Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát chi phí sản xuất và mongmuốn được tiếp cận với thực tế hoạt động kiểm soát chi phí của một doanh nghiệp cụthể nên qua quá trình học tập
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ
NGÔ THỊ VUI
Khóa học: 2015 - 2019
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ
Sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Vui
Lớp: K49B Kiểm toán
Niên khóa: 2015-2019
Giáo viên hướng dẫn:
T h.S Nguyễn Thị Thu Trang
Huế, tháng 01 năm 2019
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3Lời Cảm ơn
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗi lực của bản
thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo nhà trường, quý Thầy,
Cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho
em những kiến thức bổ ích để em có được hành trang vô cùng quý giá giúp em vững bước trong tương lai.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến Cô giáo trực tiếp hướng dẫn em là Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thu Trang đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo các cô chú, anh chị phòng
kế toán công ty cổ phần Long Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ em trong suốt thời gian qua.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực, cố gắng để có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất, song do giới hạn về mặt thời gian cũng như kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhìn thấy được Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô; Ban lãnh đạo; Các anh chị, bạn bè
để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Vui
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4BCC : Bảng chấm công
BBNTVT : Biên bản nghiệm thu vật tư
GTGT : Giá trị gia tăng
KT- ĐHSX : Kỹ thuật – điều hành sản xuất
KSNB : Kiểm soát nội bộ
YCVT : Yêu cầu vật tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5Bảng 2 1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 -2017 33Bảng 2 2: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015 -2017 35Bảng 2 3: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 -2017 38Bảng 2 4: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2015 -2017 40
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Biểu 2 1 Hóa đơn giá trị gia tăng 57
Biểu 2 2 Biên bản nghiệm thu vật tư 58
Biểu 2 3 Phiếu Nhập Kho 59
Biểu 2 4 Phiếu Xuất Kho 60
Biểu 2 5 Phiếu Xuất Kho 61
Biểu 2 6 Tổng hợp nhập - xuất - tồn 62
Biểu 2 7 Sổ cái Tài Khoản 621 63
Biểu 2 8 Tờ Trình Sửa Chữa TSCĐ 73
Biểu 2 9 Biên Bản Tháo Dỡ TSCĐ 74
Biểu 2 10 Biên Bản Nghiệm Thu Sửa Chữa TSCĐ 75
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7Sơ đồ 2 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 28
Sơ đồ 2 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 30
Sơ đồ 2 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 32
Sơ đồ 2 4: Quá trình mua NVL 49
Sơ đồ 2 5: Quá trình nhập kho NVL 51
Sơ đồ 2 5: Quá trình nhập kho NVL 52
Sơ đồ 2 6: Quá trình Xuất NVL 54
Sơ đồ 2 7: Quá trình kiểm soát chi phí NCTT 67
Sơ đồ 2 7: Quá trình kiểm soát chi phí NCTT 68
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu đề tài 2
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
6.Cấu trúc của đề tài 3
7.Tính mới của đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 5
1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 6
1.1.3 Chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ 6
1.1.4 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội 7
1.1.4.1 Môi trường kiểm soát 7
1.1.4.2 Đánh giá rủi ro 8
1.1.4.4 Thông tin và truyền thông 11
1.1.4.5 Giám sát 12
1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 12
1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất 13
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất 13
1.2.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu 13
1.2.2.2 Phân loại theo công dụng kinh tế 14
1.2.2.3 Phân loại theo phương pháp quy nạp 14
1.2.3 Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 15
1.2.3.1 Khái niệm kiểm soát chi phí sản xuất 15
1.2.3.2 Các nguyên tắc kiểm soát chi phí sản xuất 15
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 91.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16
1.3.1.1 Phân chia trách nhiệm 17
1.3.1.2 Kiểm soát vật chất 17
1.3.1.3 Kiểm soát quá trình ghi chép 20
1.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 20
1.3.2.1 Phân chia trách nhiệm 21
1.3.2.2 Kiểm soát vật chất 21
1.3.2.3 Kiểm soát quá trình ghi chép 22
1.3.3 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 22
1.3.3.1 Kiểm soát vật chất 23
1.3.3.2 Kiểm soát quá trình ghi chép 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 25
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Long Thọ 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26
2.1.2.1 Chức năng 26
2.1.2.2 Nhiệm vụ 26
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 27
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 28
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 28
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 28
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty 30
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 30
2.1.4.2 Chế độ và chính sách kế toán 32
2.1.5 Tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2015-2017 33
2.1.5.1 Tình hình lao động 33
2.1.5.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 34
2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 39
2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chí phí sản xuất tại công ty CP Long Thọ 42
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 102.2.2 Hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi phí sản xuất 45
2.2.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ 45
2.2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán 45
2.2.2.3 Hệ thống báo cáo trong công ty 45
2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 46
2.2.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46
2.2.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 64
2.2.3.3 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 69
2.2.4 Thông tin và truyền thông 76
2.2.5 Giám sát 76
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 77
3.1 Đánh giá công tác kiểm soát chung tại công ty cổ phần Long Thọ 77
3.1.1 Ưu điểm 77
3.1.2 Nhược điểm 78
3.2 Đánh giá công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ 79
3.2.1 Ưu điểm 79
3.2.2 Nhược điểm 80
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần Long Thọ 81
3.3.1 Về công tác kiểm soát chung 81
3.3.2 Về công tác kiểm soát chi phí sản xuất 81
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
1.Kết luận 83
2.Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển như hiện nay đã tạo cho các doanhnghiệp nhiều cơ hội để phát triển nhưng kèm theo đó cũng có nhiều thách thức mà cácdoanh nghiệp phải đối mặt Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường đòi hỏicác doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng, nỗi lực để có thể cạnh tranh với cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mối quan tâm hàngđầu là chi phí Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành và chấtlượng sản phẩm, chi phí sản xuất là thước đo trình độ công nghệ và trình độ quản lýcủa một doanh nghiệp Vì vậy việc kiểm soát chi phí sản xuất là rất cần thiết, kiểmsoát tốt được chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những chi phíkhông cần thiết, tạo ra sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp, có thể cạnh tranhvới các doanh nghiệp khác cũng như tạo ra lợi nhuận cho doanh nhiệp Công tác kiểmsoát chi phí chặt chẽ, khoa học sẽ là công cụ hữu ích để nhà quản lý đánh giá được cácchi phí trong doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra được các quyết định kinh tế đúng đắngđem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Công ty cổ phần Long Thọ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất, mà ngành nghề chính là sản xuất vật liệu xây dựng Yếu tố chi phí là rất lớn và
vô cùng quan trọng đối với công ty nên công tác kiểm soát chi phí sản xuất trong nội
bộ công ty được các nhà quản lý rất quan tâm Đặc biệt trong những năm gần đây hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty có phần khó khăn hơn trước do trên địa bàn cóthêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp không còn thuật lợi như trước
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát chi phí sản xuất và mongmuốn được tiếp cận với thực tế hoạt động kiểm soát chi phí của một doanh nghiệp cụthể nên qua quá trình học tập tại trường Đại học kinh tế huế và tìm hiểu các kiến thức
bên ngoài em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản
xuất tại công ty cổ phần Long Thọ”.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 122.Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí sản xuất
Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tạicông ty cổ phần Long Thọ
3 Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sảnxuất tại công ty cổ phần Long Thọ
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần Long ThọPhạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu về tình hình nguồn lực tại công ty qua 3năm từ 2015-2017, số liệu phục vụ cho công tác kiểm soát chi phí sản xuất là quý 3năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu đ ề tài
Để hoàn thiện đề tài có 3 phương pháp chính được sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thông qua giáo trình, văn bản tàiliệu, internet về công tác kiểm soát chi phí sản xuất để làm cơ sở hoàn thành phần cơ
sở lý luận và là nền tảng cho quá trình nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí sản xuấttại đơn vị thực hiện đề tài nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn quan sát: Thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhânviên kế toán và một số cán bộ, nhân viên ở các phòng ban khác để tìm hiểu về chứcnăng, nhiệm vụ và công việc cụ thể của từng phòng ban, cá nhân trong công ty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: Thu thập số liệu thực tế từ phòng kếtoán và một số văn bản quy định của công ty Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tiếnhành phân tích, so sánh để đánh giá công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty.
