1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Một số thuật ngữ về thông tin vệ tinh pdf

7 696 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 252,88 KB

Nội dung

Một số thuật ngữ về thông tin vệ tinh Nguồn: khonggianit.vn DBS (Direct Broadcast Satellite): Vệ tinh phát quảng bá trực tiếp: dịch vụ sử dụng vệ tinh để phát quảng bá đa kênh của chương trình truyền hình trực tiếp đến anten đường kính nhỏ. Hình 1: Hệ thống DBS cung cấp chương trình TV đến anten thu có đường kính nhỏ DSS (Digital Satellite System): Hệ thống vệ tinh số h: nhãn của GM Hughes Communications đối với các hệ thống được sử dụng cho DBS công suất lớn. DTH (Direct-To-Home): Dịch vụ truyền hình vệ tinh “Trực tiếp đến hộ gia đình”: dịch vụ cung cấp chương trình trực tiếp đến các anten vệ tinh kích thước nhỏ. DVB (Digital Video Broadcast): Phát quảng bá video số: phát quảng bá video sốmột tiêu chuẩn dùng cho các tín hiệu MPEG-2 được phát qua vệ tinh, cáp và phát quảng bá trên mặt đất. Echostar: Một dịch vụ DBS cung cấp chương trình dưới dạng mạng đĩa anten. FSS (Fixed Satellite Service): Dịch vụ vệ tinh cố định: Dịch vụ vệ tinh mà các trạm mặt đất được đặt ở một vị trí cố định. Foot print: Bản đồ các giá trị EIRP (Công suất phát bức xạ đẳng hướng hiệu dụng) cho biết cường độ tín hiệu tại những điểm đã cho. Người ta cũng gọi là vết quét của vệ tinh, tại đó các thiết bị mặt đất có thể thu tín hiệu do vệ tinh phát tới khu vực đó. C-Band: Một dải tần số từ 3,4 đến 4,2 GHz được dành cho thông tin vệ tinh. Các tín hiệu được phát từ một vệ tinh sử dụng băng C, trong dải băng tần này các đĩa anten đường kính lớn thu tín hiệu vệ tinh trên mặt đất đòi hỏi có công suất thu là 16w. Ku-Band: Một băng tần từ 11,7 đến 12,7 GHz được các vệ tinh có công suất lớn và trung bình sử dụng. Dải tần số 12,2 - 12,7 GHz được DBS công suất lớn sử dụng. Orbit Position: Vị trí quĩ đạo: kinh tuyến tính bằng độ, được xác định bằng hướng Đông hoặc Tây, biểu thị vị trí của vệ tinh đứng yên tại một vị trí so với trái đất. Orbit Spacing: Khoảng cách quĩ đạo: sự phân cách tính bằng độ của kinh tuyến giữa các vệ tinh khi sử dụng cùng tần số và bao phủ chồng lên nhau trên cùng một khu vực. Minisat: Vệ tinh có trọng lượng từ 100 đến 1000 kg Microsat : Vệ tinh có trọng lượng từ 10 đến 100 kg N anosat : Vệ tinh có trọng lượng từ 1 đến 10 kg Picosat: Vệ tinh có trọng lượng nhỏ hơn 1 kg Transponder: Bộ phát đáp: một tổ hợp máy phát và máy thu dải tần số qua vệ tinh, trong đó một tần hoặc nhiều tần có thể được phát đi. Thường các vệ tinh sử dụng băng C có 24 bộ phát đáp, các vệ tinh sử dụng băng Ku có 16 bộ phát đáp. Một số vệ tinh sử dụng kết hợp các bộ phát đáp băng C và băng Ku. Polarization: Phân cực: sự thay đổi hướng và biên độ theo thời gian của tín hiệu vệ tinh. Hướng truyền