CHỤPẢNHMẪUCÁ Bài viết này nhằm mục đích chia xẻ kinh nghiệm với các bạn làm trong ngành sinh học hoặc các ngành liên quan về vấn đề chụpảnh các mẫucá khi đi điều tra thực địa trong rừng, không có các thiết bị phụ trợ chụpảnhcá như ở nhà. Dĩ nhiên ai quan tâm cũng có thể tham khảo. Rất mong nhận được được sự đóng góp thêm của các bạn! I. Vài lời về chụpảnhcá và mẫucá So với các đối tượng trên cạn, chụpảnhcá gặp khó khăn hơn do tính chất đặc thù của sinh vật dưới nước. Đối với cá trong điều kiện tự nhiên, thiết bị lý tưởng nhất là máy chụpảnh dưới nước, và tất nhiên bạn phải bỏ ra một số tiền kha khá để mua thiết bị chuyên dụng!:-)) Ngoài ra, chỉ ở biển nước mới đủ trong để bạn chụpảnh dưới nước thôi. Với cá nước ngọt trong sông, hồ thì máy chụpảnh dưới nước thường cũng bó tay, trừ những con suối lớn và nước trong vắt! Với cá còn sống trong hồ kính, bạn gặp phải một khó khăn khác là bị kính chắn phản chiếu và khó lấy nét tự động, còn lấy nét bằng tay thì cũng không phải lúc nào cũng dễ vì nhiều loài cá nuôi trong hồ thường bơi tung tăng. Với cá còn sống trong hồ kính, muốn có được một tấm ảnh đẹp, thường người ta phải thiết lập nguồn sáng cố định chiếu vào hồ cá. Ở ngoài hồ, phía chụpảnh thường để tối, để tránh phản chiếu ánh sáng và đổ bóng từ mặt kính này của hồ. Nói chung, chụpảnhcá và các động vật còn sống dưới nước là một thử thách và đôi khi làm bạn “điên đầu” vì khó đạt được một bức ảnh ưng ý, đặc biệt khi bạn không phải người chụpảnh chuyên nghiệp, không có thiết bị phụ trợ! II. Chụpmẫucá Trong bài viết này, tôi chủ yếu trình bày kinh nghiệm học được về chụpảnhmẫu cá, tức là mẫu vật đã chết, dễ hơn so với chụpảnhcá còn sống, tuy nhiên không phải không có khó khăn. Tất nhiên, tôi không bàn luận gì về các kiến thức chụpảnh như tốc độ, khẩu độ, . và các vấn đề kỹ thuật chụpảnh cơ bản khác, những điều mà một người chụpảnh cần phải biết để có được một tấm ảnh bình thường đạt yêu cầu. Tất nhiên, trong bài này chỉ trình bày cách chụp những mẫucá tương đối nhỏ, kích thước thường không quá 30cm, vừa đặt trong một khay nhỏ mà bạn có thể dễ dàng mang vào rừng. Với mẫu cá, một trong những thử thách đáng kể nhất là ghi lại được màu sắc trung thực của nó, vì hầu hết các loài cá sau khi chết biến đổi màu sắc, trong khi màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng để nhận diện loài về mặt hình thái ngoài trước khi đi vào phân tích mẫu chi tiết. Ở một số loài, sau khi chết vài giờ đồng hồ, nếu bảo quản mẫu tốt (trong nước đá chẳng hạn), màu sẽ được lưu giữ gần giống với màu thực. Nhưng ở một số loài, ngay sau khi chết, con cá biến đổi màu sắc Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 1/9 mạnh đến nỗi hầu như không còn giống gì với lúc còn sống. Ở một số loài khác, ngay cả lúc còn sống trong hồ, màu sắc cũng thay đổi đáng kể tùy theo trạng thái con cá. Chắc bạn