1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

122 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 228,38 KB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG THÀNH

QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN,

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trênđia bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi vàchưa được công bố trên bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Các số liệu trong luận văn đã được thu thập và sử dụng một cách trung thực, khách quan, các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thành

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ từ các bạn bè đồng nghiệp trong trong và ngoài ngành thuế, đặc biệt là ban lãnh đạo, cán bộ công chức tại Chi cục Thuế Hương Sơn.

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô Khoa Kinh tế và phát triển Nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS TS Phạm Văn Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thuế Hà Tĩnh, Chi cục Thuế huyện Hương Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá để nghiên cứu thực hiện luận văn.

Xin trân trọng cám ơn !

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thành

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục biều đồ ix

Trích yếu luận văn x

Thesis abstract xii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Đóng góp mới của Luận văn 4

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 4

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Vai trò, đặc điểm và nguyên tắc thuế thu nhập doanh nghiệp 8

2.1.3 Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 11

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 18

2.2 Cơ sở thực tiễn 20

2.2.1 Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước 20

2.2.2 Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số địa phương 23

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 28

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29

3.1.1 Về vị trí địa lý 29

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

Trang 5

3.1.3 Tổng quan về Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh 31

3.1.4 Đánh giá chung 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 37

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin 40

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43

4.1 Kết quả thu ngân sách nhà nước tại huyện Hương Sơn 43

4.1.1 Các khoản thu ngân sách nhà nước của huyện Hương Sơn 43

4.1.2 Kết quả thu ngân sách 43

4.1.3 Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh 45 4.2 Thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên đia bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 46 4.2.1 Số lượng doanh nghiệp 46

4.2.2 Thực trạng đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp 47

4.2.3 Thực trạng kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp 51

4.2.4 Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp 55

4.2.5 Thực trạng hoàn thuế, miến thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 59

4.2.6 Thực trạng xóa nợ tiền thuế và tiền phạt thuế thu nhập doanh nghiệp 63

4.2.7 Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 64

4.2.8 Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế thu nhập doanh nghiệp 67

4.3 Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn 67 4.3.1 Những kết quả đạt được 67

4.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 70

4.3.3 Nguyên nhân hạn chế 72

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của huyện Hương Sơn 73 4.4.1 Nhân tố chủ quan 73

4.4.2 Nhân tố khách quan 74 4.5 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

trên địa huyện Hương Sơn 76

Trang 6

4.5.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế 76

4.5.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý 77

4.5.2 Giải pháp về hoàn thiện các nội dung trong công tác quản lý thu thuế thu

5.2.1 Kiến nghị với Cục thuế Hà Tĩnh 84

5.2.2 Kiến nghị với các cơ quan quản lý Trung Ương 85

Tài liệu tham khảo 87

Phụ lục 89

Trang 7

DNNQDDoanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết sản xuất kinh doanh huyện Hương Sơn năm 2015 - 2017 30 Bảng 3.2 Trình độ nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế huyện Hương Sơn năm 2018 32 Bảng 3.3 Số lượng mẫu điều tra 39 Bảng 4.1 Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2015 – 2017 của Chi cục thuế huyện

Hương Sơn 44 Bảng 4.2 Kết quả thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện

Hương Sơn, Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2017 45 Bảng 4.3 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn phân theo ngành nghề 47 Bảng 4.4 Số lượng hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp 48 Bảng 4.5 Tình hình kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện

Hương Sơn 49 Bảng 4.6 Ý kiến về thủ tục kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục

Thuế Hương Sơn qua đánh giá cán bộ thuế 49 Bảng 4.7 Ý kiến về thủ tục khai thuế TNDN tại chi cục thuế hương sơn qua

đánh giá của các doanh nghiệp 50 Bảng 4.8 Tình hình kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện

Hương Sơn 52 Bảng 4.9 Ý kiến về kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp qua đánh giá cán bộ thuế.53 Bảng 4.11 Các biện pháp thu nợ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế

huyện Hương Sơn 56 Bảng 4.12 Tình hình thực hiện cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp tại

huyện Hương Sơn 57 Bảng 4.13 Ý kiến đánh giá về quản lý nộp và nợ thuế thu nhập doanh nghiệp qua

đánh giá cán bộ thuế 57 Bảng 4.14 Ý Kiến đánh giá công tác quản lý nộp thuế tại Chi cục qua đánh giá

cán doanh nghiệp 58 Bảng 4.15 Tình hình hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại

Chi cục thuế huyện Hương Sơn 59 Bảng 4.16 Công tác miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp

huyện Hương Sơn 61 Bảng 4.17 Ý kiến về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp qua đánh giá cán bộ thuế 62

Trang 9

Bảng 4.18 Ý kiến miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp qua đánh giá các doanh nghiệp 62 Bảng 4.19 Công tác xóa nợ tiền thuế, tiền phạt tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn 64 Bảng 4.20 Kết quả xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi

cục thuế huyện Hương Sơn 64 Bảng 4.21 Ý kiến về xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp quá

đánh giá cán bộ thuế 66 Bảng 4.22 Ý kiến về xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đánh

giá các doanh nghiệp 67

Trang 10

DANH MỤC BIỀU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế Hương Sơn 31 Biểu đồ 4.1 Kết quả thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh

nghiệp tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh 46

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Trọng Thành

Tên Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện HươngSơn, tỉnh Hà Tĩnh

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận văn nhằm Đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà tĩnh và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu đối với loại thuế này trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới.

- Quản lý thu thuế TNDN gồm những nội dung nào?

- Thực trạng của quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn Hương Sơn?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng tời thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyên Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin gồm có: Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp, Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp phân tích thống kê, Phương pháp so sánh.

Kết quả chính và kết luận

Luận văn đã hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về Thu nhập Doanh nghiệp; đặc điểm, vai trò và đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp Luận văn đã đưa ra nội dung phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn huyện Hương Sơn Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của

Trang 12

Chi cục Thuế huyện Hương Sơn và tình hình thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp Từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế TNDN của Chi cục Thuế Hương Sơn để có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thun thuế TNDN nói riêng, có những giải pháp hoàn thiện về cơ chế chính sách và phương pháp quản lý nguồn thu trên địa bàn một cách hữu hiệu nhất, tạo sự công bằng việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp.

Công tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn huyện Hương Sơn đã đạt nhiều kết quả quan trọng đóng góp vào số thu ngân sách ngành thuế Hà Tĩnh cũng như huyện Hương Sơn.

