năm và 44% khác duy trì hoạt động trong thời gian tối thiểu 4 năm”. Tuy số lượng các doanhnghiệp thành công ngày một nhiều hơn nhưng vẫn còn một tỉ lệ đáng kể những doanhnghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởisự kinh doanh. Dưới đây là một số lưu ý cũng như các nguyên nhân chính dẫn đến những sai lầm và thất bại khi quyết định thành lập một doanhnghiệp mới. 1. Chưa xác định đúng nguyên nhân thành lập doanh nghiệp. Vì muốn kiếm thật nhiều tiền? Do bạn nghĩ rằng khi không phải đi làm thuê nữa thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình chăng? Hay bạn chỉ đơn giản cho rằng có một doanhnghiệp riêng để không phải “báo cáo” công việc với cấp trên hay với bất kỳ ai khác? Nếu vì những nguyên nhân như thế, đã đến lúc bạn phải xem lại quyết định thành lập doanhnghiệp của mình. Dưới đây là những lý do chính đáng hơn để khởi sựdoanhnghiệp : • Bạn có một niềm đam mê và yêu thích công việc mình đang làm. Dựa trên học vấn của bản thân và những kết quả điều tra nghiên cứu cụ thể, bạn tin chắc rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng đầy đủ một nhu cầu nào đó trên thị trường. • Bạn có thể chất tốt và tinh thần khoẻ mạnh, ổn định để có thể đứng vững trước những thách thức tiềm ẩn. Sức khoẻ kém và một tinh thần phân tán - trong một số trường hợp - là nguyên nhân dẫn đến phá sản. • Bạn có khả năng lèo lái, quyết đoán, nhẫn nại và một thái độ tích cực lạc quan. Khi những người khác chấp nhận thất bại là lúc bạn phải quyết tâm hơn bao giờ hết. • Thất bại không thể quật ngã bạn.Bạn học hỏi từ những sai lầm của mình và dùng bài học từ thất bại đó để thành công trong lần sau. Một chuyên gia kinh tế hàng đầu SBA từng nói rằng rất nhiều doanhnghiệp cho biết những thành công mà họ có được là nhờ vào những bài học thất bại trước đó. • Bạn tự lập và biết cách chi tiền cho những giải pháp sáng tạo khi cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi được đặt trong tình huống có áp lực về thời gian. • Bạn yêu mến những đồng sự của mình và bày tỏ cho họ biết bằng thái độ chân thành, thẳng thắn. Bạn biết cách thích ứng và giao kết với nhiều loại người khác nhau. 2. Quản lý kém Đây là lý do hàng đầu dẫn đến thất bại của các doanhnghiệp mới thành lập. Các ông chủ mới thường thiếu những kiến thức liên quan cũng như không có trình độ quản lý, chẳng hạn như các lĩnh vực tài chính, thu mua, bán hàng, sản xuất, thuê và điều hành nhân công. Nếu không tự nhận ra những lỗ hổng kiến thức này và tìm sự hỗ trợ, các chủ doanhnghiệp sẽ sớm đối mặt với những khó khăn lớn. Sự xao lãng sẽ có thể dẫn đến suy sụp. Chủ doanhnghiệp phải thường xuyên nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, lên kế hoạch và kiểm soát tất cả mọi hoạt động của công ty, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường, cập nhật dữ liêu khách hàng - những công việc rất dễ bị bỏ quên khi doanhnghiệp đã được thành lập. Một giám đốc điều hành giỏi còn phải là một thủ lĩnh có thể tạo ra môi trường làm việc có năng suất. Anh ta phải biết ttìm kiếm, lựa chọn và tuyển dụng những người có tinh thần cạnh tranh để đào tạo và giao quyền cho họ. Một thủ lĩnh cừ khôi cũng cần phải có tư duy chiến lược, khả năng thực tế hóa tầm nhìn chiến lược đồng thời biết đương đầu với những thay đổi và có khả năng phán đoán tốt. 3. Thiếu vốn Không có đủ nguồn vốn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các doanhnghiệp mới thành lập không tránh khỏithất bại.Các chủ doanhnghiệp thường đánh giá không chính xác nguồn vốn dự trữ cần thiết.Họ thường hy vọng rất cảm tính vào nguồn thu nhập từ hàng hóa bán được sẽ giúp “cứu vãn” tình thế. Do đó, việc xác định chính xác số tiền doanhnghiệp sẽ cần là cực kỳ cần thiết, bao gồm chi phí thành lập lẫn chi phí duy trì hoạt động doanh nghiệp. Một công ty mới thành lập sẽ cần một khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm để ổn định. Điều này có nghĩa là bạn cần có đủ nguồn tiền dự trữ để chi dùng từ lúc mới thành lập doanhnghiệp cho đến khi nó tạo được thu nhập và tự chi trả. 4. Địa điểm kinh doanh Đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.Một vị trí tốt có thể là cứu cánh để doanhnghiệp có thể vượt qua những khó khăn để phát triển. Ngược lại, địa điểm kinh doanh tồi là nguyên nhân dẫn đến thất bại, ngay cả đối với những doanhnghiệp được quản lý, điều hành và hoạt động rất tốt. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét : • Khách hàng của bạn ở đâu • Giao thông, đường xá, nơi đậu xe, điện đóm • Trụ sở của các đối thủ cạnh tranh • Tiện nghi và điều kiện an toàn • Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với doanhnghiệp mới thành lập • Yếu tố lịch sử, văn hóa và thái độ của cộng đồng nơi trụ sở doanhnghiệp mới sẽ toạ lạc. 5. Thiếu kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp. Nhiều doanhnghiệp đã thất bại vì yếu tố này. Kế hoạch phải thực tế, khả thi, dựa trên những thông tin chính xác và cập nhật nhất, đồng thời phải mang tính chiến lược. Kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm các yếu tố sau: • Mô tả tầm nhìn, mục tiêu và những yếu tố dẫn đến thành công của doanh nghiệp. • Nhu cầu lao động. • Các vấn đề và các giải pháp tiềm ẩn • Tài chính : vốn trang thiết bị, bảng cân đối thu chi, phân tích lợi tức, phân tích lưu chuyển tiền mặt, dự báo chi phí và dự báo doanh thu • Phân tích cạnh tranh • Tiếp thị, quảng cáo và các hoạt động khuyến mại • Quản lý ngân sách và quản lý tăng trưởng của công ty Lưu ý rằng hầu hết các ngân hàng khi quyết định cho các công ty vay tiền đều yêu cầu được xem kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp đó.Vì vậy, một kế hoạch hoàn chỉnh không chỉ có lợi cho hoạt động của doanhnghiệp mà còn có thể giúp bạn tranh thủ nguồn vốn vay từ ngân hàng. 6. Mở rộng kinh doanh quá nhanh Sự nhầm lẫn giữa thành công với việc mở rộng quy mô kinh doanh là nguyên nhân thất bại phổ biến nhất của các công ty mới thành lập. Lưu ý là doanhnghiệp cần phải duy trì được mức tăng trưởng từng bước và ổn định. Trên thực tế, nhiều công ty đã đi đến phá sản do họ đã vội vã mở rộng quy mô kinh doanh quá nhanh. Khi đã có được một số lượng khách hàng đáng kể và nguồn tài chính dồi dào, cơ hội thành công sẽ mở đường cho bạn. Trước khi tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh, hãy xét lại xem liệu công ty bạn có đủ khả năng để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của khách hàng hay không cũng như các nhân công có gặp khó khăn gì để có thể theo kịp với yêu cầu sản xuất. Sau khi nghiên cứu, phân tích và cân nhắc tất cả mọi yếu tố cần thiết, hãy xác định bạn còn thiếu những gì cũng như cần thuê thêm nhân sự gì để phục vụ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh. Chỉ nên bắt đầu khi tất cả mọi thứ đã đầy đủ và sẵn sàng. 7. Không có website công ty Làm kinh doanh trong thời điểm hiện tại, bạn phải có một website cho công ty. Ngày càng có nhiều người sử dụng internet hơn và thương mại điện tử cũng mở ra một tương lai nhiều hứa hẹn. Ít nhất mỗi công ty phải có được một website chuyên nghiệp để khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu về doanhnghiệp cũng như những ích lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Ngoài ra, bạn còn có thể “kiếm chác” được từ website của công ty mình bằng việc bán quảng cáo hoặc làm trung gian giới thiệu sản phẩm của các công ty khác qua wbsite của mình.Ở những quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet lớn, không có website nghĩa là bạn đã tự đánh mất khách hàng của mình vào tay các đối thủ cạnh tranh khác nếu họ có sở hữu một website. Một chủ doanhnghiệp thành công là kẻ không bao giờ chọn lấy thất bại ngay từ đầu. Nghị lực, quyết tâm và một tâm thế lạc quan tích cực – đây là 3 thứ vũ khí sắc bén và hiệu quả giúp bạn có thể biến những trở ngại khó khăn thành cơ hội để hiểu biết và phát triển. Hầu hết các tỉ phú tự đi lên từ tay trắng cũng chỉ có trí thông minh thuộc loại trung bình, họ chỉ khác người ở thái độ cầu tiến, ham thích và sẵn sàng học hỏi tất cả những gì có thể dẫn họ đến thành công. . Khởi sự doanh nghiệp – vì sao thất bại? Một số liệu thống kê gần đây của Cơ quan Quản lý các Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) cho biết “2/3 các doanh nghiệp. lượng các doanh nghiệp thành công ngày một nhiều hơn nhưng vẫn còn một tỉ lệ đáng kể những doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh.