Ôn tập học phần linux. Hỗ trợ thi hết hoc phần.
SVTH: Phạm Ngọc Giàu Lý thuyết Tổng quan về Linux: Linux thực ra chỉ là một nhân HĐH – chương trình luôn được thực thi từ khi máy tính được mở tới khi tắt – hay chính là xương sống của kiến trúc nguồn mở. - Linux là hệ điều hành được viết lại hoàn toàn, không sử dụng một dòng lệnh nào của Unix để tránh vấn đề bản quyền của Unix. - Hoạt động của Linux hoàn toàn dựa trên nguyên tắc của HĐH Unix.Người nắm được Linux sẽ nắm được Unix. - Linux là HĐH phân phát miễn phí, phát triển trên mạng internet. - Là HĐH đa nhiệm, đa người dùng. Thế nào là mã nguồn mở? - Mọi người đều có thể có source code của mã nguồn mở, chỉnh sửa biên dịch theo ý mình - Mã nguồn mở đã chỉnh sửa có thể dùng cho mục đích riêng hoặc công khai. Nếu công khai phải cung cấp đầy đủ source code. - Linux là HĐH mã nguồn mở, được phân phối theo qui định của GNU GPL - GNU GPL: GNU General Public License. - Có thể tính phí khi phân phối một sp có nguồn gốc là mã nguồn mở. Khi phân phối phải kèm theo source code. - Khi người dùng đã có phần mềm mã nguồn mở, họ có thể tự do chỉnh sửa, chia sẻ, phân phối lại, … - Thuật ngữ mã nguồn mở được dùng để chỉ một phần mềm được phát hành kèm theo mã nguồn tạo ra nó, để cho người dùng có thể sử dụng, sửa đổi, hoàn thiện nó mà không phải lo lắng về các giới hạn pháp lý. Phần mềm nguồn mở cho phép người dùng phân phối lại, tái tạo, sưa đổi nội dung để phù hợp với yêu cầu công việc đồng thời cải tiến phần mềm Phần mềm tự do, nguồn mở, miễn phí? Phần mềm tự do?(Free software) - 4 tự do: tự do chạy phần mềm cho mọi mục đích; tự do nghiên cứu sự vận hành của chương trình và thích ứng với nó theo nhu cầu; tự do phân phối các bản sao của phần mềm; tự do cải tiến chương trình và công bố các sửa đổi cho mọi người cùng biết. - Nhấn mạnh tư tưởng tự do(freedom): khác với freeware - Mã nguồn mở: hệ quả - Đảm bảo tự do 1 và tự do 3: tự do nghiên cứu, thích ứng, cải tiến. Phần mềm nguồn mở?(Open Source Initiative): về hình thức không khác xa với Free Sofware. 1 SVTH: Phạm Ngọc Giàu - Không nhấn mạnh tư tưởng”tự do” mà chủ yếu là “miễn phí” và”nguồn mở”. - Định nghĩa(10 tiêu chuẩn): quyền tự do tái phân phối, mã nguồn, các chương trình phát sinh, tính toàn vẹn củ mã nguồn cung cấp bởi tác giả, không có sự phân biệt đối xủa giữa các cá nhân hay nhóm người, không phân biệt đối xử với bất kỳ một lĩnh vực công việc nào, việc phân phối bản quyền, giấy phép phải không được dành riêng cho một sp, bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác, giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ. - Có đặc điểm: + Miễn phí: download từ internet và dùng + Mở: có source code đi kèm, do đó người dùng có thể chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp nhu cầu. + Tính cộng tác: sp mã nguồn mở sau khi chỉnh sửa sẽ đóng góp lại cho cộng đồng. Phần mềm tự do Phần mềm miễn phí - Chấp nhận tự do sử dụng - Có thể được hoàn toàn tự do khi nghiên cứu, thay đổi, sao chép, tái phân phối, chia sẻ và sử dụng phần mềm đó cho mọi mục đích. - Người sử dụng không cần phải trả bất kỳ chi phí nào, có thể là phần mềm độc quyền với giá chỉ bằng 0(tự do nạp vào) - Người dùng có thể bị ràng buộc phải tông trọng tên tác giả, không được dùng cho mua bán trục lợi. Phần mềm tự do Phần mềm mã nguồn mở - Chỉ một hiện tượng xã hội - Chỉ một phương pháp phát triển phần mềm. **Giới thiệu Ubuntu? - Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở xây dựng xung quanh nhân Linux, được cộng đồng cùng duy trì và phát triển. - Hình thành năm 2004 bởi Mark Shuttleworth và công ty của ông là Canonical tại Nam Phi - Xuất phát từ nhân Kernel của Linux - Mỗi 6 tháng sẽ ra 1 phiên bản mới(mỗi phiên bản được hỗ trợ tối thiểu 18 tháng) ** Cam kết của Ubuntu: • Ubuntu sẽ luôn luôn miễn phí, và không có chi phí cộng thêm nào cho “phiên bản dành cho doanh nghiệp”, mọi người đều có thể sử dụng với những điều khoản tự do như nhau. • Những ứng dụng cốt lõi của Ubuntu tất cả đều tự do và nguồn mở. 2 SVTH: Phạm Ngọc Giàu **Các phiên bản của Ubuntu? Ubuntu phát hành phiên bản mới theo chu kỳ 6 tháng, định kỳ vào tháng 4 và tháng 10 mỗi năm, bắt đầu từ tháng 10 năm 2004. Đây là những phiên bản thông thường, được hỗ trợ cập nhật trong 18 tháng cho cả server và deskop. Ngoài ra, sau hai năm sẽ có một phiên bản mã hiệu LTS (Long-Term Support) dành cho doanh nghiệp lớn với thời gian hỗ trợ kỹ thuật dài hơn phiên bản thông thường(hỗ trợ 5 năm cho bản server và 3 năm cho bản desktop). - Mỗi phiên bản Ubuntu được đánh số theo năm, tháng phát hành. - Có phiên bản dành riêng cho máy để bàn(Desktop) và máy chủ(Server). **Các dự án khác bắt nguồn từ Ubuntu: giao diện đồ họa Ubuntu. **Cộng đồng Ubuntu bao gồm: người phát triển, lập trình viên, người thử nghiệm,… ** Điểm khác biệt giữa Ubuntu và Microsoft Windows? Những yếu tố được cân nhắc khi phân biệt giữa Ubuntu và Microsoft Windows gồm có: chi phí, chu kỳ phát hành, độ an toàn, khả năng tùy chỉnh và khả năng di động. • Các chi phí liên quan: Hệ điều hành Windows của Microsoft là một sản phẩm thương mại và chi phí tổng thể sẽ tăng tỷ lệ thuận với các chức năng và trình ứng dụng thêm vào. Vấn đề về chi phí đôi khi trở thành một yếu tố cân nhắc sử dụng các ứng dụng của hãng thứ ba ngoài Microsoft. Với Ubuntu, các phiên bản phát hành mới và các ứng dụng đều là miễn phí. • Phát hành phiên bản mới: Ubuntu: cá nhân và chuyên nghiệp(tính năng giống nhau); Windows Home và Professional(khác nhau). Thời gian phát hành: Ubuntu:6 tháng; Windows: lâu hơn và ít tiết lộ. • Ngoài ra, chu kỳ phát hành 6 tháng của Ubuntu cũng tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận được tất cả những ứng dụng mới nhất. Việc nâng cấp từ một phiên bản lên phiên bản kế tiếp là miễn phí và được hỗ trợ hoàn toàn. Trong khi đó các kế hoạch xung quanh việc phát hành của Microsoft thì lâu