6.Cấu trúc của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Cổ PhẩnLong Thọ
Chương 3: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soátchi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần Long Thọ
Phần III: Kết luận và kiến nghị
7.Tính mới của đề tài
Qua quá trình tìm hiểu về đề tài này ở thư viện trường đại học kinh tế huế và kếthợp với việc tìm hiểu trên internet, em nhận thấy đề tài về kiểm soát chi phí sản xuấttrong doanh nghiệp còn chưa phổ biến nhiều Các đề tài mà các sinh viên khóa trướcchọn đa phần là các đề tài về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, hay các đề tài
về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Từ những kiến thức được họctập ở trường và kiến thức thực tế có được em nhận thấy đề tài liên quan đến hệ thốngkiểm soát chi phí sản xuất là một trong những đề tài hay cần tìm hiểu
Trước đây cũng có một vài đề tài làm về hệ thống kiểm soát nội bộ như “Hoànthiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Gạch Tuynel Số 2Thừa Thiên Huế ’’của sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, Khóa K46- Kiểm toánTrường đại học kinh tế huế ; đề tài “Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tạicông ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình” của sinh viên Lê Thị Cẩm Giang, Khóa 44-Kiểm toán, Trường đại học kinh tế huế hay đề tài “Thực trạng hoạt động KSNB chutrình bán hàng tại Công ty Cổ Phần Long Thọ Thừa Thiên Huế’’, của sinh viên ĐặngThị Ty Ty, Khóa K43- Kiểm toán, Trường đại học kinh tế huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Về cơ bản ba đề tài trên đã nghiên cứu và đánh giá khái quát được hệ thống kiểmsoát nội bộ liên quan đến công tác nghiên cứu Tuy nhiên các đề tài trên còn tồn tạimột số vấn đề sau:
Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung và tác giả Lê Thị Cẩm Giang đãthực hiện nghiên cứu về công tác kiểm soát chi phí sản xuất nhưng hai đề này chưa đisâu vào nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất một cách toàn diện.Công tác nghiên cứu của hai đề tài trên được thực hiện tại Công ty TNHH GạchTuynel Số 2 Thừa Thiên Huế và Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình, chưa đềcập đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ
Đề tài của tác giả Đặng Thị Ty Ty mặc dù được nghiên cứu tại công ty cổ phầnLong Thọ nhưng tác giả cũng chỉ mới dùng lại ở việc nghiên cứu công tác kiểm soátnội bộ chu trình bán hàng, chưa đề cập đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất
Vì vậy khóa luận này sẽ tập trung vào nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí sảnxuất tại công ty cổ phần Long Thọ một cách toàn diện và có hệ thống để đánh giá vàđưa ra các giải pháp phù hợp giúp nâng cao công tác kiểm soát chi phí sản xuất tạicông ty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC): “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ
thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động”.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành:“ Hệ thống kiểm soát nội bộ là
các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng
nhằm bảo đảm cho đợn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát,
ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp
lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị
Theo Coso 2013(Committee of Sponsoring Organizations of the TreadwayCommission - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo
cáo tài chính):“Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị
và các nhân viên của đơn vị chi phối Nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ”
Để hiểu rõ hơn định nghĩa, ta cần lưu ý các vấn đề sau:
Kiểm soát nội bộ là một quá trình: Kiểm soát nội bộ không phải là một sự kiệnhay một tình huống mà là chuỗi các hoạt động hiện diện trong các bộ phận, quyện chặtvào các hoạt động của đơn vị và là nội dụng cơ bản trong các hoạt động của đơn vị.Kiểm soát nội bộ hữu hiệu khi nó là một bộ phận không tách rời chứ không phải mộtchức năng bổ sung cho các hoạt động của đơn vị
Kiểm soát nội bộ bị chi phối bởi con người: Kiểm soát nội bộ được thiết kế vàvận hành bởi con người, kiểm soát nội bộ là một công cụ được các nhà quản lý sử
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16dụng chứ không thay thế nhà quản lý Nói cách khác, nó được thực hiện bởi những conngười trong đơn vị, bởi suy nghĩ và hành động của họ.
