THỰC TRẠNG VÀ LÝ DO SỬ DỤNGKể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cuối thế kỷ XVIII đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng này đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông ngiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu là dựa vào gỗ, lao động chân tay, sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học.Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp thế giới dẫn đến chất lượng môi trường trên Trái Đất cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Chất thải từ các nhà máy, phương tiện vận chuyển… là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô nhiễm không khí là mối quan tâm lớn của dư luận xã hội toàn cầu; tình trạng ô nhiễm được xem là tác nhân hàng đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Đây là nguyên nhân gây đột quỵ, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, cùng hàng loạt các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi ngày càng tăng cao. Tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu đã lên tới mức báo động. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2016, ô nhiễm không khí đã làm trên 4,2 triệu người chết sớm.Trước thực trạng ô nhiễm không khí toàn cầu, WHO cho rằng, các quốc gia phải có cam kết mạnh mẽ hơn trong cải thiện chất lượng không khí. Theo đó, cần tăng cường năng lực hệ thống theo dõi, giám sát chất lượng không khí và chia sẻ thông tin, số liệu với công chúng nhằm tăng cường các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu phát thải khí trong giai đoạn ô nhiễm không khí đã vượt quá ngưỡng khuyến cáo này, Theo đó, nguồn gây ô nhiễm cần được xác định thấu đáo trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn nhằm đảm bảo không khí sạch.Một giải pháp cần ưu tiên là chuyển đổi nhiên liệu truyền thống sang sử dụng nhiên liệu sạch, ít phát khí thải như CO, SO2, hạt bụi và CO2 vào không khí.Hiện nay có nhiều loại nhiên liệu sạch được sử dụng như Hydro, dầu diesel sinh học, nước, nhiên liệu pha Ethanol, Nitơ hóa lỏng, khí nén, khí nén thiên nhiên CNG, khí dầu mỏ hóa lỏng, rác thải… Trong đó, khí nén thiên nhiên CNG đang được sử dụng thay thế cho xăng, diesel và khí hóa lỏng LPG để giảm chi phí sử dụng nhiên liệu cũng như giảm khí thải độc hại ra môi trường. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CNG1. Khí nén thiên nhiên CNG là gì ?CNG (Compressed Nature Gas) là khí thiên nhiên có thành phần chủ yếu là mêtan (CH4) được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ, qua nhà máy xử lý để loại bỏ các tạp chất và các cấu tử nặng, sau đó được vận chuyển bằng đường ống tới nhà máy nén khí. Khí thiên nhiên được nén tới áp suất (200 – 250) bars, ở nhiệt độ môi trường đề giảm thể tích bồn chứa, tăng hiệu suất và giảm chi phí vận chuyển bằng các phương tiện vân tải đường bộ, đường sắt, đường thủy.2. Thành phầnCNG là khí nén thiên nhiên có thành phần là hidrocacbon trong đó metan (CH4) chiếm thành phần chính hơn 88%, etan (C2H6) chiếm khoảng hơn 4,5% cùng một lượng nhỏ propan (C3H8), butan (C4H10) và các khí khác. Thành phần của khí nén thiên nhiên CNG3. Phân loạiCNG cũng như các loại khí hóa lỏng khác có sự phân biệt dựa vào thành phần của từng loại chất tồn tại trong CNG. Nó được thường được phân biệt theo từng quốc gia với hàm lượng về các thành phần khác nhau Thành phần của các loại CNG ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới4. Tính chất cơ bản của CNG