hơn và ít tiết lộ ra cho cộng đồng hơn. • Khía cạnh an toàn: Cho đến bây giờ, Ubuntu hiếm khi là mục tiêu của malware và virus. Theo mặc định thì người dùng quản trị “root” trong Ubuntu sẽ bị khoá và chỉ có những tác vụ nhất định được chạy với quyền quản trị. Trong môi trường Microsoft Windows thì người dùng bình thường lại có thể truy xuất trực tiếp vào người dùng quản trị. • Khả năng tùy chỉnh: Hệ điều hành Ubuntu có thể được thiết kế và tùy chỉnh theo ý thích của bạn. Phần mềm mặc định sau khi cài đặt hệ điều hành Windows hay Ubuntu. • Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu của người sử dụng được đặt rải rác ở nhiều nơi trong Windows, điều này có thể làm cho việc di chuyển dữ liệu từ máy này sang máy khác trở nên khó khăn. Ubuntu lưu trữ thông tin người dùng của bạn chỉ trong một chỗ – thư mục home. Điều này làm cho việc di chuyển dữ liệu sang máy khác dễ dàng hơn, đồng thời tách biệt dữ liệu lưu trữ của từng người dùng. **Hệ thống tập tin trên Linux? I/ Journaling File System(Khôi phục lại dữ liệu một cách nhanh chóng) - Khi được khởi động hđh Unix, Linux luôn luôn dùng một chương trình để kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống file, đó là trình fsck. Nếu nó phát hiện hệ thống file có dấu hiệu bất thường hoặc chưa được unmount, do các nguyên nhân như mất điện hoặc hệ thống bị đứng đột ngột trong khi đang chạy, lúc đó fcsk sẽ quét lại toàn bộ hệ thống file để cố gắng khôi phục lại dữ liệu. 3 SVTH: Phạm Ngọc Giàu - Hệ thống file có khả năng ghi lại(log) được các hoạt động mà hđh đã và đang thao tác trên dữ liệu thì hệ thống xác định được ngay những file bị sự cố mà không cần phải quét lại toàn bộ hệ thống file, giúp quá trình phục hồi dữ liệu trở nên tin cậy và nhanh chóng hơn. Hệ thống file như vậy được gọi là journaling file system. II/ Hệ thống file EXT3: - Xây dựng dựa trên cơ sở của hệ thống chuẩn ext2 mà Linux đang sử dụng, ext3 đưa vào thêm chức năng mới vô cùng quan trọng, là journaling file system, giúp thao tác dữ liệu an toàn hơn. - Ext3 còn sử dụng cơ chế JBD(Journaling Block Device) để bảo vẹ thông tin thao tác trên dữ liệu được đánh giá là tin cậy hơn so với các hệ thống chỉ thực hiện journaling trên chỉ mục dữ liệu. - Hỗ trợ dung lượng phân vùng lên đến 4TB. III/Hệ thống file Reiserfs(tiết kiệm dung lượng lưu trữ, tăng tốc) - Xuất phát từ yêu cầu tối ưu việc lưu trữ các file nhỏ và tăng tốc độ truy cập đến các file này. - Reiserfs sử dụng phương pháp “B*Trees” phát triển lên từ “B + Trees” để tổ chức dữ liệu - Với hệ thống file EXT2 và các loại file có kích thước dưới 1KB thì: tốc độ truy cập file tăng từ 8- 15 lần và dung lượngtiết kiệm được khoảng trên 5% Tăng tốc kiểm tra dữ liệu khi tắt máy, mất điện(ext3) - Khả năng tiết kiệm dung lượng đĩa cứng: Reiserfs không cấp phát cố định dung lượng lưu trữ theo khối 1KB, 4KB như ext3,… - Reiserf sẽ cấp phát chính xác dung lượng cho mỗi file - Hỗ trợ phân vùng lên đến 16TB IV/ Bảo mật hệ thống tập tin: - Linux là hđh đa nhiệm(multitasking), đa ngươi dùng(multiuser) - Nhiều người sử dụng chung một máy - Một người có thể chạy nhiều chương trình Quyền sở hữu các dữ liệu trên đĩa, phân chia tài nguyên hệ thống. - Tất cả các tập tin trên Linux đều có người sở hữu và quyền truy cập - Có thể thay đổi tính chất này đối với tập tin hay thư mục - Quyền truy cập cho phép xác định tập tin có phải là 1 chương trình hay không? Các lệnh: 1) whoami _ Thông báo tên đăng nhập của bạn 2) w/who: Cho biết những người dùng nào hiện đang làm việc trên hệ thống 3) pwd: Cho biết tên thư mục hiện thời 4) ls: đưa ra màn hình danh sách các tập tin và thư mục con của thư mục hiện thời. 4 SVTH: Phạm Ngọc Giàu 5) ls –l: Hiển thị danh sách tập tin và thư mục con của thư mục hiện thời. ls –i: hiển thị chỉ số inode của tập tin ls –t: sắp xếp theo thời gian sửa đổi tập tin. ls –u: hiển thị thời gian truy cập cuối cùng thay vào chỗ thời gian sửa đổi. ls –r: đảo ngược lại trật tự sắp xếp(phải sử dụng cùng với tham số -l/-t) Có thể gõ như sau: ls –l –i –r/ls –lir 6) cd : chuyển về thư mục home cd -: chuyển về thư mục trước thư mục đang làm việc. cd tên_thư_mục: Chuyển thư mục hiện thời đến tên_thư_mục cd chuyển đến thư mục mẹ. cd .:chuyển đến thư mục đang làm việc cd ./bin:chuyển đến tập tin bin trong thư mục đang làm việc 7) ps ax: hiển thị danh sách tiến trình đang chạy 8) shutdown –h –now/+[thời_gian]: tắt máy trong một khoảng thời gian cho sẵn hoặc ngay lập tức(halt) shutdown –r –now/+[thời_gian]: khởi động lại máy ngay lập tức hoặc sau một khoảng thời gian. 9) mkdir [Tên_thư_mục]/”tên_thư_mục”: tạo thư mục với tên “tên_thư_mục”. 10) ln [tên_đã_có] [tên_mới]: thêm tên khác cho tập tin hoặc thư mục(tạo liên kết cứng) ln –s [tên_đã_có] [tên_mới]: tạo liên kết mềm đến tập tin. {dấu ”~” chỉ thư mục cá nhân. Vd: ~/14u.pdf projects/14u/14u.pdf} 11) Quyền truy cập tập tin: chmod (dùng ls -l) -rwxr-xr-x 1 root root 501804 2006-04-23 05:46 /bin/bash Kí tự đầu tiên: -: tập tin thông thường d: thư mục b: tập tin thiết bị khối c: tập tin thiết bị kí tự s: socket p: ống có tên 5 SVTH: Phạm Ngọc Giàu l: liên kết mềm 3 kí tự tiếp theo: xác định quyền truy cập cho chủ sở hữu 3 kí tự tiếp theo: xác định quyền truy cập cho nhóm sỡ hữu 3 kí tự tiếp đén: xác định quyền truy cập cho những người dùng khác. Kí tự tiếp theo: xác định số liên kết đến tập tin Nhóm kí tự tiếp theo: cho biết người sở hữu Nhóm kí tự tiếp theo: cho biết nhóm sở hữu Kích thước tập tin Ngày giờ tạo/Sửa tập tin Tên tập tin 12) Một số vd chmod: [user]$ chmod a+x [tên_tập_tin]: thêm quyền gọi(thực thi) cho mọi người dùng. [user]$ chmod go-rw [tên_tập_tin]: xóa quyền đọc và ghi cho mọi người dùng trừ user. [user]$ chmod a+rwx [tên_tập_tin]/ [user]$ chmod ugo+rwx [tên_tập_tin] / [user]$ chmod +rwx [tên_tập_tin]: cho mọi người dùng quyền đọc, ghi, thực thi. [user]$ chmod u=rwx,go=x [tên_tập_tin]: cho chủ sở hữu có tất cả quyền, những người dùng còn lại chỉ có quyền gọi(thực thi). Notes: 4 _ read; 2 _ write; 1 _ execute 13) [root]# chown [tên_người_dùng] [tên_tập_tin]: thay đổi chủ sở hữu tập tin. 14) [root]# chgrp [tên_nhóm] [tên_tập_tin]: thay đổi nhóm sỡ hữu tập tin. 15) [user]$ mkdir –m 700 [tên_thư_mục]: tạo thư mục mới và gán quyền truy cập cho tập tin. [user]$ mkdir –p [tên_thư_mục]: tạo ra cả những thư mục trung gian trong đường dẫn(tạo luôn thư mục cha) 16) [user]$ cat >[tên_tập_tin/path]: tạo ra tập tin với đầu vào dl nhập từ bàn phím(Ctrl + D hoặc Ctrl + C) [user]$ cat [tên_tập_tin1] [tên_tập_tin2] …[tên_tập_tinN] > [tên_tập_tin/path]: tạo ra tập tin mới từ nội dung của tập hợp các tập tin khác. [user]$ cat [tên_tập_tin1/path]>[tên_tập_tin_mới/path]: tạo ra bản sao tập tin 1 thành tập tin mới. Dùng cat để tạo tập tin văn bản ngắn. 6 SVTH: Phạm Ngọc Giàu 17) [user]$ cp [tùy_chọn] [thư_mục_nguồn] [thư_mục_mới]: sao chép tập tin ở thư mục nguồn vào thư mục mới. -p: giữ lại thời gian sửa đổi tập tin và quyền truy cập -r /-R: sao chép thư mục còn thư mục con và tập tin trong thư mục đó. -f: ghi chèn tập tin khi sao chép mà không hỏi hay cảnh báo. -i: hiện cảnh báo khi tập tin bị ghi đè. VD: [user]$ cp file1 file2: sao chép file1 đến file2, nếu file2 tồn tại thì ghi thêm nội dung file1 vào, nếu file2 ko tồn tại nó sẽ tạo mới. [user]$ cp i file1 file2: giốn như trên nhưng nếu file2 ko tồn tại sẽ hiện thông báo trước. [user]$ cp file1 file2 dir1: copy file1, file2 vào thư mục dir1(dk: dir1 tồn tại) [user]$ cp dir1/* dir2: tất cả các file trong dir1 được copy sang dir2(dir2 tồn tại) 18) [user]$ mv [tên_tập_tin_cũ] [tên_mới]: đổi tên tập tin cũ thành tên mới(tùy chọn như cp) [user]$ mv [tùy_chọn] [thư_mục_nguồn] [thư_mục_mới]: di chuyển tập tin ở thư mục nguồn vào thư mục mới. {Sử dụng tùy chọn –i để hiện cảnh báo khi bị ghi đè} 19) [user]$ rm –r [tên_thư_mục{ko rỗng}]: xóa thư mục kể cả các tập tin và thư mục con bên trong. [user]$ rm *: xóa tất cả các tập tin trong thư mục hiện hành trừ thư mục con. [user]$ rm file1: xóa file1 [user]$ rm –i file1:xóa file1, nhưng có thông báo trước. [user]$ rm –r file1 dir1: xóa file1 và dir1 và nội dung của dir1 [user]$ -rf file1 dir1: nếu như file1, hoặc dir1 ko tồn tại sẽ tiếp tục im lặng. VD: [user]$ rm *.html: xóa tất cả các file có đuôi html [user]$ rmdir [tên_thư_mục{rỗng}]: xóa thư mục rỗng. {Sử dụng tùy chọn –i để hiện cảnh báo xác nhận có đồng ý xóa hay không?} 20) [user]$ more: xem nội dung tập tin hiện hành theo từng trang màn hình. [user]$ less: xem nội dung tập tin Cả more và less đều có chức năng tìm kiếm từ khóa trong tập tin, Trong đó less cho phép tìm theo hai hướng(trên xuống và dưới lên). Muốn tìm: nhấn “/” nhập vào từ khóa “string”. Tiếp tục tìm: Nhấn “N’, tìm kiếm ngược lại “Shift + N”. 