Kiểm soát nội bộ cung cấp sự đảm bảo hợp lý: Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cungcấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn
vị chứ không thể mang đến sự đảm bảo tuyệt đối Điều này xuất phát từ những hạn chếtiêm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Báo cáo của Coso cho thấy kiểm soát nội bộ giúp đạt được ba nhóm mục tiêu:
Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc
sử dụng các nguồn lực
Nhóm mục tiêu về báo cáo (gồm báo cáo tài chính và báo cáo phi tài chính chongười bên ngoài và bên trong): nhấn mạnh đến tính trung thực và tin cậy của báo cáotài chính và phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho cả bên trong và bên ngoài
Nhóm mục tiêu về tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định.Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ có thể tách biệt cũng có thể trùng lắpnhau Việc phân loại ra các mục tiêu là để cho đơn vị có thể kiểm soát được tốt mọimặt của đối tượng Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ đảm bảo được các mụctiêu trên và kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức đánh giárủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông và vấn đề giám sát
1.1.3 Chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị được tổ chứcdựa trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biệnpháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu của đơn vị:
Bảo vệ tài sản trong đơn vị: Kiểm soát nội bộ góp phần bảo vệ được các tài sảncủa đơn vị bao gồm tài sản hữu hình, vô hình, các tài sản phi vật chất như sổ sách kếtoán, tài liệu quan trọng tránh bị đánh cắp, lạm dụng vào các mục đích không đúng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin: Các thông tin kinh tế, tài chính phải đảmbảo tính kịp thời, tính chính xác, tin cậy cũng như phản ánh đầy đủ, khách quan cácnội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị là cơ sở quan trọnggiúp nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh tế.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Kiểm soát nội bộ được thiết lậptrong doanh nghiệp giúp đảm bảo cho các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định Cụ thể
hệ thống kiểm soát nội bộ cần:
Ngăn chặn và phát hiện kịp thời các sai phạm, gian lận trong doanh nghiệp để cóbiện pháp xử lý kịp thời; duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách mà doanhnghiệp đã đề ra Đảm bảo việc ghi chép chính xác, đầy đủ cũng như lập báo cáo tàichính trung thực và khách quan
1.1.4 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội
Theo báo cáo COSO 2013, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm năm bộ phận: Môitrường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông,Giám sát
1.1.4.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ýthức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thốngKSNB Môi trường kiểm soát được thiết lập bởi các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị,thiết lập tiếng nói chung và kỷ luật cho đơn vị Các nhân tố hợp thành môi trườngkiểm soát:
Tính chính trực và các giá trị đạo đức: được thể hiện thông qua quan điểm củanhà lãnh đạo cấp cao trong việc điều hành đơn vị Các tiêu chuẩn ứng xử được thiếtlập trong đơn vị nhằm hướng dẫn các nhân viên trong các hành vi, các hoạt động hàngngày và khi đưa ra quyết định để đạt được mục tiêu của đơn vị Và để có thể truyền tảiđược quan điểm này nhà quản trị cấp cao và các nhà quản lý cần phải làm gương chonhân viên trong các nhân viên trong tổ chức noi theo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Trách nhiệm giám sát tổng thể: Hội đồng quản trị cần độc lập với ban điều hành,
có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống KSNB, giám sát các nhà lãnhđạo cấp cao trong việc xây dựng và vận hành HTKSNB
Thiết lập cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm: sẽ giúp cho từng nhân viêntrong đơn vị có thể hiểu được công việc,quyền hạn, trách nhiệm của mình đối với đơn
vị, cung cấp cơ sở để nhà quản lý có thể lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát được cáchoạt động của tổ chức
Cam kết về năng lực: Cần có chính sách nhân sự phù hợp trong hoạt động tuyểndụng, thông qua chính sách nhân sự có thể phản ánh được thông điệp của doanhnghiệp về những giá trị như tính trung thực, hành vi đạo đức, năng lực mà doanhnghiệp mong đợi từ nhân viên
Trách nhiệm giải trình: các nhân viên phải có trách nhiệm báo cáo về nghĩa vụcủa họ trong các công việc được giao Đơn vị thiết lập ra các chính sách ưu đãi vàphần thưởng cũng như các phương thức kỷ luật đối với từng trường hợp như nhân viênhoàn thành tốt công việc sẽ có hình thức khen thưởng để khuyến khích
1.1.4.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro ảnh hưởng đến việc đạtmục tiêu của đơn vị, từ đó có thể quản trị được rủi ro Các bước đánh giá rủi ro gồm:(1) Xác lập mục tiêu
Các mục tiêu cần được xác lập phải phù hợp và phải hỗ trợ được cho việc thựchiện các chiến lược của đơn vị Có hai mức độ mục tiêu của đơn vị là mục tiêu chungcho từng đơn vị và mục tiêu ở mức độ từng bộ phận
Mục tiêu chung cho toàn đơn vị: Các mục tiêu cần phải được thiết lập một cách
rõ ràng thông qua các chính sách hay hướng dẫn chung của đơn vị, phải truyền đạt đếntừng nhân viên, từng bộ phận Cần có sự nhất quán giữa kế hoạch kinh doanh và ngânsách với những mục tiêu chung toàn đơn vị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Mục tiêu ở mức độ từng bộ phận: mục tiêu từng bộ phận phải xuất phát từ mục
tiêu chung Cần có sự nhất quán giữa mục tiêu chung và mục tiêu bộ phận, để có thểthực hiện được thì cần có sự kết hợp giữa nhà quản lý ở các cấp trong việc xây dựngmục tiêu
(2) Nhận dạng rủi ro
Đây là quá trình lặp đi, lặp lại và thường nằm trong quy trình lập kế hoạch củađơn vị Nhận dạng rủi ro cũng cần phải xem xét đến các cấp độ khác nhau trong tổchức bao gồm rủi ro ở mức độ toàn đơn vị và mức độ từng hoạt động
Rủi ro ở mức độ toàn đơn vị: các rủi ro có thể đến từ bên trong hay bên ngoàiđơn vị như sự thay đổi của nền kinh tế, sự thay đổi môi trường tự nhiên, năng lực củanhân viên, đặc điểm hoạt động của đơn vị hay một sự gián đoạn trong quá trình xử lýthông tin có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của đơn vị
Rủi ro mức độ bộ phận: là rủi ro xảy ra ở cấp độ từng hoạt động, từng bộ phận,từng quy trình kinh doanh như bán hàng, mua hàng, sản xuất, marketing,
(3) Phân tích rủi ro
Quá trình phân tích rủi ro nhìn chung thường bao gồm đánh giá khả năng rủi ro xảy
ra và ước tính tác động của chúng Nếu rủi ro ảnh hưởng không đáng kể đến đơn vị và ít
có khả năng xảy ra thì nhìn chung không cần phải quan tâm nhiều, nhưng ngược lại rủi ro
có ảnh hưởng trọng yếu và có khả năng cao đơn vị cần phải tập trung chú ý