cũng đã từng thấy một con cá chọi (cá xiêm, cá đá) (Betta splendens, họ Belontiidae) khi ở trạng thái “xung trận” thì màu sắc rực rỡ như thế nào, còn khi thua trận thì màu sắc nhợt nhạt như cá chết rồi! Với bọn cá này, muốn chụp được một tấm ảnh đẹp, thường bạn chỉ có thể chụp nó trong hồ nuôi, ở trạng thái màu sắc đẹp nhất, hoặc chụp khi con cá ở trong điều kiện tự nhiên. Với mẫu cá, khi chụp trên cạn, bạn gặp một khó khăn nữa là vảy cá phản chiếu ánh sáng, ngay cả với các loài cá da trơn không vảy, bạn vẫn bị hiện tượng phản chiếu ánh sáng do nước bám trên thân cá. Ngoài ra, mẫucá chỉ có thể chụp khi ướt. Khá nhiều người chụpảnhcá và mẫucá chuyên nghiệp có những thiết bị chuyên biệt (phần lớn là họ tự “chế” ra) để giải quyết các vấn đề này. Trong trường hợp đi điều tra ngoài thực địa dài ngày, bạn sẽ gặp một số khó khăn liên quan đến chụpảnhmẫucá như sau: – Mẫu nên được chụp càng sớm càng tốt, thường là ngay sau khi chết, để bảo toàn màu sắc. – Các thiết bị phụ trợ chụpảnh nếu có thì lỉnh kà lỉnh kỉnh, soạn ra trước khi chụp cũng khá mất thời gian, chẳng lẽ cứ bắt được một loài cá, bạn lại dựng thiết bị ra chụp ngay? – Đem theo nhiều thiết bị chụpảnh chuyên dụng khi đi rừng không phải là điều dễ dàng, khiến cho balô của bạn nặng thêm, ngoài ra mục đích chính là nghiên cứu cá, chụpảnh chỉ là một phần trong đó! Như vậy khi điều tra thực địa, để chụp được một ảnhmẫucá đẹp, không chỉ về mặt nghệ thuật, chất lượng ảnh mà còn “đẹp” cả về phương diện phản ánh được rõ ràng, trung thực các đặc điểm hình thái ngoài của con vật để hỗ trợ cho phân loại (trong đó màu sắc là quan trọng nhất), bạn phải suy nghĩ đến nhiều yếu tố như: cân đối giữa hiệu quả thu mẫu và đầu tư thời gian cho chụpảnh Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 2/9 Hình 1. Trái: một chú cá đuôi cờ đực (Macropodus opercularis, họ Belontiidae) khi còn bơi lội tung tăng trong tự nhiên. Phải: loài cá này ngay sau khi chết (ảnh chụp "ké" cá của người đánh cá!). Bạn có thể thấy ở loài này, khi chết màu sắc thay đổi hoàn toàn và trông rất xấu! mẫu, tiết kiệm thời gian, không phải mang theo nhiều thiết bị hỗ trợ chụpảnh để gọn nhẹ trong lúc đi rừng, tiết kiệm pin khi phải dùng máy ảnh (số) dài ngày trong rừng, không làm hỏng máy ảnh khi thao tác trong môi trường gần nước và hóa chất (cồn, formol), . Lưu ý rằng khi chụp “hỏng ăn” một mẫu cá, bạn không có cơ hội sửa sai, vì mẫu sau khi đã bảo quản trong cồn hoặc formol (formaldehyde) sẽ mất màu và lúc đó giá trị nghệ thuật của ảnhchụp sẽ không còn, chỉ còn giá trị khoa học mà thôi, không thể hiện được cái đẹp của một mẫu vật cá còn tươi nữa. Bạn xem vài hình minh họa dưới đây để thấy rõ hơn điều này. Ghi chú: Mấy hình minh họa trên đây chụp cách đây 6 năm, dùng máy ảnh số Mavica của Sony, ghi vào đĩa mềm 1.44MB, một đĩa mềm chụp được đến mấy chục ảnh! Ôi, công