21) Câu lệnh find:Tìm kiếm theo tên, kích thước, thời gian tạo, thời gian sửa đổi tập tin,… 7 SVTH: Phạm Ngọc Giàu find [danh_sách_thư_mục] [tiêu_chí_tìm_kiếm] [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name cp: tìm tập tin có tên “cp”. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “*”: tìm tất cả tập tin trừ tập tin ẩn. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “.*”: tìm tất cả tập tin ẩn của tm hiện thời”.” và tm mẹ “ ” [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “*.*”: tìm tập tin có dấu chấm ở giữa tên hoặc ở cuối cùng. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “a*p”: tìm tập tin có tên bd bằng a và kt bằng p. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “*a*”: tìm tập tin có tên có ktự ở giữa là a. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “taptin?.txt”: tìm tất cả các tập tin có dạng taptin?.txt. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “[xyz]*”: tìm tập tin có tên bd bằng x,y,z. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name “*[G-K4-7]”: tìm tập tin có tên kt bằng G,H,I,J,K,4,5,6,7. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -group tên: tìm tập tin thuộc nhóm chỉ ra. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -mtime số_ngày: tìm tập tin được thay đổi lần cuối cùng trước số ngày chỉ ra. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin –type dạng_tập_tin: tìm tập tin theo dạng(d_tmục, f_ tập tin thường) [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name *.tex –or –name *.odt: tìm tập tin có phần mở rộng là *.dex,*.odt. [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name man1 –type d: tìm thư mục có tên man1. Hoặc{[user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin \( -name man1 –and –type d \) } [user]$ find ~/projects \( \( -name *.tex \) –or \( -size -200 \) \): tìm tập tin có tên có phần mở rộng *.tex hoặc có kích thước 200KB [user]$ find /usr/bin /sbin /bin /usr/local/bin -name cp –print: in ra danh sách tìm thấy. [user]$ find . –type f –atime +365 –exec rm {} \; xóa tất cả tập tin trong thư mục hiện thời mà người dùng không đụng đến trong 365 ngày. 22) Chương trình tar và gzip TAR [user]$ tar –cf tên_kho [tập_tin1] [tập_tin2]: tạo kho tập tin tar từ hai tập tin. 8 SVTH: Phạm Ngọc Giàu [user]$ tar cf projects.tar projects/*: tạo kho chứa tất cả các tập tin của thư mục con(projects) của thư mục hiện hành.{ [user]$ tar cf projects.tar projects } [user]$ tar cf projects.tar projects/*.*: lưu những tập tin nằm trực tiếp trong thư mục projectsvaf những thư mục con có dấu chấm trong tên, những tmục con còn lại không được lưu. [user]$ tar cf thư_mục_hiện_thời.tar ./.