(4) Đánh giá rủi ro có gian lận tiềm tàng
Đơn vị cần nhận dạng các gian lận tiềm tàng có thể có và các nhân tố tác động đếnviệc gian lận như áp lực, cơ hội, thái độ của cá nhân khi thực hiện hành vi gian lận
(5) Quản trị sự thay đổi
Cần thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin về sự thay đổi, xây dựng hệ thốngcảnh báo nhằm nhận dạng dấu hiệu của rủi ro có thể phát sinh
1.1.4.3 Hoạt động kiểm soát
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thựchiện các chỉ thị của nhà quản lý để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt mục tiêu củađơn vị Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi cấp độ trong đơn vị, ở các giai đoạn khácnhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ Cácloại hoạt động kiểm soát phổ biến trên thực tế:
(1) Xét duyệt
Là hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa các nghiệp vụ khống hay các nghiệp vụ
có diễn ra trong thực tế nhưng không tuân thủ theo quy định Các hoạt động xét duyệt
có thể là: xét duyệt bán chịu, xét duyệt mua hàng, xét duyệt thanh toán cho nhà cungcấp, xét duyệt xóa sổ các khoản nợ phải thu khó đòi,
(2) Phân chia trách nhiệm hợp lý
Nhà quản lý cần có sự phân chia công việc và trách nhiệm với từng phần hànhcông việc một cách hợp lý để có thể giảm thiểu các sai sót và gian lận có thể có trongquá trình làm việc của nhân viên Tiêu biểu một vài chức năng cần được tách biệt như:Chức năng xét duyệt và chức năng bảo quản tài sản; chức năng kế toán và chức năngbảo vệ tài sản; chức năng xét duyệt và chức năng kế toán
(3) Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
Công nghệ thông tin được ứng dụng càng nhiều vào hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có các biện pháp phù hợp để có thểkiểm soát được lượng thông tin của doanh nghiệp Kiểm soát này bao gồm kiểm soátchung và kiểm soát ứng dụng:
Kiểm soát chung: là hoạt động áp dụng cho toàn thể các ứng dụng trong đơn vịgồm kiểm soát việc truy cập hệ thống thông tin; lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình, saolưu, phục hồi dữ liệu nếu xảy ra các sự cố bất thường
Kiểm soát ứng dụng: là hoạt động kiểm soát áp dụng cho từng chu trình cụ thể.Được biểu hiện thông qua các hoạt động như sự ủy quyền và xét duyệt ở các cấp trongđơn vị; kiểm soát hệ thống chứng từ, sổ sách mà đơn vị sử dụng bằng đánh số thứ tự lêncác chứng từ trước khi sử dụng, chứng từ cần được lập ngay khi có nghiệp vụ phát sinh,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21(4) Kiểm soát vật chất
Là hoạt động kiểm soát nhằm giảm thiểu mất mát, lãng phí, giúp bảo đảm chocác tài sản của đơn vị được bảo vệ một cách chặt chẽ Đơn vị cần có các hoạt độngkiểm soát như hạn chế những người không liên quan tiếp cận tài sản, thực hiện kiểm
kê tài sản định kỳ, sử dụng các thiết bị bảo vệ như lắp camera, lắp đặt các thiết bị báocháy,
(5) Phân tích rà soát
Mục đích của thủ tục kiểm soát này là phát hiện ra các biến động bất thường, xácđịnh nguyên nhân và tìm ra cách xử lý kịp thời Để thực hiện hoạt động kiểm soát nàyđơn vị thường thực hiện việc so sánh giữa số liệu thực tế phát sinh với kế hoạch đề ra
để xem xét các biến động, hay thực hiện việc đối chiếu định kỳ sổ tổng hợp với sổ chitiết của các tài khoản kế toán
1.1.4.4 Thông tin và truyền thông
Thông tin là những tin tức cần thiết cho việc thực thi trách nhiệm kiểm soát trongđơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề Truyền thông là quá trình cungcấp, chia sẻ và trao đổi thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài
Thông tin trong đơn vị cần phải đáp ứng được các yêu cầu như tính thích hợp củathông tin, tính kịp thời, cập nhật và sự chính xác cao Hệ thống thông tin trong đơn vị gồm:
hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin sản xuất, hệ thống thông tin nhân sự,
Truyền thông trong một doanh nghiệp có hai loại chính là truyền thông bên trong
và truyền thông bên ngoài:
Truyền thông bên trong: là việc truyền đi các thông tin cần thiết cho việc vận hành
hệ thống kiểm soát nội bộ: thông tin được truyền từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dướilên cấp trên và thông tin được truyền giữa các cá nhân hay bộ phận trong doanh nghiệp.Truyền thông bên ngoài: đơn vị cần thông tin cho các đồi tương bên ngoài biết vềmột số thông tin của doanh nghiệp, các đối tượng có thể là nhà đầu tư, nhà cung cấp,khách hàng, ngân hàng, cơ quan báo chí, cơ quan nhà nước,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 221.1.4.5 Giám sát
Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ theo thờigian, là cơ sở quan trọng giúp cho đơn vị nhận biết về sự hữu hiệu của hệ thống kiểmsoát nội bộ Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ:
Giám sát thường xuyên là việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ ngay trong quá trình điều hành doanh nghiệp hàng ngày Giám sát thường xuyênthông thường được thực hiện bởi các nhà quản lý ở các cấp trong doanh nghiệp
Giám sát định kỳ là hoạt động kiểm soát giúp đơn vị có một cái nhìn khách quan,độc lập hơn về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Giám định kỳ thườngđược thực hiện bởi kiểm toán nội bộ hay kiểm toán độc lập
Các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ có quan hệ chặt chẽ với nhau Môitrường kiểm soát tạo ra không gian và khuôn khổ cho mỗi cá nhân thực hiện tráchnhiệm giải trình của mình Nhà quản lý thực hiện đánh giá các rủi ro đe dọa đến cácmục tiêu của đơn vị Hoạt động kiểm soát được tiến hành nhằm đảm bảo rằng các chỉthị của nhà quản lý nhằm xử lý các rủi ro được thực hiện Khi đó các thông tin thíchhợp cần phải được thu thập và trao đổi trong toàn bộ đơn vị Quá trình trên cần đượcđánh giá và điều chỉnh lại khi cần thiết
1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ dù được thiết kế và vận hành tốt như thế nào thì cũngchỉ đảm bảo một cách hợp lý, không thể đảm bảo một cách tuyệt đối các rủi ro và saiphạm không xảy ra Điều đó xuất phát từ các hạn chế tiềm tàng sau:
-Sai lầm của các nhà quản lý khi đưa ra các quyết định kinh tế
-Sự lạm quyền của nhà quản lý dẫn đến vượt khỏi hệ thống kiểm soát nội bộ.-Sự bất cẩn của các nhân viên trong quá trình làm việc
-Sự thông đồng của các cá nhân trong nội bộ đơn vị
-Môi trường hoạt động của doanh nghiệp thay đổi dẫn tới những thủ tục kiểmsoát được thiết lập không còn phù hợp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 231.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Theo bách khoa toàn thư “Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay
doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận”
TS Huỳnh Lợi (2010) đã định nghĩa rằng: “Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn
bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng,
quý, năm)”.