nghệ! :-)) III. Cách chụpmẫucá mà tôi học được Tôi có điều kiện được làm việc với một trong những chuyên gia về cá ở Đông Nam Á là Tyson Roberts. Ông này cũng quan tâm đến vấn đề chụpảnhmẫucá với một số khó khăn mà tôi đã đề cập ở phần trên. Ông nói rằng mình không biết gì nhiều về các kỹ thuật chụp ảnh, phần lớn ảnhchụp đều để ở chế độ tự động, cứ đưa lên là bấm máy, không ngắm nghía gì nhiều! Vì thế, đối với ông ta, chuẩn bị mẫuchụpảnh cho hoàn hảo là yếu tố quan trọng nhất. Về phương diện phân loại cá, tất nhiên thu được mẫu một loài hay, loài mới, bảo quản mẫu tốt, định danh chính xác, . là những ưu tiên cao nhất của người làm phân loại cá. Tuy nhiên, ảnhchụp cũng là một hỗ trợ cho công tác phân loại và nếu trong một báo cáo khoa học về cá, bạn sử dụng các ảnhchụpmẫu thật đẹp, phản ánh thật chính xác các loài cá thì giá trị của báo cáo càng cao, đúng không các bạn? Tôi sẽ trình bày cách chuẩn bị và chụpmẫucá mà tôi học được từ chuyên gia này và một số nhận xét liên quan đến phương pháp này. Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 3/9 Hình 2. Barilius sp. (họ Cyprinidae). Trái: mẫu vừa bắt đem lên cạn, phải: mẫu cố định trong formol khoảng 1 tuần. Hình 3. Botia morleti (họ Cobitidae). Trái: mẫu vừa bắt, phải: mẫu trong formol. 1. Bảo quản mẫucá dùng để chụpảnh ngay sau khi thu được mẫuMẫucá đem lên cạn chết và mất màu rất nhanh, trừ khi bạn rộng chúng trong bể chứa. Nếu giữ cá sống, bạn cũng rất lỉnh kỉnh với các xô, thùng, bể chứa phải xách dọc đường đi điều tra trước khi quay về điểm cắm trại. Hơn nữa, nhiều loài cá ở suối đòi hỏi hàm lượng ôxy trong nước rất cao và nước chảy. Khi giữ bọn này trong thùng chứa, nhiệt độ nước thường lên cao, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, và bọn này kiểu gì cũng chết rất nhanh, trừ khi bạn có máy sục khí chạy pin. Do vậy, sau khi có mẫu, bạn chuyển ngay vào nước đá. Nếu có một hộp cách nhiệt tốt, bạn có thể giữ nước đá đến 1-2 ngày trong rừng, khi không có điều kiện quay ra vùng dân cư để mua nước đá. Bảo quản ngay lập tức mẫucá trong nước đá có vài ưu điểm sau: – Nước đá gần như một chất gây mê đối với cá, khiến cá chết theo kiểu lịm đi từ từ một cách không đau đớn, âu cũng là một cách giết mẫu vật nhân đạo! – Cá được bảo quản màu sắc khá tốt, gần giống với màu lúc còn sống (trừ một số nhóm, các chi tiết màu sắc tinh xảo nhất gần như mất ngay khi con cá vừa chết, ví dụ như ở một số nhóm cá bống suối, ánh xanh lóng lánh trên mang và vi ngực rất đẹp mất ngay khi con cá chết hoặc gần chết). – Mẫucá để một ngày trong nước đá (từ sáng đến chiều trong một ngày điều tra) vẫn còn tương đối mềm, bạn có thể xoè các vây ra và cố định hình dạng vây trước khi chụp ảnh. Cá khi chết các vây thường xếp lại, chụpảnh những mẫu này chán phèo và không phản ánh đúng hình dạng con cá cần thiết cho phân loại!:-)) – Bạn có