BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ******** NGUYỄN THỊ HẬU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
********
NGUYỄN THỊ HẬU
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
********
NGUYỄN THỊ HẬU
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan những nội dung trong Luận án ““Nghiên cứu ảnh hưởng
của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Bùi Ngọc Toàn Tất cả những số liệu và những trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chưa từng công bố ở công trình nào
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời cam đoan này
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hậu
Trang 4Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Quản lý xây dựng, Bộ môn Kinh tế xây dựng, Bộ môn Quản lý dự án và các anh chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các nội dung của luận án
Tôi xin cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Nhà khoa học của Trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Đại học Kiến trúc Hà Nội,…đã có những đóng góp quy báu để tôi hoàn thiện nội dung luận án
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông – Bộ Giao thông vận tải trong việc thu thập số liệu cho luận án và những
ý kiến đóng góp của các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, Sở, Ban, Ngành, chủ đầu tư, doanh nghiệp,…liên quan đến lĩnh vực xây dựng để giúp tôi hoàn thành luận án
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn anh em, bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, sát cánh bên cạnh tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả!
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hậu
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC A DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT E DANH MỤC BẢNG BIỂU G DANH MỤC HÌNH VẼ I
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
5 Kết cấu luận án 4
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 5
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 5
1.1.1 Nghiên cứu liên quan đến tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 5
1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 13
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 22
1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 22
1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 26
1.3 Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 27
1.3.1 Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 27
1.3.2 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 28
1.3.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 29
Trang 61.4 Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án 29
1.4.1 Trình tự nghiên cứu của luận án 29
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2 41
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 41
2.1 Một số vấn đề chung về dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 41
2.1.1 Khái niệm công trình giao thông đường bộ và dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 41
2.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 41
2.2 Lý luận về tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 43
2.2.1 Các khái niệm liên quan đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 43
2.2.2 Phân loại tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 47
2.2.3 Phương pháp lập tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 49
2.2.4 Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 52
2.3 Lý luận về chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 52
2.3.1 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 52
2.3.2 Thành phần của chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 54 2.3.3 Phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 56
2.3.4 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 56
2.4 Phân loại ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 56
2.5 Phương pháp và mô hình phân tích ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án xây dựng đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 59
2.5.1 Giả thiết nghiên cứu 59
2.5.2 Phương pháp và mô hình phân tích 60
Trang 72.6 Ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trong mối quan hệ với mục tiêu khác của dự án 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74 CHƯƠNG 3 75 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 75 3.1 Thực trạng thực hiện tiến độ và chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 75
3.1.1 Vốn nhà nước sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 75 3.1.2 Tình hình tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 79
3.2 Phân tích thực trạng ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu
tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 86
3.2.1 Phân tích sơ bộ số liệu thứ cấp 86 3.2.2 Phân tích ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 89 3.2.3 Kết luận về thực trạng ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 110
3.3 Nguyên nhân gây chậm tiến độ thực hiện dự án và tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 113
3.3.1 Nguyên nhân gây chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 113 3.3.2 Phân tích nguyên nhân tăng chi phí đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ khi chậm tiến độ thực hiện dự án 117 3.3.3 Danh mục các nguyên nhân gây chậm tiến độ thực hiện dự án và tăng chi phí khi chậm tiến độ theo tần xuất xuất hiện 117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 119 CHƯƠNG 4 120 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 120 4.1 Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự
án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 120
Trang 84.1.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp hạn chế hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến
độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
120
4.1.2 Nội dung của các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 120
4.2 Đánh giá các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 133
4.2.1 Mô hình đánh giá các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 133
4.2.2 Đánh giá các giải pháp hạn chế chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 139
4.2.3 Đánh giá các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chậm tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 146
4.3.3 Đánh giá các nhóm giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ 150
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 152
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
PHỤ LỤC i
PHỤ LỤC 01 ii
PHỤ LỤC 02 iii
PHỤ LỤC 03 x
PHỤ LỤC 04 xiii
PHỤ LỤC 05 xv
PHỤ LỤC 06 xvii
PHỤ LỤC 07 xxiv
Trang 9Infrastructure
Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long
Cooperation
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Trang 10OCR Ordinary Capital Resources Nguồn vốn vay thông thường ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PMBOK®
thống nhất
Corporation
Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1: Xếp hạng các nguyên nhân ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt chi phí theo tần xuất xuất hiện 11Bảng 1.2: So sánh kết quả nhân tố thường xảy ra trong công trình giao thông 23Bảng 1.3: Thống kê mô tả mẫu khảo sát ý kiến chuyên gia 38 Bảng 2.1: Các Nghị định và thông tư hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ năm 2007 ÷ 2020 55Bảng 2.2: Một số dạng hàm hồi quy đơn biến của C theo T 70 Bảng 3.1: Chi đầu tư từ NSNN theo lĩnh vực (%), 2009 ÷ 2012 theo “Đánh giá chi tiêu công Việt Nam” 76Bảng 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo kế hoạch do Bộ GTVT quản lý 77Bảng 3.3: Phân bổ vốn nhà nước do Bộ GTVT quản lý giai đoạn năm 2010-2019 78Bảng 3.4: Số lượng dự án xây dựng công trình giao thông khởi công và hoàn thành do
Bộ GTVT quản lý từ năm 2010 ÷ 2019 79Bảng 3.5: Số lượng dự án giao thông trọng điểm hoàn thành sử dụng vốn nhà nước do
Bộ GTVT quản lý tính đến năm 2019 80Bảng 3.6: Tổng hợp dự án theo các tiêu chí phân loại 86Bảng 3.7: Số lượng dự án kéo dài tiến độ thực hiện, tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trong mẫu điều tra 88Bảng 3.8: Thống kê mô tả mẫu điều tra 100 dự án XDCTGT đường bộ sử dụng vốn nhà nước 89Bảng 3.9: Kết quả kiểm định sự khác biệt chi phí đầu tư xây dựng công trình trung bình giữa các nhóm dự án sử dụng nguồn vốn ODA, TPCP và NSNN 90Bảng 3.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt mức tăng chi phí, tỷ lệ tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trung bình theo nguồn vốn 91Bảng 3.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trung bình theo tiến độ thực hiện dự án 92Bảng 3.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt mức tăng chi phí và tỷ lệ tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trung bình theo tiến độ thực hiện dự án 93Bảng 3.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt mức tăng chi phí và tỷ lệ tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trung bình theo tỷ lệ kéo dài tiến độ thực hiện dự án 94Bảng 3.14: Hệ số tương quan giữa tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 96Bảng 3.15: Kết quả phân tích các mô hình ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 96Bảng 3.16: Mô hình ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB cho tất cả nguồn vốn 98