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất
1.2.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu
Theo tiêu thức này, chi phí trong kế toán của doanh nghiệp gồm:
Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên
liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong chi phí NVL gồm có Chi phí NVLchính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phíNVLkhác
Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo
lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,KPCĐ
Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua các công cụ dùng vào
hoạt động SXKD
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ, tài sản dài
hạn dùng vào hoạt động SXKD
Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Gồm giá mua bên ngoài cung cấp cho hoạt động
SXKD của DN như giá dịch vụ điện nước, giá bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửaphương tiện,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại
doanh nghiệp
1.2.2.2 Phân loại theo công dụng kinh tế
Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí NVL sử dụng trực tiếptrong quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ Chi phínày thường chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí nhưng dễ nhận diện, định lượng chínhxác, kịp thời khi phát sinh Trong quản lý chi phí, chi phí NVL trực tiếp thường đượcđịnh mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất,định mức vật tư trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này gồm tiền lương, các khoản tríchtheo lương tính vào chi phí sản xuất như BHYT, BHXH,KPCĐ của công nhân trựctiếp thực hiện từng quá trình sản xuất Trong quản lý, chi phí nhân công trực tiếp đượcđịnh mức theo từng loại sản phẩm, dịch vụ
Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mụcchi phí trên, gồm: Chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lýtại phân xưởng; chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong sản; chi phí nguyên vật liệu dùngtrong máy móc, thiết bị; chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước,sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất
1.2.2.3 Phân loại theo phương pháp quy nạp
Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đốitượng chịu chi phí, có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí NVLtrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Loại chi phí này thường chiếm một tỷ lệ rất lớntrong tổng chi phí Tuy nhiên chúng dễ nhận dạng và hạch toán chính xác
Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng nhưchi phí NVL phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quản cáo, Các chi phí này thường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25khó có thể nhận dạng nên các chi phí này thường được tập hợp chung, sau đó lựa chọntiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí.
1.2.3 Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.3.1 Khái niệm kiểm soát chi phí sản xuất
Theo TS Nguyễn Đại Thắng: “Kiểm soát chi phí sản xuất được hiểu là điều khiển
việc hình thành chi phí sản xuất sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh
tế cao” (TS Nguyễn Đại Thắng , Kiểm soát chi phí, NXB Trẻ.)
1.2.3.2 Các nguyên tắc kiểm soát chi phí sản xuất
Để có thể kiểm soát tốt được chi phí sản xuất doanh nghiệp cần phải thiết lập racác tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí dựa trên điều kiện thực tế củacông ty Các nguyên tắc kiểm soát chi phí sản xuất có thể:
Luôn giám sát chi phí thuộc khả năng kiểm soát của doanh nghiệp: Trong doanhnghiệp có nhiều khoản mục chi phí và có giá trị khác nhau, doanh nghiệp không thểkiểm soát được tất cả các khoản mục chi phí đó vì vậy doanh nghiệp cần tập trung vàonhững khoản mục có tính biến động lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.Các khoản chi phí mà doanh nghiệp không thể thay đổi: Doanh nghiệp cần khaithác tối đa hiệu quả những khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp không thể thay đổitrong quá trình sản xuất như chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao tài sản cố định, Lập báo cáo thường xuyên về các khoản mục chi phí: Các nhà quản trị trongdoanh nghiệp cần có được các thông báo về các khoản mục chi phí một cách thườngxuyên, kịp thời, chính xác để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định kinh tế
Nguyên tắc khách quan: Các nguyên tắc kiểm soát chi phí đưa ra phải dựa trên điềukiện thực tế của doanh nghiệp, các nhà quản lý mà không khách quan sẽ đưa ra các quyếtđịnh kinh tế theo ý kiến riêng của bản thân sẽ gây ra tác động xấu đến doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Nguyên tắc kinh tế: Các nguyên tắc kiểm soát chi phí đưa ra phải mang lại được lợiích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện chức năng kiểm soát, tránh tình trạng lãng phí chonhững công việc không cần thiết đi ngược lại với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Mỗi một đơn vị sẽ có cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nêntùy thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình mà các nhà quản lý sẽ xây dựng nêncác thủ tục, hoạt động kiểm soát khác nhau phù hợp với doanh nghiệp của mình
1.3 Nội dung công tác kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất tập trung vào 3khoản mục chính gồm: Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kiểm soát chi phínhân công trực tiếp, kiểm soát chi phí sản xuất chung
1.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT là chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp trong hoạt độngsản xuất sản phẩm Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giáthành sản xuất của sản phẩm
Mục đích chủ yếu của công tác kiểm soát chi phí NVLTT là để giảm thiểu đượccác rủi ro có liên quan đến khoản mục chi phí này, các rủi ro có thể là:
-Mua NVL với giá cao hơn giá thị trường gây thiệt hại cho đơn vị
-Tính toán, đánh giá NVL dùng cho sản xuất không chính xác hoặc cố tình tínhtoán sai để thực hiện hành vi gian lận
-Bảo quản NVL không đúng quy định làm giảm chất lượng NVL, hay gây ra tìnhtrạng thất thoát NVL
-Xuất kho vật tư không đúng số lượng, chủng loại Xuất vật tư không kịp thờilàm gián đoạn quá trình sản xuất
-Các nghiệp vụ nhập, xuất kho vật tư không được ghi chép kịp thời, đầy đủ,chính xác dẫn đến đơn vị khó kiểm soát được lượng vật tư trong kho
Để có thể kiểm soát tốt được khoản mục chi phí NVLTT các nhà quản lý cầnthực hiện các thủ tục kiểm soát sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 271.3.1.1 Phân chia trách nhiệm
Doanh nghiệp cần có sự phân chia trách nhiệm một cách đầy đủ, nên tách biệtcác bộ phận mua NVL, xét duyệt mua NVL, lựa chọn nhà cung cấp, nhận và bảo quảnNVL, Cụ thể:
Chức năng xét duyệt mua hàng cần tách biệt với chức năng mua hàng
Chức năng lựa chọn nhà cung cấp cần phải độc lập với chức năng mua hàng
Bộ phận mua hàng cần tách biệt với bộ phận nhận hàng
Kế toán không được kiêm nhiệm thủ kho
1.3.1.2 Kiểm soát vật chất
(1) Kiểm soát quá trình mua NVL
Đây là một quy trình quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực sản xuất, sự hữu hiệu và hiệu quả của quy trình này có ảnh hưởng đáng kể đếnhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Quá trình kiểm soát này gồm:
(a) Kiểm soát việc lập kế hoạch, đề nghị mua NVL
Kế hoạch mua hàng cần dựa trên tình hình khả năng sản xuất của doanh nghiệp,
số lượng hàng tồn kho tại đơn vị để có kế hoạch thu mua hàng một cách hợp lý
Tất cả phiếu đề nghị mua hàng cần được người có thẩm quyền phê duyệt, chỉnhững người có thẩm quyền mới được lập phiếu đề nghị mua hàng
Giấy đề nghị mua hàng cần có đầy đủ các thông tin về bộ phận đề nghị mua, tên,quy cách, số lượng hàng cần mua
Giấy đề nghị mua hàng cần được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng vàgiao cho người phụ trách mua hàng bảo quản
(b) Lựa chọn nhà cung cấp
Đề nghị nhà cung cấp báo giá ngay khi có nhu cầu mua hàng, bảng báo giá cầnphải chi tiết, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các thông tin về chất lượng, số lượng, phươngthức giao nhận,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Đối với hàng hóa có giá trị lớn cần thực hiện đấu thầu để lựa chọn được nhà cungcấp thích hợp.