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu thuê TNDN trên địa bàn Chi cục Thuế Hương Sơn từ đó có thể đánh giá những ưu, khuyết điểm hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TNDN, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu thuế Luận văn đã phản ánh mức độ biến động trong công tác thu thuế TNDN qua ba năm như sau: Công tác quản lý thu thuế TNDN tại chi cục Thuế Hương Sơn có thể nhận thấy số thu thuế tăng qua các năm Số thu ngân sách năm 2016 tăng 07% so với năm 2015, năm 2017 tăng 17% so với năm 2016, bình quân ba năm số thu ngân sách tăng 12%/năm Trong đó số thu từ thuế TNDN năm 2016 giảm 15% só với năm 2015, năm 2017 tăng 63% so với năm 2016, bình quân 3 năm tăng 18%/năm.

Bên canh đó tác giả đã thực hiện khảo sát đối tượng là các doanh nghiệp và cán bộ Chi cục Thuế Hương Sơn để có những đánh giá khách quan và chân thực hơn về công tác quản lý thu Từ đó đưa ra định hướng các giải pháp, kiến nghị đề xuất phù hợp với thực tiễn thu thuế tại Chi cục Thuế Hương Sơn như các giải pháp liên quan đến hoàn thiện chính sách thuế, giải pháp về bộ máy quản lý trong đó quan trọng là giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực, giải pháp về hoàn thiện các nội dung trong công tác quản lý thuế TNDN và cuối cùng là giải pháp về trao đổi thông tin giữa Chi cục Thuế Hương Sơn và các cơ quan ban ngành như Hải Quan Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Kho bác nhà nước huyện Hương Sơn, Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện, Công an huyện.

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Trong Thanh

Thesis title: Management in Enterprise Income Tax receipt in Huong Son district, Ha

Tinh province.

Education Institution: Vietnam National University of Agriculture Research Objective

Thesis focuses on to assess status of enterprise income tax receipt in Huong Son district, Ha Tinh province, and to recommend solutions in order to strengthen enterprise income tax receipt in research area.

- To systemize theoretical and practical basis of enterprise income tax receipt - To assess status of management in enterprise income tax receipt in Huong Son district.

- To analyze factors affecting on management in enterprise income tax receipt in Huong Son district, Ha Tinh province.

- To recommend solutions in order to enhance management in enterprise income tax receipt in coming period.

- Which content is included in management in enterprise income tax receipt? -What is status of management in enterprise income tax receipt in Huong Son distrct? - Which factors are affecting on enterprise income tax receipt in Huong Son district, Ha Tinh province?

Research methods

Data collection includes: secondary data and information collection, primary data and information collection.

Data processing and analysis: Descriptive statistics, statisitc analysis, statistic comparison.

Research findings and discussion

Thesis has systemized theoretical basis in Enterprise Income includingcharacteristics, role of enterprise income Thesis has shown analysis on assessing status ofmanagement in enterprise income tax receipt in Huong Son district; factors affecting onmanagement, inspection, monitoring of Tax Department of Huong Son district andimplementation of listing and paying tax of enterprises Basing on reality of managementin enterprise income tax receipt in Tax Department of Huong Son district,

Trang 14

there are several lessons for management in tax management in general and enterprise income tax management in specific; there are several solution to enhance policy mechanism and methods for effective management in budget receipt in research area, then in turn, it can make equality in tax responsibility among enterprises.

Management in enterprise income tax receipt in Huong Son district has achieved several significant outcomes to contribute to total budget receipt of Ha Tinh tax sector as well as in Huong Son district.

Basing on assessment of enterprise income tax management in Tax Department of Huong Son district, there are pros and cons in enterprise income tax management, and analysis of factors affecting on enterprise income tax receipt Thesis has refected changes in enterprise income tax receipt in three years recently: total of tax receipt in three years recently has been increasing; total of budget receipt in 2016 increased by 07% in compared with in 2015; that in 2017 increased by 17% in compared with in 2016; average growth rate of those three years is 12% annually Enterprise income tax receipt in 2016 decreased by 15% in compared with in 2015, that in 2017 increased by 63% in compared with 2016; on average it grew by 18% annually.

Besides, author has surveyed enterprises and Tax Department staff in Huong Sondistrict for objectivity of assessment for tax receipt management Basing on that, torecommend practical solutions for tax receipt in Tax Department of Huong Son districtsuch as solutions related to enhancing tax policy, management mechanism, buildingcapacity, enhancing content of enterprise income tax management and informationexchange between Tax Department of Huong Son district and other authorities such asCustom of Cau Treo International Border Gate, State Treasury of Huong Son district,Management Board of Basic construction projects in district, district public security.

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Đó là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định và khuyến khích doanh nghiệp phát triển Nói như vậy để thấy rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng.

Hiện nay do cơ chế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan thuế chỉ quản lý trên hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và đang hoạt động rất lớn trong khi đó nguồn nhân lực của cơ quan thuế có phần hạn chế nên không tránh khỏi việc các doanh nghiệp cố tình kê khai không đúng hoặc không đầy đủ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để trốn thuế Để giảm thiểu thất thu ngân sách cho nhà nước trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Là chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Hà Tĩnh, Chi cục thuế huyện Hương Sơn trong những năm qua đã rất chú trọng đến công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng Kết quả hoạt động năm 2017 cho thấy Chi cục thuế huyện Hương Sơn đã có tổng thu đạt 89,8 tỷ đồng, bằng 109,6% dự toán năm và bằng 116.9% so với cùng kỳ, đồng thời có 11/14 khoản thu vượt mức kế hoạch và tăng so với cùng kỳ, trong đó các sắc thuế quan trọng vượt cao như: Thuế GTGT tăng 9%, tiền thuê đất tăng 35%, Lệ phí trước bạ tăng 7%, tiền sử dụng đất tăng 5%, thu khác ngân sách tăng 423% so với cùng kỳ Đặc biệt thuế TNDN là một sắc thuế đóng vai trong quan trọng không những trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngấn sách mà còn phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện nhà trong năm 2017 Qua ba năm số thu từ thuế TNDN tăng cao, tình hình kinh tế xã hội huyện Hương Sơn có nhiều

Trang 16

chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp kinh doanh tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.

Mặc dù vậy, công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, do người nộp thuế không tự giác chấp hành pháp luật thuế, có nhiều hành vi gian lận để trốn thuế, lạc hậu về cơ chế quản lý, quy trình thu thuế chưa hoàn thiện, đội ngũ nhân viên quản lý thuế chưa được đào tạo bài bản hoặc các hạn chế về thủ tục và các biện pháp cưỡng chế nợ thuế….

Hương Sơn là huyện miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Có cữa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Khu kinh tế Cầu Treo nên hoạt động thương mại tại Khu kinh tế và Cữa khẩu diễn ra tấp nập với nhiều loại hình có sự tham gia nhiều doanh nghiệp Hoạt động tại Khu kinh tế và Cữa khẩu thường tiềm ẩn nhiều rủi ro về quản lý thuế nhất là quản lý thu thuế TND do khó kiểm soát thu nhập chịu thuế TNDN.

Số doanh nghiệp được thành lập mới tăng qua ba năm, đồng thời với việc xuất hiện nhiều ngành nghề kinh doanh mới phát sinh trên địa bàn Số thu ngân sách tăng qua các năm nhưng số nợ thuế tăng cao về cả số tuyết đối lẫn số tương đối Số doanh nghiệp có dấu hiệu kê khai sai để giảm số thuế phải nộp tăng qua các năm làm dẫn đến số doanh nghiệp cần được kiểm tra tăng Hương Sơn là địa bàn miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên được ưu đãi miễn giảm thuế TNDN do vậy công tác quản lý thu thuế TNDN chưa được quan tâm đúng mức Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp nên khi nhiều doanh nghiệp đã hết thời gian hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN sẽ rất dễ xẩy ra tình trạng các doanh nghiệp cố tình kê khai sai để làm giảm số thuế TNDN phải nộp nhằm tối đa hóa lợi nhuận Vấn đề trốn thuế, gian lận thuế TNDN diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi Hiện tượng các doanh nghiệp báo lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để trốn thuế TNDN không chỉ xẩy ra ở các doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài mà còn diễn ra ngày càng nhiều ở các doanh nghiệp trong nước trong đó địa bàn huyên Hương Sơn không phải là ngoại lệ.

Nhận thức được tầm quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia, cũng như nhìn vào thực tế khách quan tình hình công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà

Tĩnh, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trênđia bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” làm báo cáo luận văn thạc sĩ.

Trang 17

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà tĩnh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu đối với loại thuế này trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Quản lý thu thuế TNDN gồm những nội dung nào?

- Thực trạng của quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn Hương Sơn?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyên Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh?

- Những giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyên Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có liên quan đến việc kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Hương Sơn.

Đối tượng khảo sát khảo sát của đề tài là Cán bộ thuế tại Chi cục Thuế huyện Hương Sơn và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.…

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu theo quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở Chi cục thuế huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Trang 18

- Không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

- Thời gian: Dữ liệu thu thập để phân tích thực trạng từ năm 2015 đến năm 2017 Số liệu điều tra sơ cấp từ tháng 3/2018 đến tháng 7/2018 và giải pháp đề xuất đến năm 2020.

1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã hệ thống lại các quy định về quản lý thu thuế TNDN theo các quy định mới nhất của pháp luật về thuế TNDN

Luận văn đã nêu ra thực trạng quản lý thu thế TNDN thông qua công tác tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách tại Chi cục Thuế huyện Hương Sơn Chi cục đã tích cực chủ động trong công tác quản lý thu thuế TNDN tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn còn để xẩy ra tình trạng nợ thuế tăng cao Tỷ lệ nợ tăng từ 3,9% năm 2015 lên 10, 5% năm 2017.Việc áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin đã làm cho quá trình quản lý được thực hiện hiệu quả, giảm thời gian nộp thuế cho các doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế trong giai đoạn hiện nay Trong đó yếu tố từ việc phối hợp với các cơ quan hữu quan hiện nay đóng vai tròng quan trọng khi mà hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế ngày càng có dấu hiệu tăng cao, biểu hiện ở kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua kiểm tra tăng về cả số lượng doanh nghiệp và số thuế truy thu.

Nêu lên một số tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp để công tác quản lý thu thuế TNDN ngày càng hiệu quả hơn.

Trang 19

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1.1 Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm về thuế:

Cho đến hiện nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế Đứng trên nhiều góc độ khác nhau mà các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.

“Thuế là một khoản tiền hoặc vật chất mà tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo Luật định Nhà nước theo mức độ thời hạn cụ thể Thuế được Nhà nước sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: Huy động nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước, phân phối lại một phần thu nhập và của cải xã hội, kiểm soát qua trình phân phối và mức chi tiêu trong nền kinh tế, bảo hộ sản xuất trong nước, thay đổi tập quán tiêu dùng của xã hội, Thuế không mang tích chất hoàn trả trực tiếp cho Người nộp Thuế Một phần thuế được các tổ chức, cá nhân đóng góp cho Nhà nước được trả về người dần một cách giá tiếp dưới hình thức như trợ cấp xã hội, phúc lợi xá hội và các quỹ tiêu dùng khác” (Đồng Thị Vân, 2010).

Như vậy thuế là một khoản chi phí mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phảinộp cho Nhà nước theo quy định Nhà nước Mức thuế phải nộp được nhà nướcquy định cụ thể cho từng đối tượng Thuế được Nhà nước sử dụng để duy trì sựhoạt động của Nhà nước đồng thời tái đầu tư lại cho xã hội để các đối tượng nộpthuế thụ hưởng.

- Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp: “Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp” (Ngô Thị Cẩm Lệ, 2012).

Tại Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 do Quốc Hội nước Việt Nam ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2008, tại Điều 2 quy định cụ thể

Trang 20

các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (Quốc hội, 2008).

Cũng tại Điều 3 Luật này và điểm 2 điều 1 Luật số 32 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được chi tiết, cụ thể như sau:

+ “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này” (Quốc hội, 2008).

+ Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam (Quốc hội, 2013).

- Thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Có thể hiều là hình thức doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo số liệu kê khai phát sinh với cơ quan thuế.

- Theo Quốc hội, (2008) thì quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các nội dung:

+ Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có thể hiểu là những cách thức, phương pháp cơ quan quản lý thuế dùng để quản lý việc nộp thuế của các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp sao cho thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp đúng, đủ và kịp thời.

+ Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp là phương thức nhằm đảm bảo cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt việc thu và quản

Trang 21

lý thuế thu thập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp được hiệu quả, đúng với nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao phó.

Như vậy Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi phí đánh vào thunhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thunhập hay lợi nhuận càng cao thì mức thuế phải nộp càng lớn

- Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp:

Tùy theo quy mô, ngành nghề, khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp những loại thuế như sau:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (Quốc hội, 2008).

+ Thuế giá trị gia tăng: Đây là loại thuế gián thu, đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (Quốc hội, 2008) + Thuế tiêu thu đặc biệt: Đây là loại thuế đánh vào các mặt hàng đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích kinh doanh (Quốc hội, 2008).

+ Thuế tài nguyên: Là loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề kinh doanh, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên có khai thác, sử dụng tài nguyên từ trong lòng đất, trên mặt đất, trên mặt nước Đối tượng tính thuế là giá trị tài nguyên khai thác được (Quốc hội, 2009) + Phí bảo vệ môi trường: Phí bảo vệ môi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường Nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào việc bảo vệ, cải thiện môi trường (Quốc hội, 2010).

+ Thuế xuất khẩu: là loại thuế mà nhà nước đánh vào khi xuất khẩu hàng hóa sang nước khác mà các mặt hàng này nhà nước hạn chế, hoặc không khuyến khích xuất khẩu (Quốc hội, 2016).