của tín hiệu thẳng góc với vectơ điện trường và vectơ từ trường. Hình chiếu của đỉnh vectơ điện trường trên mặt phẳng thẳng góc với hướng truyền của tín hiệu tạo ra một hình là hàm thời gian. Hình này xác định hình thái phân cực. Nhìn theo hướng truyền của tín hiệu, tuỳ theo hình chiếu của đỉnh vectơ theo chiều thuận hay chiều ngược kim đồng hồ ta có phân cực thuận hay phân cực ngược. Đỉnh vectơ điện trường có thể có hình chiếu là đường tròn, đường ôvan, đường thẳng, từ đó ta có các loại phân cực tròn, dẹt hay tuyến tính. Transponder Polarity: Cực tính của bộ phát đáp: L = Trái, R = Phải đối với các vệ tinh DBS được phân cực tròn H = phương nằm ngang, V = phương thẳng đứng đối với các vệ tinh được phân cực tuyến tính. Transponder polarization: Phân cực của bộ phát đáp: định hướng của tín hiệu phát/thu. Các tín hiệu vệ tinh DBS được phân cực tròn, hoặc phân cực tròn theo hướng phải (RHCP) hoặc theo hướng trái (LHCP). Polarization adjustment: Điều chỉnh phân cực: có thể thực hiện điều chỉnh LNB bằng cách quay đĩa đến vị trí đạt mức tối ưu của tín hiệu phân cực từ vệ tinh phát xuống mà đĩa thu được. Lyngsat: Một nguồn web cho thông tin tín hiệu của bộ phát đáp trên một vệ tinh. Nó có thể được sử dụng để lập trình cho các máy thu vệ tinh và các máy đo vệ tinh khả trình. SatcoDX8: Nguồn thứ hai cho vệ tinh và bộ phát đáp trên vệ tinh. Transponder Frequency: Tần số của bộ phát đáp: tần số của bộ phát đáp có đơn vị là MHz. LNA (Low noise Amplifiers): Các bộ khuếch đại có mức nhiễu thấp LNB ( Low Noise Block Converter): Bộ chuyển đổi khối có mức nhiễu thấp: phần mạch điện tử của một đĩa thu vệ tinh dùng để tập hợp tín hiệu hướng vào phần mạch đó, khuếch đại tín hiệu lên và chuyển đổi tín hiệu sang dải tần thấp hơn. DiSEqC (Điều khiển thiết bị vệ tinh số): Các tiêu chuẩn được UTELSAT (European Satellite Telecommunications Satellite Organization) nghiên cứu phát triển để chuyển mạch giữa các đĩa thu vệ tinh hoặc các LNB khi sử dụng các bộ kiện chuyển mạch. L.O. (Local Oscillator): Bộ dao động nội: tần số được sử dụng trong LNB để chuyển đổi khối tần số của bộ phát đáp thành dải tần thấp hơn. 11 250 MHz là tần số dao động nội đối với các đĩa thu DBS. 10 750 MHz là tần số dao động nội chung đối với các LNB băng Ku khác. Azimuth: Độ phương vị: vị trí nghiêng của một đĩa thu (tín hiệu) vệ tinh được cho theo đơn vị độ biểu thị bằng một la bàn/góc nằm ngang giữa phương chính Bắc và hướng chỉ của anten, tạo với phương chính Bắc một góc 0,0 0 và tạo với phương chính Nam một góc 180 0 . Elevation: Sự nâng: vị trí lên và xuống của đĩa thu tín hiệu vệ tinh. Góc giữa chùm tín hiệu vệ tinh và mặt nằm ngang. Skew Tilt ( Độ nghiêng, độ dốc): quay đĩa thu vệ tinh hình ovan trong đó một bên của đĩa được nâng lên hoặc hạ xuống đến phía đối