Việc phê duyệt nhà cung cấp hàng nên để nhà quản lý cấp cao trực tiếp thựchiện, hoặc ủy quyền cho lãnh đạo bộ phận mua hàng
Các thông tin về nhà cung cấp , bảng báo giá cần phải cập nhật thường xuyên vàphải ghi chép, lưu trữ đúng theo quy đinh
(c) Kiểm soát công tác mua NVL
Các nghiệp vụ mua hàng cần phải lập đơn đặt hàng và phải được người có thẩmquyền phê duyệt trước khi thực hiện nghiệp vụ đặt hàng
Bộ phận mua hàng cần thường xuyên theo dõi tiến trình mua hàng, và thực hiệnđúc thúc nhà cung cấp khi cần thiết
Doanh nghiệp nên có sự phân công các nhân viên mua hàng một cách hợp lý tránhtình trạng nhân viên mua hàng có quan hệ với nhà cung cấp trong thời gian dài dễ xảy ratình trạng nhân viên mua hàng thông đồng với nhà cung cấp gây thiệt hại cho công ty.(2) Kiểm soát quá trình nhập kho NVL
Bộ phận nhận hàng cần được tổ chức độc lập với bộ phận đặt hàng để đảm bảochất lượng hàng nhận
Khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng cần kiểm tra về số lượng, chất lượng hàngthực nhận có đúng với đơn đặt hàng không Đối với mặt hàng có quy cách, phẩm chấtphức tạp mà nhân viên nhận hàng không thể đánh giá chính xác được, cần bố trí nhânviên có chuyên môn hỗ trợ việc kiểm tra hàng
Nhân viên nhận hàng phải từ chối nhận hàng nếu hàng mua không đảm bảo chấtlượng, không đúng với đơn đặt hàng
Tất cả các nghiệp vụ nhận hàng cần phải lập báo cáo nhận hàng (phiếu nhập khonếu bộ phận kho thực hiện nhận hàng), các báo cáo này cần được đánh số thứ tự trước
và bảo quản cẩn thận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29Nhanh chóng chuyển hàng đã nhận đến đúng vị trí tồn trữ phù hợp hoặc chuyểnngay cho bộ phận cần sử dụng để tránh tình trạng đề nghị mua hàng lần thứ hai đối vớihàng đã nhận.
(3) Kiểm soát quá trình bảo quản và xuất NVL
Hàng phải được bảo quản cẩn thận ở kho, để đảm bảo hàng không bị hư hỏngthất thoát trong quá trình bảo quản Hàng phải được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý,đúng khu vực quy định đối với từng loại hàng
Giao trách nhiệm bảo quản, trông coi hàng trong suốt quá trình bảo quản hàngcho một cá nhân ( thường là thủ kho) và ban hành quy định hạn chế tiếp cận hàng đốivới những người không có nhiệm vụ
Thủ kho nên mở sổ chi tiết nhập - xuất - tồn kho cho từng loại hàng Xây dựngmức tồn kho tối thiểu, đặt hàng ngay khi số lượng hàng trong kho thấp hơn mức dự trữtối thiểu
Thủ kho chỉ thực hiện xuất kho khi có chỉ thị của người có thẩm quyền, thường
là phiếu yêu cầu vật tư đã được phê duyệt, dựa trên phiếu yêu cầu vật tư này thủ kholập phiếu xuất kho Trên phiếu yêu cầu vật tư và phiếu xuất kho cần khi rõ về sốlượng, chủng loại hàng cần xuất
Hàng trong kho cần tiến hành các cuộc kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xácđịnh lượng hàng tồn kho thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán, từ đó pháthiện ra các chênh lệch và có biện pháp xử lý kịp thời
(4) Kiểm soát quá trình sử dụng NVL và nhập lại NVL
Thiết lập các định mức về NVL hợp lý, so sánh giữa thực tế lượng NVL sử dụng
Trang 301.3.1.3 Kiểm soát quá trình ghi chép
Để tiến hành quá trình kiểm soát vật tư doanh nghiệp có thể sử dụng hai phươngpháp hạch toán kế toán đó là kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ Tuy nhiênthực tế đa số các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.Đối với đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thường sử dụng một
hệ thống sổ chi tiết để theo dõi tình hình nhập -xuất -tồn của từng mặt hàng cả về sốlượng và giá trị Phương pháp này giúp đơn vị kiểm soát được lượng hàng trong khotại mọi thời điểm
Các chứng từ thường được sử dụng đối với kiểm soát chi phí NVL trực tiếp gồm:Giấy đề nghị vật tư, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
Các loại sổ sách liên quan được sử dụng gồm: Bảng kê chứng từ xuất vật tư, thẻkho, sổ chi tiết NVL trực tiếp, sổ tổng hợp NVL,
1.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí NCTT là các chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuấtgồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương
Mục đích của công tác kiểm soát chi phí NCTT là để giảm thiểu được các rủi roliên quan đến khoản mục chi phí này, các rủi ro có thể xảy ra:
-Tuyển dụng những nhân viên kém năng lực dẫn đến chi phí đào tạo cao, tạo nêncác khoản chi không đáng có
-Sai sót hay gian lận có thể xảy ra trong quá trình chấm công như chấm công chonhững nhân viên không có thật
-Tính sai tiền lương phải trả, tính lương cho những nhân viên đã nghỉ việc hoặcđang chờ nghỉ việc
-Bảng tính lương, bảng tổng hợp chi phí tiền lương và nhật ký tiền lương có thểkhông khớp dẫn tới việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác
Để kiểm soát tốt được khoản mục chi phí này nhà quản lý cần thực hiện các thủtục kiểm soát sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.3.2.1 Phân chia trách nhiệm
Để kiểm soát tốt chi phí nhân công trực tiếp cần tách biệt các bộ phận sau:
Bộ phận nhân sự: chịu trách nhiệm tuyển dụng, ký kết hợp đồng và quản lý hồ sơlao động
Bộ phận sử dụng lao động : chịu trách nhiệm quản lý lao động và chấm công
Bộ phận tính lương: chịu trách nhiệm tính lương và các khoản khấu trừ có liênquan, lập bảng thanh toán tiền lương nhằm theo dõi chặt chẽ những biến động của chiphí tiền lương
Bộ phận trả lương: Chịu trách nhiệm phát lương cho người lao động và kiểm soátchặt chẽ các khoản lương người lao động chưa nhận
1.3.2.2 Kiểm soát vật chất
Để thủ tục kiểm soát này có hiệu quả, đơn vị cần kiểm soát các quá trình sau:
(1) Kiểm soát quá trình chấm công và các tài liệu liên quan để tính lương
Phải lập các chứng từ ban đầu làm cơ sở để tính lương như thẻ theo dõi lao động,bảng chấm công, thẻ bấm giờ, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành
Nhân viên phụ trách tính lương phải kiểm tra sự đầy đủ của các chứng từ ban đầu
về lương, đối chiếu với danh sách lao động hiện tại của đơn vị
Nhân viên tính lương cần kiểm tra các chứng từ ban đầu về lương đã có chữ kýcủa trưởng bộ phận hay chưa Có sự đánh dấu của trưởng bộ phận đối với số giờ làmthêm của người lao động trên bảng chấm công
Nếu trên bảng chấm công có số giờ nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ không lương, nhân viên tính lương cần kiểm tra tính hợp lý và đối chiếu với các chứng từ khác nhưđơn xin nghỉ phép, giấy bác sỹ,
(2) Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản khấu trừ
Đơn vị nên ban hành các chính sách tiền lương một cách rõ ràng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Bộ phận nhân sự phải có trách nhiệm thông báo mọi biến động về tình hình laođộng cho bộ phận tính lương.
