1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn - HẠCH TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN M pdf

22 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên.Sau một thời gianthực tập tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long, em đã quyết định chọn đề tài “ HẠCH TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁ

Trang 1

HẠCH TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG

Trang 2

Mục Lục Error! Bookmark not defined.

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Thăng Long 6

2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 7

3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 8

3.1 Bộ máy quản lý của công ty 8

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 9

4 Đặc điểm tổ chức kế toán và công tác tổ chức kế toán 11

4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 11

4.2 Đặc điểm công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 13

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chứng Từ 14

1.Tổ chức kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 15

1.1 Nội dung kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 15

1.2 Phương pháp trả lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 15

1.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian 15

Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu  hệ số cấp bậc 15

1.2.2 Hình thức Trả lương theo sản phẩm 16

Lương thực tế =Lương SP + Lương thời gian + Phụ cấp 16

2 Kế toán tiền lương 16

2.1 Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: 16

2.2 Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 17

2.3 Sổ kế toán sử dụng 17

4 Nội dung các khoản trích theo lương 18

4.1 Các khoản trích theo lương 18

4.2 Chứng từ sử dụng 19

Và các tài khoản có liên quan như: TK 111,112… 19

4.4 Sổ kế toán sử dụng: 19

5 Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long 20

1 Đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương tại công ty 21

1.1 Những ưu điểm 21

1.2 Những nhược điểm 21

Trang 3

KẾT LUẬN 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lao động không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá loài người mà còn là yếu

tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất, không nhữngthế trong mọi chế độ xã hội lao động còn giữ vai trò quan trọng trong viếc táitạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Một xã hội hay nói cụ thể hơnmột doanh nghiệp được coi là phát triển khi lao động của họ tạo ra được năngsuất, chất lượng và có hiệu quả cao

Ngày nay trong các doanh nghiệp yếu tố con người luôn được đặt ở vịtrí hàng đầu Người lao động chỉ phát huy hết khả năng lao động của mình khisức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng mà sự đền bù xứng đáng ởđây tất nhiên không gì khác đó chính là tiền lương và các khoản phụ cấp kèmtheo lương

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động Các doanhnghiệp đã sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế, khuyến khích tinh thần tíchcực lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất Việc xây dựng hệ thống thanglương, bảng lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT,KPCĐ

và quy chế trả lương hợp lý phải xuất phát từ đặc đIểm lao động khác nhautrong từng ngành nghề và trong điều kiện lao động cụ thể nhằm bù đắp laođộng hao phí, nhằm đảm bảo cuộc sống cho bản thân người lao động và giađình của họ

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên.Sau một thời gianthực tập tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long, em đã quyết định chọn đề tài

HẠCH TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠ I CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG” nhằm góp phầnlàm hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtai công ty.Với sự giúp đỡ và chỉ bảo của các cô chú, các anh chị trong phòngtàI chính kế toán của công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thày giáoNguyễn Đăng Huy em đã hoàn thành bàI báo cáo thực tập này

Trang 5

Bài báo cáo thực tập gồm 3 phần:

I Khái quát chung về công ty

II Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần MayThăng Long

III Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiềnlương tại công ty cổ phần may Thăng Long

Trang 6

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Thăng Long

Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long

Tên giao dich:Thang Long Garment Company

Tên viết tắt:THALOGA

Trụ sở chính: 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng- Hà Nội

Tel: (84-4) 8623372, 8622142, 6240592

Email: Thaloga@fpt.vn

Công ty may thăng long trước đây là một doanh nghiệp nhà nước trựcthuộc tổng công ty dệt may Việt nam Được thành lập ngày 08-05-1958 theoquy định của bộ ngoại thương với tên gọi ban đầu là CÔNG TY MAYXUẤT KHẨU và đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt nam.Tổng số cán bộ công nhân viên ngày đầu là 28 người trong đó có 20 côngnhân và 8 cán bộ do đồng chí TRần văn cống là chủ nhiêm

