Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hộichủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quảcủ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN
VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Xuân Dũng Sinh viên thực hiện: (Nhóm 3)
1 Nguyễn Thị Khánh Nhi 20124297
2 Nguyễn Nghị Nhân 20124293
3 Nguyễn Phước Hiếu 20124251
4 Huỳnh Thị Như Quỳnh 20124018
Mã lớp học: 88CLC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2021
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
Điểm: ………
KÝ TÊN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……… 4
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.……… … 4
NỘI DUNG……….5
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LEENIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA……… 5
1.1.Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa……… 5
1.1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ.……….5
1.1.1.1 Quan điểm về dân chủ……….……… 5
1.1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ… ………6
1.1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa………7
1.1.2.1 Qúa trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa…… ………7
1.1.2.2 Bản chất của nền dân chủ nghĩa hội chủ nghĩa………… ………8
1 2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa……… ……… 9
1.2.1 Sự ra đời, bản chất, đặc trưng và chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa……….9
1.2.1.1 Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa……… … 10
1.2.1.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa……… 10
1.2.1.3 Đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa……… 13
1.2.1.4 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa……… 14
1.2.2 Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ
nghĩa……….15
1.3 Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê-nin (quan điểm của C Mác, Ph Ăng-ghen và V.I Lê-nin) về dân chủ có những giá trị khoa học, cách mạng và thực tiễn to lớn ……… 16
CHƯƠNG 2:LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM……… 21
2.1 Thực trạng xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay……… 21
2.2 Lịch sử phát triển……….21
KẾT LUẬN……….24
TÀI LIỆU KHAM KHAO……… 25
Trang 4MỞ ĐẦU1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa vào dân, tin dân,trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhândân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Tư tưởng nhân dân này cũng
là tư tưởng dân chủ Bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dânliệu cũng xong Kháng chiến và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí,dân quyền, dân sinh Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểmđường lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức sử dụng phạm trù DÂNCHỦ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ phápquyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp Tư tưởng đó thể hiện ởchỗ: cách mang dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước ta là một nhà nước dânchủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, Dân chủ là mục tiêu và động lực cũng như bảnchất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoànkết dân tộc, đoàn kết trong đảng Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phảithực hành dân chủ rộng rãi, trước hết trong Đảng Người có nói rằng phải thật thà đoàn kết thìcũng có thể nói phải thật thà dân chủ, dân chủ thật sự Người nhắc nhở, căn dặn, “Trong đảngthực hành dân chủ rộng rãi” Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng Nhưng điều đó có nghĩa
là gì, có phải cần đổi mới hay cải cách về mặt đảng hay không, và bằng hình thức nào, quy trìnhnào, điều kiện cần và đủ nào để có dân chủ rộng rãi, hiện nay thật sự rộng rãi chưa, mở rộng vàthực chất chưa? Đã bao giờ chúng ta thực sự thảo luận, nghiên cứu, tìm kiếm thật sự hệ thống và
nghiêm túc, khoa học về điều này này chưa? Chúng ta cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu chủ đề: “
Lý luận chung của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa ” để cùng nhau hiểu
thêm về vấn đề này
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Triết học Lênin có vai trò đặc biệt quan trọng Trong điều kiện hiện nay, triết học Lênin vẫn giữ được tính khoa học đúng đắn, vẫn giữ nguyên giá trị định hướng Lập trường thếgiới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã góp phần quan trọng để cho Đảng Cộng Sản ViệtNam, dân tộc Việt Nam nhận thức đúng đắn về các vấn đề thời đại và quan hệ chặt chẽ đến đổi
Mác-mới tư duy lý luận Vì những vấn đề ở trên, nhóm em đã chọn đề tài làm tiểu luận là: “Lý luận chung của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa” Nhằm mục đích có để tìm
hiểu thêm về vai trò và ảnh hưởng của triết học đến thực tiễn và gần nhất là trong sự nghiệp pháttriển và đổi mới ở Việt Nam hiện nay.Vận dụng, nắm vững triết học Mác-Lênin giúp chúng tatrau dồi các quan điểm, các phẩm chất chính trị, đạo đức, tư duy sáng tạo của mình và phải biếtnhận thức né tránh những sai lầm của chủ nghĩa duy tân và phương pháp tư duy siêu hình.Vàphải biết trau dồi tri thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
1.1.1.1 Quan điểm về dân chủ
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng TK VII – VI TCN, các nhà tưởng Hy Lạp cổ đại đã sửdụng cụm từ “demokratos” để nói đến dân chủ, trong đó Demos: nhân dân (danh từ) và Kratos:
cai trị (động từ) Theo đó, dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân Nội dung trên của
khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay Điểm khác biệt cơ bản giữa cáchhiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện nay là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lựccông cộng và cách hiểu về nội hàm của khái niệm nhân dân
Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hộichủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quảcủa quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổchức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổchức chính trị-xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân
là chủ nhân của nhà nước Dân chủ là quyền lợi của nhân dân -quyền dân chủ được hiểu theonghĩa rộng Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu củanhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ Và do vậy,chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi đó, mới có thể đảm bảo về căn bảnviệc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách một quyền lợi
