Thỏ và cách nuôi thỏ

15 840 4
Thỏ và cách nuôi thỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

cách chăm sóc thỏ hiệu quả nhất

Chăm sóc thỏ mẹ thỏ mới sinh Chuẩn bị trước khi thỏ sinh sản Thỏ thường đẻ vào ngày thứ 30 sau ngày phối giống, có thể sớm muộn hơn 2 - 3 ngày. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, thỏ mẹ thường cào bới ổ rồi nhổ lông trộn lẫn với đồ lót tạo thành tổ ấm rồi đẻ con vào đó, lấy lông đậy kín lại. Một số thỏ mẹ đẻ lứa đầu không biết nhổ lông làm ổ, hoặc đẻ con ra ngoài ổ đẻ ta cần nhổ lông bụng của nó lấy đồ lót mềm của ổ khác làm tổ ấm rồi nhặt gom thỏ con đặt vào. Thỏ con sơ sinh không có lông, không mở mắt, không đứng được, nên phải có tổ ấm trong ổ đẻ để bảo vệ chúng khỏi bị chết rét sây sát da. Chăm sóc thỏ sơ sinh Sau khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra đàn con xem chúng có nằm tập trung không; có được phủ lông ấm không; bao nhiêu con có con nào chết không. Nếu thấy thỏ con phân tán trong ổ thì phải thu chúng nằm gọn vào một nơi, lấy đồ lót phủ kín xung quanh thỏ con. Mỗi ngày, thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú một lần. Vì thế sau khi thỏ bú mẹ xong nên để thỏ yên tĩnh bằng cách đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ để tránh thỏ mẹ nhảy vào ổ làm con sợ hãi. Nếu thỏ đẻ nhiều hơn 8 con/lứa thì nên san bớt con sang đàn ít con, nhưng không chênh lệch nhau quá 2 ngày tuổi; mỗi đàn chỉ nên để tối đa 8 con vì thỏ mẹ chỉ có 8 núm vú. Khi san nên lấy đồ lót của ổ đẻ mới để lót tay đón thỏ đến để thỏ mẹ không phát hiện ra mùi lạ của thỏ mới. Thỏ mẹ đôi khi ăn thỏ con hoặc không cho con bú là do mẹ không có đủ sữa, khát nước. Trường hợp này thường xảy ra ở những thỏ mẹ đẻ lứa đầu, nuôi con vụng. Nếu thỏ mẹ nào ăn con lặp lại lần thứ hai thì phải loại bỏ. Hàng ngày phải kiểm tra đàn con kỹ lưỡng; phải xem chúng có bú no không. Nếu con nào chết phải nhặt bỏ ra ngay. Nếu thỏ con đói sữa phải tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Có thể phải cho thỏ con bú nhờ mẹ khác. Thỏ mẹ nuôi con cần rất nhiều thức ăn đủ nước uống để sản xuất sữa nhiều. Cho nên phải đáp ứng thoả mãn nhu cầu thức ăn nước uống. Thỏ con phát triển rất nhanh. Ban đầu thỏ con chỉ ngủ, ít hoạt động ngoài lúc bú mẹ. Khi chúng được 2 tuần tuổi thì lông bắt đầu mọc phủ kín mình, mở mắt đi được. Đến 3 tuần tuổi, thỏ con sẽ ra khỏi ổ tập ăn thức ăn với mẹ. Từ đó trở đi, thỏ con giảm dần sữa mẹ ăn được thức ăn ngày càng nhiều. Vì vậy, khẩu phần ăn của thỏ mẹ phải được tăng dần lên. Chăm sóc thỏ sau cai sữa Khi thỏ được 5 -6 tuần tuổi thì có thể cai sữa mẹ hoàn toàn ăn thức ăn cứng. Phải chăm sóc hết sức cẩn thận đàn thỏ con mới được cai sữa. Giai đoạn này thỏ con rất dễ bị ốm, chết, bởi vì cơ thể chưa phát triển hoàn hảo lại bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh mới như thức ăn, không khí, lồng chuồng v.v . Cho nên, phải quét dọn chuồng sạch sẽ, thức ăn nước uống phải sạch thay mới hàng ngày. Không nên vận chuyển thỏ trong giai đoạn này. Nên để đàn con ở ngay tại lồng chuồng thỏ mẹ đến 8 tuần tuổi mới chuyển đi nuôi vỗ béo ở lồng chuồng khác hoặc xuất bán thỏ giống. Tăng lứa sinh sản cho thỏ mẹ Thông thường cho thỏ phối giống lại vào chu kỳ động dục lần thứ hai sau khi đẻ khoảng 16 - 18 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 6 -7 lứa/năm. Tuy nhiên, đối với đàn thỏ giống nuôi thương phẩm, khoẻ mạnh được cho ăn thức ăn dinh dưỡng cao thì có thể cho đẻ liên tục, tức là cho phối ngay lần động dục đầu tiên, sau khi đẻ 1 - 3 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 8 - 9 lứa/năm. Nếu gia đình mới nuôi thỏ lần đầu thì nên cho thỏ đẻ thưa 4 - 5 lứa/năm là vừa. Khi có kinh nghiệm đáp ứng đủ nguồn thức ăn có dinh dưỡng tốt thì có thể cho thỏ đẻ dầy hơn. Khi phối giống đưa con cái đến lồng con đực theo dõi kết quả phối giống. Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực giao phối được thì ngã trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút thì đưa con cái về lồng của nó ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ đẻ. Thời gian cho phối giống tốt nhất là buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực khoảng 5 phút mà không phối được thì đưa thỏ cái trở lại lồng chuồng của nó cho phối lại vào ngày hôm sau. Đôi khi thỏ cái có động dục nhưng vẫn cứ nằm sát vào góc lồng chuồng để trốn thỏ đực. Khi đó ta nên giúp chúng bằng cách: một tay nắm da gáy con cái, tay kia luồn xuống bụng, nâng mông nó lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng. Kỹ thuật nuôi thỏ con theo mẹ Nhu cầu nhiệt độ môi trường xung quanh ổ đẻ lúc mới đẻ là 30-32oC. Cho nên khi thỏ đẻ cần kiểm tra xem con mẹ có nhổ lông làm tổ ấm cho con sơ sinh không, nhất là mùa đông. Nếu không, thì cần nhổ tỉa lông bụng quanh núm vú của con mẹ trộn với đồ lót mềm, khô, sạch làm ổ cho đàn con nằm. Hàng ngày phảI kiểm tra ổ đẻ đàn con, loạI bỏ những phần lót ổ bị ướt, bẩn những con bị chết. Sau một tuần thì thay hoàn toàn đồ lót ổ sau 3 tuần thì bỏ ổ đẻ cho con ra ngoàI lồng. Mùa đông rét buốt cần dể ổ đẻ vào nơI ấm áp, kín gió, có thể phảI đốt sưởi để thỏ con không bị chết lạnh. Thỏ con sơ sinh sau 15 giờ mới bắt đầu bú mẹ. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Hàng ngày phảI kiểm tra thỏ con có được bú no không. Nếu thỏ no thì da căng, phẳng, 5-8 ngày đầu thấy bầu sữa màu hồng, căng phình ra ở khoang bụng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm. Nếu thỏ con đói thì da nhăn nheo, bụng lép, cựa quạy? liên tục. Khi thỏ con đói , cần xem vú mẹ có viêm không, mẹ có sữa không, thỏ con có bị hoặc thỏ mẹ không cho con bú để có biện pháp khắc phục kịp thời như nuôI ghép, cho bú nhờ, đIều trị bệnh . Khi đàn con được 18-21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng đã biết ăn thức ăn với mẹ. Từ lúc này cần tập cho thỏ con chuyển tiếp dần từ sữa mẹ sang thức ăn cứng. Lúc 23-25 ngày tuổi cơ thể đã hấp thụ được 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. Từ ngày thứ 26 sữa mẹ chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Cho nên từ khi thỏ con ra ổ cần hết sức chú ý đến đàn con bú mẹ ăn được bao nhiêu để cung cấp thêm tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho con mẹ tránh thỏ con chết đói suy dinh dưỡng. Thức ăn thô xanh phảI là loạI rau lá cỏ non để thỏ con tập ăn được. Thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú một lần trong ngày đêm là đủ no. ĐôI khi mẹ vào ổ bới đàn con, nằm trong ổ ỉa đái làm bẩn đồ lót ổ, có khi do sợ hãi vội nhảy vào ổ đẻ dẫm đạp vào đàn con làm chúng mất yên tĩnh. Do đó sau khi đẻ một ngày nên đưa ổ đẻ có nắp đậy kín ra khỏi lồng chuồng thỏ mẹ, buổi sáng sớm hàng ngày mới đưa vào mở nắp để con mẹ nhảy vào cho con bú. Như vậy đàn con bú rất chóng no, con mẹ thoảI máI, đàn con yên tĩnh, ổ đẻ sạch sẽ, đàn con ít bị nhiễm bệnh. Thỏ mẹ chỉ có 8-10 núm vú, khi đàn con sơ sinh đông hơn 8 con, khi con mẹ chết hoặc mẹ không có sữa thì cần san bớt con đến cho con mẹ khác ít con cùng lứa tuổi để nuôi ghép. Nếu không san đàn được thì nên loạI bỏ những con yếu kém. Mỗi đàn chỉ nên để nuôI 6-8 con là tốt nhất. Cách san đàn như sau: đưa ổ đẻ ra khỏi lồng, đặt thỏ con mới vào ổ rồi phủ lông kín cùng với đàn con cũ, sau 20-30 phút mới đưa ổ đẻ trở lại lồng thỏ mẹ. Thỏ mẹ sẽ không phát hiện ra đàn con lạ sẽ nuôi con bình thường. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với đàn thỏ nuôi thương phẩm. Kỹ thuật nuôi thỏ vỗ béo ăn thịt Người mới nuôi thỏ, nên nuôi thỏ thịt dễ hơn nuôi thỏ sinh sản. Lý do chính là kỹ thuật đơn giản, công đoạn chăn nuôi ngắn, chỉ 60 – 80 ngày đã kết thúc một lứa nuôi ngắn, chỉ 60 – 80 ngày đã kết thúc một lứa nuôi có thu hoạch. Quy mô vốn đầu tư lên từ nhỏ đến lớn, tuỳ điều kiện từng gia đình. Nuôi để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình. Thỏ nuôi vỗ béo ăn thịt là loại thỏ: không dùng để nuôi sinh sản (thỏ sau khi chọn giống là thỏ đực thừa, thỏ cái xấu không đạt tiêu chuẩn giống, thỏ đang sinh sản hoặc hết thời kỳ sử dụng bị loại thải). Kỹ thuật nuôi thỏ thịt có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: (từ 30 đến 70 ngày tuổi) đây là giai đoạn thỏ sau cai sữa. Thời gian này thỏ đực, cái vẫn nhốt chung lồng, chuồng. Thỏ nội lúc cai sữa có trọng lượng 200 – 300 g. Thỏ lai với thỏ ngoại có trọng lượng 350 – 500 g. Ở giai đoạn này thỏ không được bú mẹ, phải thích ứng hoàn toàn với thức ăn mới (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh .), cuộc sống hoàn toàn tự lập, bị tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường sống. Vì vậy, giai đoạn này cho thỏ ăn phải dùng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao, nhiều Vitamin A, B, C. Không cho ăn nhiều tinh bột (cơm, ngô, gạo, khoai sắn khô). Nên cho ăn các loại lá cây, loại cây cỏ như lá dâu, lá sắn, lá keo đậu, lá đậu đỗ, lá cúc tần, cỏ stylô . Những loại thức ăn này giúp cho thỏ sinh trưởng, phát triển hoàn thiện cơ thể. Không cho ăn thức ăn làm cho thỏ béo sớm như: gạo, thóc, ngô . chỉ cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp tinh bột với tỷ lệ đúng mức (10 – 15 g/con/ngày) hoặc 5 – 10 g cám gạo loại 1, các loại hạt đậu đỗ phế phụ phẩm. Giai đoạn này cho ăn uống tuỳ tiện, sai kỹ thuật thỏ sẽ chết tỷ lệ cao do tiêu chảy, nhiễm bệnh cầu trùng, sán lá gan, Ecoli . từ thức ăn, nước uống . Giai đoạn 2: (từ 70 ngày tuổi đến 100 ngày tuổi) là giai đoạn thỏ nhỡ. Thời gian này thỏ nuôi vỗ béo thịt tách nuôi riêng không nhốt chung, hầ hết thỏ đực không chọn làm giống, thỏ cái xấu, không đủ tiêu chuẩn cũng loại nuôi thịt. Giai đoạn 1 giai đoạn 2 cần cung cấp thức ăn giàu Prôtein (đạm), giàu Vitamin để thỏ phát triển chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan nội tạng. Nuôi tốt – đúng kỹ thuật, trọng lượng cuối giai đoạn sẽ đạt 1.600 – 1.900 g/con. Giai đoạn này chưa cần tăng thức ăn có hàm lượng bột đường cao (khoai sắn khô, cơm cháy, bột ngô .) cho ăn như vậy sẽ lãng phí, giá thành cao, cũng không phù hợp tiêu hóa của thỏ. Khẩu phần thức ăn của thỏ khối lượng lớn vẫn là lá cây, các loại rau cỏ trồng có trong tự nhiên. Chỉ nuôi thỏ bằng rau, cỏ, lá cây thì năng suất thấp, tăng trọng chậm, nên thêm: khoai sắn khô, cám gạo, bột ngô, khô lạc . với khối lượng ít nhưng bổ sung dinh dưỡng nhiều (1.000 g rau muống đó có 12 g Prôtein, 1.000 g cỏ mật chỉ có 16 g Prôtein, còn 100 g bột đậu tương có tới 33,3 g Prôtein, 100 g cám gạo có 9,2 g Prôtein .) tăng trọng nhanh, thời gian xuất chuồng đúng tuổi. Giai đoạn 3: (từ 100 đến 120 ngày tuổi) là giai đoạn vỗ béo thỏ. Nuôi giai đoạn này ăn theo tỷ lệ 1/9 – 10 (tinh/thô xanh) tính theo khối lượng khẩu phần. Thức ăn tinh là: cám, ngô, gạo, cơm cháy, thức ăn hỗn hợp tinh . có hàm lượng bột đường cao, thỏ sẽ béo nhanh, trên cơ sở đã phát triển đầy đủ chiều dài, rộng. Chú ý: cả 3 giai đoạn thứ tự cho ăn, uống như sau: Đầu giờ sáng cho thỏ uống nước (nếu không có hệ thống uống nước tự động); sau đó cho ăn thức ăn hỗn hợp tinh, phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Cuối buổi sáng cho ăn thức ăn thô xanh. Buổi chiều cho ăn thức ăn củ quả (khoai, sắn tươi, bí đỏ, su su .). Cuối buổi chiều cho ăn thức ăn xanh, thô khô (cỏ khô, rơm khô .) thức ăn thô xanh cho ăn ban đêm nhiều gấp 2 – 2,5 lần ban ngày (2/3 khối lượng khẩu phần rau, cỏ, lá cây). Ban đêm tuyệt đối không cho ăn thức ăn tinh (chuột vào ăn cắn chết thỏ). Cần cho thỏ uống nước đầy đủ, thiếu nước, thỏ không béo hoặc sẽ chậm béo. Thời gian này giảm bớt ánh sáng chiều vào lồng, chuồng tạo không gian yên tĩnh cho thỏ nghỉ ngơi, ngủ, ít hoạt động. Trước khi xuất chuồng giết thịt 7 – 8 ngày thì giảm cho ăn rau cỏ, lá cây (thức ăn thô xanh, thô khô) chất lượng thịt tốt ngon. Thức ăn phải sạch sẽ, không dính đất, cát, không vàng úa, không mục, mốc . nước uống phải là nước sạch (nước giếng khoan, nước máy). Chuồng trại quét dọn hàng ngày, sau 1 lứa nuôi xuất bán thịt phải tổng tẩy uế toàn bộ mới đưa thỏ mới vào nuôi. Khẩu phần thức ăn của thỏ nuôi thịt trong 24 giờ (g/con) Giai đoạn nuôi Thức ăn tinh Củ quả Hỗn hợp rau quả xanh 1 10 - 20 20 – 30 100 - 300 2 20 – 30 30 – 40 300 – 400 3 30 – 40 40 - 50 100 - 500 Thức ăn rau, cỏ, lá cây phải có giá lưới hoặc bằng tre để gác, thỏ rút ăn, không vứt trực tiếp xuống sàn lồng nuôi. Thức ăn tinh cho vào bát, chậu, gốm sành hoặc máng tre. Cuối ngày rửa sạch, úp khô ráo, hôm sau lại dùng. Phương pháp nuôi thỏ công nghiệp Trong kỹ thuật nuôi thỏ công nghiệp, yếu tố chuồng trại, chọn giống thỏ, thức ăn sạch, vệ sinh phòng ngừa bệnh tốt sẽ quyết định sự thành công. Thiết kế chuồng nuôi thỏ phải thoáng, ánh nắng ban mai lọt vào, dễ chăm sóc làm vệ sinh, có rào chắn tránh chuột mèo gây hại. Chuồng bằng lưới sắt có giàn đỡ bằng sắt hoặc bằng cây phủ lớp sơn, cao cách mặt đất trên 0,6m. Thỏ tơ từ 6 tuần đến 4 tháng tuổi có thể nuôi 10 con trong chuồng kích cỡ 2x0,7x0,5m; loại chuồng có kích cỡ 0,7x0,5x0,5m chỉ dành nuôi 1 con thỏ trưởng thành trên 4 tháng tuổi. Thỏ sinh sản nhanh, dễ tạo đàn. Thỏ hoang có sức đề kháng tốt hơn thỏ nhà. Thỏ nuôi hiện nay, phần lớn có nguồn gốc lai tạo từ thỏ hoang châu Âu châu Phi vào thời Trung cổ. Thỏ nhà có khoảng 80 loại, căn cứ theo trọng lượng hoặc theo màu sắc lông để chia nhóm giống thỏ. Trọng lượng từ 0,9-2,7 kg (thỏ nhỏ con), từ 2,8-4 kg (thỏ trung bình), từ 4,1-5 kg (thỏ to con), trên 5 kg (thỏ khổng lồ). Thỏ trung bình hơi to con thường ăn ít, lớn nhanh, thịt ngon, xương nhỏ, nuôi lấy thịt có lợi. Thỏ khổng lồ ăn nhiều, xương to, ít thịt, sinh sản chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Con thỏ giống tốt được nuôi từ 6 tuần đến 5 tháng phải hội đủ tiêu chuẩn: Vành tai bóng sạch; bàn chân kẽ chân không ghẻ; mí mắt không sưng tròng mắt trong; bộ lông mịn sáng; bụng mềm có lông xốp; đuôi không dính phân ướt, da lưng mềm không tróc lông; cục phân to tròn khô; thỏ chắc thịt, hiếu động, được tiêm ngừa đầy đủ. Không nên chọn mua thỏ đang có thai hoặc đã sinh sản về nuôi; thỏ đang mang thai di chuyển có thể chết hoặc đẻ non; thỏ đi khập khiễng, lưng uốn cong, cào chân, liếm lông, nghiến răng, hơi thở nhanh . là dấu hiệu thỏ bệnh. Khi thỏ bị bệnh đường ruột, viêm vú, viêm thận, viêm tinh hoàn, bệnh đường hô hấp thuốc điều trị tốn kém gấp nhiều lần giá trị một con thỏ. Thỏ con nuôi vài tuần đến 4 tháng tuổi chỉ cần cho ăn cám viên là đủ, ăn thêm rau cỏ thỏ dễ bị bệnh tiêu chảy chết. Thỏ trưởng thành sức đề kháng tốt hơn, có thể cho ăn rau cỏ rửa thật sạch để ráo nước, lượng rau cỏ mỗi ngày chừng 20 g/con. Nước cho thỏ uống phải được lắng lọc khử trùng, mỗi con thỏ cần từ 0,2-1 lít nước trong ngày. Thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi. Thỏ con nuôi đến trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày từ 8-10% protein, 2-4% lipid, 10-20% glucid, trên 4 tháng tuổi thêm một ít chất xơ. Thỏ có thai cho con bú cần lượng dinh dưỡng mỗi ngày từ 10-15% protein, 5-7% lipid, 10-20% glucid, một ít chất xơ cần thiết. Thức ăn cám viên SX tại Trại Thực nghiệm nuôi thỏ An Lộc (số 94B/1055 Nguyễn Văn Dung, P.17, Q. Gò Vấp, TPHCM - ĐT: 08.8951643) có thành phần dinh dưỡng (chất đạm 15%, chất béo 6%, tinh bột 30%, NaCl 1%, Ca 1%, P 0,2% lượng chất xơ cần thiết). Thỏ lứa ăn chừng 30-50 g cám viên, mỗi ngày chia hai lần; thỏ đực giống, thỏ cái nuôi con mang thai ăn chừng 80-100 g cám viên, chia hai lần sáng chiều. Thức ăn cám viên nuôi thỏ được chế biến từ nguồn ngũ cốc có sẵn, người chăn nuôi tự SX số lượng lớn cho đàn thỏ, nhu cầu lượng thức ăn chừng 4% trọng lượng cơ thể thỏ, chất lượng thức ăn đảm bảo nhờ qua hệ thống sấy trên 1.200 độ C tiêu diệt các tác nhân gây bệnh đường ruột, cầu trùng… Dây chuyền SX (từ khâu nghiền, trộn, ép, sấy cám viên) của Trại An Lộc tiêu thụ điện năng 3 kW/giờ, công suất 50 kg cám viên/giờ, mỗi ngày cung cấp chừng 400 kg cám viên đáp ứng nhu cầu thức ăn cho trại nuôi từ 4-5 ngàn con thỏ, chỉ cần một công nhân chăm sóc vệ sinh chuồng trại. Tính luôn khấu hao thiết bị SX, thì giá thành 1 kg cám viên thức ăn cho thỏ khoảng 3.000 đồng. Thỏ thịt nuôi từ 6 tuần tuổi (600g) đến 2,5 kg, cần số lượng cám viên cho thỏ ăn trong 80 ngày là 3,2 kg (9.600 đồng), chi phí thức ăn tiêu tốn bình quân mỗi con 120 đ/ngày. Trại nhận chuyển giao thiết bị chế biến thức ăn viên, công nghệ xử lý nước quy trình nuôi thỏ công nghiệp khép kín. Thỏ đực từ tháng thứ 8 trở đi có thể cho phối giống. Thỏ cái có thể phối giống sinh sản từ tháng thứ 6, khi đó bộ phận sinh dục thỏ cái sưng lên có màu đỏ. Cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối, ngày hai lần vào buổi sáng chiều. Chỉ cho thỏ mẹ tái phối giống 1 tháng sau khi đẻ, thỏ con đủ sức rã bầy tự ăn sau khi thôi bú sữa, thỏ mẹ còn thời gian 2 tuần bồi dưỡng sức khỏe đẻ lứa kế tiếp. Thỏ con 6 tuần tuổi cung cấp giống cho người nuôi kiểu công nghiệp thích hợp nhất. Thỏ tăng trưởng nhanh từ lúc mới sinh đến 4 tháng tuổi, từ tháng thứ 5 trở đi thỏ tăng trưởng chậm, cho nên nuôi thỏ công nghiệp lấy thịt có lợi nhất là giai đoạn 3-4 tháng tuổi (nặng 2,2-2,8 kg/con). Thịt thỏ cho lượng protein cao năng lượng thấp hơn so với một vài loại thịt động vật khác. Lượng cholesterol trong thịt thỏ thấp hơn thịt gà, trong thời dịch cúm gia cầm có thể nuôi thỏ công nghiệp cung cấp một lượng lớn thịt cho người tiêu dùng. Những người cao tuổi, người cần giảm béo người có bệnh tim nên ăn thịt thỏ tốt hơn thịt heo, bò, gà . Giới thiệu về nguồn gốc