*: lưu tất cả các tập tin và thư mục con của thư mục hiện thời. Giải phóng tập tin ra khỏi kho: [user]$ tar xvf tên_kho: giải phóng tất cả các tập tin ra khỏi kho. [user]$ tar tvf tên_kho | less: hiển thị danh sách tập tin trong kho. [user]$ tar xvf tên_kho tên_tập_tin: giải phóng tập tin ra khỏi kho. GZIP [user]$ gzip tên_tập_tin: nén tập tin. [user]$ gzip –d tên_tập_tin: giải nén tập tin [user]$ gunzip tên_tập_tin: giải nén tập tin Kết hợp TARvà GZIP và BZIP2 [user]$ tar czvf tên_tập_tin.tar.gz thư_mục: tạo tập tin [user]$ tar xzvf tên_tập_tin.tar.gz: giải nén tập tin. [user]$ tar cjvf tên_tập_tin.tar.bz2 thư_mục: tạo tập tin nén [user]$ tar xjvf tên_tập_tin.tar.bz2: giải nén tập tin. 23) Một vài câu lệnh đơn giản [user]$ date: hiển thị ngày giờ hiện hành. [user]$ cal: hiển thị lịch của tháng hiện hành [user]$ df: hiển thị lượng đĩa trống trong những ổ đĩa của bạn. [user]$ free: hiển thị lượng bộ nhớ trống. [user]$ file tên_file: hiển thị mô tả cho file. [user]$ less tên_file: xem nội dung của file(nếu file dài hơn 1 trangchúng ta có thể cuộn lên và xuống), để thoát chúng ta nhấn phím “q”. 9 SVTH: Phạm Ngọc Giàu 24) [user]$ ls /bin/usr/bin | sort | uniq | less: sắp xếp danh sách liệt kê của thư mục bin sau đó hiển thị danh sách theo từng trang màn hình. 25) [user]$ wc ls –output.txt: hiển thị số dòng, số từ, số bytes được chứa trong file. 26) [user]$ ls /bin/usr/bin | sort | uniq | wc -l:đếm số dòng. 27) [user]$ ls /bin/usr/bin | sort | uniq | grep zip: tìm từ zip trong danh sách liệt kê nội dung thư mục đã được sắp xếp và loại bỏ dòng trùng. [user]$ grep “bin” /tmp/passwd: tìm các dòng có chứa từ “bin” trong tập tin passwd. [user]$ grep “^zip” /tmp/passwd: tìm những dòng có chữ bắt đầu bằng từ zip trong pass. [user]$ grep “zip$” /tmp/passwd: tìm những dòng có chữ kthúc bằng từ zip trong pass. [user]$ grep “^zip$” /tmp/passwd :tìm những dòng có chữ giữa có từ zip trong pass. [user]$ grep “^ j.r$” /tmp/passwd: tìm những dòng có chữ có chữ bd có 2 ktự,j,1kt,r. [user]$ grep “[bg]zip” /tmp/passwd: tìm những dòng có chứa từ bzip hoặc gzip. [user]$ grep “[^bg]zip”/tmp/passwd: tìm những dòng có chứa từ “bkỳ&zip”ngoại trừ bg 28) [user]$ ls /usr/bin | tail –n 5: hiển thị 5 dòng đầu trong danh sách liệt kê nội dung tập tin 29) [user]$ head –n 5 ls –output.txt: hiển thị 5 dòng đầu trong danh sách liệt kê nội dung của tập tin output.txt 30) [user]$ head –n 4 /tmp/passwd: hiển thị 4 dòng đầu tiên trong tập tin passwd. 31) [user]$ tail –n 4 /tmp/passwd:hiển thị 4 dòng cuối trong tập tin passwd. 32) 297 33) 107 34) **Đề Kiểm tra Linux Câu 1: Tìm tập tin passwd trong thư mục /etc [user]$ sudo find /etc -name passwd [root]# find /etc -name passwd Câu 2: Tạo thư mục Linux trong tmp và thư mục con của nó là Ubuntu và Redhat [user]$ mkdir -p /tmp/Linux/Ubuntu /tmp/Linux/Redhat Câu 3: Sao chép tập tin passwd trong thư mục /etc sang thư mục Ubuntu [user]$ cp /etc/passwd /tmp/Linux/Ubuntu 10 . ra tập tin mới từ nội dung của tập hợp các tập tin khác. [user]$ cat [tên _tập_ tin1/path]>[tên _tập_ tin_mới/path]: tạo ra bản sao tập tin 1 thành tập. tên _tập_ tin: giải nén tập tin [user]$ gunzip tên _tập_ tin: giải nén tập tin Kết hợp TARvà GZIP và BZIP2 [user]$ tar czvf tên _tập_ tin.tar.gz thư_mục: tạo tập