+ Thuế nhập khẩu: Là loại thuế mà nhà nước đánh vào hàng hóa dịch vụ khi nhập khẩu từ nước khác về mà những mặt hàng này nhà nước không khuyến khích hoặc hạn chế nhập khẩu (Quốc hội, 2016).

Trang 22

2.1.2 Vai trò, đặc điểm và nguyên tắc thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.2.1 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội (Đặng Thủy, 2011).

Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý Công cụ này được Nhà nước sử dụng để khắc phục hạn chế về sự khác biệt giữa các doanh nghiệp mạnh về lực lượng lao động và năng lực tài chính (doanh thu, lợi nhuận cao hơn) và các doanh nghiệp yếu về ưu thế tài chính hay lực lượng lao động (thu nhập thấp hơn) (Đặng Thủy, 2011).

Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước (Đặng Thủy, 2011).

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các đối tượng cũng như phạm

vi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là rất rộng, vì vậy, nếu nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpphát triển và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó, mức nộp ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, vì vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp lúc này đóng vai trò là nguồn thu quan trọng cuả ngân sách Nhà nước (Đặng Thủy, 2011).

Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước (Đặng Thủy, 2011).

Vai trò này của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ các chính sách, chủ trương của Nhà nước, các chính sách này khuyến khích các chủ đầu tư, kinh doanh vào những vùng, khu vực khác nhau ở từng thời điểm nhất định, và có những kế hoạch, phát triển cụ thể, và việc áp dụng chính sách thuế TNDN sẽ là công cụ quan trọng để góp phần thúc đẩy sản xuất và phát triển theo kế hoạch và chiến lược phát triển của Nhà nước (Đặng Thủy, 2011).

Thứ tư, Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định (Đặng Thủy, 2011).

Trang 23

2.1.2.2 Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Quốc hội (2008) thuế thu nhập doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Thu thuế TNDN dựa trên hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế.

Người nộp thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, hóa đơn chứng từ trong quá trình hoạt động kê khai số thuế TNDN phát sinh phải nộp hàng tháng, hàng quý và quyết toán năm cho cơ quan thuế Dựa vào số phát sinh trên tờ khai thuế, người nộp thuế tự nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước qua nộp thuế điện tử hoặc nộp qua các Ngân hàng thương mại được ủy nhiệm thu thuế.

- Thuế TNDN được thu thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan thuế.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế kê khai, quyết toán thuế thiếu so với thực tề thì sẽ tiến hành truy thu số thuế TNDN nộp thiếu.

2.1.2.3 Nguyên tắc tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 1, Thông tư số 96/2015/TT-BTC, ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính, thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2015).

- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần

Trang 24

chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam (Bộ Tài chính, 2015).

- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Bộ Tài chính, 2015).

- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam (Bộ Tài chính, 2015).

- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm:

+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;

+ Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc

Trang 25

bản chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế (Bộ Tài chính, 2015).

- Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2015).

2.1.3 Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Nội dung công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp số: 32/2013/QH13, ngày 9/6/2013 của Quốc hội khóa 13.

2.1.3.1 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

Đầu tiên sau khi được thành lập, doanh nghiệp sẽ đến đăng ký thuế tại cơ quan thuế theo sự phân cấp, đây là bước đầu tiền trong quá trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp Trong bước này doanh nghiệp sẽ đăng ký khai thuế đối với các loại thuế phải kê khai trong quá trình hoạt động kinh doanh, đăng ký tài khoản ngân hàng Sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế, doanh nghiệp sẽ tiến hành khai thuế tại nơi đã đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm khai đúng, khai đủ và đúng thời hạn đối với từng loại hồ sơ khai thuế Sau đó khi đã nộp các hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế thì nếu có số thuế phát sinh phải nộp thì người nộp thuế sẽ tiến hành nộp vào ngân sách nhà nươc Hiện nay nghành thuế đang từng bước cải cách và hiện đại hóa gắn với cải cách thủ tục hành chính nên hầu hết mọi giao dịch đều thông qua giao dịch điện tử, nghĩa là người nộp thuế chỉ đến trực tiêp tại cơ quan thuế để đăng ký lần đầu sau đó tất cả các hồ sơ kê khai thuế, nộp thuế đều thực hiện trên hệ thống mạng.

Công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp được biểu hiện qua việc quản lý kê khai, quyết toán thuế TNDN của các doanh nghiệp, quản lý việc nộp thuế, tỷ lệ nợ đọng thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN trên địa bàn quản lý.

Trang 26

2.1.3.2 Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

Tiếp theo tùy vào tình hình hoạt động, tình hình kê khai, nộp thuế mà cơ quan thuế sẽ quản lý các thủ tục về thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp.

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 do Quốc hội nước Việt Nam ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2008 (tại Điều 13 và 14) đã được sữa đổi theo Luật sữa đổi bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp số: 32/2013/QH13, ngày 19/6/2013 của Quốc Hội khóa 13 quy định cụ thể ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế và các trường hợp giảm thuế khác, cụ thể:

Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

“Điều 14 Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế”

Thứ nhất, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy

định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo (Quốc hội, 2013).

Thứ hai, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định

tại khoản 3 Điều 13 của Luật này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo (Quốc hội, 2013).

Thứ ba, thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp

từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Quốc hội, 2013).

Thứ tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt

động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định

Trang 27

của Luật này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (đầu tư mở rộng) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (Quốc hội, 2013).

Dự án đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi quy định tại khoản này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ hai mươi tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này hoặc từ mười tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;

- Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Luật này mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại khoản này thì áp dụng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh.

Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt động Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”

Trang 28

Các trường hợp giảm thuế khác

+ Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

2.1.3.3 Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý thuế sẽ quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt do nộp chậm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp.

Tại điều 65, luật quản lý thuế số: 78/2006/QH11, ngày 29/11/2006 quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:

- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt (Quốc hội, 2006) - Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ (Quốc Hôi, 2006).

Căn cứ vào đó các cơ quan quản lý sẽ tiến hành quản lý vấn đề xóa nợ tiền thuế thu thập doanh nghiệp, tiền phạt cho các đối tượng doanh nghiệp tại các cơ quan thuế (Quốc hội, 2006).