diện để đạt được mức thu tối ưu của hai tín hiệu vệ tinh khi sử dụng các LNB tách biệt. Digital Quality Test ( Đo thử chất lượng (tín hiệu vệ tinh) kỹ thuật số): thu được hoặc bằng tỉ số C/N và / hoặc bằng phân tích suất sai lỗi bit để cải thiện độ chính xác khi xếp thẳng hàng các đĩa thu vệ tinh so với mức chỉ sử dụng các máy đo. Digital Satellite Signal Meter ( Máy đo tín hiệu vệ tinh kỹ thuật số): Một máy đặc biệt để thu, giải mã và cỡ đạt được độ khoẻ của tín hiệu vệ tinhthông số quan trọng hơn: tín hiệu C/N và/hoặc BER. Tất cả các thông số trên có thể tổ hợp vào thành sự đọc số hoá chất lượng tín hiệu. Kepler Orbit (Quĩ đạo Kepler): - Quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời theo các hình elip. - Chuyển động Kepler là chuyển động tương đối của hai vật thể điểm dưới ảnh hưởng duy nhất của các lực hấp dẫn Newton giữa chúng với nhau. Molnya Orbit ( Quĩ đạo Molnya): Quĩ đạo được đặt theo tên gọi của hệ thống thông tin vệ tinh của Liên xô (cũ) lắp đặt, lãnh thổ Liên xô (cũ) nằm ở bắc bán cầu tại các vĩ độ cao. Quĩ đạo Molnya có: - chu kỳ T khoảng 12 giờ, - nửa trục lớn bằng a = 26 556 km; độ nghiêng i = 63,4 0 , - độ lệch tâm e = từ 0 đến 0,75, - độ cao cận điểm = a(1 - e) - Re , - độ cao viễn điểm = a(1+ e) - Re, trong đó: - bán kính trái đất Re = 6378 km. Tundra Orbit: Quĩ đạo Tundra: Quĩ đạo có: - chu kỳ T khoảng 24 giờ, - nửa trục lớn bằng a = 42164 km; - độ nghiêng i = 63,4 0 , - độ lệch tâm e = từ ,25 đến 0,40, độ cao cận điểm = a(1 - e)-Re , - độ cao viễn điểm = a(1+ e)-Re, trong đó: - bán kính trái đất Re = 6378 km. GEO (Geo-stationary Earth Orbit) Quĩ đạo địa tĩnh: Quĩ đạo tròn có khoảng cách 35.780 km cách xích đạo trái đất. Các vệ tinh được đặt vào vị trí này trên quĩ đạo luôn luôn xuất hiện tại cùng vị trí trên bầu trời (so với xích đạo). Vị trí vệ tinh được biểu thị bằng độ theo hướng Đông (E hoặc dương) hoặc hướng Tây (W hoặc âm) tính từ kinh tuyến Greenwich. GTO ( Geo-stationary Transfer Orbit) Quĩ đạo chuyển tiếp: Các vệ tinh địa tĩnh thường được phóng lên quĩ đạo tạm thời trước khi được chuyển đến quĩ đạo địa tĩnh GEO. Polar Orbit (Quĩ đạo cực) : quĩ đạo của vệ tinh vuông góc với mặt phẳng xích đạo và đi qua các cực Bắc Nam. Clarke belt (V ành đai Clarke): quĩ đạo địa tĩnh, được đặt tên sau khi Arthur Clarke lần đầu tiên phát biểu là cần có quĩ đạo như vậy để tổ chức mạng truyền thông toàn cầu với 3 vệ tinh địa tĩnh. Apogee (Viễn điểm): điểm trên quĩ đạo elip, tại đó vệ tinh xa trái đất nhất Perigee: Cận điểm: điểm trên quĩ đạo elip, tại đó vệ tinh gần trái đất nhất Apogee Kick Motor (AKM): Động cơ trên boong vệ tinh có khả năng kích hoả đưa vệ tinh từ quĩ đạo chuyển tiếp GTO lên quĩ đạo địa tĩnh GEO. Geo-synchronous Orbit (GSO): Quĩ đạo đồng bộ với trái đất: Một quĩ đạo có khoảng cách với xích đạo trái đất là 35860 km, ở vị trí đó, vệ tinh quĩ đạo tròn có cùng tốc độ quay với trái đất. Quĩ đạo này còn được gọi là “vòng đai Clarke” LEO (Low Earth Orbit): Quĩ đạo thấp: Quỹ đạo thấp có độ cao từ 500 đến 2000 km tính từ bề mặt tráI đất. Các quĩ đạo này rất gần trái đất, do đó các vệ tinh này phải quay với tốc độ rất cao để tránh không bị kéo ra khỏi quĩ đạo của nó vì sức hút của trái đất gây ra. Tại quĩ đạo thấp, một vệ tinh có thể quay một vòng quanh trái đất với thời gian xấp xỉ 1 giờ 30 phút. MEO (Medium Earth Orbit): Quĩ đạo trung bình: Quĩ đạo trung bình có độ cao từ 8000 đến 20 000 km tính từ bề mặt trái đất. - Quĩ đạo này về cơ bản dành cho các vệ tinh phủ các cực bắc và nam của trái đất. - Không giống như quĩ đạo tròn của vệ tinh địa tĩnh, các quĩ đạo trung bình của vệ tinh có hình elip. BOL (Begin Of Life): Thời điểm vệ tinh bắt đầu hoạt động EOL (End Of Life) : Thời điểm vệ tinh kết thúc hoạt động Carrier to Noise ratio (C/N) : Tỷ số biểu thị chất lượng của tín hiệu (chất lượng tín hiệu tốt khi tỉ số C/N lớn) Catalog number: Con số đặc trưng cho một vệ tinh do NASA quy định COMINT (Communica-tion Intelligence): Tình báo thông tin: việc chiếm đoạt lén thông tin của trạm (hoặc vệ tinh) phát tín hiệu thông tin. Coverage: Vùng có thể thu được các tín hiệu vệ tinh. EIRP ( Effective Isotropic Radiated Power): Công suất bức xạ đẳng hướng hiệu dụng: độ đo cường độ tín hiệu từ một anten bằng tích của công suất cấp cho anten và độ tăng ích của anten đối với anten đẳng hướng. Đây là trị số kỹ thuật đánh giá cường độ tín hiệu thu được của anten Inclined Orbit : Quĩ đạo nghiêng (so với mặt phẳng xích đạo): thuật ngữ được dùng cho vệ tinh địa tĩnh GEO, vệ tinh quay ổn định theo hướng Bắc Nam. Từ Trái đất, vệ tinh hiện rõ với thời gian 8 giờ trên bầu trời (một phần của ngày), vệ tinh lúc đó ở trên xích đạo trái đất, thời gian còn lại nó bị che khuất. IOL (Inter-Orbit Link): Đường truyền kết nối các quĩ đạo Launch id : Con số đặc trưng cho lần phóng vệ tinh. LNA (Low Noise Amplifier): Bộ khuếch đại có mức nhiễu thấp PAM ( Payload Assist Module): Mô đun trợ giúp tải của vệ tinh Transponder: Bộ phát đáp: thiết bị kết hợp các chức năng thu, chuyển đổi tần số và phát tín hiệu trên vệ tinh. IDU (Indoor Unit): Cấu kiện của VSAT đặt trong nhà ODU (Outdoor Unit): Cấu kiện của VSAT đặt ngoài nhà UT (User Terminal): Trạm vệ tinh thuê bao . Một số thuật ngữ về thông tin vệ tinh Nguồn: khonggianit.vn DBS (Direct Broadcast Satellite): Vệ tinh phát quảng bá trực tiếp: dịch vụ sử dụng vệ tinh. các máy thu vệ tinh và các máy đo vệ tinh khả trình. SatcoDX8: Nguồn thứ hai cho vệ tinh và bộ phát đáp trên vệ tinh. Transponder Frequency: Tần số của bộ

Ngày đăng: 21/12/2013, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w