của thỏ Thỏ là động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ được phân loại thành 7 loại, điển hình như thỏ rừng Châu Âu (Oryctolagus cuniculus), thỏ đuôi bông (giống Sylvilagus; 13 species), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, 1 loài thỏ quý hiếm ở Amami Oshima, Nhật). Còn nhiều loài thỏ khác trên thế giới; thỏ đuôi bông, thỏ cộc thỏ rừng được xếp vào bộ Lagomorpha. Tuổi thọ của thỏ từ 4 tới 10 năm, thời kỳ mang thai khoảng 31 ngày. Phân biệt với thỏ rừng Thỏ nhà yếu hơn thỏ rừng khi mới sinh ra thì không có lông không mở mắt. Còn thỏ rừng khi sinh ra thì nói chung đã có thể mở mắt mọc lông khá đầy đủ. Thỏ nhà sống trong các hang dưới đất (trừ thỏ đuôi bông) trong khi thỏ rừng lại làm tổ trên mặt đất không sống thành đàn (bao gồm thỏ đuôi bông). Ngoài ra, thỏ rừng lớn hơn thỏ nhà, tai cũng dài hơn bộ lông có đốm đen. Thỏ rừng không được thuần hóa trong khi thỏ nhà được xem như thú nuôi. Nếu được thả trong vườn, thỏ nhà sống trong những cái chuồng nhỏ bằng gỗ để tránh những con thú khác. tầm quan trọng của thỏ với con người Loài thỏ được con người biết đến đầu tiên đó là những con thỏ châu Âu vào khoảng 1000 năm trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Thỏ rừng Châu Âu là loài thỏ duy nhất được thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm cũng là những kẻ phá hoại ruộng vườn. Thỏ vừa được săn bắn hoặc nuôi để lấy thịt. Khi thỏ rừng bị bắt để lấy thịt, người ta thường đặt bẫy, dùng súng hoặc chó săn. Ở nhiều vùng, thỏ là loài chuyên cho thịt. Một cú đánh vào gáy có thể giết chết thỏ, từ đó mà thuật ngữ rabit punch (cú đấm vào gáy) ra đời. Da thỏ được dùng làm áo hoặc phụ kiện, như mũ hoặc khăn choàng. Ngoài ra, phân thỏ là 1 loại phân bón tốt, nước tiểu của chúng có nhiều Nitơ giúp cây chanh phát triển tốt. Sữa thỏ có thể làm thuốc hoặc làm thức ăn giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều protein. Tuy nhiên, thịt thỏ có thể gây nên 1 số bệnh như Tularemia hoặc cúm thỏ. Ngoài ra còn 1 bệnh nữa đó là Rabbit Starvation gây ra do sự khuyết axit amin trong khẩu phần sự giới hạn tổng hợp của con người. Nuôi thỏ Tuổi thọ Một con thỏ nhà có thể sống tới 10 năm hoặc hơn nữa. Chúng thích ném đồ chơi lung tung gặm nhấm trên bìa cứng. Trong một số gia đình, thỏ có thể nảy sinh sự đồng cảm với mèo chó. Dù bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ hẹp nhưng thỏ cũng được huấn luyện để trở thành vật nuôi tự do như chó mèo. Nếu được nuôi trong môi trường thích hợp ăn kiêng đúng mức, thỏ sẽ sống lâu hơn. Nơi ở Việc chọn chuồng cho thỏ cũng rất quan trọng. Cần phải chú ý thông hơi cho chuồng thỏ. Những cái lồng sắt thì thích hợp hơn cho việc thông hơi giữ vệ sinh chuồng. Tuy nhiên chuồng sắt cũng dễ làm tổn thương đến thú nuôi nếu chân của chúng bị lưới sắt cắt hoặc đạp vào đinh ở các mắt lưới. Do đó, sàn chuồng nên có 1 phần được làm đặt để chân thỏ có thể nghỉ ngơi. Chuồng sắt dễ làm vệ sinh hơn chuồng gỗ. Tuy nhiên, cũng nên đặt giấy hoặc khăn lau trên nền chuồng để tránh việc chân thỏ bị tổn thương bởi dây sắt. Trừ khi được nuôi để sinh sản, những con thỏ cái nên được cắt bỏ buồng trứng để tránh ung thư. Ngoài ra, cũng có những lợi ích đối với những con thỏ đực thiến. Nếu không, chúng vẫn đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Thỏ khá hiếu chiến trừ khi chúng bị nhốt lại. Việc cắt bỏ buồng trứng hoặc hoạn có thể giảm bớt tính hiếu chiến của chúng. Không nên nhốt 2 con thỏ ở chung chuồng