Ngày 31-08-1965 công ty may mặc xuất khẩu đổi tên thành xí nghiệpmay mặc xuất khẩu Ban chủ nhiệm đổi thành ban giám đốc

Năm 1979 xí nghiệp may mặc đổi tên thành xí nghiệp may thăng long

do đồng chí Hoàng văn cống làm giám đốc

Tháng 6-1992 xí nghiệp đổi tên thành công ty may thăng long do đồngchí Lê văn hồng làm giám đốc

Năm 1993 công ty đầu tư 800 triệu xây dựng xưởng may hảI phòng.Cũng trong năm nay công ty đã thành lập trung tâm thương mại và giới thiệu

khu ngoại quan và xưởng sx ống ghen nhựa

Trang 7

Năm 1996 công ty đã đầu tư 39 tỷ VNĐ cho xây dựng nhà máy may

Hà Nam

Bắt đầu từ năm 2000 công ty đã thực hiên hệ thống quản lý

ISO9001-2001, hệ thống quản lý theo tiểu chuẩn SA8000 và hiện đang xây dựng hệthống quản lý môI trường theo tiêu chuẩn ISO 14000

Đầu năm 2004 thực hiên đường lối đổi mới của nhà nước nhằm mụctiêu phát triển ngành may mặc và các lĩnh vực kinh doanh khác, thực hiện tốtcác mục tiêu kinh tế xã hội tạo việc làm cho người lao động Ngày 1-1-2004công ty may thăng long đã thực hiện cổ phần hoá và đổi tên thành công ty cổphần may thăng long , đồng chí Vũ Đức Thịnh làm chủ tịch hội đồng quản trị,đồng chí lê Văn Hồng làm tổng giám đốc đIều hành công ty Cho đến nayCông Ty Cổ Phần May Thăng Long là đơn vị thành viên trực thuộc TổngCông ty Dệt May Việt nam có quy mô rất lớn gồm 9 xí nghiệp thành viênnằm tại các khu vực như: Hà nội ,Hà nam, Nam định, Hoà lạc với 98 dâychuyền sx hiện đại và gồm 4000 cán bộ công nhân viên có trình độ và chuyênmôn đạt yêu cầu

2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

Hình thức hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần May ThăngLong hiện nay gồm: SX-KD-XNK trên các lĩnh vực hàng may mặc, nhựa,kho ngoại quan Trong đó hoạt động chính vẫn là trong lĩnh vực may mặc vớicác loại sản phẩm cơ bản như:

Trang 8

Việc sản xuất của công ty chủ yếu là gia công may mặc theo các hợpđồng gia công của phía đối tác và được tiến hành theo một 1 quy trình côngnghệ hiện đại khép kín và trọn vẹn trong một đơn vị.

Công ty có 7 xí nghiệp thành viên là XN1, XN II, XN III, XN IV, XN

V 5 Xí nghiệp này đóng tại Hà nội, XN HảI phòng đóng tại HảI phòng, XNNam HảI đóng tại Nam định Các xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từngmặt hàng

3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệuquả cao, cung cấp kịp thời mọi thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý làmong muốn tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công Ty Cổ Phần MayThăng Long nói riềng Việc tổ chức bộ máy quản lý là nhiệm vụ của banlãnh đạo công ty, công ty hoạt động có hiệu quả hay không trước hết phụthuộc vào bộ máy quản lý được sắp xếp có khoa học hay không? Phân côngcông việc có đúng chức năng nhiệm vụ và công nhân viên có được sử dụngđúng chuyên môn để phát huy hết khả năng và tiểm lực của mình haykhông? Để đáp ứng với những vấn đề đặt ra trên đây Tại Công Ty Cổ PhầnMay Thăng Long bộ máy tổ chức được tổ chức theo phương pháp trực tuyếnnghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo từng chức năng,nhiệm vụ của mình giúp ban giám đốc đIều hành ra những quyết định đúngđắn những phương pháp tối ưu nhất có thể đạt được nhằm có lợi cho côngty