Trang 12Bảng 3.17: Mô hình ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn ODA 100Bảng 3.18: Mô hình ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn NSNN 102Bảng 3.19: Mô hình ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn TPCP 103Bảng 3.20: Ví dụ tính toán ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 105Bảng 3 21: Hệ số tương quan giữa vốn quyết toán, tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt và mức kéo dài tiến độ thực hiện dự án 106Bảng 3.22: Hồi quy đa biến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB theo VTM, T 107Bảng 3.23: Hồi quy đa biến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn ODA theo
VTM, T 108Bảng 3.24: Hồi quy đa biến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn TPCP theo
VTM, T 109Bảng 3.25: Hồi quy đa biến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn NSNN theo
VTM, T 109Bảng 3.26: Xếp hạng nguyên nhân theo tần xuất xuất hiện 117 Bảng 4.1: Giải pháp hạn chế chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB 136Bảng 4.2: Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chậm tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 138Bảng 4.3: Đánh giá chung 139Bảng 4.4: Xếp hạng mức độ khả thi các giải pháp hạn chế chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB 140Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ tin cậy cho các giải pháp hạn chế chậm tiến độ thực hiện
dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB 141Bảng 4.6: Bảng các nhân tố rút trích sau phân tích EFA cho các giải pháp hạn chế chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB 144Bảng 4.7: Kết quả hồi quy cho mô hình đánh giá khả năng hạn chế chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB của các giải pháp 145Bảng 4.8: Sắp xếp các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chậm tiến độ thực hiện
dự án theo mức độ khả thi 146Bảng 4.9: Kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chậm tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 147Bảng 4.10: Bảng các nhân tố rút trích sau phân tích EFA cho các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chậm tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 148
Trang 13Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình đánh giá hiệu quả giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
chậm tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 149
Bảng 4.12: Hàm hồi quy đánh giá hiệu quả các nhóm giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 150
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình dự báo theo EVM cải tiến áp dụng xác suất thống kê 15
Hình 1.2: Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa chi phí và thời gian dự án 17
Hình 1.3: Trình tự nghiên cứu của luận án 31
Hình 1.4: Quy trình thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia 36
Hình 1.5: Các biểu đồ mô tả mẫu điều tra 39
Hình 2.1:Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB 44
Hình 2.2: Quá trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 53
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn các yếu tố chi phí theo tiến độ 62
Hình 2.4: Đường biểu diễn chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 64
Hình 2.5: Đường biểu diễn chi phí xây dựng theo tiến độ thi công 65
Hình 2.6: Đường biểu diễn chi phí thiết bị theo tiến độ thi công lắp đặt 66
Hình 2.7: Đường biểu diễn chi phí QLDA, TV và chi phí khác theo tiến độ thực hiện dự án 67
Hình 2.8: Đường biểu diễn chi phí dự phòng theo tiến độ thực hiện dự án 68
Hình 2.9: Đường biểu diễn chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB theo tiến độ thực hiện dự án 68
Hình 2.10: Tác động của các mục tiêu dự án tới ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 73
Hình 3.1: Chi tiết đầu tư NSNN theo lĩnh vực ở các cấp chính quyền (% bình quân) năm 2009 ÷ 2012 76
Hình 3.2: Số dự án kéo dài tiến độ thực hiện, tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB theo nguồn vốn của mẫu điều tra 87
Hình 3.3: Số dự án kéo dài tiến độ thực hiện, tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB phân theo tính chất, quy mô dự án của mẫu điều tra 87
Hình 3.4: Tình hình tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB của các dự án trong mẫu điều tra 88
Hình 3.5: Các đường biểu diễn ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB cho tất cả nguồn vốn 99
Trang 14Hình 3.6: Đường biểu diễn hàm Compound, Growth, Exponential thể hiện ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB cho dự án thuộc tất cả nguồn vốn 100Hình 3.7: Đường biểu diễn hàm Compound, Growth, Exponential thể hiện ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn ODA 101Hình 3.8: Đường biểu diễn thể hiện ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn NSNN 103Hình 3.9: Đường biểu diễn thể hiện ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn TPCP 104 Hình 4.1: Mô hình đánh giá các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB 134
Trang 15PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói chung, xây dựng công trình giao thông đường bộ (CTGTĐB) tại Việt Nam cũng đạt được rất nhiều thành tựu Trong vòng 10 năm trở lại đây, hàng loạt công trình giao thông đường
bộ có chi phí đầu tư xây dựng lớn và thời gian xây dựng dài được thực hiện như: Dự án đường QL3 mới Hà Nội – Thái Nguyên (chi phí đầu tư xây dựng là 10.217 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ 2009 ÷ 2014) ; Dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (chi phí đầu tư xây dựng 20,630 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ 2009 ÷ 2015), Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện (chi phí đầu tư xây dựng 11.849 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ 2014 ÷ 2018); Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1 (chi phí đầu tư xây dựng 26.229 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ 2008 ÷ 2014);
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (chi phí đầu tư xây dựng 34.516 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ 2013 ÷ 2018), Dự án đường Hồ Chí Minh, [31]
Chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tiến độ, chất lượng, môi trường, Trong đó, ảnh hưởng của tiến độ dự án nói chung và tiến độ thực hiện dự án nói riêng đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB được quan tâm nhất
Về cơ bản, có thể nhận thấy xu hướng chung những dự án có chi phí đầu tư xây dựng lớn thì thời gian xây dựng dài và ngược lại, những dự án có thời gian xây dựng dài thì chi phí đầu tư xây dựng cũng thường khá lớn Trong quá trình thực hiện dự án, tiến độ
dự án thay đổi cũng dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB thay đổi Đối với bối cảnh Việt Nam hiện nay, có rất nhiều dự án đầu tư bị chậm đổi tiến độ nên dẫn đến vượt chi so với dự toán ban đầu Trong đó có thể kể đến như: Dự án mở rộng Đường 5 (quận Long Biên và huyện Đông Anh, Hà Nội) được phê duyệt vào năm 2005 với mức đầu tư 3.131 tỷ đồng Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh tiến độ, chủ đầu tư dự án đã xin Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tăng mức đầu tư lên 6.663 tỷ đồng Tiếp theo Dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện thành phố Hải Phòng phải điều chỉnh dự án 2 lần với tiến độ chậm 3 năm và tổng mức đầu tư tăng lên 3,662 tỷ đồng; Dự án QL3 Hà Nội – Thái Nguyên (giai đoạn 1) kéo dài thêm 1 năm với tổng mức đầu tư tăng 851 tỷ đồng [31], Những dự án này đều là dự án nghìn tỷ bị chậm tiến độ, tăng chi phí đầu tư xây dựng
Trang 16Để xem xét ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình nói chung, nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu đánh giá 66 gói thầu do WB tài trợ, trong đó có 16 gói thầu được hoàn thành trước thời hạn,
22 gói thầu được hoàn thành đúng hạn, 28 gói thầu còn lại thi công chậm trễ, có gói thầu chậm tiến độ tới 17 tháng Tổng số các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước được nghiên cứu, đánh giá, có tới 85% số hợp đồng bị chậm trễ Phân tích hồi quy của nhóm nghiên cứu cho thấy, đối với dự án xây dựng đường bộ, trung bình cứ phát sinh chậm tiến độ 1 tháng thì giá quyết toán tăng thêm từ 400 ÷ 2.300 USD/km [46]
Riêng đối với các dự án sử dụng vốn ODA việc thay đổi tiến độ khiến thay đổi chi phí lại càng phức tạp hơn Các dự án xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn ODA ở Việt Nam cũng chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ Tại hội nghị “Thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi ngày 18/10/2016, các nhà tài trợ lớn cho Việt Nam nêu ra nhiều hệ lụy từ việc chậm tiến độ, chậm giải ngân dự án Cụ thể, thời gian dự án bị chậm dẫn đến các phát sinh và tổng tiền vay tăng khi Việt Nam dịch chuyển từ nước được vay ưu đãi sang các khoản vay kém ưu đãi hơn, và lợi nhuận thu được trong tương lai sẽ bị chậm hơn dự kiến Hơn nữa việc chậm tiến độ thực hiện, chậm giải ngân dự án ODA làm tăng chi phí