với nhau trừ khi có ý định phối giống. Một con thỏ bình thường cũng có thể trở nên hung dữ nếu nhốt nó chung chuồng với một con thỏ khác. Điều này là bình thường nhưng cũng không xảy ra phổ biến lắm. Nhiều con thỏ không quan tâm hay chú ý đến việc có một con thỏ khác sống chung. Giống như mèo, thỏ không thể thiếu móng. Thiếu lớp đệm ở lòng bàn chân nên thỏ cần có móng để giữ thăng bằng; tháo bỏ móng của thỏ sẽ làm cho chúng ko thể đứng, bị khuyết tật vĩnh viễn. Thỏ nuôi làm thú cảnh Nếu được chăm sóc tốt, thỏ sẽ trở nên thân thiện vui vẻ. Thỏ được nuôi làm thú cưng trong nhà lẫn ngoài vườn trên toàn thế giới. Sống trong nhà thỏ sẽ được an toàn hơn (nếu không kể đến những dây cáp dây điện), tránh khỏi những con thú ăn thịt, ký sinh gây bệnh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Thỏ nuôi ở ngoài phải có hang được trang bị sưởi ấm vào mùa đông, che mát vào mùa hè. Những con thỏ nhà thì thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 10-21 độ C (50-70 độ F) không thể chịu đựng lâu được ở 32 độ C (khoảng 90 độ F) nếu không có bóng râm, quạt hay nước lạnh. Thức ăn Một con thỏ phải được cho uống nhiều nước ăn nhiều cỏ khô hàng ngày. Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh cây húng quế . rất tốt cho thỏ. Cà rốt trái cây thì nên cho ít hơn (khoảng 1 muỗng canh ứng với 1 pound cân nặng của thỏ, đều đặn 2 ngày/lần) vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên, việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày. Khi lựa chọn những thức ăn bán sẵn, nên chọn những món không có hạt vì hạt chứa nhiều chất béo hơn so với chất béo mà thỏ có thể dễ dàng chuyển hóa, gây ra những vấn đề về sức khỏe như gan nhiễm mỡ. Hạt thường được dùng làm thức ăn cho loài gặm nhấm, vì thỏ không thuộc loài gặm nhắm nên lại thức ăn này cần phải tránh. Thức ăn dạng viên có thể cho ăn mỗi ngày với lượng khoảng 1 ounce ( 28,35g ) ứng với 1 pound (khoảng 450g) cân nặng của thỏ. Tuy nhiên, thức ăn dạng viên chỉ nên được cung cấp như 1 loại thực phẩm phụ vì thức ăn dạng viên có thể gây cho thỏ bệnh về răng. Việc nhai cỏ hàng ngày sẽ mài mòn răng cửa của thỏ ( răng cửa thỏ mọc dài liên tục như bộ gặm nhắm ). Thức ăn dạng viên chỉ nên dùng cho thỏ nuôi lấy thịt vì nó giúp tăng trọng đáng kể. Khi thỏ ăn thức ăn viên, nó không cần choăn thêm muối thì thức ăn viên có hàm lượng muối khá cao; nhưng nói chung, hàm lượng muối không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thỏ. Những con thỏ nhà cần được khám hàng ngày để tránh những bệnh truyền nhiễm những bệnh phát triển nhanh. Mắt thỏ phải được giữ sạch, tai mọi bộ phận khác cũng vậy. Răng không được để quá dài nếu không sẽ rất khó ăn. Tuy nhiên, không được tự ý mài hay dũa răng của thỏ, tốt nhất là nên tìm lời khuyên ở bác sĩ thú y. Nếu thật sự được cắt bớt răng cho thỏ thì không nên lo ngại, đó sẽ là một phương pháp tự nhiên vì sau lần đầu tiên mài bớt răng thỏ, người ta sẽ làm việc đó đều đặn hơn. 1 cái răng thỏ có thể dài ra 5 inch( khoảng 2,54cm )/năm nếu chúng không bị mài mòn để bảo vệ cho sức khỏe của thỏ. Cắt bớt răng thỏ là phương pháp cuối cùng có thể sử dụng. Để đảm bảo độ dài răng thỏ, ta có thể cho chúng nhai cỏ yến mạch hoặc đồ chơi gỗ. Râu thỏ là 1 cơ quan cảm giác không nên cắt bỏ. Việc ôm hay bắt thỏ phải được các chuyên gia hay những người nuôi thỏ hướng dẫn. Không bao giờ được nhấc thỏ lên bằng cách nắm tai. Khi giữ thỏ, phải chắc chắn rằng 4 chân nó cũng đã được giữ lại để tránh bị đá. Nếu