“Bẫychánviệc”nơicôngsở Buổi sáng đẹp trời, bạn thức giấc, rùng mình khi nghĩ tới mớ bòng bong công việc chưa giải quyết và ước gì mình “hết duyên hết phận” với nó dù chỉ một ngày. Có thể bạn đang rơi vào “bẫychánviệc” do chính mình tạo ra. Bạn có thể rơi vào “bẫychánviệc” do chính mình tạo ra . (Ảnh minh họa) Thực chất, việc duy trì cảm hứng trong công việc là thách thức không nhỏ cho các nhân viên. Phân tích ba tình huống thường gặp sau sẽ giúp bạn lấy lại đấu trí và phong độ ngay lập tức. 1. Bẫy thứ nhất: Kiệt sức Tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt giữa các nhân viên gần như vắt kiệt sức bạn. “Làm nhiều hơn yêu cầu” đã trở thành tôn chỉ của bạn và đồng nghiệp. Bạn bị cuốn vào vòng xoáy làm thêm giờ, nhận thêm việc và đòi hỏi ít phúc lợi hơn. Có thể lúc đầu bạn thấy mình dồi dào năng lượng và có thể đảm nhận tất cả, nhưng dần dần bạn bắt đầu “thở dốc” – chỉ một bước hụt chânso với đồng nghiệp cũng khiến bạn cảm thấy mình kiệt sức và thất vọng kinh khủng. Thay vì cứ ôm đồm công việc đến nỗichán ghét chúng, hãy chia sẻ với đồng nghiệp và sếp. Bản thân việc trò chuyện có thế giúp bạn trút đi mệt mỏi và đôi khi bạn còn học hỏi được cách thức giải quyết công việc hiệu quả từ đồng nghiệp. Phản hồi với sếp có thể giúp sếp thông hiểu tình trạng của nhân viên, từ đó sắp lại thứ tự ưu tiên hoặc phân công lại công việc. Thay vì cứ ôm đồm công việc đến nỗichán ghét chúng, hãy chia sẻ với đồng nghiệp và sếp . (Ảnh minh họa) 2. Bẫy thứ hai: Công việc chẳng đi tới đâu Bạn đã trụ khá lâu ở một vị trí mà chưa được cất nhắc. Bạn nghĩ mình đã có những đóng góp đáng kể nhưng đồng nghiệp thì từng người một thăng tiến mà bạn thì chưa được đoái hoài đến. Trong tình huống này, bạn nên tự đánh giá lại bản thân để có thể hiểu thấu đáo đâu là những tảng đá đang cản đường thăng tiến của bạn. Bạn có thể tự đặt các câu hỏi như: những thành tích mà bạn đạt được có thật sự nổi trội và được sếp biết đến? Bạn đã trang bị đầy đủ kỹ năng để đón nhận thêm trách nhiệm? Sếp đã có lần nói xa gần chuyện thăng tiến của bạn? Có được các câu trả lời cho những khúc mắc trên sẽ giúp bạn vạch ra hướng đi hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bạn cũng có thể bày tỏ với sếp và lắng nghe nhận xét, phân tích cũng như lời khuyên từ sếp. 3. Bẫy thứ ba: Cảm hứng biến mất Với vị trí là trợ lý cho sếp tổng, bạn đã từng tự hào và yêu thích công việc đa dạng với tốc độ nahnh của mình. Rồi bỗng một ngày bạn dường như đánh mất nhiệt huyết ban đầu và không còn cảm thấy hứng thú với những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Để khởi động lại, bạn hãy liệt kê danh sách những lĩnh vực mà bạn hài lòng với biểu hiện của mình nhất và đem lại sự thỏa mãn cho bạn nhiều nhất. Ví dụ, nếu bạn thích tổ chức sự kiện, hãy chú ý ứng dụng kỹ năng này như tham gia tổ chức các sự kiện của công ty. Những việc tình nguyện này sẽ giúp bạn thể hiện năng lực, mở rộng kinh nghiệm, đồng thời lấy lại nhiệt huyết. Tham gia các tình huống mới và thú vị sẽ giúp mỗi ngày tạicôngsở luôn là những thử nghiệm mới. Chán việc chưa hẳn đã là cảm giác tiêu cực vì đó có thể là dấu hiệu giúp bạn thay đổi tích cực để có được sự hài lòng hơn nữa trong công việc. Đừng để lọt chân vào những bẫy chán việc này, bạn nhé . “Bẫy chán việc” nơi công sở Buổi sáng đẹp trời, bạn thức giấc, rùng mình khi nghĩ tới mớ bòng bong công việc chưa giải quyết. nó dù chỉ một ngày. Có thể bạn đang rơi vào “bẫy chán việc” do chính mình tạo ra. Bạn có thể rơi vào “bẫy chán việc” do chính mình tạo ra . (Ảnh minh họa)