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thứchay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc-nguyên tắcdân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trungdân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác –Lênin và điều kiện cụ thểcủa Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã phát triển dân chủ theo hướng (1) Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung Và,khi coi dân chủlà một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ làdân là chủ và dân làm chủ Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân
là chủ” (2) Khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định:
“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trungthành của nhân dân” Rằng, “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làmchủ”; và một khi nước ta đã trở thành một nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là
Trang 6“dân làm chủ” và “dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm đầy
tớ Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng”
Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân Dân phải thực sự là chủ thể của xãhội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện: Làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội
và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với
tư cách chủ thể đích thực của xã hội Mặt khác, dân chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế-xã hội, từ dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủtrong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa -tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực quantrọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị Dân chủ tronghai lĩnh vực này quy định và quyết định dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa–tinh thần, tư tưởng Không chỉ thế, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị còn thể hiệntrực tiếp quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền) của người dân,khi dân thực sự là chủ thể xã hội và làm chủ xã hội một cách đích thực.Trên cơ sở những quanniệm dân chủ nêu trên, nhất là tư tưởng vì dân của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Namchủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ củanhân dân Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi nhấn mạnhphát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước, Đảng ta đã khẳng
định, “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” Nhất là trong thời kỳ đổi mới, nhận thức về dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam có những bước phát triển mới: “ Toàn bộ tổchức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hoạt động của nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp luật bảo đảm”
Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu Dân chủl à một giá trị xã hội phản ánhnhững quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhànước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch
sử xã hội nhân loại
1.1.1.2 Sự ra đời, phát triển của dân chủ
Nhu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc.Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ màPh.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự” Đặc trưng cơ bảncủa hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự hông qua “Đại hội nhân dân”.Trong “Đại hội nhân dân”, mọi người đều có quyền phát biểu và tham gia quyết định bằngcách giơ tay hoặc hoan hô, ở đó “Đại hội nhân dân” và nhân dân có quyền lực thật sự(nghĩa là códân chủ), mặc dù trình độ sản xuất còn kém phát triển.Khi trình độ của lực lượng sản xuất pháttriển dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủnguyên thủy” tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhànước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước.Tuy nhiên, “Dân là ai?”, theo quy địnhcủa giai cấp cầm quyền chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về các công dân tự
do (tăng lữ, thương gia và một số trí thức) Đa sốcòn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ”
Họ không được tham gia vào công việc nhà nước Như vậy, về thực chất, dân chủ chủ nô cũng
Trang 7chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thựchiện lợi ích của “dân” mà thôi.Cùng với sự tan rã của chế độchiếm hữu nô lệ, lịch sử xãhội loài người bước vào thời kỳ đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến,chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến Sựthống trị của giai cấp trong thời kỳ này được khoác lên chiếc áo thần bí của thế lực siêunhiên Họ xem việc tuân theo ý chí của giai cấp thống trị là bổn phận của mình trướcsức mạnh của đấng tối cao Do đó, ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủcủa người dân đã không có bước tiến đáng kể nào Cuối thế kỷ XIV -đầu XV, giai cấp tư sản vớinhững tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dânchủ tư sản Chủ nghĩa Mác –Lênin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn củanhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng,dân chủ Tuy nhiên, do được xâydựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tưsản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhândân lao động Khi cách mạng xã hội chủnghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), một thời đạimới mở ra –thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao độngởnhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập Nhà nước công –nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) đểthực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủnghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân -tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dânlàm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.Như vậy, với tư cách làmột hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có ba nền(chế độ) dân chủ Nền dân chủ chủnô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắnvới chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa Tuynhiên, muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự hay không phải xem trong nhà nước ấy dân là
ai và bản chất của chế độ xã hội ấy như thế nào?
1.1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1.2.1 Qúa trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã có những luận điểm khái quát
về chủ nghĩa xã hội, về dân chủ xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ
Như vậy, thực hiện dân chủ đầy đủ, rộng rãi trở thành một yêu cầu khách quan, một động lựccủa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có được bằng phương phápthực hành dân chủ một cách rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội "Chủ nghĩa xã hộikhông phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống chủ nghĩa xã hội sinh động, sángtạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân"1 Thực hành dân chủ rộng rãi trên mọi lĩnhvực của đời sống xã hội cũng chính là quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nềndân chủ mới bảo đảm cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội Bởi vì, nền dân chủ xã hội chủnghĩa bắt nguồn từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
Trang 8nghĩa là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thốngchính trị xã hội chủ nghĩa Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và thực hành dân chủ; làquá trình vận động biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội; là quá trình đưa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn xây dựng cuộcsống mới Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành một cuộc cách mạng củađông đảo quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Xây dựng nền dânchủ xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng thực hiện chuyển giao quyền lực thực sự về cho nhândân với mục đích lôi cuốn nhân dân vào quá trình sáng tạo xã hội mới
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, phát triển
và hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân Trước hết, nó trở thành điều kiện, tiền đềthực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân; là điều kiện cần thiết, tất yếu để mỗi công dânđược sống trong bầu không khí thực sự dân chủ
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ hóa đờisống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó, đảng cộngsản Đây cũng là nhân tố quan trọng chống lại những biểu hiện của dân chủ cực đoan, vô chínhphủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỷ cương, pháp luật
Tóm lại, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, của quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng trở thành hiện thực, để nền dân chủ "ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực, và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân"
1.1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Bản chất của dân chủ là một chế độ xã hội mà ở đó, dân chủ được hiểu là toàn bộ quyền lựcthuộc về nhân dân Từ đó trở thành mục tiêu của sự phát triển xã hội, được thực hiện trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội
Được thiết lập sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền về tay của mình và nhândân lao động thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân
Bản chất của dân chủ là mang bản chất giai cấp công nhân Có sự thống nhất giữa tính giaicấp công nhân với tính dân tộc, tính nhân dân, do lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợiích của giai cấp dân tộc, cũng như của đại đa số nhân dân lao động
Do Đảng công sản lãnh đạo – yếu tố quan trọng bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhândân Bởi vì đảng cộng sản đại biểu cho trí tuệ và lợi ích của nhân dân lao động, giai cấp côngnhân và toàn dân tộc Với nghĩa này, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về mặtchính trị
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội để thểhiển bản chất của dân chủ:
+Về chính trị
Dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng của giai cấp công nhân – đảng Mác-Lênin mà trên cáclĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền làm chủ, dân chủ,quyền con người, thoả mãn ngày càng cao hơn những nhu cầu và lợi ích của nhân dân
Trang 9Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị là một trong các bản chất của dân chủ của nềndân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đốivới toàn bộ xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực, lợi ích riêng cho giai cấp côngnhân Mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực, lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có cả giaicấp công nhân.
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu sức mạnhđều ở nơi dân, bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân… Chế độ dânchủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa… do đó về thực chất là của nhân dân, do dân
và vì nhân dân Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với những cuộc cách mạng trước đây là
ở chỗ đây là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân
V.I Lênin còn nhấn mạnh: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một chế độ mà nhân dân ngày càngtham gia nhiều vào các công việc nhà nước Với ý nghĩa đó, V.I Lênin đã diễn đạt khá khái quát
về bản chất của dân chủ, mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa: đó là nền dân chủ “gấp triệu lầndân chủ tư sản” Do đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất của giai cấp công nhân, vừa cótính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc
+Về kinh tế
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa vào chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu củatoàn xã hội nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sởkhoa học – công nghệ hiện đại với mục đích thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất,tinh thần của toàn thể nhân dân lao động
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ thông qua một quá trình ổn định chính trị và pháttriển sản xuất, nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-Lênin và quản
lý, giúp đỡ, hướng dẫn… của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bản chất của dân chủ khi xuất phát từ bản chất kinh tế của nền dân chủ dù khác về bản chấtkinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bất công, bóc lột nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xãhội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “hư vô” theo mong muốn của bất cứ ai Kinh tế xã hộichủ nghĩa là sự kế thừa, phát triển các thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử Đồng thời lọcbỏ những nhân tố lạc hậu, kìm hãm, tiêu cực… của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất
tư hữu, áp bức bóc lột và bất công… đối với đa số nhân dân
+Về tư tưởng – văn hoá
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấpcông nhân làm nền tảng và chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới(như văn học nghệ thuật, đạo đức, lối sống, văn hoá, giáo dục, xã hội, tôn giáo v.v.) để thểhiện bản chất của dân chủ
Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thốngcác dân tộc; tiếp thu các giá trị tư tưởng – văn hoá, tiến bộ, văn minh xã hội… mà nhân loại đãtạo ra ở tất cả những quốc gia, dân tộc…Do đó, đời sống tư tưởng – văn hoá của nền dân chủ xãhội chủ nghĩa rất phong phú và đa dạng, toàn diện, ngày càng trở thành một nhân tố quan trọnghàng đầu, trở thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiệnbằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của quần chúngnhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được vớiđiều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Bởi lẽ, nhờ nắmvững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác –Lênin và đưa nó vào quần
Trang 10chúng, Đảng mang lại cho phong trào quần chúng tính tự giác cao trong quá trình xây dựngnền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của mình, Đảng nângcao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có khả năng thựchiện hữu hiệu những yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội Chỉ dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợidụng dân chủ vì những động cơ đi ngược lại lợi ích của nhân dân.Với những ý nghĩa như vậy,dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất củaĐảng Cộng sản không loại trừ nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điềukiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển Với tất cả những đặc trưng đó,dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản,là nềndân chủ mà ởđó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ vàpháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
1.2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Sự ra đời, bản chất, đặc trưng và chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.2.1.1 Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Nhưng cách mạng của mỗi nước có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, cho nên sự ra đời của các nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền sau khi cách mạng thành công cũng có những đặc điểm đặc thù riêng Mỗi nước sẽ chọn cho mình những phương pháp và hình thức phù hợp Nhưng đã ra đời trong điều kiện và hoàn cảnh nào thì nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước có chung một bản chất Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử đã diễn ra ở những thời điểm quan trọng và được thể hiện dưới các hình thức sau:
Công xã Paris ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Paris năm 1871;Nhà nước Xô viết, ra đời sau Cách mạng tháng Mười (1917) vĩ đại;Nhà nước dân chủ nhândân ra đời do kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng và các cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Âu;
Nhà nước Cộng hòa Cu-ba
Ở Việt Nam, tháng Tám năm 1945, nắm vững thời cơ khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh,Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã phát động nhân dân ta vùng dậy làm cách mạngtháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ởĐông nam châu á Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước cộng hòa non trẻ đã phải tiến hành cuộckháng chiến chín năm chống thực dân Pháp, năm 1954 miền Bắc được giải phóng, miền Namvẫn tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước Trong điều kiện đó chính quyền dân chủ nhân dân ở nước ta đã làm nhiệm vụ lịch sửcủa chuyên chính vô sản
Tháng 04/1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triểnmới - giai đoạn cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Ngày nay, trước những thử thách lớn laocủa thời đại, với đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra và được thể chế hóa trong Hiếnpháp năm 2013, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới,vượt qua khủng hoảng, vững chắc đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giầu,nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Trang 111.2.1.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn đã cho thấy rõ, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nướckiểu mới có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột Bản chất đó do cơ sở kinh
tế xã hội chủ nghĩa và đặc điểm của quyền lực chính trị trong chủ nghĩa xã hội quy định
Trong chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được thiết lập và củng cố dựa trên
cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - đó là kiểu quan hệ sản xuất thể hiện sự hợp tác,tương trợ không có áp bức bóc lột Giai cấp vô sản là người giữ địa vị thống trị về chính trị.Nhưng sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản đã thể hiện bản chất và mục đích khác hẳnvới sự thống trị về chính trị của các giai cấp bóc lột Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thốngtrị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp bị áp bức, bóc lột, để bảo vệ lợi ích của chúng Còn sựthống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với giai cấp bóc lột, chỉ làthiểu số trong dân cư, nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả người lao động Mặt cơbản nhất trong sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đốivới toàn xã hội trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, làcông cụ để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp vô sản Bản chất và mục đích của nhà nước
xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau đây:
(i) Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡngchế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nướctheo đúng nghĩa mà chỉ là 'nửa nhà nước'
Tất cả các nhà nước bóc lột đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy củathiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức bóc lột … Phù hợp vớibản chất đó, các nhà nước bóc lột đều là bộ máy hành chính - quân sự quan liêu, một bộ máy bạolực để thực hiện sự đàn áp nhân dân lao động, bảo vệ sự thống trị của giai cấp bóc lột
Khác với các nhà nước bóc lột, nhà nước xã hội chủ nghĩa không đơn thuần chỉ là bộ máyhành chính - cưỡng chế mà nó còn là một tổ chức quản lý kinh tế xã hội Hơn thế, bộ máy hànhchính cưỡng chế của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng đã có bản chất và đặc điểm khác: Đó là bộmáy do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật
đổ và những phần tử phản động để bảo vệ thành quả cách mạng, giữvững an ninh chính trị, tạođiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế xã hội Cho nên, mặc dù trong thời kỳ quá độ sựtrấn áp vẫn còn là tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số nhân dân lao động đối với thiểu số
bóc lột "Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là 'nhà nước' vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa nữa Sự trấn áp ấy có thể dung hợp với việc mở rộng chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân, khiến cho sự cần thiết phải có một bộ máy trấn áp đặc biệt cũng bắt đầu mất dần".
Tuy nhiên, do tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp việc củng cố và tăng cường sứcmạnh của bộ máy hành chính - cưỡng chế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là vấn đề quan trọngkhông thể coi nhẹ, nhất là trong giai đoạn đầu sau khi cách mạng thành công, cũng như trongthời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Trong quá trình vận động và phát triển, cùng với nhữngthắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, vai trò làm chủ của nhân dân lao động ngàycàng được phát huy, các phần tử bóc lột và phản cách mạng được cải tạo trở thành những ngườilao động chân chính… thì bộ máy hành chính cưỡng chế của nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ ngàycàng được xây dựng một cách tinh giản hơn và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ đượcthực hiện trên cơ sở kết hợp cùng với các biện pháp giáo dục, thuyết phục và các biện pháp kinh
Trang 12tế Mặt khác, để thực hiện thắng lợi chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dânlao động, bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa bên cạnh việc xâydựng và củng cố bộ máy hành chính cưỡng chế đặc biệt phải chú ý củng cố và tăng cường bộ
máy quản lý kinh tế - xã hội Bởi vì theo V.I Lênin “chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực Cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó là giai cấp vô sản đưa ra và thực hiện được kiểu tổ chức lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản; đây là thực chất của vấn đề Đấy là nguồn sức mạnh, là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản".
Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùngcủa nhà nước xã hội chủ nghĩa Đó là một sự nghiệp vĩ đại nhưng đồng thời cũng là công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp Nó đòi hỏi nhà nước phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước phải là một tổ chức
có đủ năng lực để quản lý và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa trong đó việc tổ chức quản lý kinh tế là quan trọng, khó khăn và phức tạp nhất Nước ta từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp, đồng thờilại phải trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề, những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, các thế lực thù địch thường xuyên tìm mọi cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập của nhân dân ta Vì vậy, việc cải tạo và xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội lại càng khó khăn phức tạp hơn.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhấn mạnh
phải xây dựng nhà nước vững mạnh: "Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm
kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.
(ii) Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa:Các nhà nước bóclột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhằm duy trì sự ápbức, bóc lột và thống trị giai cấp Vì vậy, trong các nhà nước bóc lột không thể có chế độ dânchủ thực sự được Chỉ trong chủ nghĩa xã hội mới có cơ sở để đảm bảo cho nền dân chủ thực sựđược phát triển Nhà nước chính là công cụ để thực hiện nền dân chủ đó Trong chủ nghĩa xãhội, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, là người sáng lập ra nhà nước vàmọi hoạt động của nhà nước đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động Với ý nghĩa đó,nhà nước xã hội chủ nghĩa chính là nhà nước của dân, do dân và vì dân (nhân dân lao động) vàchế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính gắn liền với bản chất của nhà nước xã hội chủ
nghĩa Đại hội lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Nhà nước ta là "Nhà nước
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân".
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa là một chế độ nhà nước chứ không
phải là vô chính phủ V.I.Lênin đã chỉ rõ: "Cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những công dân, thừa nhận cho mọi người có quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu của nhà nước và quản lý nhà nước" Trên cơ sở
vận dụng sáng tạo nguyên lý về dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam, nhiều vănkiện quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Thực hiện quyền làm chủ tập thể củanhân dân lao động thực chất là tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của tầng lớp nhândân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhà nước phải bảo đảmcho nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước, thực sự có quyền lựa chọn những người