3.1 Bộ máy quản lý của công ty.

Trang 9

Tổng giám đốc

Giám đốc điều hành kĩ thuật

Giám đốc điều hành sản xuất

Giám đốc điều hành nội chính

Văn

phòng

công ty

Cửa hàng thời trang

Phòng

kỹ thuật chất

l ợng

Trung tâm

th ơng mại và giới thiệu

SP

Phòng kinh doanh nội địa

Phòng

kế toán tàI vụ

Phòng chuẩn

bị sản xuất

Phòng

kế hoạch thị

tr ờng

Giám đốc các xí nghiệp thành viên

Trang 10

3.2 Chức năng các phòng ban trong công ty.

- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đứng đầu công ty, quản lý chungmọi việc trong công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước vềtoàn bộ hoạt động của công ty đồng thời chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý vàTổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộhoạt động của công ty

- Giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc về mặt sảnxuất và thiết kế của công ty

- Giám đốc đIều hành sản xuất: Có trách nhiệm giup Tổng giám đốcđIều hành sản xuất,và trực tiếp chỉ đạo kinh doanh

- Giám đốc đIều hành nội chính: Có nhiệm vụ về các mặt đời sống củacông nhân viên chức và đIều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống

Các phòng ban chức năng khác gồm:

-Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổchức của công ty: quan hệ đối ngoại, giảI quyết các chế độ chính sách chongười lao động

- Phòng kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo, tạo mẫucác mã hàng theo đơn hàn của khách hàng và nhu cầu của công ty Đồng thời

có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm khi đưa vào nhập khothành phẩm

- Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm soát thịtrường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý năm, tổ chứcquản lý công tác xuât nhập khẩu hàng hoá , đàm phán soạn thảo hợp đồng vớikhách hàng trong và ngoàI nước

- Phòng kế toán tàI vụ: Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo từngchính sách của Nhà nước đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và yêucầu của Công ty Phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất

Trang 11

kinh doanh, đề xuất các biện pháp phù hợp đảm bảo hoạt động của công ty cóhiệu quả tốt.

- Phòng chuẩn bị sản xuất: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trongkho cũng như vận chuyển cấp phát nguyên phụ liệu đến từng đơn vị theolệnh sản xuất, ngoàI ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của phụliệu phục vụ sản xuất

- Phòng kinh doanh nội địa: Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa Quản lý

hệ thống các đại lý bán hàng cho công ty và tổng hợp theo dõi báo cáo tìnhhình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của hệ thống cửa hàng nội địa

- Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: Có chức năng trưngbày, giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty Đồng thời là nơI tiếp nhậncác ý kiến đóng góp phản hồi từ khách hàng

- Cửa hàng thời trang: ở đây trưng bày các sản phẩm mang tính chấtgiới thiệu là chính Bên cạnh dố còn có nhiệm vụ cung cấp các thônng tinvềnhu cầu thị hiếu của khách hàng để xây sựng các chiến lược tìm kiếm thịtrường

- Các xí nghiệp: Các xí nghiệp thành viên có ban Giám đốc xí nghiệpbao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc xí nghiệp NgoàI ra còn có các tổtrưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát thống kê, cấp phát nguyênliệu.Trong các trung tâm và các cửa hàng có cửa hàng trưởng và các nhânviên phục vụ bán hàng

4 Đặc điểm tổ chức kế toán và công tác tổ chức kế toán

4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, tổ chức quản lýphù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán, bộ máy kếtoán của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long được tổ chức theo hình thức kế

Trang 12

bàn của Công ty tập trung tại một địa đIểm nên mô hình kế toán tập trung rấtphù hợp với đIều kiện quản lý trong Công ty, đảm bảo sự kiểm tra, giám sátcủa kế toán trưởng và sự lãnh đạo kịp thời của Ban Giám Đốc.

