1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu Bài 5: Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning docx

17 693 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 1 BÀI 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ E-LEARNING Mục tiêu Thời lượng Sau khi học bài này bạn sẽ: • Sử dụng học liệu đa phương tiện vào việc tiếp thu bài giảng và luyện tập • Sử dụng được các chức năng cơ bản của Phần mềm lớp học E-Learning Moodle để giải quyết các công việc của bạn trong lớp học E -Learning. • Bạn nên dành 120 phút để học bài học này. Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 2 Nội dung Trong bài trước bạn đã hiểu được các hoạt động của lớp học E-Learning. Vậy phải thực hiện các hoạt động này như thế nào? Các công cụ gì sẽ hỗ trợ bạn? Đây là nội dung của bài học: Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning. Nội dung của bài là giới thiệu 02 công cụ quan trọng của E-Learning: • Hướng dẫn sử dụng Học liệu đ a phương tiện • Hướng dẫn sử dụng các chức năng Phần mềm lớp học E-Learning Moodle Hướng dẫn học • Đây là bài học có nội dung thực hành cao. Bạn cần phải thao tác nhiều để đạt được kỹ năng tốt. • Làm các bài tập trắc nghiệm trên trang chủ của lớp học. • Nếu có những thao tác bạn chưa thực hiện được, hãy nhờ tới sự trợ giúp của các thành viên cùng nhóm. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thu ật của lớp học để vượt qua những khó khăn ban đầu này. Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 3 5.1. Hướng dẫn sử dụng học liệu đa phương tiện 5.1.1. Ý nghĩa của học liệu đa phương tiện Mục đích chính của học liệu đa phương tiện là truyền tải nội dung bài giảng tới học viên. Bạn có thể nhìn nhận học liệu đa phương tiện như sau: • Về mặt nội dung: Đây là một tập hợp các nội dung học tập của bạn. Từ bài giảng tới các bài kiểm tra trắc nghiệm hay tự luận, các đoạn phim mô phỏng thao tác và mọi nộ i dung khác. • Về cách thức phân phối: Học liệu được phân phối cho bạn theo 02 hình thức sau: • Được phân phát cho bạn từ đầu khóa học trên đĩa CD. • Được đăng tải trực tiếp trên trang chủ của lớp học E-Learning. • Về công nghệ sử dụng: Bao gồm nhiều loại nội dung khác nhau từ đoạn văn (Text), bảng trình diễn, tiếng nói (audio), phim (video) và các đoạn hoạt hình (annimation). 5.1.2. Sử dụng Bài giảng đa phương tiện Bài giảng đa phương tiện là phần quan trọng nhất trong học liệu. Sử dụng bài giảng có 03 bước chính như sau: Bước 1: Khởi động bài giảng đa phương tiện Bước 2: Theo dõi nội dung bài giảng Bước 3: Tự đánh giá bằng cách giải bài tập cuối bài Bước 1: Khởi động Học liệu đa phương tiện (1) Đối với Học liệu đa phương tiện phân phát trên CD-ROM. B ạn cần cho CD-ROM vào ổ đọc. Thông thường mà hình hiện ra nh ư sau: Hình5.1. Khởi động học liệu đa phương tiện trên CD-ROM Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 4 Bạn ấn vào nút Bài giảng đa phương tiện. Bạn sẽ thấy bài giảng hiện ra. Hình 5.2. Bài giảng đa phương tiện cho phép học viên học tập vào mọi thời điểm; Theo dõi tiến độ cá nhân; Xem lại nội dung; Học phần kiến thức phù hợp nhất. (2) Đối với bài giảng trong học liệu đa phương tiện được đăng tải trên lớp học trực tuyến • Nhấn chuột vào đường Link của gói SCORM học liệu. Màn hình hiển thị SCORM sẽ hiện ra • Bạn cần lưu ý đối với học liệu đăng tải trên khóa học bạn có khả năng theo dõi tiến trình của mình. Bạn sẽ nhận được câu hỏi có mu ốn tiếp tục học tại phần kiến thức mình đã học lần trước hay không. Nếu đồng ý hãy ấn vào nút Yes, nếu không ấn vào nút No. Hình 5.3. Học liệu đa phương tiện trên trang WEB của lớp học đánh dấu bài học tại lần truy cập trước của học viên. Bạn có thể lựa chọn học lại từ đầu hay tiếp tục. Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 5 Bước 2: Theo dõi nội dung bài học Trong khi theo dõi nội dụng bài học bạn cần quan tâm nhất đến các vấn đề sau: • Chỉnh âm lượng cho vừa phải • Di chuyển giữa các nội dung học tập (ví dụ xem lại màn hình trước) • Chỉnh độ lớn của cửa sổ: Chỉnh độ lớn của cửa sổ cho vừa phải • Ghi chép: các điểm ghi nhớ đối với nộ i dung • Tìm kiếm: tìm kiếm từ vựng • Tạm dừng bài giảng: quan trọng khi Bạn muốn dừng lại để suy nghĩ hoặc nhìn rõ hơn công thức, hình vẽ Bạn hãy theo dõi các chỉ dẫn tại hình vẽ tiếp theo: Hình 5.4. Các thao tác khi theo dõi nội dung bài giảng đa phương tiện Bước 3: Tự đánh giá bằng cách giải bài tập cuối bài Với mỗi bài học đề có những bài tập để bạn tự dánh giá ở cuối bài. Bạn cần thực hiện từng câu hỏi một. Nếu chưa đạt được kết quả mong muốn, hãy bỏ thời gian học lại, sau đó thực hiện tự đánh giá. Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 6 Hình 5.5. Làm bài tập ở cuối chương giúp bạn đánh giá mức độ đạt được mục tiêu học tập. 5.2. Hướng dẫn sử dụng môi trường học tập E-Learning: Phần mềm Moodle 5.2.1. Giới thiệu phần mềm Moodle Moodle là phần mềm mã nguồn mở được phát triển từ năm 1999. Tư tưởng chính của Moodle là xây dựng môi trường học tập cộng đồng có tính s ư phạm cao. Hãy ghi nhớ một đặc điểm quan trọng của môi trường dạy – học lấy người học làm trung tâm, bạn đã học trong bài trước. Đó là “Kiến thức do học viên tự khám phá”. Hình 5.6. Giao diện phần mềm moodle Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 7 Tính đến tháng 12 năm 2008, Số liệu sử dụng Moodle trên thế giới như sau: Trang WEB: 47,526 Quốc gia sử dụng: 201 Lớp học: 2,457,441 Người s ử dụng: 26,510,032 Giảng viên: 1,849,285 Bài viết: 33,687,387 Học viên: 21,265,294 Moodle tạo ra môi trường học tâp thân thiện. Giúp các trường học • Đăng tải nội dung học tập theo nhiều định dạng để tiện lợi cho việc phân phối nội dung. • Tổ chức các lớp học theo định dạng chủ đề hoặc tuần. • Tổ chức môi trường tương tác thân thiện giữa giảng viên – học viên và học viên với học viên. • Mang đến nhiều công cụ hỗ trợ học tập khác như bài trắc nghiệm khách quan, công cụ đánh giá tiến độ học tập, công cụ để làm việc theo nhóm, các tiện ích khác. và trong sự tương tác với môi trường này bạn sẽ khám phá được kiến thức mới. Hình 5.7. Trang chủ lớp học E-Learning của Chương trình đào tạo trực tuyến Topica trong phần mềm Quản lý lớp học E-Learning Moodle. Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 8 5.2.2. Đăng ký tài khoản và Đăng nhập vào trang WEB E-Learning Công việc đầu tiên của những người muốn tham gia vào lớp học E-Learning là đăng ký một tài khoản trên Phần mềm quản lý học tập E-Learning. Việc đăng ký tài khoản có thể xảy ra theo hai cách : Trường hợp 1: Trong trường hợp trường tổ chức tạo tài khoản tập trung, bạn chỉ cần đăng ký thông tin cá nhân với nhà trường. Tài khoản của bạn sẽ được nhân viên kỹ thuật của trường t ạo ra. Bạn sẽ nhận được tên truy cập và mật khẩu. Trường hợp 2: Bạn phải tự đăng ký trên trang WEB quản lý học tập. Nhân viên kỹ thuật của nhà trường sẽ duyệt. Sau đó bạn sẽ nhận được thư điện tử có chứa tên truy cập và mật khẩu. Tài liệu này hướng dẫn bạn thao tác trong trường hợp thứ 2. 