thể chứa được nhiều mẫucá trong một khoảng không gian hạn chế, thuận tiện cho việc di chuyển trong khi đi thực địa. – Bạn có thể chuẩn bị dụng cụ chụpảnh vào cuối ngày (hoặc thậm chí sáng ngày hôm sau, vì ở trong rừng thường không đủ ánh sáng để chụpảnh khi quay về điểm cắm trại), và chụp một lần tất cả các mẫu thu được trong ngày, tiết kiệm thời gian bày biện, soạn dụng cụ chụp ảnh, và cũng thuận tiện cho việc ghi chép, sắp xếp mẫu. Nếu không có nước đá, có thể bạn sẽ phải cố định và chụpmẫu ngay sau khi thu được một mẻ cá đánh lên, hoặc giữ cho cá sống càng lâu càng tốt trong thùng chứa và đợi khi đủ số lượng để dựng “đồ nghề” chụpảnh ra một lần cho bõ công, thực hiện ngay trên đường đi điều tra trong ngày, không đợi lúc quay về nơi cắm trại! 2. Cố định mẫu Như đã đề cập, cá khi chết các vây thường xếp lại, bạn phải dựng các vây lên thì mẫu mới đẹp và giúp nhận thấy các tia vây rõ ràng, một đặc điểm quan trọng trong nhận diện mẫu vật (không phải chỉ để cho hình đẹp mà còn dễ dàng trong phân tích mẫu sau này). Cách thực hiện như sau: Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 4/9 – Chuẩn bị formol đậm đặc (không pha loãng xuống nồng độ 10% như khi dùng để cố định mẫu cá), khay nhỏ để đựng mẫu cần xử lý, bông gòn để tẩm formol. – Nhẹ nhàng dựng từ từ một vây cá lên (ví dụ vây lưng) cho căng hết cỡ. Cẩn thận đừng kéo quá tay mà làm rách màng vây ra khỏi các tia vây, vì nếu xảy ra chuyện đó thì “vô phương cứu chữa” và vây cá sẽ sụp xuống hoàn toàn! Phần lớn các loài cá bống có vây lưng rất mỏng manh và dễ rách màng vây, bạn càng phải cẩn thận với bọn này! – Dùng bông gòn tẩm formol đậm đặc đặt lên cái vây cá vừa dựng lên đó, sát phần gốc vây chỗ tiếp xúc với thân cá, giữ nguyên như vậy một thời gian, lâu mau tùy theo loài cá, nhưng thường mất khoảng vài phút. Formol đậm đặc sẽ làm cho mô cơ tại gốc các tia vây cứng lại và giữ nguyên cho vi cá dựng lên cố định. – Làm tương tự cho tất cả các vây. Đối với các vây chẵn (vây ngực và vây bụng), bạn chỉ dựng các vi ở một bên cá, vây đối xứng phải xếp lại. Như vậy ảnh sẽ được được chụp từ phía các vây xoè ra, các vây bên kia xếp lại tránh làm “rối” ảnhchụp mẫu. – Mẫu nào xử lý xong bạn nên chuyển ngay trở lại vào nước đá để tránh cho con cá bị mất màu. Nếu định để mẫu qua đêm rồi sáng hôm sau mới chụp, bạn có thể giữ mẫu đã cố định trong formol loãng (khoảng 7-8%) và ngâm bình chứa mẫucá trong nước đá để bảo quản màu sắc. – Thực hiện cố định vây tất cả các mẫu cần chụpảnh một lượt rồi sau đó hãy thực hiện chụp một lần cho đỡ tốn công. • Ghi chú: Khi tiếp xúc với formol bạn nên đi găng tay y tế và tránh hít hơi formol, vì đây là chất có khả năng gây ung thư (carcinogen)! Một số người còn cho rằng hít hơi formol lâu dài có thể gây vô sinh!!! Tuy nhiên, khi cố định vây cá (xem phần dưới), với các loài cá nhỏ hoặc có vây rất mềm, ngón tay bạn không tiếp xúc trực tiếp với mẫu nên khó cảm nhận được sức căng khi kéo vây cá lên, và găng tay “lùng nhùng” dễ làm hỏng mẫu. Do vậy nhiều khi bạn vẫn phải để tay trần tiếp xúc với formol, chấp nhận “hy sinh” cho khoa học (và cả nghệ thuật nữa) vậy!:-)) Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 5/9 Hình 4. Mẫucá có xử lý cố định các vây và không xử lý cố định vây. Trái: mẫuchụp ngay sau khi bắt, không xử lý, chụp trên cạn, nền trắng. Phải: mẫu có xử lý cố định các vây, chụp trong nước. Hai hình là hai con cá đều thuộc giống Garra (cá sứt mũi), họ Cyprinidae, nhưng thuộc hai loài khác nhau. 3. Chụpảnh Sau khi đã cố định được đủ số mẫuchụp ảnh, bây giờ đến lúc bạn trổ tài “bắn”! Bạn cần một số “món” sau: – Các kim ghút kích cỡ khác nhau, tùy theo cỡ cá, cả hai đầu đều nhọn dùng để ghim cá. – Các tấm xốp, hoặc gỗ bần để ghim mẫucá lên đó. Mặt đáy các tấm xốp này bạn có thể dán các giác hút để khi đặt trong khay và đổ nước vào nó chìm, vì mấy tấm xốp này nổi trên mặt nước. Hoặc, đơn giản hơn cả là bạn lấy bốn cục đá đủ nặng để dằn tấm xốp hoặc miếng gỗ bần xuống đáy khay nhôm, sao cho khi đổ nước vào nó vẫn chìm. Các tấm gỗ bần có thể được sơn các màu khác nhau cho “tương thích” với màu con cá bạn định chụp, tuy vậy, khá nhiều người chụpmẫucá chọn màu xanh dương nhạt. – Một khay đủ lớn để đặt mẫucá lọt vào trong, đủ sâu để khi đặt mẫucá ghim vào, mẫu ngập hẳn trong nước. Tránh dùng các khay có màu sậm vì nó sẽ phản chiếu màu vào nước. – Nếu bạn là người chụp ảnh, nên có một người giúp dàn mẫu ra cho bạn chụp. Nếu phải làm một mình, sẽ mất thời gian hơn rất nhiều vì cứ phải nhúng tay vào nước rồi lau tay để cầm máy ảnh, và máy ảnh tanh rình!:-)) Người chuẩn bị mẫuchụp còn có thể giúp bạn ghi chép bức ảnh nào chụpmẫucá nào, tránh “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, khi mà sau này bạn mô tả một mẫu mà lại dùng nhầm ảnhchụp từ một mẫu khác!:-)) Điều này đặc biệt đúng với nhiều giống cá phức tạp, bạn không thể biết ngay có bao nhiêu loài trong các mẫu thu được mà chỉ sau khi phân tích chi tiết các mẫu vật sau này! Và . Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 6/9 Hình 5. Ghim mẫucá đã xử lý và đặt trong khay có nước. Một số nhược điểm khi chụpmẫucá trên cạn đã được trình bày ở phần trên. Thế nhưng khi thả mẫucá vào trong nước, những điểm bất lợi sẽ không còn. Do vậy bạn thực hiện chụp như sau: – Đặt tấm gỗ bần cố định dưới đáy khay nhôm và đổ nước vào. – Lấy mẫucá bạn đã chuẩn bị và dùng kim ghút nhọn hai đầu ghim vào phần ngang hông cá sao cho vuông góc với thân cá. Phía ghim là phía các vây chẵn xếp lại (để phía các vây xoè ra hướng về phía chụp). Nếu muốn chụp mặt lưng (nhiều loài cá dẹp chiều lưng-bụng do vậy người ta thích dùng ảnhchụp mặt lưng để minh họa), bạn ghim ngay dưới dụng, phần giữa con cá. – Ghim đầu kia kim ghút vào tấm xốp sao cho con cá song song với mặt đáy khay, và mẫu ngập hẳn trong nước. – Đợi cho mặt nước ngưng sóng sánh và thực hiện chụpmẫucá vuông góc từ trên xuống. 