CáclãnhđạoDNMỹcònxuấthiệntrênchínhtrường? Hai sự thật mà Sarah Cliffe đưa ra lý giải và tìm hiểu trong bài viết này là gì và nó có liên quan gì đến giới lãnhđạo doanh nghiệp? Hãy cùng chuyên mục Harvard’s của chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề đó qua bài viết sau. Có hai điều rất rõ ràng mà tôi không thể hiểu nổi tại sao chúng đều là sự thật. Sự thật thứ nhất: Nước Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Hệ thống y tế bị xáo trộn. Giáo dục cộng đồng đang trở nên không đồng đều về chất lượng một cách đáng lo ngại. Khí hậu thay đổi, chính sách kinh tế đối ngoại lộn xộn, giá nhiên liệu liên tục tăng. Giới lãnhđao doanh nghiệp sẽ làm gì khi quốc gia có những thay đổi? Nguồn: brownsburg.com Rõ ràng là những vấn đề này sẽ không thể chỉ riêng chính phủ hoặc thị trường đứng ra giải quyết. Và chúng cũng sẽ không biến mất cùng sự điều chỉnh sắp tới của nền kinh tế. Sự thật thứ hai: Các nhà lãnhđạo doanh nghiệp không phải là một phần quan trọng trong các cuộc hội nghị quốc gia về những vấn đề này . Tôi biết họ rất năng động: Họ vận động hành lang quốc hội (không hẳn là vì họ nghĩ đến lợi ích cộng đồng, nhưng đó là chuyện khác). Họ tạo ra những mối quan hệ cộng tác công tư, hầu hết ở mức độ cục bộ. Và thường thì họ thể hiện lòng bác ái đặc biệt. Nhưng tiếng nói và sự lãnhđạo của họ lại không thể đạt đến được tầm vóc quốc gia. Chắc chắn là điều này đe dọa đến tính cạnh tranh trong nước, mà giới lãnhđạo doanh nghiệp là những người giải quyết khó khăn ở cấp độ toàn cầu. Họ có thể giúp đỡ để các cuộc hội nghị quốc gia của chúng ta mang tính xây dựng hơn. Theo cách này, sẽ là một điều không tệ nếu những nhà lãnhđạo doanh nghiệp Mỹ được xem như là một lớp người có ít tham vọng hơn và tập trung nhiều hơn vào việc làm những điều tốt đẹp cho thế giới này. Ấn tượng của tôi (và đó cũng chỉ là ấn tượng của cá nhân tôi thôi) là những người lãnh đạo doanh nghiệp cách đây hai thế hệ thường gắn bó với các hoạt động xã hội hơn các nhà lãnhđạo ngày nay. Khi xây dựng các hệ thống đường cao tốc quốc gia, khi cần nhanh chóng cải thiện căn bản về đào tạo các ngành khoa học và toán học ., các nhà điều hành doanh nghiệp này đều tham gia gánh vác trách nhiệm. Tôi tin rằng nếu các Tổng Giám đốc của các hãng như: IBM, GE, Microsoft, Procter & Gamble và những người khác tham gia cùng các nhà lãnhđạo khu vực quốc doanh/ thành phần kinh tế nhà nước giải quyết một cách triệt để những vấn đề này. Họ cũng sẽ mang trong mình những trọng trách lớn lao cũng như trình độ và các nguồn lực để giải quyết những vấn đề đó. Vậy bạn nghĩ điều gì đã ngăn cản các nhà lãnhđạocác doanh nghiệp lớn không nói thẳng ra ý kiến của mình một cách mạnh mẽ và không cùng nhau hành động trong các vấn đề hệ trọng vào thời điểm này Sự dân chủ đóng vai trò như thế nào trong những thời điểm như vậy? Nguồn: peacecouncil.net Các nhà lãnhđạo doanh nghiệp cần "nói thẳng, nói thật". Nguồn: 991.com Có phải bởi vì những vấn đề này đang dần trở thành vấn đề của các doanh nghiệp toàn cầu chứ không phải chỉ các doanh nghiệp trong nước? Những vấn đề này có vẻ quá phức tạp chăng? Hoặc là họ quá bận rộn, theo như kết luận điều tra của McKinsay năm 2006 về chủ đề này? Ý kiến độc giả Harvard Business Online Ý kiến của B V Krishnamurthy Thưa bà! Đây là quả là một quan điểm thực sự dân chủ. Thực tế, Ấn Độ cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Cơ sở hạ tầng đã không thể theo kịp thời đại trong mấy thập kỷ gần đây. Hơn 50% dân số đang sống ở mức dưới một USD/ngày. Tầng lớp mới những người giàu có và quyền lực thì muốn sở hữu nhiều hơn nữa các nguồn lực quý hiếm. Chính phủ đã đồng ý xóa bỏ 25 tỷ USD cho các khoản vay trong nông nghiệp mà về cơ bản có thể làm lợi cho những người không trung thực. Danh sách những vấn đề đại loại như thế còn dài. Hai sân bay mới đã gần như sẵn sàng. Sân bay ở Hyderabad đã được khánh thành hôm 13/03/2008. Sân bay còn lại ở Bangalore sẽ có thể được khánh thành trong hai tháng tới. Và chính phủ có xu hướng đóng cửa những sân bay đang hoạt động. Thử tưởng tượng rằng chúng ta sẽ phải mất hai tiếng hoặc hơn ở sân bay, phải đăng ký vé trước ít nhất ba mươi phút, cũng như không biết chuyến bay có đúng giờ hay không – tất cả những điều đó chỉ để cho một chuyến bay kéo dài trong 30 phút. Sân bay mới ở Bangalore ở ngay cạnh một sân bay quân sự. Một ước tính cho biết rằng từ khi ATC[1] chỉ tiếp quản 35% hành lang bay, các máy bay có thể phải bay vòng tròn khoảng 45 phút hoặc hơn trước khi có thể được hạ cánh. Trong tất cả những điều này, điều đáng ngạc nhiên nhất là rất ít nhà lãnhđạo doanh nghiệp đã nói ra nhu cầu để duy trì những sân bay đang hoạt động cho đến khi vấn đề liên lạc được giải quyết. Hoặc là đưa ra ý kiến duy trì các sân bay đang hoạt động cho những chuyến bay ngắn hơn một giờ và những sân bay mới cho các chuyến bay dài hơn. Hành khách sẵn lòng trả thêm phí bổ sung để duy trì các sân bay hiệntại và khoản tiền này sẽ được luân chuyển đến cho những người sở hữu các sân bay mới, nhằm bồi thường cho những cơ hội bị tuột khỏi tầm tay của họ. Hầu hết các thành phố lớn trên toàn thế giới đều có nhiều hơn một sân bay. Các nhà lãnhđạo doanh nghiệp ở khắp nơi đều có vẻ do dự khi công khai nói về những vấn đề có liên quan đến hầu hết chúng ta. Có lẽ họ muốn hành động đúng đắn về mặt chính trị. Có thể quả thực họ rất bận rộn – họ còn mải tính toán xem làm sao và từ đâu để có được những khoản lời tiếp theo của mình? Thân! - Trích chuyên mục “HBR Editor’s Blog” của Sarah Cliffe trên trang Harvard Business Online - • HBV-TVN Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trêncáctàiliệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến. . Các lãnh đạo DN Mỹ còn xuất hiện trên chính trường? Hai sự thật mà Sarah Cliffe đưa ra lý giải và. là những người lãnh đạo doanh nghiệp cách đây hai thế hệ thường gắn bó với các hoạt động xã hội hơn các nhà lãnh đạo ngày nay. Khi xây dựng các hệ thống