Phân công người có thẩm quyền phê duyệt các thay đổi trong chương trình tínhlương, phê duyệt bảng lương
Dựa vào số tiền lương tính được, kế toán tiến hành trích lập các khoản BHXH,BHYT, CPCĐ theo quy định của chế độ tài chính
Định kỳ tiến hành đối chiếu chi phí tiền lương thực tế với kế hoạch
(3) Kiểm soát quá trình trả lương
Quá trình trả lương phải được một nhân viên độc lập với bộ phận nhân sự, bộphận theo dõi lao động và tính lương, thường thủ quỹ sẽ đảm nhiệm việc trả lương.Thủ quỹ sẽ căn cứ vào bảng lương để phát lương cho từng lao động
Đối với đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng thì công việc trảlương sẽ đơn giản hơn Đơn vị mở các tài khoản cá nhân cho nhân viên ở ngân hàng vàtiền lương sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản này
Bảng thanh toán tiền lương sẽ được chuyển cho phòng kế toán ghi nhận vào sổchi tiết tiền lương và sau đó ghi vào sổ cái
1.3.2.3 Kiểm soát quá trình ghi chép
Kiểm soát kế toán thông qua các chứng từ và sổ sách kế toán như: Bảng chấmcông, bảng tổng hợp thành phẩm sản xuất, bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi haylệnh chi lương qua ngân hàng, bảng kê nộp BHXH, BHYT,KPCĐ và các loại sổ chitiết, sổ tổng hợp
1.3.3 Kiểm soát chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quátrình sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí NVLTT và NCTT
Mục đích của công tác kiểm soát chi phí sản xuất chung là để giảm thiểu các rủi
ro sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33-Tập hợp và phân bổ chi phí SXC không phù hợp với đối tượng chịu chi phí.-Trích khấu hao TSCĐ không phù hợp, không tuân thủ theo chế độ quy định hiện hành.-Các chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác có thể xảy ra các rủi ronhư: thanh toán sai số tiền vì khi chưa có đầy đủ chứng từ, hay thanh toán cho nhữngnghiệp vụ không có thực.
Để có thể kiểm soát tốt khoản mục chi phí này nhà quản lý cần thực hiện các thủtục kiểm soát sau:
1.3.3.1 Kiểm soát vật chất
Thủ tục kiểm soát này gồm:
(1) Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vậtliệu phụ, phụ tùng thay thế dùng cho các loại máy móc, thiết bị Quá trình kiểm soátchi phí NVL trong khoản mục này cũng tương tự như kiểm soát chi phí NVL trực tiếp.(2) Kiểm soát chi phí nhân công
Chi phí nhân công bao gồm chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổchức quản lý sản xuất tại phân xưởng Vì đây cũng là chi phí nhân công nên quá trìnhkiểm soát cũng giống như kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
(3) Kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ đây là khoản chi phí liên quan đến việc mua sắm, quản
lý và sử dụng TSCĐ, do đó để kiểm soát được chi phí khấu hao TSCĐ trước tiên đơn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Ngoài ra kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ còn thể hiện ở việc kiểm soát vật chấtđối với tài sản cố định và công tác kế toán đối với tài sản thực hiện trích khấu hao Cácnguyên tắc kiểm soát:
Tách biệt công tác bảo quản với ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cốđịnh Cụ thể người quản lý, sử dụng tài sản cố định không được đồng thời là kế toántài sản cố định
So sánh chi phí khấu hao năm hiện hành và năm trước
Định kỳ tiến hành kiểm tra việc trích khấu hao bằng cách kiểm tra tình trạng tàisản, hồ sơ tăng giảm tài sản cố định Tránh tình trạng tài sản đã khấu hao hết hay tàisản không dùng chờ xử lý mà đơn vị vẫn thực hiện trích khấu hao
(4) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Chi phí này bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí bảo hiểm tài sản cốđịnh tại phân xưởng sản xuất, chi phí bảo hộ lao đông, Đây là các chi phí phát sinhthường xuyên trong kỳ, ảnh hưởng đến khoản mục tiền của doanh nghiệp nên dễ phátsinh sai sót, gian lận
Các thủ tục kiểm soát có thể thực hiện:
Định kỳ xây dựng kế hoạch, dự toán và định mức chi phí sử dụng của các dịch
vụ như: điện, nước, điện thoại, Nếu vượt mức quy định, gây ra tình trạng lãng phíkhông đáng có thì có biện pháp xử lý thích hợp
Các chi phí này khi phát sinh cần có đầy đủ chứng từ hợp lệ như: Hóa đơn, giấybáo nợ ngân hàng,
Thủ quỹ chỉ thực hiện chi tiền khi có các chứng từ phát sinh và có sự phê duyệtcủa người có thẩm quyền
1.3.3.2 Kiểm soát quá trình ghi chép
Các chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn cung cấp dịch vụ, bảng tính vàphân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng tính tiền lương, phiếu xuất kho,
Các loại sổ sách: sổ chi tiết tài sản cố định, sổ cái chi phí sản xuất chung
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Long Thọ
-Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ
-Tên tiếng anh: LONG THO JOINT STOCK COMPANY
-Tên viết tắt: LTCO
-Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
-Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Văn Trung
-Địa chỉ: 423 Bùi Thị Xuân, Phường Thủy Biểu, Thành Phố Huế, Tỉnh ThừaThiên Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Long Thọ tiền thân là Công ty SXKDVLXD Long Thọ, thànhlập năm 1975, là một đơn vị SXKDVLXD của tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng vàphát triển trên cơ sở nhà máy Vôi nước Long Thọ được hình thành từ thời Pháp thuộccách đây hơn 120 năm
Tháng 9/1994 – 30/11/2005 là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, với tên gọi làCông ty SXKDVLXD Long Thọ Tháng 12/2005 chuyển đổi thành Công ty Cổ phầnLong Thọ Tổng số CBCNV hiện nay là 402 người, 04 đơn vị trực thuộc gồm: Xínghiệp Khai thác đá, Xí nghiệp Xi măng, Xí nghiệp Gạch Terrazzo, Xí nghiệp ĐiệnNước và 5 bộ phận phòng ban
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Từ năm 2005, sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổphần, Công ty đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía người tiêu dùng Sảnphẩm của Công ty ngày càng chiếm được vị trí vững chắc trên thương trường Các sảnphẩm của Công ty gồm: xi măng PCB30, PCB40 mang nhãn hiệu đầu rồng, gạch látterrazzo, ngói màu, gạch block, tấm lợp Fibro, hầu hết các sản phẩm đều được sản xuấttrên dây chuyền công nghệ hiện đại.
