Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
863,58 KB
Nội dung
Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 1 BÀI3:GIỚITHIỆUGIÁODỤCĐIỆNTỬ(E-LEARNING) Mục tiêu Các kiến thức cần có • Các kiến thức cơ bản về máy tính như sử dụng bàn phím, chuột, chương trình soạn thảo đơn giản. • Các kỹ năng sử dụng Internet ở mức đơn giản. Thời lượng • Bạn nên học bài này trong khoảng 120 phút. Kết thúc bài học này bạn có thể: • Nêu được ít nhất 02 định nghĩa về E-Learning. • Trình bày được cách tiếp cận E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. • Hiểu rõ được cấu trúc của hệ thống E-Learning. Giải thích được cách sử dụng các phương tiện trong các hoạt động của lớp học E-Learning. • Nêu được các đặc điểm của E-Learning. Nêu được sự khác biệt của E-Learning với phương pháp học tập truyền thống. • Phân tích được các ưu điểm và nhược điểm của E-Learning trên quan điểm người học. • Giải thích được sự hỗ trợ của E-Learning đối với Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. • Liệt kê các điều kiện về ki ến thức, về thái độ và các trang thiết bị cần có thể học E-Learning. Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 2 Nội dung Bài học này giớithiệu những kiến thức, khái niệm về E-Learning. Đây là những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng đối với người nhập môn E-Learning. Những nội dung này sẽ giúp bạn làm quen, tiếp cận công nghệ mới. Bạn sẽ được biết về E-Learning như một hướng đào tạo đã và đang được phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Bài h ọc bao gồm các nội dung sau: • Định nghĩa E-Learning. • E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. • Đặc điểm của E-Learning. • Cấu trúc của hệ thống E-Learning. • Cách đào tạo lấy người học làm trung tâm của E-Learning. • Các điều kiện để học E-Learning. Hướng dẫn học • Trước khi đi vào nội dung chi tiết hãy nghiên cứu kỹ mục tiêu và đầu mục nội dung chính. • So sánh từng nội dung đã đọc với mục tiêu của bài học. • Dừng lại ở các câu hỏi gợi mở. Đưa ra đáp án riêng trước khi tiếp tục nghiên cứu. Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 3 3.1. Định nghĩa E-Learning Giáodụcđiệntử(E-Learning)từ lâu đã là một khái niệm phổ biến trên thế giới. E-Learning được biết đến như một cuộc cách mạng về học tập; Là phương thức học tập đem lại nhiều tiện ích và quyền lợi cho người học. Vậy bản chất của E-Learning là gì? Mục này mang đến cho bạn một số cách tiếp cận E-Learning. Hình 3.1. E-learning mang lại nhiều lợi ích cho người học. Ví dụ gợi mở Chị Hương là nhân viên thu ngân. Bên cạnh công việc hàng ngày, chị còn đang theo học lớp Tâm lý Kinh doanh. Một tuần 2 buổi chị vào mạng nhận và nộp bài tập của thầy giáo qua e-mail. Chị sử dụng diễn đàn của lớp để trao đổi với các bạn học. Cứ 1 tháng lớp của chị lại gặp thầy trực tiếp để được phụ đạo. Tại nhà chị Hương theo dõi bài giảng bằng học liệu đa phương tiện trên đĩa CDROM. Anh Thành đang học lớp Thiết kế Web tại một trường đại học. Hàng ngày anh học tại giảng đường. Tại nhà anh xem nội dung bài giảng dạng HTML trên CDROM được phát kèm với giáo trình. Anh sử dụng e-mail để trao đổi với bạn cùng lớp và thầy giáo. Câu hỏi: Theo bạn lớp học của chị Hương hay anh Thành có phải là lớp học E-Learning hay không? Tại sao? Thực ra, hiện nay không có định nghĩa nào hoàn hảo về E-Learning. Từ những năm 2000, công nghệ Internet đã thâm nhập sâu vào cuộc sống con người. Hầu hết tất cả các lớp học hiện nay đã sử dụng công nghệ Internet và các phương tiện điệntử ở một mức độ nào đó. Các vấn đề cần xem xét là: • Công nghệ Internet được sử dụng tới mức nào trong công việc truyền tải kiến thức? • Bao nhiêu phần trăm học liệu có dưới dạng điệntử ? • Có tồn tại khoảng cách về không gian và thời gian giữa thầy và trò hay không? 