Phòng kế toán tài vụ được tổ chức 11 người gồm: 1 kế toántrưởng(kiêm trưởng phòng kế toán), 1 phó phòng ( kiêm kế toán tổng hợp)cùng với 9 kế toán viên được phân công đảm nhiêm những nhiệm vụ, phầnhành kế toán khác nhau họ đều là những nhân viên có chuyên môn và rấtthành thạo công việc của mình

- Trưởng phòng ( kế toán trưởng) Là người chịu trách nhiệm chungtoàn bộ công tác kế toán của Công ty, theo dõi quản lý cũng như tổ chức đIềuhành

- Kế toán tổng hợp: (kiêm phó phòng) Là người tập hợp số liệu để ghivào sổ tổng hợp sau đó lập các báo cáo tàI chính đồng thời là người giúp việccho kế toán trưởng

- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hìnhnhập xuất tồn kho từng loại nguyên vật tư bao gôm: Vật liệu chính, vật liệuphụ, công cụ lao động diễn ra hàng ngày

- Kế toán tàI sản cố định và vốn: Có nhiệm vụ thao dõi tình hình tănggiảm tính khấu hao tàI sản cố định, theo dõi các nguồn vốn vào các quỹ dựcủa Công ty

- Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tính lương và BHXH chocán bộ công nhân viên của công ty

- Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán công nợ với kháchhàng, với nhà cung cấp và các ngân hàng mà Công ty có giao dịch

- Kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tậphợp chi phí sản xuất trong kỳ thông qua các báo cáo xí nghệp gửi lên và từ đótính giá thành sản phẩm của từng thành phẩm nhập kho

Trang 13

- Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi việc nhập, xuất tồn kho thànhphẩm Tính giá nhập kho, xuất kho thành phẩm, phản ánh và quản lý tình hìnhtiêu thụ thành phẩm của Công ty.

- Kế toán thuế và vật tư: Có nhiệm vụ tính toán theo dõi các khoản thuế,thanh toán với cơ quan thếu,lập báo cáo thuế Theo dõi hạch toán NVL, CCDCnhập xuất tồn trong kỳ và thanh toán phân bổ NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ

- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt thực hiện thu, chi theo lệnh toán nhucầu tồn quỹ, đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh khi số quỹ đối chiếu thực

tế tồn quỹ hàng ngày với kế toán thanh toán

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ Công ty đã áp dụng phầnmềm kế toán Efect Việc ứng dụng này đã giúp cho công viêc làm kế toán củacác nhân viên trở nên nhạy bén và chính xác kịp thời hơn Nhân viên kế toánsau khi tiếp nhận các chứng từ gốc theo từng nhiệm vụ được giao nhân viêntiến hành công việc kiểm tra phân loại, xử lý chứng từ và nhập số liệu vàomáy Toàn bộ dữ liệu sau khi được cập nhật đầy đủ chính xác sẽ được máy tựđộng xử lý

4.2 Đặc điểm công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long

Công tác kế toán là một trong những công cụ quản lý quan trọng đểquản lý, đIều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng các hoạt động

đó theo những mục tiêu đã được đặt ra Nói cách khác, kế toán là một công cụquan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả toàn bộ các hoạt động kinh tếtrong một công ty

Công tác kế toán của Công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn củaquy trình hạch toán từ khâu lập nhật ký chứng từ báo cáo đến lập hệ thốngbáo cáo kế toán

Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ vớimột hệ thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với công tác kế toán của

Trang 14

tiến hành 1 cách thường xuyên và liên tục.Công ty đã đăng ký sử dụng hầuhết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chínhban hành Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống

kế toán thống nhất của Bộ tài chính theo quyết định 114/QĐ/TC/CĐ kế toán

có sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89 Niên độ kế toán mà Công ty áp dụnghàng năm từ 1/1 đến31/12 Công ty tình thuế theo phương pháp khấu trừ.Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tronghạch toán hàng tồn kho Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương phápbình quân cả kỳ dự trữ, kế toán khấu hao tàI sản cố định theo phương phápkhấu hao tuyến tính, kế toán toán chi tiết nguyên vật liệu và thành phẩm theophương pháp ghi thẻ song song

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chứng Từ.

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Ngày đăng: 21/12/2013, 22:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

cỏc bảng phõn bổ - Tài liệu Luận văn - HẠCH TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN M pdf
c ỏc bảng phõn bổ (Trang 13)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w