5.2.2.1. Đăng ký tài khoản Bước 1: Bạn cần truy cập vào trang WEB chủ của phần mềm Moodle (hay môi trường học tập). Tại đây bạn thấy màn hình Đăng nhập thường trên góc trái của trang WEB E-Learning. Nếu bạn chưa có tài khoản có thể đăng ký mới bằng ấn đường link “Tạo tài khoản mới”. Nếu bạn quên mật khẩu bạn có thể nhờ trợ giúp bằng cách nhấn đường linke “Quên mật kh ẩu” Hình 5. 8 Đăng ký tài khoản Bước 2: Để đăng ký tài khoản, bạn nhấp chuột vào “Tạo một tài khoản mới!”. Bạn sẽ thấy cửa sổ đăng ký hiện ra. Bước 3: Điền dữ liệu cá nhân và ấn nút Tạo tài khoản mới Hình 5.9 Điền đầy đủ thông tin cá nhân để tạo tài khoản mới Bước 4: Bạn cần phải nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu. Sau đó, bạn nhấp chuột vào “Tạo tài khoản mới”. Ngay sau đó, một e-mail sẽ được gửi đến địa chỉ e-mail mà bạn đã đăng ký yêu cầu xác nhận thông tin: Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 9 Hình 5.10. Thư yêu cầu xác nhận từ moodle Bước 5: Bạn cần phải nhấp chuột vào đường link có trong e-mail để xác nhận thông tin và hoàn tất việc đăng ký tài khoản. 5.2.2.2. Đăng nhập Sau khi đăng ký, bạn đã có một tài khoản để đăng nhập vào website E-Learning. Sử dụng tài khoản này để đăng nhập. Bước 1 : Bạn truy cập vào trang WEB. Trên giao diện website có ô đăng nhập. Bước 2: Bạn nhập tên đăng nhập và mật khẩu mà bạn đã đăng ký trên website và nhấp chuột vào nút “Đăng nhập” để đăng nhập vào website E-Learning. Hình 5.11. Đăng nhập vào moodle 5.2.3. Thay đổi thông tin cá nhân Bước 1: Sau khi đăng nhập vào website E-Learning, để xem thông tin cá nhân, bạn nhấp chuột vào tên của mình ở góc trên bên phải của website Bước 2 : Thông tin về tài khoản của bạn sẽ hiển thị Hình 5.12. Hồ sơ cá nhân Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 10 Bước 3: Để thay đổi mật khẩu cho tài khoản của mình, bạn nhấp chuột vào “Thay đổi mật khẩu”. Để thay đổi thông tin tài khoản cá nhân, bạn nhấp chuột vào “Cập nhật hồ sơ cá nhân”. Một giao diện cập nhật thông tin tài khoản cá nhân hiện ra (xem hình ở trang kế tiếp). Hình 5.13. Thông tin chi tiết về tài khoản Bước 4: Bạn điền các thông tin cá nhân của mình vào các mục có sẵn được yêu cầu (đối với các mục có đánh dấu * là bắt buộc) và nhấp chuột vào “Cập nhật” để cập nhật thông tin đã thay đổi. [...]... làm bài bằng cách lựa chọn các đáp án phù hợp và nộp bài Hình 5.25 Làm bài kiểm tra trắc nghiệm và máy tính sẽ tự động tính điểm của bạn 15 Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này bạn đã tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng để sử dụng hiệu quả các công cụ trong môi trường học tập E-Learning • Nêu được khái niệm và ý nghĩa của học liệu đa phương tiện • Sử dụng. .. 5.2.10 Làm bài trắc nghiệm trực tuyến Trong quá trình học, bạn cần làm các trắc nghiệm trực tuyến Các bài trắc nghiệm này có thể là bài luyện tập hoặc bài kiểm tra Bước 1: Trước hết bạn chọn bài trắc nghiệm trực tuyến Hình 5 24 Bài trắc nghiệm Bước 2: Bắt đầu làm bài kiểm tra: Sau khi chọn 1 bài luyện tập để làm, chọn nút “Bắt đầu kiểm tra” để bắt đầu làm bài 14 Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning. .. học 12 Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning Bước 3: Xem chi tiết dữ liệu của một người Khi bạn cần đến thông tin của một người trong danh sách lớp, hãy nhấn chuột vào tên của người đó để xem chi tiết Hình 5.20 Hồ sơ cá nhân 5.2.7 Đọc tài liệu dạng HTML, PDF, DOC, SCORM Sau khi truy nhập