2.1.3.4 Thanh tra thuế, kiểm tra thuế

Trong các khâu quản lý thu thuế thì Thanh tra, Kiểm tra thuế có thể nói là bước rất quan trọng của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế Theo luật quản lý thuế thì người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm Cơ quan thuế chỉ quản lý trên mặt hồ sơ mà doanh nghiệp kê khai Tuy nhiên có không ít các doanh nghiệp kê khai không trung thực kết quả hoạt động kinh doanh nhằm giảm số thuế phải nộp Do vậy ở cơ quan thuế các cấp luôn có bộ phân thanh tra (chỉ có tại Cục thuế), kiểm tra để kiểm tra lại việc chấp hành pháp luật thuế Việc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế Đối với kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, công chức được giao nhiệm vụ tiến hành tập hợp các hồ sơ khai thuế đối, cơ sở dữ liệu ngành thuế để tiến hành phân tích đánh giá, đối chiếu các chỉ tiêu, số thuế doanh nghiệp tạm nộp trong quý để đưa ra nhận xét các doanh nghệp có dấu hiệu nghi vấn và gửi yêu cầu doanh nghiệp

Trang 29

giải trình bổ sung thông tin tài liệu hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ tài liệu, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các hồ sơ khác có liên quan để cơ quan thuế kiểm tra (Tổng cục Thuế, 2015)

2.1.3.5 Quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Trong quá trình thực hiện quản lý thuế, nhiều tổ chức cá nhân chấp hành tốt các chính sách pháp luật thuế, nhưng bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp do tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn nên chưa chấp hành đúng thời gian nộp thuế củng có không ít doanh nghiệp cố tình trốn thuế, chậm thuế và chống thuế buộc cơ quan thuế phải thường xuyên theo dõi, quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách và thực hiện các bước quản lý theo quy trình quản lý nợ thuế, đối với các doanh nghiệp có tình chây ỳ nợ thuế thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế Quản lý nợ thuế và Cưỡng chế nợ thuế là nội dung tiếp theo của quy trình quản lý thuế TNDN Nếu các bước ở trên nhằm giúp cơ quan thuế có thể quản lý đối tượng nộp thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ thì việc thực hiện quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế là biện pháp nhằm gúp thu kịp thời.

Trong Luật quản lý thuế số 14/2008/QH12 của Quốc Hội ban hành năm 2008 quy định cụ thể các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cụ thể, trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các doanh nghiệp bao gồm:

- Các doanh nghiệp nợ tiền thuế TNDN, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định (Quốc hội, 2008).

- Các doanh nghiệp ngoài quốc nợ tiền thuế TNDN, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế (Quốc hội, 2008).

- Các doanh nghiệp còn nợ tiền thuế TNDN, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn (Quốc hội, 2008).

Theo Quốc hội (2008) các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bao gồm:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;

Trang 30

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; - Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Thông qua tình hình thực hiện thu, nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp mà cơ quan thuế sẽ xem xét và ứng dụng những phương pháp cưỡng chế phù hợp với đối tượng, địa bàn và định hướng nhằm đem lại hiệu quả cưỡng chế cao nhất.

* Quy trình quản lý nợ thuế TNDN đối với doanh nghiệp

- Lập kế hoạch thu nợ thuế TNDN từ các doanh nghệp Ở bước này, các cơ quan quản lý thuế sẽ xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ thuế TNDN nói chung và đối với các doanh nghệp nói riêng Sau đó, điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ thuế TNDN đối với các doanh nghệp trong năm.

- Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ thuế TNDN từ các doanh nghiệp Trong bước này, các cơ quan thuế sẽ tiến hành phân công công chức quản lý nợ thuế TNDN đối với doanh nghiệp, phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế TNDN đối với doanh nghiệp Khâu thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ thuế TNDN từ các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và phân tích, đánh giá, xử lý nợ cũng như lưu hồ sơ (Tổng cục Thuế, 2015).

- Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ (Tổng cục Thuế, 2015) Trong khâu báo cáo kết quả thực hiện, các cơ quan thuế sẽ lập báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ thuế TNDN đối với các doanh nghiệpvà đánh giá kết quả thực hiện bằng những thông tin về nợ thuế đã, đang và chưa thu được cũng như hiệu quả các biện pháp thu nợ đã áp dụng đối với các doanh nghiệp.

* Quy trình cưỡng chế thuế TNDN đối với doanh nghiệp

Theo Tổng cục Thuế (2015) quy trình cưỡng chế thuế TNDN đối với doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau đây: Xác định đối tượng các

Trang 31

doanh nghiệp cần cưỡng chế, thu thập, xác minh, thông tin DN cưỡng chế, ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế TNDN, tổ chức thực hiện cưỡng chế nợ thuế TNDN, theo dõi thực hiện cưỡng chế nợ thuế TNDN và lưu hồ sơ Quy trình này được quy định cụ thể trong Quyết định số 490/QĐ-TCT Về việc ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế ban hành ngày 8/5/2009 của Tổng cục Thuế và Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính Dựa theo tình hình quản lý thuế TNDN đối với các các doanh nghiệp mà cơ quan thuế sẽ có kế hoạch áp dụng thực hiện.

Thông thường quy trình quản lý thuế nói chung và quy trình quản lý thuế TNDN nói riêng bao gồm hai quy trình tác riêng là quy trình quản lý nộp thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế Sơ đồ dưới đây sẽ tổng hợp các nội dung quy trình quản lý thuế TNDN của các đơn vị quản lý thuế.

2.1.3.6 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Theo Tổng cục Thuế (2015) xử lý vi phạm pháp luật về thuế là nội dung tiếp theo của công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp tại các cơ quan thuế Đây là biện pháp quản lý nhà nước để Doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc kê khai, nộp thuế đúng quy định.

Thông thường các doanh nghiệp thường có các hành vi vi phạm về thuế như: Chậm nộp hồ sơ khai thuế, nộp tiền thuế quá thời hạn, kê khai số thuế phải nộp ít hơn thực tế phát sinh, khai tăng số thuế được hoàn, trốn thuế gian lận thuế Qua các bước quản lý, đặc biệt là qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế sẽ xem xét các hành vi vi phạm, chứng cứ vi phạm để có biện pháp xử phạt phù hợp với quy định (Tổng cục Thuế, 2015).

2.1.3.7 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Nội dung cuối cùng trong công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp là giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Trong Luật quản lý thuế số 78/2006/QH12 của Quốc Hội ban hành năm 2008 quy định rõ về vấn đề khiếu nại, tố cáo như sau: Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công

Trang 32

chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác Lúc này, khi nhận các khiếu nại, tố cáo từ phía các đơn vị nộp thuế là các doanh nghiệp các cơ quan thuế sẽ có những quy trình, biện pháp cụ thể nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và đây là một trong những nội dung của công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế (Quốc hội, 2006).