4. Ánh sáng và một số điều lưu ý trong phương pháp chụpảnh này Như bạn thấy, trong phương pháp này, ảnh được chụp xuyên qua mặt nước. Bạn nên chụp trong điều kiện ánh sáng đủ và không dùng đèn chớp. Nếu ánh sáng quá mạnh, như gần giữa trưa chẳng hạn, mẫucá ghim lơ lửng trong nước sẽ bị đổ bóng. Tất nhiên, bạn có thể dùng phần mềm xử lý ảnh để loại bỏ bóng đổ, nhưng như vậy sẽ mất thời gian, không hay bằng chụp một bức ảnh tốt và không phải xử lý trên máy tính sau này. Ngoài ra, rất khó xử lý nền của ảnhchụpmẫu cá, do viền các vây cá có màu trong suốt hoặc gần trong suốt, tăng/giảm độ tương phản dễ làm mất chi tiết chỗ mép các vây, còn xóa phông bằng phương pháp thủ công thì làm cho phần mép các vây cá trông không tự nhiên như một ảnhchụp tốt mà không xử lý, hoặc giả sử bạn có thể xử lý được hoàn hảo thì cũng rất mất thời gian. Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 7/9 Hình 6. . "Bắn" cá!!! Oofs, Tyson Roberts, không phải tôi!:-)) Điều kiện ánh sáng lý tưởng nhất trong phương pháp này là trời đủ sáng và râm, không nắng. Trong trường hợp trời nắng, bạn có thể che nắng bằng dù hoặc một tấm vải, hay dùng cái áo sơ mi nào đó che cao cao phía trên khay chụpmẫu cũng được :-)), chỉ để ánh sáng khuếch tán chiếu vào khay đựng mẫu chụp. Đừng dùng các vật liệu che nắng có màu sặc sỡ hoặc màu “loang lổ” như một cái dù bằng vải hoa chẳng hạn, nó sẽ đổ bóng lên khay nhôm có nước và làm thay đổi màu thực của mẫu cá. Bạn xoay khay chụpmẫu sao cho bóng đổ của mẫucá là tối thiểu. Nếu bạn chụp nhiều mẫu và mất một thời gian lâu (cả giờ chẳng hạn), thì mặt trời sẽ di chuyển, do vậy hướng đặt khay lúc đầu có thể là tốt, nhưng sau 15 phút – nửa giờ có thể trở thành vị trí bị đổ bóng nhiều. Bạn nên để ý điều này và xoay khay chụpmẫu để hạn chế bóng đổ. Bạn cũng đừng để bóng của chính mình đổ trên mẫucá (do đứng chụp thẳng đứng từ trên xuống). Thời gian chụp tốt nhất là lúc mặt trời chưa lên cao (8-9 giờ sáng) hoặc đã xuống lưng chừng (3-4 giờ chiều), đủ sáng, không quá chói, nhưng cũng chưa xiên quá mức gây ra bóng đổ mạnh, và bạn đứng chụp ở phía đối diện với mặt trời để tránh bóng đổ của mình trên mẫu cá. Tất nhiên thời gian thích hợp còn tùy theo vùng, mùa và thời tiết trong ngày nữa. Theo tôi, đây có lẽ là phương pháp chụpmẫucá đơn giản nhất, không đòi hỏi bất kỳ thiết bị chụpảnh phụ trợ đặc biệt nào, ngoại trừ cái máy ảnh :-)), và bạn chỉ bị phụ thuộc vào thời gian chụp do sử dụng ánh sáng khuếch tán tự nhiên. Với phương pháp này, bạn đỡ phải vác theo nhiều phụ kiện dàn dựng chụpmẫu cá, không tiêu hao nhiều pin với máy ảnh số (vì không dùng đèn chớp, cả trên máy lẫn đèn chớp ngoài), tăng trọng lượng balô