SaolùntrắngcũngphátxunggiốngcácPulsar Tác giả: Thohry 15/01/2008 Các quan sát mới đây của kính thiên văn vũ trụ Suzaku, một chương trình hợp tác giữa Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật bản JAXA và đài quan sát tia X của NASA đã đưa ra thách thức đối với các nhà khoa học về những hiểu biết trước đây về cácsaolùn trắng. Các nhà thiên văn học vẫn tin rằng cácsaolùntrắng là xác chết của một ngôi sao đang từ từ nguội đi một cách im lìm để rồi mờ dần và cuối cùng tắt hẳn. Nhưng các số liệu tìm được mới đây đã đưa ra những suy luận khác hẳn. Ít nhất có một saolùntrắng với tên là AE Aquarii, đã phát ra cácxung tia X có năng lượng cao (tia X cứng) khi nó tự quay quanh trục của mình. “Chúng tôi quan sát được sự phátxunggiốngcácsaopulsar ở tinh vân Con Cua, nhưng đó lại từ một ngôi saolùn trắng” Koji Mukai thuộc Trung tâm bay Goddard của Nasa đã nói như vậy. Tinh vân Con Cua vốn là tàn dư của một ngôi sao lớn đã kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ supernova khủng khiếp. Koji nói tiếp: ”Đây là lần đầu tiên các quan sát thiên văn phát hiện được một ngôi saolùntrắng lại có thể phát ra các dạng sóng giống như từ một ngôi saoxung (pulsar) như vậy”. Cácsaolùntrắng và saoxung thuộc hai nhóm sao khác nhau, mặc dầu chúng đều được tạo thành sau khi những ngôi sao thông thường chấm dứt cuộc đời của chúng. Saolùntrắng được sinh ra khi một ngôi sao có khối lượng tương tự với Mặt trời bị hết nhiên liệu hạt nhân. Khi các lớp vỏ ngoài cùng bị thổi bạt vào trong khoảng không xung quanh, lõi của ngôi sao này, dưới tác dụng của lực hấp dẫn, đã sụp đổ và co lại thành một khối cầu chỉ với kích thước của Trái đất, nhưng khối lượng vẫn xấp xỉ Mặt trời !. Saolùntrắng không tự sinh nhiệt mà chỉ còn số nhiệt dư của ngôi sao tiền thân, vì có thể tích nhỏ bé cho nên nó rất nóng và sáng trắng. Saolùntrắng sẽ dần nguội đi qua hàng tỉ năm, cuối cùng chở thành không thể nhìn được nữa và có một cái tên mới : saolùn đen. Saoxung hay pulsar là một dạng sao nơtron (neutron), đó là một lõi sao bị sụp đổ khi ngôi sao tiền thân của nó có khối lượng cực lớn và kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ sao supernova. Ở trên ta đã thấy saolùntrắng có mật độ vật chất rất lớn, nhưng sao nơtron còn có mật độ lớn hơn nhiều: bạn thử tưởng tượng một quả cầu có kích thước cỡ một thành phố nhưng lại có khối lượng tới 1,3 lần Mặt trời. Cácsaoxungphát ra các sóng rađio và tia X dạng xunggiống như những tia sáng phát ra từ các cây đèn biển trên đại dương vậy. Nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Yukikatsu Terada thuộc Học viện Nghiên cứu Vật lý và Hóa học (RIKEN) ở Wako, Nhật bản, thực sự không hy vọng tìm thấy được một ngôi saolùntrắng lại phát ra xung như vậy. Ban đầu họ đã dự định tìm hiểu liệucác ngôi saolùntrắng có gia tốc được các hạt hạ nguyên tử lên tới gần vận tốc ánh sáng hay không. Nếu điều đó đựơc khẳng định, có nghĩa là các ngôi saolùntrắng chính là tác giả của rất nhiều các bức xạ vẫn phóng ra ngang dọc trong vũ trụ và đôi khi ‘vướng’ phải Trái đất. Một số các ngôi saolùn trắng, trong đó có AE Aquarii, tự quay quanh trục rất nhanh và chúng có từ trường lớn hơn từ trường của Trái đất tới hàng triệu lần. Các tính chất này kết hợp lại làm cho chúng có khả năng phát ra các tia vũ trụ. Để tìm ra liệu đó có phải là sự thực hay không, Terada và các đồng nghiệp đã quyết định nghiên cứu AE Aquarii với đài thiên văn Suzaku trong tháng 10/ 2005 và tháng 10/ 2006. Ngôi saolùntrắng này cặp với một ngôi sao bình thuờng khác và tạo thành một hệ sao đôi. Khí từ ngôi sao kia bị cuốn vào ngôi saolùntrắng theo hình xoáy ốc, nóng lên và phát ra các tia X dạng năng lượng thấp (tia X mềm). Nhưng đài Suzaku cũngphát hiện được cácxung nhọn của tia X năng lượng cao (cứng). Sau khi phân tích các số liệu, nhóm nghiên cứu đã nhận ra rằng cácxung tia X cứng rất phù hợp với chu kỳ quay của ngôi saolùntrắng AE Aquarii: một vòng hết 33 giây. Cácxung tia X cứng của Aquarii rất giống với cácxungphát ra từ một pulsar ở trung tâm Tinh vân Con Cua. Cả hai thiên thể này đều phát ra cácxunggiống kiểu như đèn hải đăng (hoặc đèn xe cứu thương – ND), và các nhà khoa học cho rằng từ trường quay chính là nguyên nhân của sự phátxung này. Theo các nhà thiên văn học thì những đường sức từ trường có cường độ rất mạnh đã ‘bẫy’ các hạt tích điện lại, sau đó vung chúng ra xung quanh với tốc độ gần với vận tốc ánh sáng. Sự tương tác của những hạt này với từ trường đã phát ra các chùm tia X. Terada nói: “AE Aquarii có vẻ như là một ngôi saolùntrắng tương đương với một pulsar. Bởi vì cácpulsar được biết như là nguồn phát ra các tia vũ trụ, điều này có nghĩa là cácsaolùntrắngcũng đóng góp một phần vào các tia vũ trụ năng lượng thấp trong thiên hà của chúng ta, mặc dầu chúng tỏ ra trầm hơn”. Được phóng lên quỹ đạo năm 2005, kính thiên văn Suzaku là chiếc thứ 5 trong loạt các vệ tinh thiên văn Nhật bản nhằm nghiên cứu các nguồn phát tia X trong vũ trụ. Chương trình này đặt dưói sự quản lý của Cơ quan vũ trụ Nhật bản JAXA, và bao gồm các hợp tác nghiên cứu chung giữa các trường Đại học, Viện nghiên cứu của Nhật Bản với Trung tâm bay Goddard của NASA., Hoa kỳ. Saolùntrắng AE Aquarii là ngôi sao đầu tiên thuộc dạng này được biết phát ra cácxung tia X giống như các pulsar, do có sự tự quay quanh trục và khả năng gia tốc hạt của mình (ảnh minh họa). Theo Astronomy.com . tiên các quan sát thiên văn phát hiện được một ngôi sao lùn trắng lại có thể phát ra các dạng sóng giống như từ một ngôi sao xung (pulsar) như vậy”. Các sao. ngôi sao lùn trắng tương đương với một pulsar. Bởi vì các pulsar được biết như là nguồn phát ra các tia vũ trụ, điều này có nghĩa là các sao lùn trắng cũng