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

2.1.4.1 Nhân tố khách quan

* Tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu: Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN nói chung và quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp nói riêng, cụ thể: Nếu địa bàn nghiên cứu có tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và hiệu quả kinh tế, từ đó tránh tình trạng chây ỳ trong nộp thuế, và vì vậy hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

* Đặc điểm của nền kinh tế: Đặc điểm của nền kinh tế cũng tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế Một nền kinh tế lạc hậu thì ý thức chấp hành pháp luật thường không cao, và một nền kinh tế phát triển thì ý thức chấp hành pháp luật từ phía các DN, trong đó có các doanh nghiệp sẽ cao hơn, và khi ý thức chấp hành pháp luật, ý thức nộp thuế đúng quy định sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

* Chính sách, pháp luật: Chính sách, pháp luật của quốc gia có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN nói chung và quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp nói riêng, cụ thể: Nếu các doanh nghiệp được hoạt động trong một môi trường kinh doanh có hệ thống khung pháp lý hoàn thiện, đồng thời các chính sách của Nhà nước hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp phát triển, thì khi đó, hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại, bởi khi được hỗ trợ tốt, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và không gây khó khăn, trở ngại trong trách nhiệm nộp thuế đủ và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

Trang 33

* Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế: Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN nói chung và quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp nói riêng, cụ thể: Nếu các cơ quan thuế tăng cường hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và cơ quan mình thì sẽ nhận được những hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các cơ quan ban ngành, tăng hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cũng như giá trị của doanh nghiệp trên thị trường, và khi DN hoạt động có hiệu quả thì trách nhiệm nộp thuế sẽ được thực hiện tốt hơn, từ đó hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN nói chung, trong đó có các các doanh nghiệp (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

* Sự phối hợp của Người nộp thuế: Người nộp thuế chính là các đối tượng để cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lý thuế của mình Ngoài các yếu tố nói trên thì việc phối hợp chấp hành của người nộp thuế đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý thuế của Cơ quan thuế Người nộp thuế có hiểu biết về chính sách pháp luật thuế và chấp hành đúng các quy định của pháp luật sẽ giúp cho việc quản lý thu thuế tốt hơn, công khai, minh bach, bình đẵng hơn, ngược lại người nộp thuế có hiểu biết về pháp luật thuế nhưng chây ỳ tìm cách trốn thuế thì sẽ làm cho việc quản lý thu thuế rất phức tạp Cơ quan thuế mất nhiều nguồn lực và dễ dẫn đến việc không hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

2.1.4.2 Nhân tố chủ quan

* Quy trình quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp: Quy trình quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế Quy trình này có hợp lý và hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện từng khâu trong quy trình quản lý thuế, từ lập kế hoạch, triển khai thực hiện đến báo cáo kết quả thực hiện, và vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả công tác Nếu quy trình chồng chéo và không thể hiện sự phân công rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện cũng sẽ giảm hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với DN, trong đó có các các doanh nghiệp (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

* Hệ thống thông tin hỗ trợ: Hệ thống thông tin hỗ trợ là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nói chung Hệ thống thông tin hỗ trợ đầy đủ, tiên tiến, được nâng cấp thường xuyên sẽ là điều giúp công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với các đối tượng nộp thuế, trong đó có các doanh nghiệp hiệu quả hơn (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

Trang 34

* Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế tại các cơ quan thuế: Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế tại các cơ quan thuế là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với DN nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng Nếu trình độ và nghiệp vụ cán bộ quản lý thuế cao thì công tác quản lý thuế TNDN đối với các các doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước

2.2.1.1 Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Trung Quốc

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Thuế đóng vai trong quan trọng trong quá trình phát triển của Trung Quốc Hiện nay nền kinh tế của Trung Quốc phát triển một cách vượt trội, tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội liên tục tăng cao, cho thấy hiệu quả phát triển của quốc gia này Để có sự phát triển đó, chính sách thuế đóng một vai trò then chốt trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc Chính sách thuế vừa là công cụ điều tiết vĩ mô, vừa là công cụ để tái đầu tư cho xã hội.

Trung Quốc la nước có chế độ chính trị, văn hóa và môi trường kinh doanh tương đối giống Việt Nam, vì thế, nghiên cứu những kinh nghiêm của Trung Quốc sẽ rút ra những bài học lớn cho công tác quản lý Thuế tại Việt Nam.

Hiện nay Trung Quốc đang, áp dụng 26 loại thuế khác nhau, theo tính chất, chức năng có các loại thuế: Thuế doanh thu; Thuế thu nhập; Thuế tài nguyên; Thuế cho những mục đích đặc biệt, Thuế tài sản, Thuế hành vi, Thuế nông nghiệp, Thuế xuất nhập khẩu (Lê Đức Chuyên, 2014).

Trung Quốc là quốc gia rất chú trọng đến công tác cải cách và hiện đại hoán ngành Thuế, nước này đã từng bước thiết lập hệ thống thuế hợp lý nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Cũng giống Việt Nam tại Trung Quốc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng chính sách thuế, Tổng cục Thuế Nhà nước chịu trách nhiệm thu thuế (Lê Đức Chuyên, 2014).

So với Việt Nam thì Trung Quốc cải cách thuế theo hường hiện đại sau Nếu năm 2007 Việt Nam đã thống nhất cách tính thuế TNDN cho tất cả các đối tượng nộp thuế thì tính đến thời điểm trước 01/01/2008, Trung Quốc áp dụng hai loại hình thuế TNDN, bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp trong nước, thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh

Trang 35

nghiệp nước ngoài Trong khi đó năm 2007 Việt Nam đã cho ra đời Luật quản lý thuế, Luật thuế TNDN được sửa đổi từ Luật thuế doanh thu và lợi tức (Lê Đức Chuyên, 2014).

Sau ngày 01/01/2008, thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài được thay thế bởi thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Lê Đức Chuyên, 2014).

Về đối tượng nộp thuế, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong chính sách thuế của Trung Quốc bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và các tổ chức khác (Lê Đức Chuyên, 2014).

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp Trung quốc có các chác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại Trung Quốc thì chịu thuế thu nhập trên thu nhập toàn cầu Doanh nghiệp nước ngoài chỉ chịu thuế thu nhập trên trên thu nhập có nguồn gốc phát sinh tại Trung Quốc Doanh nghiệp nước ngoài không có cở sở hoặc địa điểm ở Trung Quốc nhưng có thu nhập như lợi nhuận, tiền lãi, tiền bản quyền và các thu nhập khác phát sinh ở Trung Quốc, thì các khoản thu nhập này bị đánh thuế trên khoản thu nhập ròng (Lê Đức Chuyên, 2014).

Về cơ sở tính thuế, cũng giống Việt Nam và các nước trên thế giới, cách tính thuế TNDN tại Trung Quốc là lấy lợi nhuận nhân với thuế suất, trong đó lợi nhuận chính là toàn bộ phần doanh thu bán hàng hóa dịch vụ trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ tính thuế.

Về các đối tượng được miễn, giảm thuế, các doanh nghiệp được miễn, giảm thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định, như doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp nằm trong ngành nghề nhà nước khuyến khích kinh doanh; doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu chính có nguồn gốc từ chất thải; doanh nghiệp mới thành lập ở khu căn cứ cách mạng, khu vực dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa và vùng kinh tế khó khăn; doanh nghiệp bị thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng; doanh nghiệp mới thành lập cung cấp việc làm cho các đối tượng xã hội được nhà nước khuyến khích; các nhà máy, nông trại trực thuộc các cơ quan quản lý giáo dục; doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp…(Lê Đức Chuyên, 2014).

