Tăng 'sức mạnh' thưxinviệc CV và thưxinviệc luôn luôn đi kèm và liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các ứng viên đều biết được tầm quan trọng của một CV nhưng họ lại không hiểu được sứcmạnh của lá thưxin việc. Để nhấn mạnh thêm kỹ năng và những kinh nghiệm của bạn, lá thưxinviệc sẽ chứng minh những mong muốn của bạn đối với công việc và khả năng đóng góp của bạn cho công ty như thế nào. Quan trọng hơn, nó còn giúp bạn khác biệt hơn với các ứng viên khác và tạo sự chú ý đối với nhà tuyển dụng. Thậm chí nếu sáng tạo không phải là điểm mạnh của bạn thì bạn vẫn có thể tạo một lá thưxinviệc theo hướng dẫn sau: 1. Tìm hiểu Trước khi bắt đầu viết, hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty bằng cách tìm kiếm thông tin trên các website của họ và cập nhật những thông tin mới nhất về công ty, cũng như mức lương hàng tháng; tham khảo các kế hoạch trong tương lai như là việc mở rộng cơ cấu tổ chức hoặc mở rộng thị trường. Càng biết nhiều về công ty, bạn càng có thể thiết kế một lá thưxinviệc theo đúng yêu cầu của họ. 2. Gửi đúng người Đừng bao giờ bắt đầu lá thư bằng “ông/bà thân mến” hoặc là “Gửi tới người có liên quan”. Lá thư bắt đầu với lời chào chung chung thường để lại ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng bởi họ nghĩ rằng bạn không có khả năng để viết được một lời chào thích hợp thì với công việc sao đây. Do đó, nếu trong bản thông báo tuyển dụng không có tên của người nhận hồ sơ thì bạn cần gọi điện đến phòng tiếp tân và hỏi xem với vị trí đó thì cần phải gửi tới ai. 3. Chú ý đoạn mở đầu Một lá thưxinviệc hoàn hảo là phải được bắt đầu bằng một đoạn văn mở thể hiện sứcmạnh của bạn. Mục tiêu của bạn là miêu tả tóm tắt vị trí bạn định xin tuyển và giải thích tại sao bạn lại quan tâm đến công việc đó. Không nên viết nhưng câu sáo kiểu như: “Làm việc theo nhóm là điểm mạnh của tôi” hay “tôi là một người thông minh”. Đoạn mở đầu nên viết thật tự nhiên, không khoa trương, gò bó khi khẳng định giá trị bản thân. 4. Tạo sự hấp dẫn Thân của lá thư nên được triển khai rộng, không đơn giản là nhắc lại những điểm nhấn trong CV. Những kỹ năng và kinh nghiệm nỗi bật phải liên quan tới công việc và đưa ra những ví dụ cụ thể xem bạn có thể đóng góp và cống hiến cho công ty như thế nào. Ví dụ, nếu bạn nộp đơn cho vị trí quản lý bạn phải trình bày rõ xem bạn đã giúp công ty tăng bao nhiêu phần trăm doanh số. Hoặc có thể chia sẻ với sếp cách bạn thích nghi nhanh chóng với môi trường để làm tăng số lượng khách hàng. 5. Chủ động Để bày tỏ lòng cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian và sự quan tâm đến bạn, hãy tiếp cận họ bằng cách hỏi xem khi nào bạn có thể liên lạc được với họ. Đây là cách thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với công việc. Tuy nhiên, đừng quên ghi số điện thoại hoặc địa chỉ của bạn trong mỗi thưxinviệc để trong trường hợp họ sẽ chủ động liên lạc với bạn. 6. Không nên đề cập đến lương bổng Nếu chú trọng đến các vấn đề như mức lương mong đợi và chế độ đãi ngộ lúc này qủa là quá liều lĩnh và không thích hợp. Hãy chờ cho đến khi bạn chắc chắn có một cuộc phỏng vấn đẻ đề cập đến vấn đề này. 7. Soát lỗi Nghiên cứu cho thấy, mắc một hoặc hai lỗi chính tả là hồ sơ của bạn có thể bị loại ngay lập tức. Do đó, cần phải sử dụng phần mềm kiểm tra lỗi trên máy tính, đồng thời cũng nên nhờ một người bạn hoặc người thân đọc và sửa lại lần hai cho kỹ càng. 8. Đừng quên format Nếu bạn gửi thưxinviệc bằng email, cần phải chắc chắn rằng các file đó phải phổ biến với mọi người. Hãy bỏ các định dạng nâng cao như là gạch chân hoặc kiểu chữ đậm, và thay thế họa tiết bằng các gạch đầu dòng. Nếu bạn bỏ qua điều này, người đọc sẽ cảm thấy nhức mắt và khó chịu. Viết thưxinviệc một cách hấp dẫn và cẩn thận sẽ làm bạn nổi bật hơn các đối thủ khác và giúp bạn có được bước đầu tiên để tiến gần hơn đến cuộc phỏng vấn. (Theo VTV.vn) . Tăng 'sức mạnh' thư xin việc CV và thư xin việc luôn luôn đi kèm và liên quan mật thiết với. của lá thư xin việc. Để nhấn mạnh thêm kỹ năng và những kinh nghiệm của bạn, lá thư xin việc sẽ chứng minh những mong muốn của bạn đối với công việc và