Ngoài quy mô sản xuất lớn, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ công nhân lành nghề,Công ty Cổ phần Long Thọ còn tạo cho mình một thế mạnh vượt trội so với các doanhnghiệp cùng ngành là có một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thôngqua các đại lý và nhiều nhà phân phối trải dài từ các tỉnh Quảng Bình đến Bình Định,các tỉnh vùng cao Tây Nguyên và các tỉnh thành Miền Tây với đội ngũ nhân viên tiếpthị dày dặn kinh nghiệm
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng
Sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm: các sản phẩm xi măng, gạch lát Terrazo,ngói màu và gạch block nhằm phục vụ cho việc xây dựng các công trình dân dụng vàcông nghiệp
Tổ chức đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở sản vật chất kỹ thuật để đảm bảo sảnxuất sản phẩm có chất lượng với giá thành hợp lý mang lại hiệu quả kinh doanh chocông ty và đặc biệt là giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc sản xuất tớimôi trường
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Cung cấp các sản phẩm có chất lượng để phục vụ cho việc xây dựng, khôngngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ, mẫu mã phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữvững uy tín của công ty trên thị trường
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của cổ đông
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37đúng thời hạn quy định của pháp luật.
Kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật
Thực hiện đúng các chính sách về lao động Chú trọng chăm lo, cải thiện đờisống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên của công ty
2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Trong suốt gần 120 năm kể từ khi khai sinh Xí nghiệp Vôi nước Long Thọ chođến Công ty Cổ phần Long Thọ ngày nay, ban lãnh đạo và toàn thể chuyên viên công
ty đã không ngừng phát triển doanh nghiệp, phát huy tối đa lợi nhuận, tăng lợi tức chocác cổ đông, cải thiện đời sống tăng thu nhập cho người lao động và hoàn thành nghĩa
vụ Ngân sách đối với Nhà nước
Công ty hoạt động trên các lĩnh vực:
-Sản xuất kinh doanh xi măng, gạch lát Terrazzo, gạch không nung block, ngóimàu và tấm lợp Fibro
-Khai thác mỏ đá vôi nguyên liệu và phụ gia
-Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
-Gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí
-Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng
Các sản phẩm chính, quy mô, năng lực của công ty:
-Khai thác đá: 90.000 m3/năm
-Sản xuất xi măng: 200.000 tấn/năm
-Sản xuất gạch lát Terrazzo: 300.000 m2/năm
-Sản xuất ngói màu Long Thọ: 60.000 m2/năm
-Sản xuất gạch block Long Thọ: 15.000.000 viên/năm
-Sản xuất tấm lợp Fibro Long Thọ: 1.300.000 tấm/năm
Trong những năm tới Công ty Cổ phần Long Thọ sẽ tập trung mọi nguồn lựcphát triển ngành kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sau xi măngnghiền như gạch lát Terrazzo, ngói màu, gạch block
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Bên cạnh đó, công ty định hướng nghiên cứu đầu tư xây dựng sản xuất gạch khôngnung nhẹ đây là một chiến lược hết sức đúng đắn phù hợp với nhu cầu ngày càng cao củathị trường và quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 doThủ tướng Chính phủ phê duyệt: khuyến khích đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu khôngnung, hạn chế tối đa việc sản xuất vật liệu xây dựng từ đất nông nghiệp.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Ghi Chú Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty vàcác nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Đạihội đồng cổ đông về công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành công việcsản xuất kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị vàchịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ được giao
Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: trực tiếp quản lý điều hành phòng kỹ thuật, xínghiệp xi măng , xí nghiệp gạch terrazzo, ngói màu Thực hiện chức năng tham mưu,quản lý, điều hành về các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, chất lượng, an toàn
Phó Tổng giám đốc kinh doanh: trực tiếp quản lý điều hành phòng thị trường,tham mưu cho TGĐ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch marketing Tổ chức tiêuthụ sản phẩm của công ty theo đúng quy chế tiêu thụ của Công ty
Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo công ty các giải pháp kỹ thuật côngnghệ, quản lý sản xuất, an toàn lao động Kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty,soát xét các điều khoản kỹ thuật, công nghệ trong các hợp đồng kinh tế
Xí nghiệp xi măng: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất xi măng mà TGĐ giaohàng tháng, quý, năm Kiểm tra số lượng chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng nhưsản phẩm sản xuất ra
XN Gạch Terrozzo-Ngoái màu: Tổ chức sản xuất hoàn thành kế hoạch sản xuấttiêu thụ sản phẩm gạch Terrazo-ngoái màu do công ty giao khoán
Phòng kế toán: Tham mưu cho TGĐ trong công tác quản lý, sử dụng và điều tiếtnguồn vốn Công ty đạt hiệu quả cao nhất Tổ chức thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụngvốn, tài sản, chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định của nhà nước
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm; phân tích tình hình thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; chủ trì công tác xây dựng giá thành các sản phẩmcủa công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Phòng vật tư: Tham mưu cho TGĐ ký kết các hợp đồng mua bán vật tư, nguyênnhiên liệu, máy móc thiết bị đầu vào Chủ trì việc thu mua vật tư, nguyên nhiên liệuphục vụ nhu cầu của các đơn vị trong sản xuất kinh doanh đúng số lượng chất lượng
và giá cả phù hợp
Phòng tổ chức-hành chính-bảo vệ: Tham mưu cho TGĐ trong quá trình thực hiệnLuật lao động, thỏa ước lao động tập thể Quản lý hồ sơ nhân sự toàn công ty, thammưu cho TGĐ tuyển chọn nhân sự Chỉ đạo việc thực hiện công tác an ninh quốcphòng tại các cơ sở thuộc quản lý công ty
Phòng thị trường:Tham mưu cho TGĐ kinh doanh về chiến lược phát triển thịtrường, phát triển thương hiệu của công ty.Khảo sát nghiên cứu và tổng hợp các nguồnthông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh Tổ chức thực hiện việc quảng cáo bán hàng vàcác chương trình khuyến mãi
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty, giúpTGĐ quản lý công tác tài chính và hạch toán kế toán tại Công ty theo đúng pháp luật Trực
Kế toán trưởng
Kếtoántổnghợp
Kếtoánthuế,KTcôngnợ
Kếtoánvậttư
Kếtoánvốnbằngtiền,KTlương
Thủquỹ
Trường Đại học Kinh tế Huế