Hiệu ứng màn hình 3D trong Linux
Hiệu ứng màn hình 3D trong Linux, Compiz Fusion 1 July 2008 — zxc232 Compiz FusionTrong các hệ Linux, việc quản lý các cửa sổ màn hình (windows) được thực hiện bởi các trình quản lý Metacity (trong GNOME) và KWin (trong KDE). Các thao tác với cửa sổ màn hình giới hạn ở mức đơn giản: mở, đóng, phóng to, thu nhỏ, di chuyển, v.v…Năm 2006, Novell cho ra đời trình Compiz, làm việc với các card màn hình 3D để tạo ra các hiệu ứng màn hình động, 3D đẹp mắt. Một nhánh của Compiz là Beryl đến tháng 3/2007 tái hợp với cộng đồng phát triển Compiz tạo nên Compiz Fusion. Từ đó:• Compiz phát triển các chức năng lõi cơ bản về quản lý màn hình. • Compiz Fusion chuyên về cài đặt, cấu hình và phát triển các plugin bổ xung cho Compiz. Mỗi hiệu ứng sẽ là một plugin.Các hệ Linux hàng đầu hiện nay đều có thể cài (hoặc được cài sẵn) Compiz Fusion. Đặc điểm:• Có rất nhiều hiệu ứng màn hình động đẹp, bao gồm cả các hiệu ứng có trong Vista và Mac OS. • Không yêu cầu cao về phần cứng, thậm chí các card màn hình onboard cũng dùng được. Dưới đây trình bày cách kích hoạt và dùng Compiz Fusion trong Mandriva Linux 2008.1. Các hệ Linux khác, cách làm cũng tương tự.• Mở Mandriva Control Center. Kích vào Hardware ở cột bên trái rồi kích tiếp vào Configure 3D Desktop effects. • Trong màn hình hiện lên, chọn Compiz Fusion rồi nhấn OK.• Mở Install & Remove Software cài thêm hai gói plugin sau: • compiz-fusion-plugins-extra • compiz-fusion-plugins-unsupported • Sau khi log out ra rồi log in vào lại, nhấn vào menu Menu - Tools - CompizConfig Settings Manager để mở màn hình sau: •• Trong đó có hàng chục hiệu ứng màn hình khác nhau tùy chọn. Nhấn vào tên hiệu ứng để xem các options và phím kích hoạt (mỗi hiệu ứng được kích hoạt bằng một tổ hợp phím nhất định). Ví dụ: CHÚ Ý:1. Mỗi hiệu ứng đều có thể bật lên, tắt đi bằng cách kích vào ô vuông bên trái (màn hình trên. Nếu không biết tổ hợp phím kích hoạt thì nhấn vào tên hiệu ứng để xem ở màn hình dưới và có thể thay tổ hợp phím theo ý thích. 2. Nếu card màn hình yếu thì không nên bật quá nhiều hiệu ứng, máy sẽ chậm thậm chí không hoạt động được. Lần đầu tìm hiểu nên tắt hết, bật lần lượt từng đợt một vài cái. Dưới đây là một vài ví dụ:Xoay khối lập phương các desktop (Desktop Cube): (Ctrl + Alt + nhấn và di chuột trái) Hiển thị các desktop để chọn: (di chuột vào góc trên bên trái màn hình) Hiển thị các cửa sổ đang mở trong một desktop (Windows Overview): (Alt + Tab)Hiển thị các cửa sổ đang mở trong một desktop (Windows Overview): (di chuột vào góc trên bên phải màn hình rồi kích chuột vào cửa sổ để chọn) Cửa sổ cao su (Wobbly Windows): (nhấn chuột vào mép trên và di) Trên đây chỉ là vài ví dụ, còn rất nhiều hiệu ứng khácPosted in Các phần mềm ứng dụng, Linux. Tags: Compiz Fusion. No Comments »Một bộ Office mới: IBM Lotus Symphony 1.0 26 June 2008 — zxc232 Ngày 30/5/2008, IBM đã chính thức cho ra đời bộ IMB Lotus Symphony 1.0. Đây là bản Office dựa trên nền OpenOffice nhưng có giao diện mới hoàn toàn và tích hợp với bộ Lotus Notes của IBM.Cũng giống như các hệ điều hành Linux, trên nền OpenOffice hiện có một vài phiên bản khác nhau:1. Bản OpenOffice chính gốc: www.openoffice.org 2. Bản OxygenOffice tăng cường, bổ xung thêm các template, clipart, font, hỗ trợ VBA, …: http://sourceforge.net/projects/ooop 3. Bản StarOffice, sản phẩm thương mại của Sun nhưng người dùng Windows có thể tải về dùng miễn phí qua Google Pack. 4. Bản OpenOffice của Novell (Novell edition). Bản này có các sửa đổi bổ xung của Novell như hỗ trợ macro và tích hợp tốt hơn với các file MS Office, tích hợp với phần mềm mail Evolution của Novell, v.v…. http://www.novell.com/products/desktop9/features/ooo.html 5. Bản IBM Symphony này http://symphony.lotus.com 6. và một số bản khác. Một vài nhận xét sơ bộ:1. Dung lượng file cài đặt khá lớn: 288 MB so với bản OpenOffice gốc 165 MB (có JRE). 2. Sau khi tải file IBM_Lotus_Symphony_linux.bin xong, mở terminal và cài bằng lệnh: o Đối với K/Ubuntu: sudo ./IBM_Lotus_Symphony_linux.bin o Đối với Mandriva: trước tiên phải cài thêm gói phần mềm bc (dùng Install & Remove Software). Sau đó mở terminal: su (để chuyển sang user root) rồi ./IBM_Lotus_Symphony_linux.bin. 3. Sau khi cài xong, khởi động lại máy, chạy từ Menu - Office - IBM Lotus Symphony, màn hình tổng hợp sau xuất hiện, nhấn vào một trong ba biểu tượng để mở phần mềm tương ứng. 4.5. Giao diện đẹp hơn và khác hoàn toàn với OpenOffice và MS Office. Có một sidebar bên cạnh để hiển thị và thay đổi các tính năng của font, paragraph và page. 6.7. IBM mới chỉ sửa được màn hình chính. Các màn hình con vẫn là của OpenOffice. Giao diện kiểu này có tốt hay không thì phải cần thời gian làm quen và dùng thử. Một trong những ưu điểm thấy ngay là nếu mở nhiều file thì mỗi file sẽ là một tab trong một màn hình chung, không cần phải mở nhiều phần mềm trong từng màn hình riêng biệt như các bộ Office hiện tại. 8. Tốc độ khởi động chậm hơn hẳn và có cảm giác nặng nề hơn OpenOffice. Mặc dù OpenOffice hiện đã là 2.4 nhưng nền OpenOffice của Symphony vẫn chỉ là 1.1. Do đó về tính năng kém hẳn (không có equation editor, database, drawing program, …). Theo thông báo thì phiên bản 2.0 sẽ cập nhật nhiều thay đổi hơn. Hiện tại, Lotus Symphony chỉ được mỗi giao diện đẹp và lạ. . Hiệu ứng màn hình 3D trong Linux, Compiz Fusion 1 July 2008 — zxc232 Compiz FusionTrong các hệ Linux, việc quản lý các cửa sổ màn hình (windows). mở màn hình sau: •• Trong đó có hàng chục hiệu ứng màn hình khác nhau tùy chọn. Nhấn vào tên hiệu ứng để xem các options và phím kích hoạt (mỗi hiệu ứng