3.1.1. Một số định nghĩa về E-Learning E-Learning là viết tắt của từ Electronic Learning. Như đã đề cập, không có định nghĩa chính xác về thuật ngữ E-Learning. Ta có thể liệt kê ra một số cách giải thích như sau: • E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton). • E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc). • E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩ n bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng qua nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center). Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 4 • Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems, Inc ). • Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điệntử như Internet, intranet, extranet, CD – ROM, video tape, DVD, TV, các thiế t bị cá nhân . ( E-Learning site). • “Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-Learning trong doanh nghiệp). Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung các định nghĩa E-Learning đều có những điểm chung sau: • Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. C ụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… • E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do nó có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. • E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E- Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời. 3.1.2. Lớp học áp dụng Internet đến đâu thì được coi là E-Learning Vào năm 2006, Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ (Sloan Consortium) đã đưa ra một phân loại các lớp học như sau: Nhóm Phần trăm nội dung được truyền tải qua Internet Phân loại lớp học Mô tả A 0% Lớp học truyền thống Không có nội dung được truyền tải bằng công nghệ Internet. Tất cả là trực tiếp B 1 – 29% Sử dụng công nghệ Internet Sử dụng công nghệ Internet để đăng tải các học liệu như đề cương; bài tập; bài giảng. Học viên và thầy gặp gỡ trực tiếp (mặt giáp mặt) C 30 – 79% Kết hợp (Blended / Hybrid) Kết hợp giữa công nghệ Internet và truyền thống. Học viên và thầy có những gặp gỡ, trao đổi trên Internet và có cả những buổi gặp trực tiếp D 80+% Trực tuyến (Online) Tất cả nội dung trên Internet; không có gặp mặt trực tiếp. Theo đánh giá chung của Sloan Consortium thì các lớp học có áp dụng công nghệ Internet ở các mức C và D được coi là những lớp học E-Learning. Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 5 3.2. E-Learning như một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet Trên thế giới và tại Việt Nam, Internet đã đi rất sâu vào cuộc sống của mỗi con người. Bạn thường thấy người ta nói về các khái niệm như Chính phủ Điện tử; Thương mại Điện tử; GiáodụcĐiện tử; Ngân hàng Điện tử… Đây chính là các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet. Bằng cách sắp xếp các dịch vụ được cung c ấp theo từng lớp. Dịch vụ đơn giản hơn ở lớp dưới, dịch vụ tổng hợp ở lớp trên. Bạn có thể tiếp cận các dịch vụ trên nền Internet như sau: Hình 3.2. E-Learning là dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet như rất nhiều dịch vụ trên nền tảng Internet khác. Về cơ bản mô hình xây dựng các dịch vụ có thể phân ra làm 3 lớp: Các dịch vụ tổng hợp; Các dịch vụ đơn giản và Cơ sở hạ tầng. Ví dụ liên hệ: Một báo điệntử sẽ cung cấp cho độc giả của mình một dịch vụ bao gồm trang tin tức, kênh liên lạc với tòa soạn, diễn đàn bạn đọc,… Như vậy, là độc giả của m ột báo điện tử, bạn sẽ truy cập trang Web tin hàng ngày, sử dụng e-mail đến gửi thư cho tòa soạn, sử dụng diễn đàn để trao đổi ý kiến. Ở mức nền tảng bạn cần có máy tính, có kết nối mạng, phần mềm trình duyệt (Ví dụ: Internet Explorer). Về bản chất thì E-Learning vẫn là quá trình truyền tải kiến thức từ giảng viên đến học viên. E-Learning luôn được hiểu gắn nhi ều hơn với quá trình HỌC