vào khoá học, học viên có thể tra cứu các tài liệu, học liệu dưới các dạng HTML, PDF, DOC, SCORM (Học liệu. .. khác ) và thực hiện các bài tập được giao Đó chính là việc luyện tập hữu dụng nhất 16 Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning CÂU HỎI ÔN TẬP 1) Hãy viết một yêu cầu giải đáp thắc mắc vào diễn đàn của khóa học 2) Hãy nộp một bài tập về nhà được viết bằng Microsoft Word 3) Hãy là một bài trắc nghiệm được giao trên trang WEB của lớp học 4) Học liệu đa phương tiện được sử dụng vào mục đích chính gì?... edit một file • Làm ở công việc độc lập với trang chủ của lớp học 5.2.9 Giải đáp thắc mắc và trao đổi nhóm Sau khi đọc và học với các tài liệu, học liệu được cung cấp trên website E-Learning, bạn có thể tham gia diễn đàn giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến bài học và các nội dung khác trong diễn đàn của lớp học Hình 5.22 Diễn đàn lớp học 13 Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning Sau khi.. .Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 5.2.4 Tìm kiếm lớp học của bạn Sau khi đăng nhập vào website E-Learning, trên giao diện trang chủ của website E-Learning sẽ có thông tin về các lớp học mà bạn đã hoặc đang tham gia Hình 5.14 Tìm kiếm thủ công trong các Danh mục khóa học Hình 5.15 Tìm kiếm bằng chức năng Tìm kiếm chuyên dụng Ở đây sẽ hiển thị một vài lớp... Học liệu dạng SCORM: Dạng SCORM (Sharable Content Object Man) Tốt nhất là xem trực tuyến trên trang chủ của lớp học Tài liệu này mặc định được phần mềm Moodle hỗ trợ Hình 5.21 Các loại tài liệu Tài liệu dạng PDF: máy tính của bạn phải được cài Adobe Reader Bạn có thể tải Adobe Reader phiên bản mới nhất tại địa chỉ http://www.adobe.com/products Tài liệu này có thể tải xuống xem trên máy tính cá nhân Tài. .. nhân Tài liệu dạng HTML: bạn không cần phải cài đặt bất cứ phần mềm nào cả mà có thể xem được ngay Tài liệu dạng DOC: là định dạng của Microsoft Word Bạn đã quen với định dạng này Bạn cần có chương trình Microsoft Word để đọc các tài liệu này Cũng giống tài liệu dạng PDF bạn nên tải xuống để đọc cho thuận tiện 5.2.8 Nộp bài tập về nhà Đối với các lớp học E-Learning, bạn thường gặp 02 loại bài tập cần... niệm và ý nghĩa của học liệu đa phương tiện • Sử dụng được học liệu đa phương tiện : Sử dụng được không phải là việc khó Bạn cần tự điều chỉnh cách học tập của mình để việc tiếp thu bài giảng được hiệu quả nhất • Nêu được ý nghĩa sử dụng của phần mềm lớp học E-Learning Moodle • Biết thực hiện các thao tác trên phần mềm Moodle : Thực ra việc sử dụng phần mềm Moodle là không quá khó Bạn cần chăm chỉ truy... có thể thực hiện được các hoạt động học tập, Bạn cần phải truy cập được vào lớp học Hãy theo dõi và thực tập quy trình Truy cập vào lớp học sau Hình 5.16 Quy trình xác nhận học viên 11 Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 5.2.6 Tra cứu Danh sách Giảng viên, Trợ giảng và Bạn cùng lớp Như bạn đã đọc ở những phần trước, nắm được danh sách giảng viên và học viên cùng lớp là rất quan trọng Bạn có . Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning 1 BÀI 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ E-LEARNING Mục tiêu Thời lượng Sau khi học bài này bạn sẽ: • Sử dụng. dung của bài học: Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning. Nội dung của bài là giới thiệu 02 công cụ quan trọng của E-Learning: • Hướng dẫn sử dụng Học liệu đ

Ngày đăng: 15/12/2013, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w