Trang 36

Trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn thật sự sẽ được miễn thuế hoặc giảm thuế trong thời gian nhất định theo quyết định của chính quyền nhân dân cấp tỉnh, khu vực tự trị và thành phố tự trị trực thuộc Hội đồng Nhà nước Đây là một điểm mà hệ thống Thuế Việt Nam nên học hỏi bởi tại Việt Nam nếu doanh nghiệp khó khăn thật sừ muốn được miễn, giảm thuế thì phải thông qua Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục Thuế chỉ có quyền hạn xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các trường hợp khó thu (Lê Đức Chuyên, 2014).

Như vậy, điểm nổi bật trong chính sách quản lý thuế TNDN tại Trung Quốc nổi bật ở các chính sách miễn giảm thuế và quy định cụ thể đối với các đối tượng được miễn giảm cũng như các đối tượng nộp thuế khác nhau Trung Quốc cũng phân chia từng đối tượng cụ thể phải chịu thuế, trong đó chú trọng ưu đãi thuế đối với các ngành nghề mà Nhà nước khuyến khích

2.2.1.2 Kinh nghiệp quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Pháp

Về mức thuế suất thuế TNDN tại Pháp, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 33,1% Đây là mức áp dụng từ năm 1996, trong khi đó tại các nước châu Âu thuế suất trung bình là 28%, thấp hơn so với mức thuế suất tại Pháp.

Bên cạnh đó, tại Pháp, Chính Phủ quy định các DN nhỏ và vừa có doanh thu dưới 7 triệu Euro/năm thì nộp thuế 15% đối với 38.120 Euro đầu tiên, phần thu nhập còn lại cao hơn mức này thì nộp theo thuế suất phổ thông, và đối với hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ áp dụng mức thuế suất 15% (Lê Đức Chuyên, 2014).

Ngoài ra, mức thuế suất thuế TNDN 15% tại Pháp áp dụng đối với các khoản thặng dự vốn dài hạn và thuế suất 8% đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần Các khoản thặng dư vốn dài hạn khi xác định thu nhập chịu thuế được tính trừ một phần chi phí bằng 5% trên thu nhập chịu thuế Trong khi đó, các tổ chức phi lợi nhuận (các hiệp hội, hội đồng) nộp thuế TNDN theo mức thuế suất thấp hơn là 24%, thu nhập từ đầu tư nộp thuế theo mức thuế suất 10% (Lê Đức Chuyên, 2014).

Các đối tượng nộp thuế TNDN tại Pháp phải nộp khoản thuế đóng góp bảo đảm an sinh xã hội mở rộng là 3,3% trên thu nhập chịu thuế TNDN (đối với trường hợp có số thuế phải nộp 763.000 Euro; đối với DN có doanh thu từ 250 triệu Euro/ năm trở lên là 5% (Lê Đức Chuyên, 2014).

Trang 37

Tại Pháp, chính sách ưu đãi thuế TNDN được quan tâm đặc biệt và triển khai nhiều hình thức miễn, hỗ trợ thuế khấu hao đặc biệt Cụ thể: Các quỹ công cộng, các tổ chức khoa học, giáo dục, các đơn vị dịch vụ công được miễn thuế TNDN; Pháp có quy định ưu đãi thuế có thời hạn đối với các DN đầu tư vào một số vùng lãnh thổ kinh tế - xã hội khó khăn, các vùng nông thôn, cận đô, vùng hoang hóa, vùng mỏ cần tái thiết và trong lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nếu đáp ứng các ưu đãi thuế theo quy định; Chính sách ưu đãi thuế TNDN tại Pháp có hỗ trợ thuế đối với nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), DN được giảm thuế tương ứng với 30% số tiền chi cho KH&CN; Chính sách ưu đãi thuế TNDN tại Pháp cũng có hỗ trợ thuế đối với chi phí cho lao động mới: DN có sử dụng lao động mới (lao động có mức lương dưới 2,5 lần lương tối thiểu 1.430 Euro/tháng) được giảm thuế tương ứng bằng 6% số chi cho lao động tăng thêm (trước 2013 là 4%); Ưu đãi khấu hao nhanh theo mục tiêu đầu tư của nhà nước; (vi) giảm thuế bằng 12% cho đầu tư mở rộng (đổi mới máy mãc thiết bị) (Lê Đức Chuyên, 2014).

Như vậy, có thể thấy, công tác quản lý thuế TNDN tại Pháp nổi bật ở các cơ chế, chính sách ưu đãi thuế TNDN Mức thuế suất thuế TNDN tại Pháp cao hơn so với bình quân các nước châu Âu nhưng lại có cơ chế và chính sách ưu đãi thuế với nhiều khoản mục ưu đãi cụ thể, chính vì vậy, nghiên cứu quản lý thuế TNDN tại Pháp sẽ giúp rút ra nhiều bài học cho Việt Nam.

2.2.2 Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số địa phương

2.2.2.1 Kinh nghiệm về quản lý nợ thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa bànhuyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt

ở Tĩnh Hà Tĩnh do sự cố môi trường Biển nên việc nợ thuế có chiều hướng gia tăng, ngay từ đầu năm, Chi cục thuế huyện Đức Thọ không năm ngoài ngoại lệ đó Nắm bắt được tình hình nên chi cục đã triển khai nhiều biện pháp phân loại nợ đọng tiền thuế, quản lý thu nợ, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các chi cục thuế thực hiện kế hoạch giảm nợ Chỉ đạo đến từng cán bộ chuyên quản và bộ phận quản lý nợ thường xuyên nắm bắt tình hình nợ thuế của người nộp thuế, xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ, giao chỉ tiêu thu nợ thuế cụ thể đến từng cán bộ thuế, từng địa bàn cụ thể để tăng cường quản lý, tăng thu, giảm nợ đọng tiền thuế Ngành thuế phấn đấu tỷ lệ nợ thuế so với số thực hiện thu ngân sách trên

Trang 38

địa bàn năm 2017 không vượt quá 5% Chi cục yêu cầu cán bộ quản lý phải in thông báo “mẫu 07/QTr-QLN” đến tất cả các tổ chức, cá nhân còn nợ đọng tiền thuế, đồng thời xác định nguyên nhân mời làm việc đối chiếu nợ và lập biên bản yêu cầu nộp thuế đối với những trường hợp có khả năng thu nhưng chây ỳ, sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế Đối với những khoản nợ thuế khó thu, Chi cục tập trung rà soát, phân loại và củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý dứt điểm và kiến nghị cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định Đối với những khoản nợ chờ xử lý, Chi cục tiến hành rà soát các khoản nợ mà NNT có thể nộp nhầm, nộp sai mục lục ngân sách Trong năm 2017, tổng số tiền nợ thuế hơn 2,35 tỷ đồng, trong đó nợ khó thu 0,88 tỷ đồng, nợ chờ xử lý hơn 0,63 tỷ đồng Thông qua công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2017 cho thấy, đã có nhiều chuyển biến quan trọng về chất lượng, ý thức chấp hành Pháp luật thuế của các DN trên địa bàn đã được nâng lên rõ rệt Đa số các DN thực hiện kê khai đã chủ động nộp thuế vào NSNN Tuy nhiên, bên cạnh đó cho thấy số nợ đọng tiền thuế vẫn còn ở mức cao Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế ở Chi cục thuế mới dừng lại

ở việc cưỡng chế sữ dụng hóa đơn và phong tỏa tài khoản thông qua việc nắm bắt thông tin từ ngân hàng Việc thu thập thông tin về tài khoản của NNT mất nhiều thời gian do NNT mở tài khoản tại nhiều ngân hàng Trong các DN có số tiền nợ thuế lớn thì hầu hết không có tiền trong tài khoản tại các ngân hàng nên ngành thuế không thể thực hiện cưỡng chế theo quy định Một số DN có thói quen thanh toán bằng tiền mặt hoặc thường xuyên thay đổi tài khoản tại ngân hàng, mở tài khoản tại ngân hàng ngoài tỉnh nhưng không khai báo với cơ quan thuế nên việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế kéo dài, hiệu quả chưa cao (Đội kiểm tra - QLN &CCNT,

Chi cục Thuế huyện Đức Thọ, 2017) Để hoàn thành kế hoạch quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2017, chi cục thường xuyên thực hiện công tác rà soát NNT còn nợ thuế để đưa vào quản lý nợ thuế theo quy định, tăng cường các biện pháp cưỡng chế NNT có số thuế nợ đọng lớn, đồng thời hướng dẫn NNT thực hiện các thủ tục gia hạn đối với các trường hợp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có số tiền nợ do nguyên nhân chưa được thanh toán vốn đầu tư từ NSNN (Đội kiểm tra - QLN &CCNT, Chi cục Thuế huyện Đức Thọ, 2017).

2.2.2.2 Kinh nghiệm Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cụcThuế huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua, Trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã đề ra nhiều giải pháp đổi mới và tăng cường công tác quản lý thu, áp dụng

Trang 39

đồng bộ nhiều giải pháp quản lý có hiệu quả, nhờ đó công tác kiểm tra thuế đã dần hoàn hiện Kiểm tra thuế dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, phân loại đối với từng cơ sở DN về mức độ thực hiện chính sách, chọn lọc để kiểm tra thuế đúng đối tượng, không tràn lan và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế Chi cục thuế huyện Thanh Chương đã thực hiện việc quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp Công tác kiểm tra thuế đã và đang dần hoàn thiện đó là việc kiểm tra thuế dựa trên kết quả phân tích đánh giá, phân loại đối với từng đối tượng nộp thuế Việc kiểm tra thuế đúng đối tượng tránh tràn lan và gây ảnh hưởng đến các đối tượng chấp hành tốt việc nộp thuế Có được kết quả trên là do công tác kiểm tra đã bước đầu chuyển từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các đối tượng nộp thuế sang cơ chế kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế, sử dụng phân tích thông tin để xác định đối tượng và nội dung cần kiểm tra; Từng bước nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong kiểm tra NNT Việc đổi mới hoạt động kiểm tra thuế góp phần phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra và tránh phiền hà cho những DN chấp hành tốt pháp luật thuế, tạo điều kiện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Vận hành tốt ứng dụng tin học của ngành thuế trong công tác kiểm tra thuế như: ứng dụng thanh tra - kiểm tra, ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính DN, hỗ trợ hệ thống kiểm tra tra cứu tình hình tài chính của DN, xác định quy mô kinh doanh của từng DN; phân tích, so sánh được một số chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính 3 năm theo các chỉ tiêu dọc, ngang của Báo cáo tài chính Đồng thời giúp theo dõi kế hoạch kiểm tra; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra; theo dõi nhập lịch trình của đoàn kiểm tra kể từ khi ban hành ký Quyết định thanh tra- kiểm tra; báo cáo tổng kết kế hoạch kiểm tra; báo cáo tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra- kiểm tra Ngoài ra, các ứng dụng khác hỗ trợ như: Ứng dụng quản lý thuế; quản lý tình trạng thuế; Thông tin về quản lý thuế đối với NNT cũng hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích rủi ro hồ sơ chính xác hơn trong công tác kiểm tra thuế (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Thường xuyên cử cán bộ, chuyên viên làm công tác kiểm tra tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, bám sát văn bản hướng dẫn của Nhà nước về công tác kiểm tra thuế Bên cạnh đó, bổ sung thêm lực lượng

Trang 40

cán bộ viên chức công chức nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ làm công tác kiểm tra thuế Tính đến năm 2017, số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế là 12 cán bộ, chiếm 24% tổng số CBCC toàn chi cục thuế huyện Thanh Chương; trong đó: trình độ trên đại học chiếm 12%; đại học chiếm 68%; cao đẳng trung cấp chiếm 20% lực lượng CBCC làm công tác kiểm tra Công tác kiểm tra thuế góp phần tích cực chống thất thu NSNN và nâng cao tuân thủ pháp luật thuế Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế Qua công tác kiểm tra đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT, đã tiến hành xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế góp phần tích cực trong việc chống thất thu NSNN, nâng cao việc tuân thủ pháp luật về thuế của NNT (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Trong 03 năm qua, tổng số xử lý truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính qua công tác kiểm tra phải nộp NSNN 2.568 triệu đồng Thông qua công tác kiểm tra đã hướng dẫn DN thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; từng bước hạn chế thất thu thuế theo từng loại hình DN, theo từng ngành nghề, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo điều kiện để DN nâng cao nhận thức về pháp luật thuế, tự giác trong kê khai, quyết toán các khoản thu, nộp vào NSNN Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế Hoạt động kiểm tra DN nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn và tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động đúng pháp luật, đảm bảo chất lượng, có hiệu quả, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các DN Mặt khác giúp người làm công tác quản lý, người đứng đầu các DN thấy rõ những ưu, khuyết điểm của mình trong quản lý, sản xuất kinh doanh, dịch vụ Đồng thời người làm công tác quản lý cần phải xác định kiểm tra là một chu trình tất yếu của quá trình quản lý Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý đối với Doanh nghiệp (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Do cơ chế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm nên công tác kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thu thuế TNDN Những bài học kinh nghiệp rút ra cho Hương Sơn là việc tập trung đánh gia các doanh nghiệp cóp dấu hiệu rủi ro cao về thuế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra thuế.

Ngày đăng: 10/07/2021, 08:41

w