1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

25 3K 90

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

tim hieu ve can can thanh toan quoc te

Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 BÀI NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ LỚP D02_NHÓM 2 trang 1/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới vừa chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với những ảnh hưởng không tốt đối với hầu hết các quốc gia. Việt Nam cũng chịu tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là các bạn hàng thương mại của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nên đã gây ra không ít khó khăn cho các ngành xuất nhập khẩu với sức cạnh tranh chưa cao của Việt Nam, nguồn kiều hối chuyển về nước cũng bị hạn chế hơn trước, bên cạnh đó là sự giảm sút của các dòng vốn cũng gây không ít khó khăn cho cán cân vốn của Việt Nam. Tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam cũng được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách nhưng vẫn chưa được cải thiện, tình hình sử dụng các nguồn vốn vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, từ đó làm cho nguồn dự trữ ngoại tệ khó được nâng cao để tạo một niềm tin an toàn cho nền kinh tế. Do vậy đề tài được thực hiện để đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về cán cân thanh toán của Việt Nam trong những năm qua, và thu thập những dự báo để từ đó nhìn nhận xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam từ quá khứ đến tương lai. Nội dung đề tài gồm 3 phần:  PHẦN 1: KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ  PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM.  PHẦN 3: CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM trang 2/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ I Khái quát lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế 1 Định nghĩa cán cân thanh toán: Thanh toán quốc tế: là việc thu chi của một nước trong các lĩnh vực kinh tế tài chính dẫn đến việc tăng giảm ngoại hối của một nước trong thời gian nào đó. Thực chất thanh toán quốc tế là việc thanh toán trực tiếp giữa những người cư trú và phi cư trú. o Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài trả cho một nước và những khoản tiền mà nước đó trả cho nước ngoài trong một thời kì nhất định. CCTTQT là bảng tổng hợp, thống kê, ghi chép một cách có hệ thống các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Bao gồm: 2 Các thành phần của cán cân thanh toán: 2.1 Cán cân vãng lai (CAB): phản ánh các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển dịch thanh toán giữ hai nước. Bao gồm: o Cán cân thương mại – TB: xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa o Cán cân dịch vụ : xuất khẩu dịch vụ và nhập khẩu dịch vụ o Cán cân thu nhập : thu nhập trả cho người lao động và thu nhập từ vốn đầu tư ( lợi tức,cổ tức,trái tức) o Chuyển giao một chiều vì mục đích tiêu dùng : chuyển tiền của tư nhân, chuyển tiền của chính phủ, quà biếu. viện trợ không hoàn lại 2.2 Cán cân vốn (KAB): phản ánh di chuyển tiền tệ trong hoạt động tín dụng đầu tư giữa hai nước. Bao gồm: o Chuyển giao vốn một chiều: viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng, xóa nợ vay o Đầu tư vốn trực tiếp: đầu tư mới, hợp nhất và sáp nhập o Đầu tư vốn gián tiếp: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh o Đầu tư khác: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng,tiền mặt, tiền gửi 2.3 Cán cân cơ bản (BB): cán cân cơ bản bằng tổng hai cán cân: cán cân vãng lai+ cán cân vốn dài hạn. Cán cân cơ bản phản ánh tương đối tổng quát tình trạng nợ nước ngoài của một quốc gia. trang 3/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 2.4 Cán cân tổng thể (OB): cán cân tổng thể bằng tổng hai cán cân: cán cân vãng lai+ cán cân vốn. 2.5 Cán cân bù đắp chính thức: o Dự trữ ngoại hối quốc gia. o Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác. o Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia có lập cán cân thanh toán . Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định do đó để đơn giản trong phân tích, ta coi khoản mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù đắp chính thức. 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán ở Việt Nam 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai Phân tích các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai, dựa trên nguyên tắc Certaris paribus (nghiên cứu tác động của một nhân tố thì cố định các nhân tố khác). - Lạm phát: Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì tài khoản vãng lai của các quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. (bởi vì lạm phát trong nước cao nên người tiêu dung và doanh nghiệp trong nước sẽ mua hàng hóa từ nước ngoài nhiều hơn, trong khi xuất khẩu sang các nước khác sụt giảm). - Thu nhập quốc dân: Nếu thu nhập quốc của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. Một tỷ lệ tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. - Tỷ giá hối đoái: trang 4/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 Nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Nếu đồng tiền của một nước mạnh lên, giá cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu, do đó làm giảm cầu các hàng hóa đó từ phía các nước nhập khẩu, tức giảm hàng hóa xuất khẩu từ nước có đồng tiền trở nên mạnh hơn từ đó làm giảm cán cân tài khoản vãng lai của nước có đồng tiền tăng giá. - Các biện pháp hạn chế của chính phủ: Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế lên hàng nhập khẩu, đối với người tiêu dùng nước này thì giá hàng hóa nước ngoài tăng trên thực tế, do đó làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa nước ngoài, làm tăng cán cân tài khoản vãng lai của nược đó Hạn ngạch: giới hạn tối đa lượng nhập khẩu. Chính sách tài khóa và tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát và thu nhập nên ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. Chính phủ có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp, điều này có thể tăng cường tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này. Trong thực tế các nhân tố trên tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đồng thời đến cán cân mậu dịch rất phức tạp. 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn - Các biện pháp kiểm soát vốn Khi mậu dịch tiến triển, chính phủ các nước có thẩm quền đối với dòng tiền lưu chuyển vào nước đó. Chẳng hạn như chính phủ một nước có thể ấn định một loại thuế đặc biệt đánh trên thu nhập tích lũy của các nhà đầu tư nội địa đã đầu tư ở các thị trường nước ngoài. Một loại thuế như vậy có thể ngăn chặn dân chúng chuyển vốn ra các thị trường nước ngoài, và nhờ đó có thể làm tăng tài khoản vốn của một nước. Nhưng vấp phải sự trả đủa của các nước khác bằng một loại thuế tương tự cho dân chúng nước đó. Một số quốc gia thường áp dụng các biện pháp kiểm soát hạn chế nội tệ lưu chuyển ra nước ngoài. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm đối phó với một sự yếu kém về cấu trúc trong vị thế cán cân thanh toán quốc gia. - Dân số: công dân trẻ cần nhiều vốn hơn là cung cấp cho thị trường cơ bản, do có nhu cầu vay mượn cao. Thời gian trôi qua và tuổi trung bình của dân số thanh niên tăng, sự thâm hụt vốn giảm. trang 5/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 - Tỷ giá hối đoái: nếu nội tệ của một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẳn sang đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. cán cân tài khoản vốn của một nước có thể tăng nếu đồng tiền của nước đó dự kiến suy yếu khi các yếu tố khác không đổi. - Tự do hóa tài chính: khi chính phủ thực hiện việc tự do tài chính, và đặc biệt là tiến tới tự do hóa hoàn toàn dòng vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giá tăng dòng vốn mạnh mẽ vào Việt Nam, làm gia tăng tài khoản vốn. Ngược lại khi chính phủ thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn sẽ làm hạn chế dòng vốn quốc tế vào Việt Nam làm giảm tài khoản vốn. II Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam 1 Phân tích các thành phần của cán cân thanh toán tác động đến tình hình xuất nhập khẩu và đầu tư ở Việt Nam. Đơn vị: triệu dollar Cán cân thanh toán quốc 2008 2009 2010 2011 2012 2013 % của GDP -11.9 -6.8 -4.0 0.2 2.2 1.7 I Tài khoản vãng lai -10,823 -6,608 -4,276 236 2,973 2,569 1 Cán cân thương mại -12,783 -7,607 -5,136 -450 3,691 3,269 Xuất khẩu hàng hóa 62,685 57,096 72,192 96,906 − − Nhập khẩu hàng hóa -75,468 -64,704 -77,339 -97,356 − − 2 Cán cân dịch vụ -950 -2,421 -2,461 -2,980 -3,616 - 4,000 3 Cán cân thu nhập -4,401 -3,028 -4,564 -5,019 -5,834 - 5,800 4 Chuyển giao vãng lai một chiều 7,311 6,448 7,885 8,685 8,732 9,100 II Cán cân vốn 12,341 7,172 6,201 6,390 9,248 4,500 1 Đầu tư trực tiếp( FDI) 9279 6900 7100 6480 6780 7000 2 Đầu tư danh mục đầu tư -578 -71 2370 1412 3274 1500 3 Đầu tư khác Vốn ngắn hạn khác 1971 256 1043 1615 − − Vốn dài hạn khác 992 4473 2751 3226 − − Tiền và tiền gửi 677 -4803 -7063 -6812 − − III Lỗi và thiếu sót -1044 -9029 -3690 -5475 -1839 0 1 Cán cân tổng thể 474 -8465 -1765 1151 10382 7069 2 Cán cân bù đắp chính -474 8465 1765 -1151 -10382 -7069 trang 6/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 thức Cụ thể tình hình ở việt nam Dựa vào số liệu trên ta thấy từ 2008-2013 việt nam chia làm 2 giai đoạn: - 2008-1010: thâm hụt cán cân thanh toán - Nhưng sang 2011-2013 thì chuyển dần sang giai đoạn thặng dư Trong giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Năm 2008 Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như cán cân thương mại lớn nhất là năm 2008, mức thâm hụt tài khoản vãng lai là 10823 triệu USD, thâm hụt cán cân thương mại lên tới 12783 triệu USD. Nguyên nhân: - Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008: tình trạng bất ổn định tài chính như đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thể giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kì năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, khởi đầu từ thị trường tín dụng dưới chuẩn tại Mỹ, sau đó tiếp tục từ lĩnh vực tài chính-tiền tệ lan sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, gây suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ra trên khắp các thị trường tài chính phát triển. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ bị sụp đổ, bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu bị co rút lại. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệ tín dụng đan xen nhau nhằng nhịt, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng lan sang các nước khác như hiệu ứng đôminô. Cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng: bắt đầu từ địa ốc, ảnh hưởng đến tín dụng, lan sang nhiều ngành nghề công nghiệp: hàng không, sản xuất xe hơi, điện tử… tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động hai chiều, song chủ yếu là tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp. Năm 2008, kinh tế Việt Nam gặp phải hai cú sốc: trang 7/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 + Thứ nhất, là luồng vốn ồ ạt vào Việt Nam cuối năm 2007 dẫn đến tình trạng bong bóng giá cả trên thị trường bất động sản và nhập siêu. + Thứ hai, là kinh tế thế giới suy thoái vào cuối năm 2008 kèm theo khủng hoảng tài chính, giá cả hàng hóa biến động mạnh và thương mại thế giới sụt giảm • Tình hình xuất khẩu: Dệt may: tác động lan truyền từ cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam trở nên rõ ràng từ tháng 10 năm 2008. Tình hình xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp dệt may giảm rõ rệt. Số lượng đơn hàng, giá gia công đã giảm bình quân 20%-30%. Chỉ trong quý 4/2008 mức đơn hàng đã giảm khoảng 20% so với quý 4/2007. Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 9,1 tỷ USD. Rõ ràng cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của nước ta, nhóm hàng dệt may vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2008 đã giảm đáng kể. Thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là có đơn hàng cũng không dám kí vì tình trạnh thiếu hụt vốn, giá nguyên liệu đầu vào lại biến động bất thường. Một số doanh nghiệp kí được đơn hàng phải chịu cảnh giảm giá hoặc đơn hàng bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Dầu thô: trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, dầu thô luôn được coi là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách quốc gia Việt Nam cũng phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu thô và tài nguyên khoáng sản. Chính vì thế, mỗi sự biến động của sản lượng hay giá xuất khẩu của mặt hàng này đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và năm 2008 chính là một điển hình cho sự biến động của giá dầu. Theo số liệu thống kê cho biết, trong quý 1-2008, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là 3,67 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2757 triệu USD, bằng 149% so với cùng kì năm 2007 và chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đạt được mức tăng trưởng trên cũng nhờ sự đóng góp quan trọng của việc giá xuất khẩu dầu tăng. Tuy nhiên, đang từ ngưỡng đỉnh cao 147USD/thùng hồi tháng 7/2008, giá dầu thô thế giới đột ngột giảm thấp xuống đáy 50USD/thùng. Giá dầu sụt giảm vì những lo ngại là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ làm chậm lại nền kinh tế toàn cầu và giảm bớt mức cầu nhiên liệu. Việc giá dầu giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu Việt Nam sụt mạnh trong những tháng cuối năm. Nông sản: trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu nông lâm thủy sản gặp thuận lợi về giá cả và thị trường do thị trường thế giới về các mặt hàng nông sản luôn trong tình trạng cung thấp hơn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt trên 4,2 tỷ USD, tăng 31%; giá là yếu tố chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Với tốc độ phát triển đạt được, hơn nửa đầu năm 2008, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng trưởng trên 100% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu nông sản cuối năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU… chính là nguyên nhân khiến sức cầu sụt giảm mạnh. Những rắc rối của hệ thống ngân hàng trang 8/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 tại những thị trường lớn làm hạn chế khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ VN. Một đặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu VN là tính biến động cao của gia cả. Những biến động trong năm 2008 là những minh chứng cho đặc điểm này. Trong vòng chưa đầy hai tháng, từ tháng 8 đến tháng 10, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của VN như: cà phê, cao su… đang choáng váng trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thủy sản: năm 2008 là một năm thiên nhiên khá ưu đãi cho toàn ngành thủy sản VN, tuy nhiên do tác động của suy giảm kinh tế ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường xuất khẩu cùng với việc phá vỡ quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản ở các địa phương, dẫn đến thủy sản bị ứ đọng. Do vậy, sản phẩm thủy sản vẫn trong cơn khó khăn của việc “được mùa mất giá”. Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan VN, năm 2008 xuất khẩu thủy sản đạt 1,236 nghìn tấn, trị giá 4,509 tỷ USD, giảm 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kì năm trước. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến xuất khẩu thủy sản cả nước tụt giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị. Các doanh nghiệp thủy sản đang đứng trước nhiều áp lực : thị trường thu hẹp, tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng khó…nền kinh tế VN ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên khó có thể tránh khỏi những tác động không thuận cho sự ổn định và phát triển. Tác động lan truyền từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đã trở nên rõ ràng hơn kể từ tháng 10 năm 2008, xuất khẩu hàng hóa VN trong tháng đã sụt giảm rất mạnh. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, dầu thô, thủy sản Đều có mức tăng trưởng rất thấp và đang đi xuống. Các doanh nghiệp phải đối mặt với giảm giá, thị trường bị thu hẹp do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên thị trường sẽ rất khó khăn. • Tình hình nhập khẩu: Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu khiến giá hàng hóa , vật tư, máy móc, thiết bị giảm mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ tranh thủ cơ hội này để gia tăng lượng hàng nhập về với giá rẻ. Điều này sẽ khiến cho khối lượng nhập khẩu ở một số mặt hàng tăng cao, nhất là nhóm máy móc, thiết bị. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007; bao gồm khu vực kinh tế trong đạt khoảng 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đẩu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2008, tue liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhập siêu năm 2008 đạt khoảng 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn ở mức cao. Cán cân vốn: mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tể thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước… nhưng năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước, đạt 9279 triêụ USD. Xu hướng dòng vốn FDI không tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp mà tập trung vào các ngành bất động sản, nhà trang 9/ 25 Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Vinh Tài Chính Quốc Tế: NHÓM 2_ D02 hàng(chiếm 63%) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Điều này tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Chính điều này cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua. Nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản từ năm 2007, lượng vốn vào VN đã giảm mạnh, thoái vốn đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp diễn ra ở mức độ nhất định tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Năm 2009: Thâm hụt tài khoản vãng lai: là 6608 triệu USD, thâm hụt cán cân thương mại là 7607 triệu USD.Tình hình xuất nhập khẩu của VN gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dung ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của VN như Mỹ, Nhật… tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD), trong khi đó khối lượng hàng hóa xuất khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giam thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động. Vấn để tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ nhiều trong năm qua vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thủy sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4 % so với năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 1,1 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại có sự cải thiện đáng kể, song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm. Cán cân vốn: đạt 7172 triệu USD vào năm 2009, và đây là một năm đầy thách thức đối với việc thu hút FDI vào VN. Nền kinh tế vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh…lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho dòng FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể, chỉ còn 6900 triệu USD giảm 2379 triệu USD so với năm 2008. Nhìn chung, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt thì kết quả VN đã đạt được trong việc thu hút vốn FDI là một cố gắng nỗ lực của VN trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Trong năm nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn làm cho các nhà đầu tư lo ngại trước những bất ổn của thị trường và bán chứng khoán để nắm giữ những tài khoản ít rủi ro hơn khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2010: Thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao 4276 triệu USD, trong khi dự trử ngoại hối vẫn ở mức thấp, gây sức ép lên tỉ giá. Nhập siêu năm 2010 đạt mức dưới 20% kim ngạch trang 10/ 25 . Tế: NHÓM 2_ D02 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ I Khái quát lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế 1 Định nghĩa cán cân thanh toán: Thanh toán quốc tế: là việc. LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ  PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM.  PHẦN 3: CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1 Phân tích các thành phần của cán cân thanh toán tác động đến tình hình xuất nhập khẩu và đầu tư ở Việt Nam. - CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1 Phân tích các thành phần của cán cân thanh toán tác động đến tình hình xuất nhập khẩu và đầu tư ở Việt Nam (Trang 6)
Bảng 1.3 Một số chủ nợ song phương lớn của Việt Nam - CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Bảng 1.3 Một số chủ nợ song phương lớn của Việt Nam (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w