không cần thiết. Thêm 0,5kg trong balô của bạn chả là gì khi bạn ở thành phố và ngồi trên xe máy, nhưng nếu phải vác một balô khoảng 7-10kg và lội bộ 10-15km một ngày đường rừng thì đến cuối ngày 0,5kg sẽ biến thành 5kg!:-)) IV. Một vài tình huống chụpảnhcá khác Một phương pháp khác cũng rất hay được những người chụpmẫucá sử dụng là dùng hộp mẫu, dạng một bể nhỏ bằng kính hoặc mica trong suốt, đổ nước vào và chụp ngay mẫucá lúc còn sống trong đó. Tuy nhiên, trong phương pháp này, ít khi nào bạn có được một ảnhchụp con cá với tất cả các vi xoè ra đầy đủ, tư thế con cá không đẹp vì khi bị bỏ trong một không gian chật hẹp, nó hoảng hốt bơi lung tung và khi đứng yên thì lại thường rúc đầu vào một góc bể. Bạn cũng không thể kiểm soát thời gian cần thiết để chụpảnh (thời gian là một yếu tố quan trọng khi đi thực địa) vì không biết được lúc nào con cá ở vị trí chụpảnh tối ưu. Nhiều khi bỏ con cá vào bể chụp, nó bơi loăng quăng một thời gian lâu, làm bạn điên cả đầu! :-)) Hơn nữa, dù còn sống, nhưng khi hoảng hốt, nhiều loài mất màu sắc tự nhiên, thậm chí đôi khi màu còn tệ hơn cả con cá lúc mới bắt lên và giữ cho chết từ từ trong nước đá! Bạn xem tham khảo vài ảnhchụp kiểu này trong phần ảnhcá của trang web. Một tình huống khác cũng thường gặp là chụpcá trong hồ kính. Thường thì ánh sáng trong hồ cá trưng bày không đủ để chụp không đèn chớp. Nếu dùng đèn chớp trên máy (vì khi đi chơi, với Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 8/9 người chụpảnh không chuyên nghiệp, thường ít khi nào bạn đem theo các thiết bị phụ trợ như đèn chớp ngoài), ánh sáng đập vào mặt kính hắt ngược ra tạo thành một đốm sáng trên ảnh. Trong trường hợp này, tôi thường để máy ảnh hướng xiên với mặt kính hồ, đốm sáng bị chóa do đèn chớp gây ra trên ảnh không “dính” vào con cá muốn chụp. Sau đó về nhà, xén ảnh để loại bỏ phần bị chói đi. Một số ảnhchụp kiểu này cũng được đưa lên để bạn tham khảo. Trong khi đi rừng, nếu ban đêm cắm trại gần một con suối nước trong, bạn cũng có thể xách đèn pin đi rọi các chú cá đang ngủ trong những hốc đá và chụp ảnh. Tất nhiên ảnh trong trong điều kiện này khó đạt chất lượng cao do mặt nước suối gợn sóng, thiếu sáng khiến cho khó lấy nét chủ đề. Nhưng dù sao nếu bạn yêu thích chụpảnh thì cũng đáng để thử. Một số ảnh tôi chụp theo kiểu này được để trong mục ảnhcá và các động vật dưới nước để các bạn tham khảo. Chúc các bạn nghiên cứu cá và những bạn thích chụpảnhcá có được những ảnhchụpcá hoặc mẫucá thật đẹp. Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 9/9 . CHỤP ẢNH MẪU CÁ Bài viết này nhằm mục đích chia xẻ kinh nghiệm với các bạn làm trong ngành sinh học hoặc các ngành liên quan về vấn đề chụp ảnh các mẫu. nhận được được sự đóng góp thêm của các bạn! I. Vài lời về chụp ảnh cá và mẫu cá So với các đối tượng trên cạn, chụp ảnh cá gặp khó khăn hơn do tính chất