Một sốlưuý đầu vụ lúađôngxuân2005 - 2006 Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Hiện nay nước lũ đang rút mạnh, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, nông dân nên sạ sớm từ 15/11-15/12/2005 là thích hợp, như vậy việc chuẩn bị từ trong nhà đến ngoài đồng hiện nay rất khẩn trương, sau đây là mộtsố điểm cần lưuý 1. Chuẩn bị giống: a. Giống thích hợp: Nên sử dụng giống lúa ngắn ngày (+- 90 ngày) để né lũ an toàn, từng vùng cụ thể nên theo hướng dẫn của khuyến nông địa phương. Nên tìm hiểu thật kỷ đặc điểm của giống, đặc biệt phải hiểu rõ nhược điểm của giống để có biện pháp khắc phục. Bà con nông dân có thể chọn các giống sau đây: - 5 giống lúa xuất khẩu được Bộ NN-PTNT khuyến cáo: IR64, VNĐ 95-20, OMCS 2000, OM 1490 và MTL 250. - 3 giống lúa thơm ngắn ngày đang trồng phổ biến: Jasmine 85, OM 3536, VĐ 20 - 2 giống lúa cao sản, thích nghi rộng, chất lượng thấp: IR 50404, OM 576 (Hầm Trâu) không khuyến khích nhưng nông dân có diện tích lớn vẫn còn trồng nhiều. - 5 giống cũ còn thích nghi nhiều vùng: AS 996, TNĐB 100, MTL 233, OM 2395, MTL 325 - 7 giống đang phát triển: VNĐ 99-3, OM 2717, OM 2718, OM 2514 (hoa hậu, trổ rất nhanh), OM 4495 (chịu khô hạn, NS cao), OM 4498 (chịu phèn, NS cao), OM 2517 (chịu phèn) - 7 giống đặc sản thích nghi diện hẹp: KDM 105, ST1, ST3, ST5, Nếp (OM 85, OM 2008, Nếp Bè) b. Cần chú ý đến chất lượng giống (độ nảy mầm, độ thuần). - Trước khi sạ nên phơi lại 1-2 nắng nhẹ (phơi nắng sáng từ 8-12 giờ). Lưuý phơi xong cần để lúa giống vào chỗ mát cho nhiệt độ trở lại bình thường. - Trước khi mang giống đi ngâm cần thử tỷ lệ nảy mầm, nếu đạt >90% thì được, nếu thấp hơn phải đổi giống. - Nên sử dụng giống có độ thuần (độ rặt) cao, tốt nhất sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn giống xác nhận (có độ thuần > 99,5%) sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất. c. Số lượng giống cần sạ: nên sạ thưa: khống chế từ 80 - 120 kg/ha cho sạ gác và 140-160 kg/ha cho sạ ngầm (với điều kiện độ nảy mầm của giống trên 90%). d. Phương pháp sạ: hiện nay cần đẩy mạnh khuyến cáo sạ hàng có rất nhiều ưu điểm và nếu áp dụng sạ hàng chỉ cần lượng giống 80-100 kg/ha (sẽ tiết kiệm gần ½ lượng giống cho sản xuất). 2. Làm đất và vệ sinh đồng ruộng: VụĐôngXuân không sợ xì phèn do đó làm đất kỷ (lồng trục ít nhất 2 lần) để tạo nên một lớp bùn nhuyễn, khi gieo xuống cây lúa có điều kiện mọc thật tốt. Đặc biệt trên đất phèn sạ ngầm, trục 2 lần cho năng suất cao hơn trục 1 lần từ 400 – 600 kg/ha, do đó trên đất phèn cần tiến hành làm đất kỷ và vơ cỏ thật sạch trước khi gieo, nếu làm đất không kỷ khi gieo, hạt lúa sẽ nằm trên xác cỏ sẽ bị nổi về sau và bị chết. 3. Củng cố bờ - các hệ thống kênh mương - thủy lợi nội đồng: Đảm bảo bờ chắc chắn để giữ nước - tránh mất phân – các hệ thống kênh mương nội đồng cần củng cố, khơi sâu để khi nguồn nước cạn kiệt vẫn có thể bơm chuyền để tưới kịp lúc. Xem lại các cống bọng cho thật an toàn trước khi gieo, đặc biệt là sạ ngầm "nước rút ló bờ mới được sạ" và khi sạ "nhất thiết phải đóng tất cả các cống bọng lại" 4. Diệt chuột, diệt ốc bươu vàng: - Tranh thủ diệt trứng ốc bươu vàng mọi lúc, mọi nơi khi phát hiện (trứng màu hồng đặc trưng, rất dễ nhận biết) nếu làm được điều này khi gieo lúa mật độ ốc bươu vàng sẽ giảm rất nhiều. - Tranh thủ đặt bẩy diệt chuột trong nhà (rất dễ bắt, hiện chuột đang đói ăn). Không nên dùng bã mồi đặt trong nhà vì (i) dễ gây chết chó, mèo, gia cầm và (ii) khi chuột chết sẽ chui rúc vào xó kẹt, tìm không ra, rất hôi thối. - Ở ngoài đồng trong vùng có nhiều chuột, trước khi sạ 3-4 ngày nên đặt bã mồi bằng lúa mộng trộn thuốc (rất hấp dẫn chuột) cũng sẽ diệt được mộtsố chuột đáng kể, hạ mật số chuột ngay từ đầuvụ rất có ý nghĩa. 5. Chuẩn bị vật tư và phương án sản xuất - Cần lên phương án toàn bộ sản xuất: nếu diện tích lớn có thể sản xuất 2 loại giống: giống thơm, đặc sản sản xuất diện tích ít hay vừa phải ở khu vực dễ đi lại, chăm sóc; diện tích lớn, khu vực khó đi lại hay xa nhà nên chọn giống thích nghi rộng. Cần quy hoạch 1/20 diện tích để làm giống cho vụ sau ở khu vực đất tốt, gần nhà, tiện chăm sóc, sử dụng giống nguyên chủng hay xác nhận để cấy hay sạ hàng là rất tốt. Cần có một cuốn sổ ghi chép lại toàn bộ các khâu kinh tế kỹ thuật đã tác động trên ruộng lúa để sẽ rút kinh nghiệm về sau, rất có tác dụng. - Nếu sản xuất trên đất phèn nên sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình hay Văn Điển để bón lót (từ 200-400 kg/ha) - Vùng đất xám, đất gò, đất cát cần tăng cường bón phân hữu cơ và cũng nên bón lót phân lân nung chảy hay supe đều được. Trong lần bón phân đợt 1 từ 7- 10 ngày sau sạ cần bón đầy đủ cả phân đạm, lân, kali thì lúa mới tốt. . Một số lưu ý đầu vụ lúa đông xuân 2005 - 2006 Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Hiện nay nước lũ đang rút. sớm từ 15/1 1-1 5/12 /2005 là thích hợp, như vậy việc chuẩn bị từ trong nhà đến ngoài đồng hiện nay rất khẩn trương, sau đây là một số điểm cần lưu ý 1. Chuẩn