và lệ phí căn cứ vào điều khoản tăng giá trong các hợp đồng ODA Thậm chí cơ quan chính phủ có thể vi phạm hợp đồng và bị phạt, ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ tín nhiệm của Việt Nam
Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành một loạt các luật, văn bản dưới luật
để hướng dẫn, quản lý hoạt động đầu tư và các chủ đầu tư cũng đã tăng cường công tác quản lý dự án nói chung và các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB nói riêng nhưng tình trạng thay đổi tiến độ dẫn đến điều chỉnh chi phí đầu tư xây dựng công trình vẫn xảy ra khá thường xuyên và nghiêm trọng Bản thân các nhà quản lý mặc dù thấy tiến độ thực hiện dự án ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB, tuy nhiên ảnh hưởng đó
ở mức độ nào, xu hướng như thế nào và khác biệt như thế nào đối với từng loại dự án thì các nhà quản lý vẫn chưa được tường minh Trong khi đó theo xu thế chung, ngày càng nhiều dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB quy mô lớn được thực hiện Chính vì vậy việc nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trở nên cần thiết Việc hiểu rõ ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB, đưa ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB, sẽ giúp cho các nhà
Trang 17quản lý có những cái nhìn toàn diện và bao quát về vấn đề tiến độ, tiến độ thực hiện dự
án và chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB, từ đó có những quyết định quản lý cho phù hợp
Với lý do nêu trên có thể khẳng định đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của tiến độ
thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam” có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa và bổ sung lý luận về ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự
án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB, luận án đánh giá thực trạng ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB, xác định các nguyên nhân gây chậm tiến độ thực hiện dự án và tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB khi chậm tiến độ thực hiện dự án, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu
tư xây dựng CTGTĐB đứng trên góc độ của chủ đầu tư
Tiến độ thực hiện dự án được xác định từ giai đoạn ra quyết định đầu tư đến giai đoạn bàn giao công trình hoàn thành
Chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB được xem xét bao gồm 2 chỉ tiêu là tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu (chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB kế hoạch ban đầu) và chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB được quyết toán, còn gọi là vốn quyết toán (chi phí đầu
tư xây dựng CTGTĐB thực tế)
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: Các dự án xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn nhà nước (bao gồm 3 nguồn vốn chính là NSNN, TPCP, ODA) do Bộ Giao thông vận tải quản lý tại Việt Nam;
- Về thời gian nghiên cứu: Các dự án xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn nhà nước
do Bộ Giao thông vận tải quản lý hoàn thành trong giai đoạn 2009 ÷ 2019;
- Về nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB sử dụng vốn nhà nước (bao gồm vốn NSNN, TPCP và vốn ODA) Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây
dựng CTGTĐB sử dụng vốn nhà nước
Trang 184 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nếu giải quyết được những nội dung đã nêu trên, luận án sẽ có ý nghĩa như sau:
tư xây dựng CTGTĐB Từ đó có cái nhìn toàn diện và chi tiết về ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB;
Thứ hai, đánh giá được sự ảnh hưởng của kéo dài tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình Từ đó thấy được sự cần thiết của các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB; Thứ ba, xác định các nguyên nhân gây chậm tiến độ thực hiện dự án và tăng chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB khi chậm tiến độ làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB;
Thứ tư, đánh giá được tính khả thi của giải pháp của chủ đầu tư trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB
Từ đó giúp cho các chủ đầu tư đưa ra được những định hướng, chính sách và giải pháp phù hợp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực này
tư xây dựng xây công trình giao thông đường bộ
Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Chương 4: Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Ngoài mục tiêu chất lượng công trình, đảm bảo chi phí nằm trong giới hạn dự toán
và tiến độ trong thời hạn là hai trong ba mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án Tuy nhiên, các mục tiêu này lại có mối liên hệ với nhau Nếu một mục tiêu nào đó thay đổi
sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu còn lại của dự án Thực tế cho thấy, do đặc thù của các
dự án xây dựng CTGTĐB, các mục tiêu ban đầu của dự án thường rất khó đạt được và tiến độ thực hiện dự án là một trong những mục tiêu dễ thay đổi nhất Câu hỏi đặt ra là khi tiến độ thực hiện dự án thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí đầu tư xây dựng công trình? Vấn đề này đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu như thế nào? Tác giả xin trình bày hai hướng nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
1.1.1 Nghiên cứu liên quan đến tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Viện Quản lý dự án - PMI (Project Management Institute) phát hành PMBOK®Guide là một cuốn sách hướng dẫn về quản lý dự án, được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp các kiến thức căn bản của quản lý dự án cho các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp trong các ngành xây dựng, phần mềm, cơ khí, ô tô, đưa ra các hướng dẫn về quản lý
dự án và đã xuất bản nhiều ấn bản (từ PMBOK® Guide 1 đến PMBOK® Guide 6) Trong
đó PMBOK®Guide 6 [90] là ấn bản mới nhất xuất bản năm 2017 PMBOK®Guide 6 trình
bày các vấn đề về tiến độ, chi phí dự án và các nội dung có liên quan khác như quản lý phạm vi, quản lý chất lượng, nguồn lực, rủi ro,
Khi triển khai dự án, thời gian là yếu tố khó quản lý nhất Thời gian trôi đi bất kể
có điều gì xảy ra Vì vậy kết thúc dự án đúng hạn là một trong những thách thức lớn nhất trong quản lý dự án Chậm trễ dẫn đến xung đột trong dự án, đặc biệt là trong nửa sau của dự án, cũng như sức ép tiến độ gây căng thẳng, phá vỡ những qui định của dự
án Vì vậy quản lý tiến độ trong PMBOK®Guide 6 được thực hiện qua 7 bước: (1) Lập
kế hoạch quản lý tiến độ; (2) Định nghĩa hoạt động (Define Activities); (3) Sắp xếp các
Trang 20hoạt động (Sequence Activities); (4) Ước lượng nguồn lực cho hoạt động (Estimate Activity Resources); (5) Ước lượng thời gian hoàn thành hoạt động (Estimate Activity Durations); (6) Phát triển tiến độ dự án (Develop Schedule); (7) Kiểm soát tiến độ dự án (Control Schedule) Mỗi bước được hướng dẫn cụ thể trong PMBOK®Guide 6
Nội dung quản lý chi phí dự án cũng được đề cập trong PMBOK®Guide 6 với qui
trình yêu cầu đảm bảo cho dự án được hoàn thành trong sự cho phép của ngân sách đã giao Chi phí là biểu hiện bằng tiền của tài nguyên được đem vào sử dụng, tiêu hao để tạo ra sản phẩm Theo yêu cầu quản lý dự án, chi phí cần được tính toán trước Quy trình quản lý chi phí bao gồm các bước sau: (1) Lập kế hoạch quản lý chi phí (Plan Cost Management); (2) Ước lượng chi phí (Estimate Cost); (3) Xác định ngân sách dự án (Determine Budget); (4) Kiểm soát chi phí dự án (Control Costs)
PMBOK®Guide 6 là một tài liệu rất hữu dụng cho những người muốn tìm hiểu về vấn đề quản lý dự án xây dựng Nếu như PMBOK® Guide đưa các chỉ dẫn quản lý dự
án khái quát chung áp dụng cho hầu hết các dự án thì Construction Extension to the
PMBOK®Guide [83] cung cấp những hướng dẫn cụ thể cho thực hành quản lý dự
án trong từng nội dung trong PMBOK®Guide hoặc bổ sung những hướng dẫn mà trong PMBOK®Guide chưa đề cập Ngoài ra, cũng có rất nhiều cuốn sách học thuật trình bày các lý thuyết chung về quản lý dự án, trong đó có vấn đề tiến độ, tiến độ thực hiện dự án, chi phí, chi phí đầu tư xây dựng công trình PMBOK®Guide và các cuốn sách học thuật là tài liệu giúp tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiến độ thực hiện dự
án và chi phí đầu tư xây dựng tại Việt Nam phục vụ cho luận án
Bên cạnh đó cũng có nhiều bài nghiên cứu đi sâu về tiến độ và chi phí trong bối cảnh từng quốc gia cụ thể, trong đó có một số nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội tương tự với Việt Nam như Malaysia, UEA, Nigeria, Iran,
Nghiên cứu về mức chậm thời gian và vượt chi phí có tác giả Intan Rohani Endut, Akintola Akintoye and John Kelly [80] Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã tiến hành khảo sát thống kê các dự án vượt tiến độ và chi phí tại Malaysia thông qua 8 nhà
tư vấn với các dự án được thực hiện từ năm 1994 ÷ 2005 Kết quả cho thấy, việc chậm tiến độ và vượt chi phí dự án xây dựng là do nhiều yếu tố Phân tích mức độ lệch trung bình thời gian là 49,71% so với độ lệch chi phí là 2,08% cho thấy chậm tiến độ đang trở thành vấn đề quan trọng của các dự án xây dựng tại Malaysia Theo kết quả phân tích,