thỏ cố đá quá mạnh sẽ gãy lưng nó. Một lời khuyên hữu ích là nên bắt thỏ bằng cách hớt nhẹ nó, để đầu nó vào khuỷu tay. Nên chú ý rằng việc bịt mắt thỏ cũng làm cho nó yên lòng hơn vì không thấy gì sẽ khiến thỏ an tâm thấy an toàn. Ở nước Mỹ, hiệp hội chăn nuôi thỏ (ARBA) là một nguồn cung cấp vật nuôi kiểng giống thương mại có giá trị. ARBA xác nhận có 47 giống thỏ nhà khác nhau, Trianta Mini Satin là 2 giống được thừa nhận gần nhất vào năm 2006. Ở Vương quốc Anh, Hội đồng thỏ Anh cũng cung cấp những thông tin có giá trị. Ảnh hưởng môi trường Loài thỏ hoang cũng là nguồn gốc cho những vấn nạn về môi trường đối với con người. Chúng gây nguy hại cho nền nông nghiệp. Hun khói, lập rào, săn bắn, đánh bẫy tìm kiếm là những phương pháp hạn chế sự gia tăng số lượng thỏ; nhưng biện pháp hiệu quả nhất là dịch bệnh như bệnh u nhầy ở thỏ hay bệnh cacilivirus. Ở châu Âu, thỏ được nuôi trong trang trại được bảo vệ để chống lại các bệnh nói trên. Thỏ Úc thì lại bị xem là động vật có hại các chủ trang trại phải kiểm soát chúng rất kỹ lưỡng. Tên gọi Thỏ thường được biết đến một cách trìu mến với tên vật nuôi ở nhà "bunny" hoặc "bunny rabbit", đặc biệt khi ám chỉ thỏ con đã thuần hóa. Trước đây, từ để chỉ thỏ trưởng thành là "coney" hoặc "cony", trong khi "rabbit" để chỉ thỏ con. Từ "coney" bị bỏ đi khi một thuật ngữ dùng cho động vật sau khi chúng được kết nạp vào thế kỷ 18 vì đồng nghĩa với từ "cunt", theo nghĩa rộng thì thiếu tế nhị. Mới đây, thuật ngữ "kit" hoặc "kitten" được dùng để chỉ thỏ con. Thỏ con được gọi là "leveret" thuật ngữ này đôi khi không được áp dụng chính thức cho thỏ con. Thỏ đực gọi là "buck" thỏ cái được gọi là "doe". KỸ THUẬT NUÔI THỎ Chọn giống: Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt ổn định: - Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết . - Tỷ lệ thụ thai trên 70%, phối giống 8 lần đẻ được 5-6 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con. - Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80% (mỗi lứa cai sữa trên 5-6 con), thích nghi tốt, khoẻ mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh (bình quân 30 gr/con/ngày) . Phối giống: ở cơ sở nhân giống thương phẩm, cho con cái phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, đực trẻ phối trước, đực già phối sau, cách nhau khoảng 4-6 giờ. ở cơ sở nhân giống thuần chủng, phối lặp lại với một con đực, cách nhau 4-6 giờ. >Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao. Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tấc nhân làm hưng phấn . đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn biết được thỏ chửa thật hay chửa giả thì phải khám thai, sau khi phối giống 12 ngày. Trường hợp chậm sinh vô sinh, lâu ngày không động dục hoặc phối giống nhiều lần mà không có thai, có rất nhiều nguyên nhân: Thỏ đực, chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật . tính dục kém - Thỏ cái, cơ quan sinh dục bị bệnh về tử cung, buồng trứng, rối loạn nội tiết (hooc-mon) . - Thức ăn kém dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng sinh tố . hoặc do khẩu phần thức ăn quá đơn điệu, thỏ mập quá hay ốm quá . - Nuôi dưỡng kém, chật chội, nóng nực, ẩm thấp, tối tăm, mưa tạt gió lùa. Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ, nếu do môi trường hoặc chăm sóc nuôi dưỡng có thể khắc phục được, còn nếu do bệnh tật thì nên loại thải sớm. Chuồng nuôi ổ đẻ:

Ngày đăng: 22/12/2013, 08:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan