Nằm trong vùng phân bố của loài, Việt Nam được ghi nhận là có phân bố của Sâm cau, tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về loài cây này còn rất hạn chế.. Xuất phát từ thực tế trên, tôi t
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học
Từ ngày xưa ông cha ta đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông, lâm nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng gíup hạn chế đổ ngã Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây trồng
Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết, phân bón còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, thúc đẩy các quá trình như phân hủy, chuyển hóa các chất,…tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, phân giải các chất khó hấp thụ thành các chất dễ hấp thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh
Nếu thiếu hụt phân bón cây trồng sẽ không phát triển hay phát triển kém, cây còi cọc, khả năng đẻ nhánh thấp, cành lá ra ít, lá nhỏ, lá vàng, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, bộ rễ kém phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công, khả năng chống chịu kém đối với các yếu tố bất lợi
Theo FAO (1994), các loài phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian ngắn Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của phân bón [31].
Tài nguyên cây dược liệu trên Thế giới
2.2.1 Lịch sử nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới
Sự kết hợp giữa con người và động vật với thực vật rõ ràng có nguồn gốc từ sự khởi đầu của sự sống trên trái đất khi cây cỏ cung cấp nhiều nơi trú ẩn, oxy, thức ăn và thuốc men cần thiết cho các dạng sống cao hơn Ở giai đoạn khởi đầu của xã hội, con người đã giành hết thời gian để học cách nhận biết và phân loại thực vật phù hợp để sử dụng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Trong số những thứ cần thiết này, việc sử dụng thảo mộc và chiết xuất từ thảo dược cho khả năng chữa bệnh của chúng có thể được truy nguồn từ huyền thoại, truyền thống và các bài viết được sử dụng để mã hoá các cây trồng có thể giảm đau và điều trị bệnh Sự phát triển của các hệ thống y tế trên cơ sở cây trồng, chủ yếu dựa trên thực vật trong một khu vực địa phương, đã tạo ra các hệ thống y học cổ truyền nổi tiếng, Ayurvedic và Unani của tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng của các khu vực khác của Trâu Á, Bắc Mỹ, Amazonian ở Nam Mỹ và một số hệ thống địa phương ở Châu Phi
Năm 2838 Trước công nguyên, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách
“Thần nông bản thảo” Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay [2]
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục” Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [2]
Năm 348 – 322 Trước công nguyên, Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về cây cỏ của Hy Lạp Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này [27]
2.2.2 Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1985 [1], trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [30], đã có tài liệu hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good agricultural and collection practices for medicinal plants) Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/năm [15] Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với
6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt
Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế
Nguồn gen cây thuốc đang ở trong tình trạng bị đe dọa do mất môi trường sống, nạn phá rừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt,… Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây thuốc, đang bị suy giảm một cách trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới Tình trạng này càng trở nên trần trọng ở những nơi có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, và nạn phá rừng thương xuyên xảy ra Những quốc gia có nguồn gen cây thuốc phong phú cần phải nỗ lực hơn nữa để sưu tập, giữ gìn và bảo tồn nguồn gen quý này để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sử dụng chúng một cách có hiệu quả
Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt động khai thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bị tuyệt chủng Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn 100 năm trở lại đây có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế kỷ tới, nếu chiều hướng này vẫn cứ tiếp tục thì các loài thực vật này càng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng Trong số này có nhiều loài cây được dùng làm thuốc
Ngày nay, đã là thời điểm báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đa dạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó có nguồn cây thuốc của mỗi quốc gia Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này thông tin, thì có gần 30.000 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau [15] Trong tài liệu
“Các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn số loài là cây thuốc Trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu gần 200 loài được sử dụng làm thuốc, cần được bảo vệ.
Tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam
2.3.1 Lịch sử nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh
Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879-257 Trước công nguyên), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng trừ các bệnh đường ruột [13]
Cuối thế kỷ III Trước công nguyên, ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem…[2]
Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân Ông đã biên soạn cuốn sách
“Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184 bệnh Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh tư y thư” gồm 590 vị thuốc [2]
Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải Thượng lãn ông – Lê Hữu Trác Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển [4]
Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loài cây cỏ để làm thuốc
Theo Phạm Hoàng Hộ (1991), số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc
Trương Thị Tố Uyên (2010) [21], khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt;
14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư
Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng chữa bệnh thông thường Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng [2]
Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc, trong đó có các nghiên cứu như:
Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần (2005) đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good agricultural pratice) Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm [10]
Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn [8]
2.3.2 Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam
Nền y học cổ truyền của nước ta đã được hình thành qua các quá trình lao động và sản xuất của 53 dân tộc anh em trong suốt quá trình lịch sử xây dựng đất nước Trong đó nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao Và những kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong dân gian
Đỗ Tất Lợi (2004) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
Phạm Hoàng Hộ (1999) “Cây cỏ Việt Nam”
Võ Văn Chi (1999) “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”
Tổng quan về cây Sâm cau
Tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn
Họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae)
Tên khác: Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Thài lèng, Sọong cà (Tày) Nam sáng ton (Dao)
Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20-30 cm,có khi hơn Thân rễ, hình trụ dài,mọc thẳng,thót ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà [30]
Lá mọc từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, phiến thuôn hình mũ mác hẹp, dài khoản 25-50 cm (bao gồm cả cuống), rộng 2,5- 3cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai đầu nhẵn gần như cùng màu, gần song song rất rõ, bẹ lá to và dài
Phát hoa ở mặt đất, cụm hoa nằm trên một trục ngắn và mảnh giữa các bẹ lá, gồm 3-5 hoa, lá bắc hình trái xoan nhọn, bao hoa nằm đầu một cái mỏ dài cảu bầu Lá đài 3, có lông dài ở lưng Cánh hoa 3, cùng dạng lá đài, nhẵn Nhị 6, xếp 2 dây, bằng nhau, chỉ nhị ngắn hơn bao phấn Bầu hình thoi, có lông xồm xoàm, kéo dài thành mỏ, đầu nhụy hình trái xoan, chia 3 nhánh mập
Quả nang thuôn dài 1,2-1,5 cm, chứa 1-4 hạt phình ở đầu phía dưới có một phần phụ hình liềm
Hình 2.1: Cây Sâm cau trong vườn ươm 2.4.3 Đặc điểm sinh thái
Sâm cau là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh
Trên thế giới, Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á Ở nước ta, mọc phổ biến ở miền Bắc, có gặp từ Hà Tây ( nay là Hà Nội) vào tới Lâm Đồng
Trước năm 1980, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dần Gần đây, cây được đưa vào Danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam.
Kết quả của việc nghiên cứu cây Sâm cau
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Loài Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được sử dụng làm thuốc cổ truyền, từ lâu nó đã được biết đến như một loại thuốc có vị ngọt, tính mát, nhầy, tăng Kapha và giảm Pitta Daha (cảm giác nóng rát), có hoạt tính kích thích mạnh Thân rễ của loài Sâm cau có thành phần của preparations có tác dụng kích thích tình dục Bên cạnh đó thân rễ còn trị được các bệnh hen suyễn, còi cọc, vàng da, và tiêu chảy và trên pimples nó đã được sử dụng như antioxidant, spermatogenic [8]
Khi nghiên cứu về tác dụng của thân rễ loài Sâm cau Bhattacharjee
1998 [26]; Subramonium và Gayathri [30]; đã cho thấy, bên cạnh tác dụng để điều trị còi cọc, vàng da, hen suyễn, tiêu chảy, trị hạ đường huyết, chống co thắt, cây Sâm cau còn có các đặc tính chống ung thư và sử dụng như một loài thuốc bổ cho sức khỏe và sức sống do sự hiện diện của glycosides flavnone
Theo các tác giả khi nghiên cứu sản xuất các hợp chất thứ cấp của loài Sâm cau – Curculigo orchioides Geartn; cho biết dây là một loại thảo dược sống nhiều năm và đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Ấn Độ Trong tự nhiên loài này xuất hiện trong rừng sau mùa mưa và tàn lụi vào cuối đợt gió mùa sau năm Tỷ lệ tái sinh của cây Sâm cau ngoài tự nhiên là rất thấp
Một số phương pháp nhân giống vô tính hiệu quả trong ống nghiệm của loài Sâm cau là sử dụng mô phân sinh đỉnh Nhiều mầm cây đã được nhân lên từ đỉnh sinh trưởng và phát triển trên Murashige và Skoog (MS) vừa cơ bản vừa bổ sung thêm một số thành phần như BA, sucrose, IBA, IAA vào môi trường nuôi cấy trong nhà kính sau khi cây đã cứng cáp thì chuyển ra cấy trên môi trường đất cát (SalemaValencioFracis 2007) [29]
Nhóm tác giả NidhiSoni và cộng sự 2012 [28]; đã đưa ra kỹ thuật gây trồng loài Sâm cau như sau: Nguồn giống lấy từ củ, phân đoạn củ kích thước
1,5 – 2 cm, có chứa các chồi đỉnh, được thu thập từ tháng 2 đến tháng 3 để sử dụng nhân giống Cự ly trồng 10 x 10 cm, trồng 600 – 750kg củ/ha Làm đất và bón phân: loài này phát triển tốt trong môi trường đất ẩm và mùn giàu Phân hữu cơ được trộn trước vào luống trồng và luống phải cao để tránh úng ngập Bón phân chuồng khoảng 20tấn/ha được chuẩn bị vào thời điểm chuẩn bị đất Trồng và khoảng cách tối ưu: Các phân đoạn củ được trồng trực tiếp theo hang Sau khoảng 2 tháng 70 – 80% nảy mầm khi trồng ở vùng nhiệt đới ẩm như Kerala Mật độ trồng tối ưu: nếu trồng thuần thì cự ly trồng là 10 x 10 cm hoặc 10 x 15 cm; nếu trồng xen cự ly là 20 x 25 cm Chăm sóc: cây sinh trưởng tốt trong điều kiện có bóng mát nên trồng xen với cây ăn quả Nếu trồng thần thì phải che bóng mát với độ che bóng là 25% Quản lý sau thu hoạch: Cây bắt đầu ra hoa 1 tháng sau khi trồng và ra hoa đồng loạt sau tháng thứ 2 và tháng thứ 3 Cây ra hoa quanh năm tuy nhiên tỷ lệ đậu quả hạn chế Cây trồng trong 7 – 8 tháng có thể thu hoạch rễ củ bằng cách đào rễ, loại bỏ tạp vật, các củ được làm sạch sấy khô trong bóng râm và được lưu trữ trong túi gunny Năng suất củ khô 1.000 – 1.700kg/ha
2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế, từ năm 1996 đến nay loaì Sâm cau được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam Loài cây này luôn được xếp vào nhóm những loài cây thuốc bị đe dọa, cần ưu tiên bảo tồn ở Việt Nam
Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phương Lan (2001) [21] đã nghiên cứu về cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn ) , đã nhận dạng được loài Sâm cau mọc hoang ở Sơn Dương – Tuyên Quang Kết quả nghiên cứu đã cho thấy dịch chiết polyphenol toàn phần (5% nước) có tác dụng chống oxy hóa in vitro tương đối cao (64,1%) và tăng lực đối với chuột cống tráng ở liều 0,2299g/kg chuột
Nguyễn Thị Út và cs (2010) [24] nghiên cứu “ Ảnh hương của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) Kết quả cho thấy 6-benzyladenine (BA), Kinetin (Ki), Ảnh hưởng đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây Sâm cau từ chồi đỉnh
Võ Châu Tuấn và Nguyễn Thị Út (2011) [22], “Nhân giống in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) - Một loài thuốc quý”, nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất kích thích tăng trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi cây Sâm cau.
Tổng quan khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km về phía Tây Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái Nguyên thì xác định được vị trí như sau:
Phía Bắc giáp với phường Quan Triều
Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
Phía Tây giáp xã Phúc Hà
Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
* Đặc điểm địa hình: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên nằm nhìn chung tương đối bằng phẳng
* Khí hậu thủy văn: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai màu rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô lạnh
Lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trung bình 82%, mùa mưa khoảng 86%, mùa khô khoảng 70%
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 25 0 C, chênh lệch giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5 0 C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39 0 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3 0 C
* Điều kiện đất đai: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đất không màu mỡ, ít dinh dưỡng Đặc điểm của đất là đất Feralit phát triển trên đá Sa Thạch,do vậy đất ở đây dinh dưỡng không cao, ít màu mỡ Qua bảng 2.1 dưới đây phản ánh hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu tầng đất(cm)
Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất Mùn N P 2 0 5 K 2 0 N P 2 0 5 K 2 0 Ph
(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNLTN)
Nhìn vào biểu phân tích ta thấy: Độ PH thấp, ở độ sâu tầng đất 10 – 30 cm có độ PH cao nhất cũng chỉ đạt 3,9 Đất nghèo mùn hàm lượng mùn và N; K20; P205 ở mức thấp, chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng
Như vậy: Qua kết quả đã phân tích ta có thể đánh giá đươc đất ở vườn ươm của trường Đại học Nông Lâm là đất chua, nghèo dinh dưỡng không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong giay đoạn vườn ươm Vì vậy cần phải bổ xung chất dinh dưỡng cho cây qua các biện pháp bón phân là hiệu quả Chính vì đó bón phân sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển, nâng cao khả năng chống chịu của cây con trong giay đoạn vườn ươm
2.6.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố năm 2016 Ba năm liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên nằm trong số 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất
Thống kê năm (2016), dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.227.400 người, trong đó nam có 602.700 người và nữ là 624.700 người Tổng dân số đô thị là 421.100 người (34,31%) và tổng dân cư nông thôn là 806.300 người (65,69%) Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 của Thái Nguyên là 0,99%
Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.627 người/km² Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Vật liệu trong đề tài nghiên cứu là cây Sâm cau, được nhân giống từ hom Cây được đưa vào thí nghiệm có: D00 = 0,3 (cm), Hvn = 7,5 (cm), cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh
Sử dụng ba loại phân bón (phân NPK; phân Đầu trâu; phân Vi sinh)
Thành phần của phân bón N-P-K-S 5:10:3-8 có (P2O5 hữu hiệu 10%, N:5%, K2O:3%, S:8-10%, CaO:18-20%, MgO:2-2.5%, SiO2: 4-5%, Cu: 20- 30ppm, Zn: 40-50ppm) Loại phân này chủ yếu dùng để bón lót
+ Mật độ vi sinh hữu ích: 1,0-109 tb/gr
+ Hàm lượng chất hữu cơ : 30%
+ Ngoài ra còn có một số nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây trồng
Thành phần hóa học của phân bón đầu trâu 20-20-15+TE có: Đạm tổng số (Nts): 20%; Lân hữu hiệu (P2O5hh): 20%; Kali hữu hiệu (K2Ohh): 15%; Kẽm (Zn): 50ppm; Bo (B) : 50ppm; Độ ẩm : ≤2,5%
3.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 30 tháng 05 năm 2019.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ (%) cây sống của cây Sâm cau theo các công thức thí nghiệm
- Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm
- Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng về đường kính (D00) của cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm
- Ảnh hưởng của công thức bón phân đến động thái ra lá của cây Sâm cau ở các công thức
- Đánh giá chất lượng cây Sâm cau và dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây Sâm cau ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc …) Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bước1: Công tác chuẩn bị
- Cây con, túi bầu, tầng đất A, sàng đất;
- Thước 3 loại (thước đo chiều cao, thước kẹp kính, thước dây)
Bước2: Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm với phân bón được thực hiện với 4 công thức, 3 lần nhắc lại/1 công thức, mỗi công thức thí nghiệm 30 cây, tổng số cây thí nghiệm là
360 cây, diện tích cho mỗi công thức là 180 m 2
- Công thức 2: Phân Đầu Trâu
- Công thức 3: Phân Vi sinh
- Công thức 4: Không bón phân (đối chứng)
Cách bố trí thí nghệm: Kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ
Các công thức CT1; CT2 và CT3 được tưới phân cùng một nồng độ giống nhau Nồng độ 0,2% (cứ 0,2kg phân bón hòa tan trong 10 lít nước tưới/1 lần lặp - tưới 1 lần/tháng)
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân bón
Nhắc lại Công thức thí nghiệm
Lặp 1 CT1 CT3 CT2 CT4
Lặp 2 CT2 CT4 CT3 CT1
Lặp 3 CT1 CT4 CT2 CT3
Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 cây/công thức/1 lần lặp Theo dõi định kỳ 1 lần/tháng và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, các chỉ tiêu theo dõi được
Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm
Hom Sâm cau được cấy trực tiếp vào bầu, thành phần ruột bầu là 100% đất tầng A, túi bầu làm bằng nhựa Polyme có kích thước 9*13cm Thí nghiệm phân bón được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố 3 lần lặp ở 4 mức bón phân khác nhau: không bón phân (ký hiệu là ĐC); phân bón có
3 loại (Phân NPK, Phân Đầu Trâu, PhânVi Sinh)
Trong thời gian thí nghiệm (5 tháng), các biện pháp chăm sóc áp dụng đồng nhất cho các công thức thí nghiệm Chăm sóc quan trọng nhất là làm sao duy trì được độ ẩm thích hợp cho luống cây và toàn bộ cây con gồm tưới nước định kỳ hàng ngày, làm cỏ, phá váng (15 ngày/ lần) Các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (Hvn) Những biện pháp chăm sóc (làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh…) cây con được thực hiện giống nhau trên tất cả các lô thí nghiệm Phủ lưới che râm lại 25% ánh sáng
Thời gian theo dõi thí nghiệm là 5 tháng; trong đó định kỳ đánh giá là mỗi tháng một lần
Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu
Thời gian đo đếm các chỉ tiêu thí nghiệm được tiến hành vào cuối đợt thí nghiệm, trong mỗi ô tiêu chuẩn theo dõi 30 cây được đánh số từ cây số 1 đến cây thứ 30
- Đo đường kính cổ rễ (D00): Dùng thước đo đường kính ở vị trí cổ rễ
- Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1cm, đặt thước sát miệng đến hết ngọn cây
- Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức
+ Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn để bố trí thí nghiệm là khu đất nằm trong khu vực quản lý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên
+ Giống được thí nghiệm: Giống cây Sâm cau được nhân giống từ hom có kích thước trung bình là: (D00 = 0,3cm; Hvn = 7,5cm; số lá = 8 lá) không sâu bệnh, đủ tiêu chuẩn đường kính, chiều cao, số lá
+ Thời vụ thí nghiệm: Được thí nghiệm vào ngày 01/01/2019 đến 30/05/2019
+ Làm đất: Đất có tầng canh tác dày trên 40 cm, thoát nước tốt; không ngập úng Đất được làm kỹ, sạch cỏ, tơi xốp Lên luống cao 25-30 cm
Tiến hành làm cỏ dại, phá váng (15 ngày/ lần)
Chăm sóc và Phòng trừ sâu bệnh: Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đủ ẩm để cây có thể bén rễ nhanh
3.3.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên vườn ươm
- Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính (D 00 ): 30 ngày đo 1 lần, dùng thước kẹp kính để đo
- Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao (H vn ): 30 ngày đo 1 lần, dùng thước xăng-ti-mét (cm) để đo
- Chỉ tiêu sinh trưởng của lá: 30 ngày theo dõi lần - đếm số lá trên cây, đánh dấu những lá đã đếm
Các chỉ tiêu theo dõi được nghi ở biểu điều tra sau:
Bảng 3.6: Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sâm Cau
Người điều tra: Hứa Thị Hợp
Nơi điều tra: Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
LẦN LẶP … Công thức Phân
(cm) Số lá Chất lượng Ghi chú
TB Đánh giá chất lượng cây sau khi trồng
Cây tốt: Là cây phát triển cân đối về chiều dài, chiều cao không sâu bệnh cụt ngọn …
Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây phát triển không đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn …
Cây xấu: Là những cây có chỉ tiêu sinh trường số lá số mầm chiều cao kém hơn cây trung bình, sâu bệnh cụt ngọn…
Tổng số cây trên 1 công thức là: 30 cây
Tổng số cây của 4 công thức là: 120 cây x 3 lần lặp là 360 cây
+ Đường kính gốc (D00), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) đo bằng thước xăng-ti-mét (cm) có độ chính xác đến 0,1cm
+ Số lá đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp số liệu; điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu đường kính (D00) chiều cao (Hvn), chỉ số lá của cây Sâm cau, để đánh giá được sinh trưởng của cây trồng
So sánh hiệu quả của việc bón phân, tỉ lệ bón phân để phân tích đề tài nghiên cứu
Số liệu sẽ được tổng hợp, xử lý và phần tích trên microsoft EXCEL và phân tích số liệu trên phầm mềm SPSS 13.0
Tính các đặc trưng thống kê:
+ Đường kính trung bình ( ) được tính bằng công thức:
+ Tỷ lệ sống (C%) được tính theo công thức:
+ Chiều cao trung bình ( được tính theo công thức:
: Đường kính gốc trung bình
C% : Tỷ lệ sống : Chiều cao vút ngọn trung bình
Di : Là giá trị đường kính gốc của một cây
Hi : Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây n : Là dung lượng mẫu điều tra
M : Tổng số cây trồng trong mô hình
So sánh các mẫu độc lập về D00, Hvn bằng tiêu chuẩn One-way
ANOVA theo phần mềm SPSS 20.0 theo trình lệnh các bước:
Bước 1 Mở phần mềm: SPSS 20.0
Bước 2 Nhập số liệu vào cửa sổ SPSS
Bước 3 Nhập trình lệnh: Analyze Compare means One-way ANOVA (khai báo Depenet list: Chiều cao trung bình, đường kính trung bình, số lá và Factor)
Bước 4 Chọn Post Hoc: Bonferrori - Duncan
Bước 5 Chọn Options: Homogeneỉty of variance test (có các đặc trưng mẫu và kiểm tra sự bằng nhau của các phương sai)
Hình 3.1: Hộp thoại One way Anova
Hình 3.2: Hộp thoại Phost Hoc multiple comparisons
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến tỷ lệ sống của cây
Kết quả sự ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau ở các định kỳ theo dõi được tổng hợp ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các CTTN đến tỷ lệ (%) cây sống của cây Sâm cau
Tỷ lệ sống của cây Sâm cau
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ sống của cây ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các giai đoạn so với số cây ban đầu (90cây)
Giai đoạn 30 ngày Ở CT2 (P.ĐT) có số cây là 88 cây, chiếm 97,78%, tiếp theo là ở CT1
(P.NPK) giảm còn 87 cây chiếm 96,67%, tiếp đến là CT3 (P.VS) còn có 86 cây chiếm 95,56% và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC), có 84 cây chiếm 93,33%
Giai đoạn 60 ngày Ở CT2 (P.ĐT) có 87 cây chiếm 96,67% Tiếp theo là ở 2 công thức,
CT1 (P.NPK) giảm còn 86 cây chiếm 95,56%, tiếp đến là CT3 (P.VS) giảm còn 85 cây chiếm 94,44% và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) là 83 cây, chiếm
Giai đoạn 90 ngày Ở CT2 (P.ĐT) có 87 cây chiếm 96,67%, tiếp theo là ở CT1 (P.NPK) có
85 cây chiếm 94,44% tiếp đến là CT3 (P.VS) có 84 cây chiếm 93,33% và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) còn có 81 cây chiếm 90,00% Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi ở giai đoạn 30 ngày đạt tỷ lệ
95,83%, đến giai đoạn 60 ngày tỷ lệ sống trung bình là 94,72% và đến giai đoạn 90 ngày thì tỷ lệ sống trung bình là 93,61%
Sau 3 tháng theo dõi có thể nhận thấy CT2 (P.ĐT) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 96,67%, CT4 (CT.ĐC) có tỷ lệ sống thấp nhất là 90,00%
Tỷ lệ sống của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cây Sâm câu sau 90 ngày theo dõi ở các CTTN
Trong 3 loại phân mà ta nghiên cứu thì phân bón Đầu trâu là loại phân cung cấp dinh dưỡng cho cây là tốt nhất nên tỷ lê sống cao nhất ở cả 3 giai đoạn, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất
Nguyên nhân của sự suy giảm về số lượng cây sống là do sự sinh trưởng không đồng đều trong cùng một CTTN và giữa các CTTN với nhau Ngoài ra sự sinh trưởng không đồng đều trong quá trình phát triển của cây giữa các CTTN và ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện ngoại cảnh như mưa nhiều, nắng nóng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau
Giai đoạn sau cây bị chết là do không được đảo bầu, cây cạnh tranh về dinh dưỡng và cạnh tranh về ánh sáng dẫn đến chết
Bảng 4.2: Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi
Variation SS df MS F P-value F crit
- Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
- Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
- Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
So sánh: ta thấy FA = 9,976205 > F05 = 4,066181
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại So sánh bảng 4.1 có thể thấy CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau so với các công thức còn lại.
Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính của cây
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Sâm cau (cm) ở các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được tổng hợp tại bảng 4.3:
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính (D 00 ) của cây Sâm cau trong các CTTN
Sinh trưởng đường kính ( 00 ) của cây Sâm cau (cm)
Số cây 00 Số cây 00 Số cây 00
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, chỉ số đường kính ( 00) ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các giai đoạn
Giai đoạn 30 ngày Ở CT1 (P.NPK) có chỉ số D00 là: 0,33 (cm), tiếp theo là ở CT2 (P.ĐT) có chỉ số D00 cao nhất: 0,40 (cm), tiếp đến là CT3 (P.VS) có chỉ số D00 là: 0,30 và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) có chỉ số D00 là: 0,31 (cm)
Giai đoạn 60 ngày Ở CT1 (P.NPK) có chỉ số D00 là: 0,37 (cm), tiếp là ở CT2 (P.ĐT) có có chỉ số D00 cao nhất là: 0,4 (cm), tiếp đến là CT3 (P.VS), CT4 (CT.ĐC) có chỉ số D00 như nhau là : 0,35 (cm)
Giai đoạn 90 ngày Ở CT1 (P.NPK) có có chỉ số D00 là: 0,44 (cm), tiếp theo là ở CT2
(P.ĐT) có có chỉ số D00 cao nhất là: 0,47 (cm), tiếp đến là CT3 (PVS) có chỉ số D00 là: 0,39 (cm) và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) là: 0,38 (cm) Ở các giai đoạn khác nhau thì chỉ số 00 có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 30 ngà D00 tuổi đạt 0,34 (cm) đến giai đoạn 60 ngày tuổi đạt 0,37 (cm) và đến giai đoạn 90 ngày tuổi thì đạt 0,42 (cm)
Khi sử dụng các công thức phân bón khác nhau là khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự thay đổi về kích thước đường kính gốc Sau 90 ngày theo dõi cây Sâm cau sử dụng CT2 (P.ĐT) có đường kính gốc trung bình lớn nhất đạt 0,47 (cm), thí nghiệm sử dụng CT4 (CT.ĐC) có đường kính gốc trung bình nhỏ nhất đạt 0,38 (cm)
Khi thực hiện nghiên cức theo dõi sinh trưởng sự phát triển của cây ta thấy được phân bón Đầu trâu và phân NPK là tốt nhất vượt trội hơn cả
Hình 4.2: Ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sâm cau sau 90 ngày
Hình 4.3: Đường kính cây Sâm câu ở các CTTN
Bảng 4.4: Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính gốc cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi ANOVA
Variation SS df MS F P-value F crit
- Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
- Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
- Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
So sánh: ta thấy FA = 5,781421 > F05 = 4,066181
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến đường kính gốc của cây Sâm cau Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại So sánh bảng 4.3 có thể thấy CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sâm cau so với các công thức còn lại.
Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm cau được tổng hợp tại bảng 4.5:
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau trong các CTTN
Sinh trưởng chiều cao ( ) của cây Sâm cau (cm)
Số cây Số cây Số cây
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, chỉ số chiều cao ( ) ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các giai đoạn
Giai đoạn 30 ngày Ở CT1 (P.NPK) có chỉ số Hvn là: 7,8 (cm), tiếp theo là ở CT2 (P.ĐC) có chỉ số Hvn cao nhất đạt: 8,4 (cm), tiếp theo đó là ở CT3 (P.VS) có chỉ số
Hvn là: 7,8 (cm) và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) có chỉ số Hvn là: 7,7(cm)
Giai đoạn 60 ngày Ở CT1 (P.NPK) có có chỉ số Hvn là: 8,8 (cm), tiếp theo là ở CT2 (P.ĐT) có chỉ số Hvn cao nhất đạt: 9,4 (cm), tiếp theo là ở CT3 (P.VS) có chỉ số Hvn là: 8,4 (cm) và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) có chỉ số Hvn là: 8,1 (cm)
Giai đoạn 90 ngày Ở CT1 (P.NPK) có có chỉ số Hvn là: 10,2 (cm), tiếp theo là ở CT2
(P.NPK) có có chỉ số Hvn cao nhất đạt: 10,5 (cm), tiếp theo là ở CT3 (P.VS) có chỉ số Hvn là: 9,3 (cm) và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) là: 8,7 (cm) Ở các giai đoạn khác nhau thì chỉ số có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 30 ngày đạt 7,9 (cm) đến 60 ngày đạt 8,7 (cm) và đến 90 ngày thì đạt 9,7 (cm)
Khi sử dụng các công thức phân bón khác nhau thì sự tăng trưởng về chiều cao của cây Sâm cau là khác nhau, sau 90 ngày theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT2 (P.ĐT) cây Sâm cau có chiều cao trung bình cao nhất đạt 10,5 (cm), ở
CT4 (CT.ĐC) cây Sâm cau có chiều cao trung bình thấp nhất: 8,7 (cm)
Khi thực hiện nghiên cức theo dõi sinh trưởng sự phát triển của cây ta thấy được ở công thức 2 bón phân Đầu trâu là tốt nhất vượt trội hơn cả so với các loại phân còn lại
Sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi
Hình 4.4: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi
Hình 4.5: Chiều cao cây Sâm câu ở các CTTN
Bảng 4.6: Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với chiều cao cây
Sâm cau sau 90 ngày theo dõi
Variation SS df MS F P-value F crit
- Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
- Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
- Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
So sánh: ta thấy FA = 5,314475 > F05 = 4,066181
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến chiều cao của cây Sâm cau Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại So sánh bảng 4.5 có thể thấy CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm cau so với các công thức còn lại.
Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái ra lá của cây Sâm cau được tổng hợp tại bảng 4.7:
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây Sâm cau trong các CTTN
Số lá trung bình của cây Sâm cau
Số cây Số lá Số cây Số lá Số cây Số lá
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, số lá trung bình ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các giai đoạn
Giai đoạn 30 ngày Ở CT1 (P.NPK) có số lá là: 12 lá, tiếp theo là ở CT2 (P.ĐT) có số lá nhiều nhất là: 14 lá, tiếp theo đó là ở CT3 (P.VS) và CT4 (CT.ĐC) đều có số 12 lá
Giai đoạn 60 ngày Ở CT1 (P.NPK) có số lá là: 15 lá, tiếp theo là ở CT2 (P.ĐT) có số lá nhiều nhất là: 16 lá, tiếp theo đó là ở CT3 (P.VS) có số là: 14 lá, và cuối cùng CT4 (CT.ĐC) có 12 lá
Giai đoạn 90 ngày Ở CT1 (P.NPK) có số lá là: 16 lá, tiếp theo là ở CT2 (P.ĐT) có số lá nhiều nhất là: 19 lá, tiếp theo đó là ở CT3 (P.VS) có số lá 15 lá, và cuối cùng là CT4 (CT.ĐC) số lá 14 lá Ở các giai đoạn khác nhau thì số lá trung bình có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi ở giai đoạn 30 ngày có 13 lá đến giai đoạn 60 ngày có 14 lá và đến giai đoạn 90 ngày thì có 16 lá
Khi sử dụng các công thức phân bón khác nhau thì sự tăng trưởng về số lá của cây Sâm cau là khác nhau, sau 90 ngày theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT2 (P.ĐT) cây Sâm cau có số lá nhiều nhất có khoảng 19 lá, ở CT4 (CT.ĐC) cây Sâm cau có số lá ít nhất là 14 lá
Khi thực hiện nghiên cức theo dõi sinh trưởng sự phát triển của cây ta thấy được ở công thức 2 bón phân Đầu trâu là tốt nhất vượt trội hơn cả so với các loại phân còn lại
Hình 4.6: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái ra lá cây
Hình 4.7: Động thái ra lá của cây Sâm cau ở các giai đoạn
Bảng 4.8: Phân tích phương sai một nhân tố đối với động thái ra lá ANOVA
Variation SS df MS F P-value F crit
- Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
- Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
- Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
So sánh: ta thấy FA = 12,82208> F05 = 4,066181
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến động thái ra lá của cây Sâm cau Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại So sánh bảng 4.7 có thể thấy CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến động thái ra lá cây Sâm cau so với các công thức còn lại.
Đánh giá chất lượng cây Sâm cau và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
4.5.1 Đánh giá chất lượng cây Sâm cau
Việc đánh giá chất lượng cây giống trong vườn ươm là một bước trong công tác sản xuất cây giống, có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn Kết quả về đánh giá chất lượng cây Sâm cau và dự kiến tỷ lệ xuất vườn được thể hiện ở bảng 4.9
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá chất lượng cây Sâm cau sử dụng các công thức phân bón CTTN
Từ kết quả bảng 4.9 ta thấy, cây Sâm cau sử dụng các công thức phân bón khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau Trong đó, CT2 (P.ĐT) có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 97,70%, cây chất lượng xấu chỉ là 2,30% CT4 (CT.ĐC) có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp nhất chỉ đạt 91,36%, cây có chất lượng xấu là 8,64%
4.5.2 Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn
Những cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là những cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phải đảm bảo tỷ lệ sống cao khi đem trồng ngoài thực địa Qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy không phải tất cả các cây sống trong quá trình thí nghiệm đều đủ tiêu chuẩn xuất vườn vì chưa đảm bảo về chất lượng
Bảng 4.10: Dự kiến tỷ lệ xuất vườn cây Sâm cau CTTN Tỷ lệ xuất vườn dự kiến
Tỷ lệ xuất vườn của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi
Hình 4.8: Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn
Qua bảng 4.10 và hình 4.8 ta thấy, các công thức phân bón khác nhau cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là khác nhau, trong đó công thức 2 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất đạt 97,70%, công thức 4 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn thấp nhất là 91,36%.