Trang 21cả dự án khu vực công và khu vực tư nhân đều có mức vượt chi phí tương tự nhau Chỉ
có 46,8% và 37,2% dự án khu vực công và khu vực tư nhân được hoàn thành trong dự toán, còn lại 84,3% các dự án khu vực tư nhân được hoàn thành trong phạm vi sai lệch chi phí 10% so với 76,0% của các dự án khu vực công Chậm tiến độ ở các dự án công cộng là đáng báo động hơn với chỉ 20,5% dự án hoàn thành theo thời gian quy định trong hợp đồng so với 33,35% của các dự án khu vực tư nhân Kết quả phân tích cho thấy cần phải điều tra thêm các yếu tố gây ra chậm tiến độ và vượt chi phí của các dự án xây dựng tại Malaysia mới có thể xác định các giải pháp thay thế để tránh vượt chi phí
và chậm tiến độ trong tương lai
Nghiên cứu các nguyên nhân gây ra chậm trễ có tác giả Muhammad Tahir Muhammad và các cộng sự [88] Trong điều kiện của Malaysia, ngành xây dựng góp phần vào việc mở rộng kinh tế của đất nước và được coi như một động cơ tăng trưởng Tuy nhiên, những đóng góp của ngành xây dựng đang bị đe dọa bởi tăng chi phí và kéo dài tiến độ Các nguyên nhân chậm trễ thay đổi theo các dự án Kết quả phân tích cho thấy sự chậm trễ trong việc chuẩn bị tài liệu thiết kế, yếu kém trong lập tiến độ và kiểm soát thời gian, chậm trễ trong việc phân phối vật liệu đến hiện trường, thiếu hiểu biết các phương pháp thực hiện khác nhau, thiếu lao động và vật liệu trên thị trường, và thay đổi phạm vi của công việc là nguyên nhân chính của sự chậm trễ và vượt chi phí Điều này thể hiện, ngay cả với sự tiến bộ của công nghệ, ngành công nghiệp xây dựng của Malaysia vẫn phải đối mặt với vấn đề căng thẳng do sự xuất hiện của các nguyên nhân gây sự chậm trễ và vượt chi phí
Trong khi đó Alaghbari và các tác giả [100] đã tóm tắt 31 yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến sự chậm trễ dự án quy mô lớn ở Malaysia, bao gồm: nhà thầu, chủ sở hữu, giám sát
và môi trường bên ngoài, trong đó các vấn đề tài chính là yếu tố chính ảnh hưởng đến
sự chậm trễ của dự án
Toor và các cộng sự [96] đã nghiên cứu các vấn đề gây ra chậm trễ trong các dự
án xây dựng lớn ở Thái Lan và kết luận: khảo sát, thiết kế, nhà thầu và các yếu tố có liên quan đến giám sát là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chậm trễ của các dự án
có kỹ thuật phức tạp Trong đó việc thiếu nguồn lực như tài chính của nhà thầu là vấn
đề rất quan trọng
Shambel Gebrehiwot Tadewos và Dixit Patel [95] đã nghiên cứu tại Ethiopia và nhận thấy: Ở Ethiopia, số lượng đường được xây dựng ngày càng nhiều theo thời gian
Trang 22Một số mạng lưới đường tăng lên đang kể Tuy nhiên theo dữ liệu lịch sử của các dự án đường đã hoàn thành cho thấy không một dự án nào tuân thủ theo kế hoạch và trong chi phí ước tính Shambel Gebrehiwot Tadewos và Dixit Pate đã tiến hành đánh giá thực trạng kéo dài tiến độ, chi phí và nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến kéo dài tiến độ
và chi phí của các dự án xây dựng đường tại Addis Ababa Theo đó, dữ liệu của 10 dự
án đã hoàn thành được thu thập để đánh giá Kết quả phân tích cho thấy mức độ kéo dài tiến độ thấp nhất là 25% và cao nhất là 264,38%; trong khi đó mức độ vượt chi của dự
án thấp nhất là 4,11% và cao nhất là 135,06% Các nguyên nhân gây ra tình trạng đó như vấn đề tài chính, quy hoạch không đúng, thu hồi đất và trì hoãn xây dựng, thay đổi thiết kế, khả năng cung cấp vật tư và thiết bị của nhà thầu, thiết kế không đầy đủ Đây
là nguyên nhân chính của sự chậm trễ và chi phí vượt mức tại Addis Ababa
Trong khi đó G Heravi và M Mohammadian [73] đã đưa ra những nghiên cứu mang tính tổng hợp đối với vấn đề vượt chi phí và chậm trễ đối với các dự án xây dựng
đô thị tại các nước đang phát triển Với việc đưa ra những số liệu về các nước đang phát triển như: Indonesia, UAE, Saudi Arabia, Malaysia, Nigeria, Iran,… G Heravi kết luận: các dự án xây dựng tại các nước đang phát triển gánh chịu các vấn đề về vượt chi phí và chậm trễ trong một thời gian dài Những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp thông tin thống kê về tầm quan trọng của chi phí vượt quá và chậm trễ tiến độ trong các dự án xây dựng Kết luận được rút ra từ 72 tuyến đường đô thị và các dự án xây dựng tại thành phố Karaj (một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Iran) cho thấy, chỉ có 7
và 8,5% các dự án nghiên cứu được hoàn thành trong ngân sách và tiến độ ban đầu Bài báo này đưa ra những phát hiện như sau: (a) Nói chung các dự án nhỏ và ngắn hạn có kinh nghiệm về quản lý chi phí và thời gian tốt hơn; và (b) Sau khi rà soát dữ liệu của các dự án và so sánh với các nghiên cứu khác ở các nước đang phát triển, bài báo đã giải thích các nguyên nhân chính gây ra vượt chi phí và chậm trễ trong các dự án xây dựng
đô thị bao gồm: lập kế hoạch kém, vấn đề tài chính của chủ sở hữu, chậm tiến độ ra quyết định và can thiệp tình huống không lường trước được Những phát hiện của nghiên cứu này có thể được sử dụng để lập kế hoạch chiến lược thực tế cho các dự án xây dựng cho các đô thị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
Rashid Yahya [103] đã nghiên cứu các nguyên nhân chậm trễ và hậu quả của nó tại Pakistan dựa vào số liệu thu thập được từ 37 công trình và 172 chuyên gia Dựa vào
mô hình phân tích Rashid Yahya đã chỉ ra các nguyên nhân gây ra sự chậm trễ bao gồm:
Trang 23nhân tố liên quan đến nhà thầu, khách hàng, tư vấn, vật liệu, thiết bị, công nhân Trong
đó nhân tố liên quan đến nhà thầu và khách hàng có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến chậm trễ Hậu quả chậm trễ đều ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ, kiện tụng hoặc hủy bỏ hợp đồng Trong đó chậm trễ gây tình trạng vượt chi phí được xếp hạng cao nhất Theo Robert F Cox [89] có 05 lý do để dự án vượt chi phí bao gồm: (i) Bản vẽ thiết kế chưa đầy đủ, (ii) Yếu kém trong quá trình lập dự toán, (iii) Chi phí vật liệu tăng, (iv) Thiếu những quyết định kịp thời và (v) Đơn đặt hàng thay đổi quá nhiều Sau đó, Cantarelli và cộng sự (2012) bổ sung các điểm mới khi tiến hành phân tích vấn đề vượt
dự toán của các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Hà Lan Nghiên cứu xem xét các dự án cơ sở hạ tầng của Hà Lan so với kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới ở cả ba yếu tố: loại dự án (đường bộ, đường sắt, và các dự án giao thông ngầm), quy mô dự án (tính theo chi phí ước tính) và độ dài của giai đoạn thực hiện dự án Kết quả cho thấy: mức vượt dự toán trung bình là 10,6% đối với đường sắt, 18,6% đối với đường bộ và 21,7% cho các dự án giao thông ngầm Điều này trái ngược với kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới, đó là mức vượt dự toán của đường sắt thông thường là lớn nhất và vượt
dự toán xảy ra cho tất cả các dự án không phân biệt quy mô Nghiên cứu cũng chỉ ra chiều dài của giai đoạn thực hiện và đặc biệt là chiều dài của giai đoạn tiền xây dựng là yếu tố quyết định quan trọng dẫn đến vượt dự toán ở Hà Lan Đây là một đóng góp quan trọng đối với kiến thức hiện tại liên quan đến vấn đề vượt dự toán của dự án tại từng quốc gia khác nhau.
Han và cộng sự (2009) [78] tìm ra nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tiến độ và vượt dự toán của một “siêu dự án” tại Hàn Quốc – Tuyến tàu nhanh liên tỉnh Quá trình nghiên cứu thực nghiệm và các bài học kinh nghiệm đối với các dự án lớn cho thấy dù Chính phủ Hàn Quốc rất cố gắng quản lý nghiêm ngặt về tiến độ và chi phí của các dự
án lớn và “siêu dự án”, nhưng theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy hầu hết các dự án thực hiện từ năm 1990 trở lại đây đều vượt dự toán và chậm tiến độ Dự
án tuyến tàu nhanh liên tỉnh vượt dự toán 12,6 tỷ USD (tăng từ 5,8 tỷ lên 18,4 tỷ USD)
và chậm tiến độ 5,5 năm Sáu dự án lớn còn lại có thời gian chậm tiến độ trung bình là 3,6 năm và mức chi phí vượt trung bình là 122,4% Trong đó, vượt dự toán cao nhất là 4,1 tỷ USD, thấp nhất là 810 triệu USD Do dự án đường sắt có tổng chiều dài 412 km,
để thực hiện hoàn thành dự án cần phải thực hiện 11.411 hoạt động khác nhau Do vậy, rất khó để xác định đâu là nguyên nhân chậm tiến độ và khâu nào là chủ yếu trong
Trang 2411.411 hoạt động nói trên Trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp “Zoom - in approach”, tập trung chủ yếu vào các phân khúc công việc quan trọng của dự án hoặc các tiểu dự án thành phần chứ không xem xét toàn bộ dự án
Về cách thức, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn những người thực hiện trong từng khâu của dự án Người được phỏng vấn sẽ giúp chỉ ra những vấn đề phát sinh gây ra chậm tiến độ và những phản ứng dây chuyền gây ra chậm tiến độ từ các bộ phận, các khâu liên quan Cách tiếp cận “Zoom – in approach” bao gồm 02 bước: (i) So sánh sự khác nhau giữa biểu đồ găng theo kế hoạch và biểu đồ găng thực tế để tìm ra những giai đoạn, những khâu, những phần việc quan trọng chậm tiến độ; (ii) Phân tích kỹ về thủ tục, định lượng về các nguyên nhân gây ra chậm tiến độ và tác động của việc chậm tiến
độ của bộ phận này đối với các bộ phận, giai đoạn khác có liên quan Thông qua việc phân tích này, nhóm nghiên cứu chỉ ra ai là người phải chịu trách nhiệm về những nguyên nhân của sự chậm trễ Cuối cùng, kết quả sẽ được đánh giá lại một cách tổng quát thông qua một cuộc khảo sát đối với các chuyên gia trong ngành công nghiệp Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 26 nguyên nhân cơ bản liên quan đến trách nhiệm của 03 chủ thể: Chủ đầu tư, nhà thầu và những tác động ngoại vi
- Về trách nhiệm của chủ đầu tư có 04 nguyên nhân chính gồm: (i) Thay đổi thiết kế: Thay đổi về các thiết kế đặc thù, thay đổi do điều kiện về nền đất, thay đổi về
vị trí đường tạm thời, thay đổi bán kính các khúc cua, thay đổi điểm giao cắt, thay đổi vị trí nhà ga…; (ii) Thu hồi đất: Khó khăn trong nhận, giao mặt bằng xây dựng chính và mặt bằng thi công phụ cho nhà thầu; (iii) Trở ngại vật lý: Các công trình ngầm, trụ điện, tháp tín hiệu, mồ mả và các di sản dưới lòng đất; (iv) Chậm phê duyệt và cấp phép
- Về trách nhiệm của nhà thầu gồm: (i) Vấn đề tài chính: Phá sản của nhà thầu phụ, xung đột lợi ích của các bên trong công ty liên danh; (ii) Vấn đề về kỹ thuật: Phải thực hiện lại do thay đổi tiêu chí kỹ thuật, an toàn lao động và thiếu người lao động có kỹ năng
- Về tác động ngoại vi gồm: (i) Vấn đề môi trường (khói, bụi, rung động); (ii) Lãng phí nước ngầm; (iii) Thiếu thông tin đối với người dân; (iv) Xung đột lợi ích giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương nơi tuyến đường đi qua; (v) Việc cấp phép chậm trễ…
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra việc chủ đầu tư sử dụng phương pháp sơ đồ
Trang 25găng CPM (Critical Path Method) để quản lý tiến độ dự án là sai lầm Phương pháp CPM không phù hợp với những dự án quy mô lớn như dự án này vì nó không giúp cho chủ đầu tư kịp thời nhận ra những bộ phận quan trọng, những giai đoạn quan trọng bị chậm tiến độ, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án
Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí hoặc cả tiến độ và chi phí như: Sunday J Odediran và các tác giả (2015) [93] nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vượt chi phí và chậm tiến độ của dự án xây dựng tại Nigeria với việc đưa ra 26 nhân tố ảnh hưởng được chia thành 3 nhóm: nhóm các yếu
tố trước khi ký hợp đồng, nhóm các yếu tố sau ký hợp đồng và nhóm các yếu tố chung; Anant Narayan Shete và Vaibhav Durwas Kothawade (2016) [59] phân tích về vượt chi phí và tiến độ của các dự án xây dựng tại Ấn Độ; Naveenkumar.G.V, Prabhu.V (2016) trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến vượt chi phí và tiến độ trong các dự án xây dựng
áp dụng bối cảnh Ấn Độ [75]; Raj Kapur Shah (2016) khám phá các nguyên nhân gây chậm trễ và vượt chi phí tại Australia, Malaysia và Ghanz [91]; Muralidaran Ramabhadran (2018) khảo sát vượt chi phí tại các dự án xây dựng tại Tiểu Vương Quốc
Ả Rập Thống Nhất với việc đưa ra 69 nhân tố ảnh hưởng [87]; Hedaya A M Abusafiya1
& Saad M A Suliman (2017) nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của vượt chi phí trong các dự án xây dựng tại Bahrain [76]; Hamed Samarghandi và các tác giả (2016) nghiên cứu các nguyên nhân gây chậm tiến độ và vượt chi phí tại Iran [77]…
Le Hoai Long, Lee&Lee [86] đã tiến hành khảo sát bằng phiếu câu hỏi thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp, email, gửi thư đến các chuyên gia xây dựng có liên quan đến các dự án quy mô lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương và Long An tại Việt Nam Dựa trên 87 phiếu nhận được/285 phiếu phát ra, nhóm tác giả đã tiến hành xếp hạng các nguyên nhân gây nên chậm tiến độ và vượt chi phí trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Xếp hạng các nguyên nhân ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt chi
phí theo tần xuất xuất hiện
STT
Causes - Nguyên nhân Overall-
Chung
Owner -Chủ đầu tư
Contractor
- Nhà thầu
Consultant
- Tư vấn Group - Nhóm
(1) Poor site management and supervision -
Năng lực giám sát và quản lý công trường yếu 1 3 1 1
Contractor
- Nhà thầu
(2) Poor project management assistance -
Consultant
- Tư vấn
(3) Financial difficulties of owner -
Owner
- Chủ đầu tư
(4) Financial difficulties of contractor - 4 2 4 4 Contractor
Trang 26STT
Causes - Nguyên nhân Overall-
Chung
Owner -Chủ đầu tư
(6) Unforeseen site conditions -
External
- Bên ngoài
(7) Slow payment of completed works -
Chậm thanh toán khối lượng nghiệm thu 7 9 8 6 - Chủ đầu tư Owner
(10) Mistakes in design -
Consultant
- Tư vấn
(11) Poor contract management -
(12) Price fluctuations -
External
- Bên ngoài
(13) Obsolete or unsuitable construction methods -
Phương pháp thi công không phù hợp, lỗi thời 13 18 13 7
(15) Slow inspection of completed works -
Chậm nghiệm thu công việc hoàn thành 15 17 12 9 Consultant - Tư vấn
(16) Mistakes during construction -
Contractor
- Nhà thầu
(17) Slow information flow between parties -
(19) Shortages of skilled workers -
Material/labor
- Vật liệu/Nhân công
Nguồn: [86]
Như vậy có thể thấy, với nghiên cứu của Le Hoai Long, Lee&Lee, nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt chi phí là do năng lực quản lý công trường và của tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc Khó khăn về tài chính của chủ đầu tư và nhà thầu được xếp tiếp theo Trong khi đó các trở ngại từ chính phủ như
cơ chế, chính sách,… đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng Le Hoai Long đã tiến hành
so sánh với một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển như: Malaysia, Hồng Kông, Kowait, Hàn Quốc, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất,… và thấy rằng các nước phải đối mặt với các vấn đề tương tự trên con đường phát triển, trong đó năng lực và tài chính
là các vấn đề phổ biến
Trong khi đó Vu Hong Anh và các tác giả [98] lại nghiên cứu sự ảnh hưởng của
Trang 27các nhân tố tài chính đến rủi ro chậm trễ đối với các dự án có nhà thầu nước ngoài xét
cụ thể cho dự án BOT tại Việt Nam Từ tài liệu và thực tế quản lý dự án, nhóm tác giả xác định có năm yếu tố chủ yếu là: không đủ năng lực tài chính, thanh toán chậm, quản
lý dòng tiền kém, biến động thị trường tài chính và thay đổi chính sách tài khóa, ảnh hưởng đến sự chậm trễ xây dựng đường cao tốc của Việt Nam Các giải pháp được đưa
ra dựa trên năm nhóm nguyên nhân chính
Như vậy với các tài liệu tác giả tổng hợp được, các nguyên cứu chủ yếu liên quan những kiến thức tổng quan, lý luận về tiến độ và chi phí cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ (chậm tiến độ) hoặc chi phí (vượt chi phí) hoặc cả tiến độ và chi phí Các nghiên cứu trong phần này chỉ dừng lại ở việc phân tích được các nhân tố ảnh hưởng và xếp hạng các nhân tố, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để giúp cho các nhà quản lý dự án khắc phục tình trạng chậm tiến độ và vượt chi phí, chưa định lượng mối quan hệ giữa tiến độ và chi phí Các nghiên cứu này là tài liệu tham khảo để xác định các nguyên nhân và giải pháp có liên quan đến đề tài luận án
1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
1.1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ áp dụng phương pháp EVM hoặc EVM cải tiến
Ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB được xác định thông qua việc dự báo tiến độ và chi phí hoàn thành Với phương pháp EVM, tại một thời điểm báo cáo bất kỳ với các số liệu về tiến độ và chi phí thực hiện sẽ cho biết tiến độ và chi phí dự án tương ứng với thực trạng, trên cơ sở đó sẽ dự báo tiến
độ và chi phí dự án tương lai
EVM là kỹ thuật sớm nhất dự báo chi phí và tiến độ Kỹ thuật này ra đời vào khoảng cuối năm 1800 bởi các kỹ sư công nghiệp Năm 1967, EVM được giới thiệu đến
cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ như một phần không thể thiếu được trong các tiêu chuẩn của hệ thống kiểm soát chi phí/tiến độ (Cost/Schedule Control Systems Criteria viết tắt là C/SCSC) EVM đã được sử dụng rộng rãi và thành công trong các dự án liên quan đến chính phủ liên bang Hoa Kỳ, tuy nhiên ngành công nghiệp tư nhân thì sử dụng
ít hơn nhiều Trước đây việc sử dụng EVM trong các dự án tư nhân bị hạn chế nhưng với sự hỗ trợ của các gói phần mềm quản lý dự án thì ứng dụng này đã được phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây
Trang 28Để khuyến khích sử dụng rộng rãi EVM trong khu vực tư nhân, chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã quyết định loại bỏ các tiêu chuẩn của hệ thống kiểm soát chi phí/tiến
độ cuối năm 1996 và chuyển sang một hệ thống quản lý giá trị thu được linh hoạt hơn (Earned Value Project Management System viết tắt là EVPMS) Quản lý theo EVM dần được chấp nhận rộng rãi Người sử dụng nhận thấy EVM có thể cải thiện chi phí, tiến
độ trong các dự án Tổng quan về EVM đã được đưa vào PMBOK® GUIDE đầu tiên của Viện Quản lý Dự án vào năm 1987 và được mở rộng trong các phiên bản tiếp theo EVM đưa ra tình trạng chi phí và tiến độ của dự án với số liệu báo cáo cho trước
và giúp dự báo chi phí căn cứ theo tình trạng tiến độ dự án báo cáo
Kỹ thuật EVM giúp dự báo tiến độ và chi phí hoàn thành của dự án Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của EVM đó là dự báo tiến độ theo giá trị và kết quả đạt được là một giá trị tập trung chứ không phải là một miền giá trị Để giải quyết khắc phục vấn đề này có nhiều tác giả đã cải tiến EVM Nội dung phương pháp này như sau: (1) Tiến hành thu thập số liệu thực hiện của một nhóm dự án tại các mốc hoàn thành tương ứng; (2) Tại các mốc này thì thực hiện EVM cho từng dự án để có số liệu về chi phí và tiến độ dự báo; (3) Dựa trên tiến độ và chi phí dự báo của nhóm dự án, phân tích thống kê xác định các chỉ tiêu EVM, từ đó dự báo chi phí và tiến độ hoàn thành
Sử dụng phương pháp EVM cải tiến có tác giả F Rahnamay Roodposhti, A Pakmaram, B Kamaly Alamdari [70] với phương pháp sử dụng khoa học thống kê kết hợp EVM để dự báo tiến độ, chi phí, từ đó cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản
lý Các số liệu được thu thập từ 12 dự án có dự toán ban đầu từ $291.000 ÷ $6.077.000
và tiến độ từ 17 ÷ 55 tháng Số liệu được phân tích khi tiến độ đạt mức hoàn thành là 10%, 30% và 60% để xác định cận trên và cận dưới chi phí cùng với tiến độ hoàn thành cho từng dự án với các mức độ tin cậy khác nhau (90%, 95%, 98%) Kết quả nghiên cứu cho thấy EVM kết hợp thống kê, dự báo các chỉ số tiến độ và chi phí tốt hơn so với EVM Tuy nhiên phương pháp EVM có những nhược điểm nhất định Tác giả Adel Alshian and Osama Moselhi [55] đã trình bày phê phán của các nhà nghiên cứu đối với EVM là: (1) Thời gian thực hiện của dự án được đo lường, phân tích và dự báo theo đơn
vị giá trị thay vì đơn vị thời gian; (2) Sử dụng chỉ số thực hiện tiến độ (SPI) hoặc chênh lệch tiến độ (Schedule Variance-SV) để dự báo thời gian có thể gây sai lầm; (3) Kỹ thuật giá trị thu được là phương pháp dự báo theo thời điểm báo cáo nên không đưa ra nhưng thông tin về các đường giới hạn với mức độ chính xác hợp lý
Trang 29Chính vì lý do này, tác giả Adel Alshian and Osama Moselhi nghiên cứu và đưa ra phương pháp mới cho dự báo thời gian và chi phí, khắc phục được những hạn chế của phương pháp EVM hiện tại Phương pháp này dựa trên sự mở rộng EVM Mô hình của phương pháp dự báo tiến độ và chi phí theo phân phối Monte Carlo Theo phương pháp này, đối với mỗi mức thực hiện sẽ xác định các chỉ số SPI, CPI thông qua việc so sánh giữa khối lượng thực hiện và khối lượng kế hoạch Mối liên hệ tương quan giữa các chỉ
số đối với công việc còn lại sẽ được người sử dụng xác định kết hợp với phân tích rủi
ro Mô hình dự báo EVM cải tiến theo xác suất thống kê (hình 1.1):
Hình 1.1: Mô hình dự báo theo EVM cải tiến áp dụng xác suất thống kê
+ Chưa phân tích rõ mối liên hệ giữa tiến độ và chi phí hoàn thành;
+ Chưa dự báo được chi phí ngay trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư hoặc thời điểm khởi công công trình
Như vậy, EVM liên quan nhiều đến quá trình giám sát và dự báo tiến độ, chi phí trong quá trình thực hiện dự án Trong trường hợp dự án bắt đầu triển khai, chưa có số liệu hoặc các số liệu báo cáo chưa nhiều thì mức độ chính xác của EVM là không cao Tuy nhiên EVM và cải tiến EVM là cũng một nội dung có thể tham khảo cho đề tài luận án
Trang 301.1.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí theo phương pháp đường cong chữ S
Đường cong chi phí tích lũy của dự án có dạng hình chữ S Mỗi dự án có các dạng chữ S khác nhau Phương pháp này đưa ra mô hình thực hiện chi phí tiêu chuẩn để giúp cho các nhà thầu ước tính chi phí đơn giản hơn Tác giả A P Kaka, A D F Price [58]
đã nghiên cứu dự báo dòng tiền và kiểm soát chi phí của nhà thầu Các nhà thầu đòi hỏi một kỹ thuật đơn giản và nhanh hơn cho phép họ dự báo dòng tiền với mức độ chính xác hợp lý Nghiên cứu này xác định nguyên nhân của sự thiếu chính xác trong đường cong S chuẩn hiện nay (được sử dụng như một phương pháp để dự báo dòng tiền) và đề xuất việc sử dụng các mô hình thực nghiệm chi phí tiêu chuẩn Quá trình phát triển và thử nghiệm mô hình thực nghiệm chi phí tiêu chuẩn liên quan đến thu thập dữ liệu thực
tế của 150 dự án hoàn thành Tác giả đưa ra một số tiêu chí để phân loại các dự án này
và tiến hành các thử nghiệm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của đường cong chi phí thực hiện Các dự án này được phân thành các nhóm khác nhau và đường cong được chọn cho phù hợp với từng nhóm Độ tin cậy của việc lựa chọn đường cong chi phí thực hiện (thay vì đường cong giá trị) là khá cao Kết quả khẳng định giả thuyết cho rằng mô hình chi phí thực hiện chính xác hơn và đáng tin cậy hơn so với mô hình giá trị Cuối cùng, các Kaka và Price đưa ra một số các thực hành có liên quan trong việc sử dụng các mô hình đề xuất
Trong khi đó, Gabriel A, Barraza, M, Edward, A., and Fernando, M [71] đã trình bày một phương pháp mới để đánh giá tình trạng hoạt động của dự án hoàn thành Đó
là sử dụng các khái niệm về đường cong S ngẫu nhiên (đường cong SS) để dự báo Đường cong SS chính là sự thay thế cho việc sử dụng các đường cong S và phương pháp
dự báo truyền thống Một mô hình mô phỏng được sử dụng để tạo ra các đường cong S ngẫu nhiên Đường cong S ngẫu nhiên cung cấp phân phối xác suất ngân sách và thời gian cần thiết để hoàn thành dự án ở tất cả các thời điểm báo cáo lựa chọn Các chỉ tiêu của dự án cuối cùng được xác định bằng cách so sánh ngân sách và thời gian theo kế hoạch dự kiến Phương pháp đường cong SS cho phép đánh giá khách quan việc thực hiện dự án Dựa vào mức độ tin cậy của phương pháp, người dùng có thể xác định chính xác hơn chi phí và thời gian hoàn thành, đánh giá sự cải tiến của hoạt động được đề nghị thay đổi
Ngoài các phương pháp đã trình bày trên, còn các phương pháp dự báo tiến độ và
Trang 31chi phí khác như phương pháp đơn giản của Chris Hendrickson [61] ngoại suy tuyến tính của năng suất hoặc chi phí của các công việc để xác định thời gian của hạng mục công trình hay dự báo chi phí hoàn thành cho từng công việc
Phương pháp đường cong chữ S trong các nghiên cứu trên đã bước đầu xác định một dạng hàm ảnh hưởng của tiến độ đến chi phí Tuy nhiên để sử dụng phương pháp này vẫn cần các số liệu báo cáo cập nhật tình hình thực hiện của từng dự án
1.1.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo mô hình hồi quy thực nghiệm
Hướng nghiên cứu này nghiên cứu ảnh hưởng của tiến độ đến chi phí thông qua việc xác định hàm số tương quan giữa tiến độ và chi phí theo số liệu thống kê thu thập được
Jagannath Mallela and Suri Sadasivam [81] - Federal Highway Administration đã
đề cập đến việc tăng tiến độ và chi phí của việc tăng tiến độ Trong chương 4 của báo cáo trình bày một cấu trúc lý thuyết để minh họa cho mối quan hệ giữa các thông số quan trọng (chi phí ngày, tiến độ thông thường, tiến độ tăng tốc, chi phí tăng tốc) Kết hợp các khái niệm về "sự đánh đổi thời gian - chi phí" và "thời gian là tiền bạc", mô hình này được dựa trên các cơ sở sau đây:
- Tăng tốc dự án đòi hỏi lao động bổ sung, vật liệu, thiết bị và do đó tốn tiền hơn;
- Trì hoãn các dự án vượt quá thời gian hoàn thành bình thường dẫn đến chi phí tăng do phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên không hiệu quả;
- Thời gian xây dựng càng chậm càng gây tăng phí tổn của người sử dụng đường trong phạm vi công trường và chi phí bộ máy quản lý
Hình 1.2: Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa chi phí và thời gian dự án
Nguồn: [81]
Trang 32Mô hình trên có thể được sử dụng để xác định thời gian hoàn thành xây dựng tối
ưu Mô hình có ít nhất ba đường chi phí: chi phí xây dựng, phí tổn cho người sử dụng đường và tổng chi phí dự án
Đường cong chi phí xây dựng đại diện cho chi phí của nhà thầu để hoàn thành dự
án (giả định bao gồm lợi nhuận bình thường) Đối với mỗi dự án xây dựng, chi phí xây dựng là thấp nhất tại tiến độ tối ưu Bất kỳ sự sai lệch từ tiến độ cơ sở này sẽ dẫn đến tăng chi phí xây dựng Đẩy nhanh hoàn thành đòi hỏi nhà thầu phải nỗ lực thắt chặt tiến
độ và vượt tiến độ, huy động và triển khai, đổi mới nguồn lực phụ thêm, và phải gánh chịu chi phí phụ thêm cho nhà thầu Trường hợp chậm thời gian xây dựng là do sự phân
bổ sai hoặc không đúng mức các nguồn lực, và do đó gây ra chi phí bổ sung cho nhà thầu Nói cách khác, chi phí xây dựng tăng với mỗi ngày tiết kiệm hoặc bị chậm từ tiến
độ tối ưu Những đường cong trong hình 1.2 có thể được sử dụng như một cơ sở cho việc thiết lập các thông số quan trọng của mối tương quan giữa tiến độ và chi phí Tuy nhiên, cần lưu ý các đường chi phí chỉ đơn thuần là những cấu trúc lý thuyết Sự phát triển của những đường cong dựa trên những giả định sau:
• Cơ quan chủ sở hữu có số lượng đủ các dự án (đối với cỡ mẫu) và dữ liệu chi phí chi tiết để dự báo mô hình;
• Chi phí quản lý, phí tổn cho người sử dụng đường trong phạm vi công trường,
và dữ liệu thời gian được ước tính một cách chính xác;
• Có sự cạnh tranh minh bạch giữa các nhà thầu;
• Các đường chi phí được xác định
Mô hình của Jagannath Mallela and Suri Sadasivam có giá trị tham khảo, giúp tác giả xây dựng mô hình lý thuyết về sự ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trong luận án
Shr và các tác giả (2000) [82]phát triển mô hình chi phí đa thức để ước tính chi phí tăng tốc dự án Shr đã sử dụng chi phí và thời gian từ 15 dự án xây dựng để phát triển mô hình Mô hình hàm đa thức được phát triển để ước tính chi phí xây dựng theo thời gian thi công như sau:
• CC: chi phí thực tế dự án;
() (1.1)
Trang 33• C0: Giá thầu xây dựng;
• D: Số ngày thi công thực tế của nhà thầu;
• D0: Thời gian hợp đồng chỉ định trong gói thầu
Bent Flyvbjerg và cộng sự [60] đã nghiên cứu các nguyên nhân tăng chi phí của các dự án hạ tầng giao thông bao gồm 258 dự án đường sắt, đường bộ, hầm Trọng tâm của nghiên cứu là sự phụ thuộc của tăng chi phí theo (1) thời gian thực hiện, (2) quy mô
dự án và (3) hình thức sở hữu dự án Kết quả cho thấy tăng chi phí có mức độ phụ thuộc rất lớn vào thời gian dự án cũng như hình thức sở hữu công cộng Công thức hồi quy tuyến tính được xác định như sau:
∆C = 0,4 + 4,64T (1.2) Trong đó: ∆C là chi phí tăng (%, giá quy đổi);
T là thời gian thực hiện dự án (năm)
Bent Flyvbjerg kết luận: Kể từ khi ra quyết định xây dựng cho đến khi dự án đi vào hoạt động, mỗi năm qua đi, mức tăng trung bình của tăng chi phí là 4,64%/năm Roumeissa [94] đã xây dựng công thức hồi quy tuyến tính giữa mức tăng chi phí (Y) và mức kéo dài thời gian (X) cho các dự án hạ tầng kinh tế và tòa nhà hành chính như sau:
Y= 24,66 X + 27000 (1.3) Công thức hồi quy tuyến tính cho các dự án thuộc ngành giáo dục:
Y= 828,8 X + 55337 (1.4) Cũng xét mối quan hệ thời gian – chi phí, tác giả F.J Bromilow [68] là người đầu tiên nghiên cứu mô hình quan hệ thời gian chi phí vào năm 1969 Mô hình này được coi như là một mô hình mạnh mẽ và đáng tin cậy để cho phép thời gian dự án được tính theo chi phí và kích thước của dự án Công thức của mô hình:
Trang 34• B: Hệ số thể hiện sự ảnh hưởng của quy mô dự án đến thời gian thực hiện và được đo lường bằng chi phí
Nghiên cứu của Bromilow năm 1969 đã chỉ rõ thời gian xây dựng dự án có mối liên hệ chặt chẽ với kích cỡ dự án thể hiện ở chi phí xây dựng Thời gian xây dựng theo ngày công (T) cũng được mô tả như một hàm của giá trị hợp đồng dựa trên đường hồi quy với giới hạn vi phân trên và dưới được rút ra từ các dữ liệu thống kê
Công thức của Bromilow có thể được viết lại theo hàm logarit tự nhiên Nó có dạng như sau:
lnT = lnK + BlnC (1.6)
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Chen and Huang [101] chỉ ra mô hình gốc của Bromilow’s Time Cost (BTC) chỉ phù hợp với các dự án trong khu vực tư nhân Trong khi đó Kumaraswamy and Chan [64] thực hiện khảo sát mô hình tại Hồng Công cho thấy mô hình BTC có thể áp dụng với cả dự án kiến trúc và dự án dân dụng Đến thời điểm này, rất nhiều nghiên cứu tương tự đã được thực hiện để tìm hiểu vấn đề này đối với cả dự án dân dụng và kiến trúc trên thế giới Onur và Christian [92] chỉ ra chi phí của các công trình xây dựng và tổng diện tích sàn là các biến lớn để mô tả thời gian xây dựng ở Đức Diana và Mladen [63] xác nhận khả năng áp dụng các mô hình thời gian chi phí cho việc xây dựng các dự án tại Croatia Lê - Hoài và Lee [85] cho thấy mối quan hệ thời gian chi phí dự án xây dựng được áp dụng tại Hàn Quốc Hoffman và các tác giả [74] kiểm tra lại mô hình BTC tại Mỹ, Ogunsemi và Jagboro [65] đã phát triển
mô hình thời gian chi phí ở Nigeria Chen và Huang nghiên cứu các mô hình thời gian chi phí tại Đài Loan [101], Endut [79] và Chan [56] thực hiện các mô hình tại Malaysia Bromilow và Henderson [69] đã chuẩn hóa mô hình BTC tại Úc Ngoài ra, Kaka
và Price [57] ở Vương quốc Anh, một số nhà nghiên cứu xác nhận việc áp dụng các mô hình BTC tại Croatia, Bangladesh, Tanzia, Yeong [62] đã nghiên cứu mối quan hệ thời gian chi phí của dự án xây dựng ở cả Australia và Malaysia và nhận thấy chi phí của một dự án là một trong những yếu tố then chốt quan trọng nhất đối với hiệu suất thời gian tại Úc Hơn nữa, một nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Ireland [99] cho thấy thời gian thi công trung bình có thể được dự báo tốt bởi chi phí dựa trên sự phân tích của 25 dự án tòa nhà cao tầng thương mại tại Úc Vì thế, khi xác định các mối quan
hệ qua lại giữa thời gian chi phí, tất cả những người tham gia xây dựng chủ yếu tập trung vào chi phí xây dựng Hơn nữa, Endut và các tác giả [79] đã phát triển mô hình thời gian
Trang 35chi phí theo số liệu thu thập được từ các dự án đã được thực hiện từ năm 1994 đến năm
2005 Kết quả cho thấy không có bằng chứng rõ ràng để khuyến cáo tất cả các thông số của dự án phải theo mô hình BTC
Như vậy rõ ràng mô hình BTC không phải là mô hình có thể áp dụng cho tất cả các loại dự án và ở tất cả các nước Mỗi quốc gia có điều kiện và đặc điểm xây dựng riêng vì vậy mô hình này nên được nghiên cứu riêng cho từng nước và từng loại hình xây dựng
Tác giả L Le - Hoai, Y.D Lee, J.W Cho [84] đã sử dụng mô hình Bromilow để xác định mối quan hệ thời gian – chi phí cho các dự án xây dựng ở Việt Nam năm 2009
Mô hình này được vận dụng cho cả dự án sử dụng vốn nhà nước và vốn tư nhân Các dữ liệu được thu thập từ 77 dự án đã xây dựng từ năm 1999 đến 2005 với chỉ số tiêu dùng được điều chỉnh về năm 2000 Các dự án chủ yếu được thu thập tại thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai Những tỉnh và thành phố này có nhu cầu
và mức độ tập trung các dự án xây dựng là khá lớn
Thực tế chỉ ra: Các dự án công cộng thường có thời gian xây dựng dài hơn so với
các dự án sử dụng vốn tư nhân có cùng quy mô
Sau khi L Le - Hoai, Y.D Lee và J.W Cho vận dụng mô hình BTC cho các dự án
xây dựng tại Việt Nam, kết quả được các công thức (nguồn [84]) sau:
Cho tất cả các dự án: T= 93,6C0,388 (1.7)
Dự án công cộng: T= 98,1C0,343 (1.8)
Dự án tư nhân: T= 87,2C0,348 (1.9) Hạn chế của nghiên cứu là số lượng mẫu nhỏ (77 dự án), do đó ảnh hưởng đến khả năng dự báo của mô hình Một hạn chế khác là sự chính xác của số liệu do chi phí vẫn
là vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam Thêm vào đó việc điều chỉnh giá theo chỉ số giá tiêu dùng về năm 2000 cũng mang tính chất tương đối do việc thiếu các số liệu thống kê Như vậy, với các nghiên cứu về tiến độ ảnh hưởng đến chi phí nêu trên, tác giả nhận thấy các vấn đề sau:
- Hoạt động dự báo chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, chưa xem xét các giai đoạn sớm của dự án;
- Chưa rõ góc độ phân tích (chủ đầu tư hay nhà thầu);
- Công thức thực nghiệm chủ yếu dựa vào số liệu thống kê của từng vùng, lãnh thổ và loại hình xây dựng, nguồn vốn và chủ thể tham gia;
Trang 36- Chưa rõ mức độ phù hợp của công thức với các quốc gia khác
Mỗi một hướng nghiên cứu có những ưu điểm và nhược điểm riêng Mục đích của các nghiên cứu này đều là làm sao giúp việc dự báo tiến độ/chi phí hoặc, chi phí theo tiến độ hoặc tiến độ theo chi phí Có nhiều tác giả đã phát triển các công thức thực nghiệm cho quốc gia mình Tuy nhiên mới chỉ có nghiên cứu của tác giả L.Le - Hoai, Y.D Lee, J.W Cho xác định mối quan hệ thời gian – chi phí cho các dự án xây dựng ở Việt Nam năm 2009 Vì vậy tại thời điểm năm 2020, những nghiên cứu này cần phải sửa đổi và xem xét lại cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, phù hợp với môi trường quản lý dự án tại Việt Nam Các công trình nghiên cứu xây dựng công thức thể hiện mối quan hệ giữa chi phí và tiến độ có giá trị tham khảo cao, giúp cho việc định lượng ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB trong luận án
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Tại Việt Nam, các vấn đề về tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng CTGTĐB cũng được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau
1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Lê Anh Dũng [33] đã nghiên cứu vấn đề tối ưu hoá tiến độ thi công công trình xây dựng Tác giả đã trình bày các nội dung về tổng quan về tiến độ thi công công trình xây dựng; xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình xây dựng từ đó nghiên cứu và hoàn thiện các mô hình tối ưu hoá tiến độ thi công công trình xây dựng để đạt được một tiến độ tối ưu nhất cho dự án
Trong khi đó tác giả Trần Hữu Lân [38] lại nghiên cứu xác định tiến độ thi công công trình có tính đến yếu tố bất định và áp dụng đối với một số công trình ở Việt Nam Luận án trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về xác định tiến độ thi công công trình
có tính đến yếu tố bất định, nghiên cứu phương pháp dự báo xác suất và áp dụng phương pháp dự báo xác suất Kalman xác định tiến độ một số công trình thực tế có tính đến yếu
tố bất định ở Việt Nam
Tác giả Bùi Mạnh Hùng [35] trong nghiên cứu của mình đã trình bày các nguyên nhân chậm tiến độ, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thời gian thực hiện dự án đầu tư như: rút ngắn các thủ tục hành chính, cấp vốn kịp thời, tăng cường trách nhiệm của độ ngũ quản lý,
Trang 37Trên khía cạnh xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ có nghiên cứu của Phạm Hồng Luận, Nguyễn Thanh Bình [40] về các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ thực hiện các dự án xây dựng tại Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 để khảo sát các nguyên nhân gây chậm tiến độ Các phiếu khảo sát được gửi đến các nhà thầu, chủ đầu tư, ban quản lý cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam Sau khi phân tích tình trạng của các dự án xây dựng chậm tiến độ, tác giả đã kết luận về nguyên nhân gây quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến chậm tiến độ chính là do nguồn tài chính Tiếp đến là nguyên nhân do khan hiếm nguồn tài nguyên
Phân tích kỹ hơn trong giai đoạn thi công có Nguyễn Hoàng Anh, Lê Anh Thắng, Nguyễn Sỹ Hùng [1] nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công công trình giao thông Bài báo trình bày quá trình nhận dạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trễ tiến độ thi công các công trình giao thông Khảo sát được tiến hành thông qua các chuyên gia đang công tác quản lý của chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông Hơn một trăm bảng khảo sát được lấy bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gửi email Các nhân tố ảnh hưởng đến trễ tiến độ thi công được nhận diện sau quá trình xử lý thống kê, được kiểm chứng bằng các công trình thi công
và hoàn thành ở thành phố Sa Đéc Kết quả nghiên cứu chỉ ra được 23 nhân tố ảnh hưởng, được chia thành 4 nhóm nguyên nhân thường xảy ra, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công được thể hiện trong bảng 1.2
Bảng 1.2: So sánh kết quả nhân tố thường xảy ra trong công trình giao thông
STT Nhóm nguyên nhân gây ra chậm
trễ tiến độ thi công
Mức độ xuất hiện
Xếp hạng Kết quả khảo sát chuyên
gia (L)
Thực tế thi công(số công trình/ tổng số công trình khảo sát)
I Nhóm nguyên nhân thứ nhất - mặt bằng thi công
1
Tiến độ giải phóng mặt bằng không
theo đúng kế hoạch giao đất cho dự
1
2 Việc khiếu nại, khiếu kiện của
3 Chính sách liên quan khác về thu
hồi đất cho dự án
Từ xảy ra đến thường xảy
II Nhóm nguyên nhân thứ hai - điều chỉnh thiết kế
1 Mắc lỗi, sai sót trong hồ sơ thiết kế Từ xảy ra đến thường xảy
ra (3,96)
Thường xảy ra (17/23)
4
2 Hồ sơ khảo sát thiếu chính xác Từ xảy ra đến thường xảy ra (3,75) 8
3 Có sai sót về khối lượng Từ xảy ra đến thường xảy
Trang 38STT Nhóm nguyên nhân gây ra chậm
trễ tiến độ thi công
Mức độ xuất hiện
Xếp hạng Kết quả khảo sát chuyên
gia (L)
Thực tế thi công(số công trình/ tổng số công trình khảo sát)
5 Cán bộ thiết kế thiếu kinh nghiệm
6 Đưa ra giải pháp kỹ thuật không
7 Chậm trễ trong quá trình điều
III Nhóm nguyên nhân thứ ba - nhà thầu thi công
1 Nguồn lực tài chính đáp không
ứng cho gói thầu Thường xảy ra (4,02)
Không xảy ra hoặc rất
3 Thiết bị xe máy thi công, công
4 Thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật
5 Sự yếu kém của nhà thầu phụ Từ xảy ra đến thường xảy
6 Đề xuất phương án tổ chức thi
7 Cán bộ trực tiếp ở công trình ít
IV Nhóm nguyên nhân khác
1 Do ảnh hưởng biến động giá: Vật
liệu, vật tư… Từ xảy ra đến thường xảy ra (3,12)
Không xảy ra hoặc rất
4 Thiếu kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi
công
Từ xảy ra đến thường xảy
5 Sự phối hợp giữa cán bộ giám sát
với các bên liên quan Từ xảy ra đến thường xảy ra (3,01) 21
Nguồn: [1]
Tác giả Bùi Ngọc Toàn [50] với đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Nghiên cứu
sự hình thành giá và các giải pháp QL chi phí trong các DA đầu tư xây dựng công trình giao thông” trình bày các vấn đề liên quan đến giá cả sản phẩm xây dựng, thực trạng và
các giải pháp quản lý chi phí đối với dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đối với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng có Nguyễn Thị Minh Tâm, Cao Hào Thi [48] Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng một mô hình xác định những nguyên nhân gây biến động giữa chi phí kế hoạch và chi phí thực tế của dự án đồng thời đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí Kết quả phân tích 216 dự án xây dựng thực hiện trong khoảng thời gian từ 2002 - 2007 của các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phản ánh có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí là nhân tố năng lực bên thực hiện, nhân tố năng lực bên
Trang 39hoạch định, nhân tố về gian lận và thất thoát, nhân tố kinh tế, nhân tố chính sách và nhân
tố tự nhiên Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 6 nhân
tố trên với biến động chi phí dự án xây dựng với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%
Về nguyên nhân gây chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công có nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Quang Tường, Lê Hoài Long [52] Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thông quan bảng câu hỏi được gửi đến tư vấn, nhà thầu và chủ đầu tư Từ đó tổng hợp và đưa ra các nhân tố nào là có mức ảnh hưởng lớn nhất Ngoài ra còn tác giả Trần Hoàng Tuấn [53] đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hoàn thành của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ Trong báo cáo đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng thông qua phương pháp phân tích nhân tố cùng với các phép kiểm tra trị số thống kê Nghiên cứu đã chỉ ra bốn nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và ba nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án Mai Xuân Việt, Lương Đức Long [54] với đề tài “Nghiên cứu mức
độ tác động của các nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam” Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng đồng thời đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm giảm thiểu việc chậm trễ tiến độ do các yếu tố liên quan đến tài chính gây ra Kết quả khảo sát 200 dự án xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2005
- 2010 phản ánh mức độ tác động của bốn nhóm nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ là nhân tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố về quản lý dòng ngân lưu kém, nhân tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về thiếu nguồn tài chính
và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ Kết quả phân tích hồi quy đa biến với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5% Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm yếu tố thanh toán trễ hạn có ảnh hưởng mạnh nhất đến chậm trễ tiến
độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yêu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính Tuy nhiên nghiên cứu mới dừng ở hồi quy đa biến, chưa tiến hành phân tích tác động giữa các nhóm biến độc lập với nhau Ngoài ra, số lượng mẫu đưa vào chưa đủ lớn và nghiên cứu cũng chỉ mới đưa một biến định tính là biến tổng mức đầu tư vào phân tích
Trong khi đó nghiên cứu sinh Trần Trung Kiên [37] với nghiên cứu đề tài về “Hoàn
thiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng đường ô tô” Đề tài đưa ra cơ sở lý luận,
Trang 40phân tích thực trạng cũng như các giải pháp để quản lý chi phí đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình ô tô
Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tiến độ thực hiện dự án và chi phí đầu
tư xây dựng CTGTĐB đã xem xét các vấn như: các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí, chậm tiến độ và vượt chi phí, Việc định lượng ảnh hưởng của tiến độ đến chi phí chưa được các tác giả trên đề cập đến
1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tiến độ thực hiện dự án đến chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Đây là một trong những nội dung có rất ít tài liệu nghiên cứu Chi phí đầu tư xây dựng công trình và tiến độ thực hiện dự án có liên quan đến nhau là điều dễ nhận thấy Tuy nhiên mối liên hệ này như thế nào thì vẫn chưa có nhiều tác giả nghiên cứu Một vài nghiên cứu có đề cập ít nhiều đến mối quan hệ này như:
Lê Anh Dũng [32] nghiên cứu liên quan đến xây dựng mô hình tối ưu hoá tối thiểu tổng chi phí gia tăng cho tiến độ thi công công trình xây dựng trong Tạp chí Xây dựng Bài viết phân tích sơ bộ các mô hình tối ưu hóa tiến độ thi công công trình xây dựng trên cơ sở thu thập một số mô hình cơ bản, phân tích ưu nhược điểm, giải thích thêm các tính chất của chúng, phân tích định lượng thông tin đầu vào và kết quả đầu ra cũng như khả năng ứng dụng vào công tác lập tiến độ và thi công các công trình xây dựng
Ưu điểm của mô hình cũ được giữ lại và hạn chế các nhược điểm Phần quan trọng nhất
là xét mối quan hệ thời gian và chi phí dưới dạng hàm lồi (các mô hình trước xem xét là các hàm tuyến tính) Trên cơ sở đó đã xây dựng được mô hình tối ưu để tối thiểu tổng chi phí ròng gia tăng khi phải hoàn thành công trình trong thời hạn cho trước
Nguyễn Khắc Thiều [49] nghiên cứu “Ảnh hưởng của tiến độ thi công đến chi phí đầu tư xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình trường trọng điểm trung học cơ sở Nguyễn Cao, huyện Quế Võ (giai đoạn 1)” Trong nội dung nghiên cứu của
đề tài thạc sỹ, tác giả đã đưa ra bài toán quan hệ giữa thời gian và chi phí, tối ưu hóa thời gian và chi phí Để xác định chi phí tăng lên khi chậm thời gian, tác giả sử dụng chỉ
số giá xây dựng để tính toán quan hệ giữa tiến độ thi công và chi phí đầu tư xây dựng Chỉ tiêu giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, do đó tác giả xây dựng mối quan hệ giữa chỉ số giá xây dựng với thời gian, từ đó dựa vào chỉ số giá xây dựng để xác định mức biến đổi của chi phí xây dựng công trình theo thời gian Về bản chất, nghiên cứu xác định mức độ trượt giá khi thời gian thi công