hơn là DẠY – HỌC. Theo thời gian, người ta đã thay đổi từ Lấy người thầy làm trung tâm (Dạy) sang Lấy người học làm trung tâm (Học). Như vậy, dù một cơ sở đào phát triển dịch vụ E-Learning của mình theo hướng nào và định nghĩa nó ra sao, thì E-Learning vẫn phải phục vụ yêu cầu này. Bài tập: Bạn hãy trình bày cách tiếp cận Thương mại Điện t ử như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Bạn sử dụng gì ở từng tầng? Bạn hãy trình bày cách tiếp cận E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Bạn sử dụng gì ở từng tầng? Học E-Learning có phải là 100% qua mạng hay không? Hãy đưa ra ví dụ về lớp học trong đó có khoảng cách về địa lý và không gian giữa người học và người dạy? Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 6 3.3. Các đặc điểm của E-Learning E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho tương lai. Vậy điều gì khiến cho E-Learning được coi trọng như vậy. Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với phương thức đào tạo truyền thống được liệt kê ở dưới đây: Học mọi lúc mọi nơi: Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xoá đ i khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Một khoá học E-Learning được chuyển tải qua mạng tới máy tính của Bạn. Điều này cho phép Bạn học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Học liệu hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Bạn giờ đây không chỉ còn nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên. Hình 3.3. Bài giảng đa phương tiện có cả Hình ảnh minh họa; Video GV giảng bài; Tích hợp sẵn tính năng hỗ trợ như giải thích từ ngữ; trắc nghiệm, … Hình 3.4. Thực hành trong lớp học 3 chiều; Trải nghiệm môi trường làm việc thực tế. Linh hoạt về khối lượng kiến thức cần tiếp thu: Một khoá học E-Learning được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Nội dung thay đổi phù hợp cho từng cá nhân: Danh mục bài gi ảng đa dạng sẽ cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tàiliệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tàiliệutự học được phát và tàiliệu trực tuyến. Cập nhật mới nhanh: Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp tốt nhất cho học viên. Học có sự hợp tác, phối hợp (Collaborative learning): Các học viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau qua mạng trong quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với giảng viên. Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên. Tiến trình học được theo dõi chặt chẽ và cung cấp công cụ tự đánh giá: Các lớp học E-Learning cung cấp cho người họ c kế hoạch học tập chi tiết đến từng tuần. Cung cấp các công cụ điệntử để tự đánh giá (Ví dụ trắc nghiệm trực tuyến; Bài tập trực tuyến). Cho phép lưu vết các hoạt động của người học. Các dịch vụ đào tạo được triển khai đồng bộ: Trên nền tảng của hệ thống E-Learning các dịch vụ phục vụ đào tạo cũng được triển khai đồng bộ. Như dịch vụ giải đáp trực tuyến; Tư vấn học tập; Tư vấn hướng nghiệp; Hỗ trợ tìm kiếm việc làm; … Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 7 3.4. Cấu trúc của hệ thống E-Learning Bạn đã nhận ra được phương pháp đào tạo E-Learning có những đặc điểm nổi trội so với lớp truyền thống. Hỗ trợ tích cực quan điểm dạy – học. Lấy người học làm trung tâm. Tiếp theo bạn sẽ nghiên cứu về những tác động của môi trường E-Learning nên các thành phần của mô hình dạy – học. 3.4.1. Các thành phần của Hệ thống đào tạo E-Learning Bạn đã nắm rõ các đặc điểm của E-Learning và các lợi ích mà E-Learning mang lại cho người học. Vậy những đặc điểm này bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời là từ chính những thành phần của hệ thống dạy – học của E-Learning. Để hiểu và lý giải được điều này bạn cần có hiểu biết căn bản về những thành phần của môi trường dạ y – học. Thông thường môi trường dạy – học được mô tả bằng các thành phần sau (Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, Sách Giáodục Học Đại Học 2003): Hình 3.5. Mô hình 4 thành phần của hệ thống đào tạo Bạn sẽ cho rằng ngay cả lớp học truyền thống cũng có thể mô tả bằng mô hình này. Tuy nhiên điểm khác biệt chính nằm trong cách thức tổ chức từng thành phần. Cụ thể là: Thành phần của hệ thống đào tạo Lớp học truyền thống Lớp học E-Learning Nội dung Tập trung vào sách, tàiliệu được in ấn. Các nội dung đào tạo và bài giảng dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ một tệp tin nội dung bài học dưới dạng HTML hoặc DOC; bài giảng được ghi hình bằng Video, … Phân phối nội dung đào tạo Tại phòng học. Bảng phấn. Thực hiện bằng các phương tiện điện tử. Ví dụ tàiliệu được gửi qua học viên qua e-mail, bài tập dưới dạng file DOC cho phép học viên tải xuống, học viên học trên trang web của lớp học, học sử dụng CD – ROM đa phương tiện. Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 8 Thành phần của hệ thống đào tạo Lớp học truyền thống Lớp học E-Learning Quản lý đào tạo Phòng giáo vụ gặp gỡ quản lý sinh viên. Bảng thông báo. Quản lý đào tạo qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ kế hoạch học tập được đăng trên trang Web của lớp học, đăng ký học tập trên mạng, qua SMS. Tương tác giữa GV và học viên; giữa học viên với nhau Tại phòng học. Trực tiếp. Sự trao đổi của Giảng viên và người học, giữa người học với nhau được thực hiện bằng phương tiện truyền thông điện tử.Ví dụ trao đổi qua e-mail, diễn đàn trên mạng, qua chat, hay công cụ hội nghị qua mạng (web hoặc video) Hình 3.6. Công cụ Hội nghị qua Web cho phép GV và nhiều học viên trao đổi trực tuyến Bài tập: Hãy nêu những lợi ích của học viên khi được sử dụng bài giảng dạng đa phương tiện với video, tiếng và bài giảng dạng trình chiếu? Sau khi kết thúc kỳ thi bạn muốn được thông báo kết quả bằng hình thức nào? Hãy liệt kê những phương pháp thông báo điểm? So sánh mặt mạnh yếu của từng hình thức. 3.4.2. Những phương tiện được sử dụng lớp học E-Learning Tất cả chúng ta đều rất quen thuộc với những công cụ trong lớp học truyền thống. Đó là sách giáo khoa, bảng đen, phấn, phòng học, bàn viết, giấy, vở, máy chiếu, bài thi hết môn, giờ thực hành… Vậy khi học E-Learning chúng ta sẽ làm quen với những công cụ gì? Các nội dung kiến thức sẽ được truyền tải ra sao? Phần này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. Trước hết, bạn phả i hiểu rằng các phương tiện được làm ra phục vụ các hoạt động học tập của học viên. Vậy bạn thường làm gì trong khi học tập? Những nhà quản lý đào tạo chia các hoạt động của bạn ra làm bốn nhóm sau: • Tiếp thu bài giảng • Phụ đạo và trao đổi kiến thúc • Luyện tập • Kiểm tra và thi kết thúc môn học Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 9 Hình vẽ sau mô tả các công cụ và hoạt động học tập mà phương tiện học tập phục vụ: Hình 3.7. Các công cụ hỗ trợ các hoạt động tại lớp học E-Learning Trên đây là các công cụ hỗ trợ cho học viên lớp học E-Learning. Vậy những phương tiện này sẽ phục vụ bạn như thế nào? Trong hoạt động tiếp thu bài giảng • Lên lớp: Lớp học E-Learning vẫn sẽ có một số buổi gặp mặt trực tiếp để giảng bài. Đặc biệt về phương pháp và mục tiêu của môn học. • Sách: Bạn được phát những sách của lớp học E-Learning. Sách của loại hình E- Learning sẽ khác sách giáo khoa cơ bản ở chỗ nó được viết theo hình thức tự học. Đẹp hơn về hình thức, nhiều ví dụ minh họa và có hướng d ẫn học tập. • Phương tiện nghe nhìn: Đối với các học viên ít tiếp cận với Internet: Các bài dạy qua TV, Radio sẽ là các nguồn hỗ trợ quan trọng. • Đầu đĩa VCD: Bạn sẽ có những đĩa VCD để xem nếu không có hoặc không muốn sử dụng máy tính. • Máy tính không có kết nối: Để phục vụ đông đảo học viên và tiết kiệm chi phí kết nối. Học liệu đa phương ti ện sẽ được phân phối trên CD-ROM. Với học liệu đa phương tiện bạn sẽ cùng một lúc thấy nội dung bài giảng (đoạn văn và hình vẽ), nghe được tiếng giảng bài, nhìn được video quay thầy giáo. • Bài giảng trên mạng dạng Text: Với học viên có đường truyền Internet có tốc độ chậm (như dial–up): Bạn vẫn có thể theo dõi nội dung bài giảng trực tuyến. Để phục vụ học viên lo ại này. Lớp học E-Learning sẽ có những nội dung bài giảng dạng Text. • Bài giảng trên mạng có hình minh họa: Các học viên có đường truyền Internet tốc độ trung bình (ADSL) sẽ theo dõi được các bài giảng có hình minh họa. • Bài giảng trên mạng có chứa Video: Nếu bạn có đường truyền ADSL tốc độ cao hoặc kênh thuê riêng (leased line) bạn có thể xem bài giảng trên mạng có chứa Video. Ngoài ra, các hình ảnh mô phỏng cũng sẽ được phục vụ. Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) 10 Trong hoạt động phụ đạo và thảo luận • Giờ phụ đạo và trao đổi “Mặt – Giáp – Mặt“: E-Learning sẽ vẫn có những buổi phụ đạo như vậy. Đặc biệt là trước kỳ thi. Những nhóm học viên vẫn có thể gặp gỡ trực tiếp để tranh luận • E-mail: Rất nhiều nội dung sẽ được trao đổi qua thư. • Diễn đàn và Chat Text: Với đường truy ền tốc độ chậm bạn có thể gửi những câu hỏi và thắc mắc của bạn qua diễn đàn. Bạn cũng có thể „Chat“ với bạn cùng lớp hay giảng viên của công cụ Chat (Ví dụ : Yahoo Messenger) • Hội thoại có tiếng (voice) và hình (webcam): Với đường truyền trung bình bạn đã có thể trao đổi với giảng viên và bạn học. Những công cụ thông dụng bạn có thể sử dụng là Yahoo Messenger với ch ức năng bật Tiếng và Hình. • Hội nghị qua Web hoặc hội nghị truyền hình: Một số buổi phụ đạo và giải đáp thắc mắc cho lớp sẽ được tổ chức qu a công cụ Hội nghị Web hoặc Hội nghị Video. Các công nghệ này còn được gọi chung là Lớp học ảo (Virtual Class Room). Hình 3.8. Hội nghị qua Web: Giảng viên sẽ gặp gỡ và giảng bài cho cả lớp học E-Learning Trong hoạt động luyện tập và thực hành • Tại phòng thí nghiệm: Tùy theo môn học lớp học E-Learning vẫn sẽ có những buổi phụ đạo tại phòng thực hành. Ví dụ như thầy dạy môn Tin học Cơ bản sẽ dạy các thao tác cho bạn để sử dụng phần mềm Micrsoft Word. Tuy nhiên nội dung thực hành sẽ cô đọng hơn nhiều. Vì mọi thao tác sẽ được quay phim và mô phỏng trên đĩa CD-ROM được phát cho bạn. • Trắc nghiệm trực tuyến: Bạn sẽ được luyện tập bằng bài trắc nghiệm trực tuyến theo từng nội dung kiến thức. • Các phần mềm mô phỏng: Các phần mềm mô phỏng hoạt động cũng sẽ được áp dụng. Hiện nay rất nhiều lĩnh vực đã được thực hiện bằng phần mềm mô phỏng. Từ các thao tác lắp máy tính đến phát âm tiế ng Anh hay thí nghiệm hóa học. • Các phần mềm mô phỏng: Các phần mềm mô phỏng hoạt động cũng sẽ được áp dụng. Hiện nay rất nhiều l ĩnh vực đã được thực hiện bằng phần mềm mô phỏng. Từ các thao tác lắp máy tính đến phát âm tiếng Anh hay thí nghiệm hóa học. Hình 3.9. Dạy phát âm tiếng Anh bằng Phần mềm mô phỏng chuyển động của Môi, lưỡi và thanh quản. Với phần mềm này thì bạn có thể nhìn thẩy rất rõ các phụ âm và nguyên âm được tạo thành như thế nào [...]... truy cập Internet Đây có thể là nhà bạn, cơ quan hoặc điểm truy cập công cộng Đầu đĩa CD/VCD 13 Không bắt buộc Bạn cần dùng khi muốn theo giõibài giảng VCD Dùng thiết bị này khi không có PC Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này bạn đã học được những nội dung sau: • Các định nghĩa về E-Learning: Bạn cần nêu được ít nhất là hai định nghĩa khác nhau Trong đó.. .Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) Trong hoạt động Kiểm tra và Thi kết thúc môn học Do tính chất của Họat động Kiểm tra và Thi kết thúc Lớp học E-Learning sẽ tổ chức thực hiện giống như hoạt động của lớp học truyền thống Tuy nhiên, do môi trường học tập dựa trên các phương tiện điệntử Các phương tiện này sẽ được áp dụng triệt để • Thi... người học làm trung tâm: Trong nội dung này bạn cần giải thích được mô hình hệ thống giáo dục theo cách tiếp cận của E-Learning • Các điều kiện về Kiến thức, thái độ và trang thiết bị để học tập E-Learning: Bạn cần liệt kê được các điều kiện kiến thức và trang thiết bị cần thiết 14 Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) CÂU HỎI ÔN TẬP 1) E-Learning là viết tắt của cụm từ nào a) Electronic Learning... sống xã hội Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, lợi ích X và khả năng của HV 11 X X X X X X X X X X X X Bài 3 – Giớithiệugiáodụcđiệntử(E-Learning) Nhiều Dịch Vụ ĐT qua mạng đi kèm Học tập có sự phối hợp; Trao đổi Quản lý tiến trình, Công cụ tự đánh giá Đổi mới nhanh KL kiến thức linh hoạt Cá nhân hóa NDung Học liệu hấp dẫn Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo Lấy người học làm trung tâm Mọi lúc, Mọi nơi Đặc... tình cảm và hành vi X Tự tin X X HV tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập, được tự đánh giá, tự xác X định các giá trị X X X X X X X X X X X X Về kết quả Tri thức tự tìm X X X X 12 Bài 3 – Giớithiệugiáodục điện tử (E-Learning) 3.6 Điều kiện để học E-Learning 3.6.1 Điều kiện về Kiến thức • Biết sử dụng máy tính Đặc biệt là phần mềm trình duyệt • Bạn biết gõ bàn phím: Nhiều người cho rằng đây là... hiện các tiêu chuẩn đào tạo lấy người học làm trung tâm (Các tiêu chuẩn được lấy từ Tài liệu bồi dưỡng giảng viên, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, 2000) Nhiều Dịch Vụ ĐT qua mạng đi kèm Học tập có sự phối hợp; Trao đổi Quản lý tiến trình, Công cụ tự đánh giá Đổi mới nhanh KL kiến thức linh hoạt Cá nhân hóa NDung Học liệu hấp dẫn Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo Lấy người học làm trung tâm Mọi lúc,... môn Lắp ráp máy tính bạn sẽ phải lắp ráp hoàn chỉnh một máy tính cá nhân Bài tập: Đối với Hoạt động tiếp thu nội dung bài giảng: Tại sao lại phải cung cấp nhiều công cụ cho người học E-Learning? Ở lớp tôi chỉ cần có sách là mọi người sẽ học tốt? Tại sao lại cần trao đổi qua diễn đàn hay qua các phương tiện Chat, trong khi sử dụng điện thoại sẽ tiện hơn nhiều? 3.5 Hỗ trợ tích cực của E-Learning cho mục... Để đảm bảo chất lượng của lớp học, việc tổ chức thi tập trung trên giấy là phương pháp phổ biến nhất cho cả lớp học E-Learning • Thi trắc nghiệm trên máy: Các bài thi trắc nghiệm khách quan được thực hiện hoàn toàn trên máy tính Ngay sau nộp bài, máy tính sẽ thông báo kết quả thi • Thi thực hành trên máy tính hoặc công cụ khác: Đối với những môn yêu cầu có sự thao tác cụ thể Ví dụ đối với môn Soạn... tiết kiệm được rất nhiều thời gian Mang lại lợi ích cho bạn không chỉ trong môi trường E-Learning mà cả trong công việc hàng ngày • Bạn cần biết sử dụng Internet và các công cụ trên Internet (như thư điện tử, diễn đàn, Yahoo Messenger, công cụ tìm kiếm Google) ở mức căn bản Một câu hỏi được đặt ra là: Nếu bạn không biết sử dụng máy tính thì học được Chương trình đào tạo theo phương thức E-Learning như... chuẩn này Về nội dung Chương trình hướng vào sự chuẩn bị phục vụ thiết thực cho môi trường làm việc X Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn X X X X Giáo án có nhiều phương án theo kiểu phân nhánh linh hoạt, có thể được điều chỉnh X X X X X X X X X X Về phương pháp Khám phá và giải quyết vấn đề X X X X Người học chủ động, tích cực tham X gia X X X . Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 1 BÀI 3: GIỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING) Mục tiêu Các kiến thức. thiết bị cần có thể học E-Learning. Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 2 Nội dung Bài học này giới thiệu những kiến thức, khái niệm về E-Learning.