Ruồi,gián- Tác nhântruyềnbệnh tiêu chảynguyhiểm Cỗ xe chuyên chở và phát tán mầm bệnhtiêuchảy Ruồi và gián có tập tính sống gần người, bay nhảy tự do từ nhà này sang nhà khác hoặc ở cống rãnh, vườn tược, hố xí rồi lại vào nhà người ở. Vì chúng ăn chất thải cũng như thức ăn của người do đó có thể phát tán mầm bệnh. Bản thân ruồi nhà và gián nhà không phải là vật gây bệnh nhưng chúng có thể giữ vai trò phát tán một số bệnh. Ruồi và gián nhà đã được ghi nhận mang và phát tán các mầm bệnh gây ra các bệnhtruyền nhiễm đường ruột như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn và tả. Cả hai loại côn trùng nguyhiểm này đều có thể được phát tán đi xa từ vùng này sang vùng khác bằng các phương tiện vận tải như máy bay, tàu hỏa, ô tô, tàu biển và các loại xe cộ khác, do vậy các mầm bệnh được chúng mang theo phát tán đi khắp nơi. Một số đặc tính Ruồi đực và ruồi cái đều ăn tất cả các loại thức ăn, rác rưởi và chất thải của người cũng như phân động vật, đây là điều kiện tốt cho việc phát tán mầm bệnh của những bệnh đường ruột. Chỉ cần “thớt có tanh tao” là “ruồi đậu đến” nên cần phải chú ý đến những bữa tiệc liên hoan đông người trong mùa hè này, khi mà dịch tiêuchảy cấp nguyhiểm đang phát tán rộng ra nhiều địa phương. Ruồi hoạt động tìm kiếm thức ăn ban ngày. Với kích thước nhỏ, lại có cánh, nó có thể tìm đến mọi xó xỉnh để tìm kiếm thức ăn và gieo rắc mầm bệnh. Ngược lại với ruồi, ban ngày gián ẩn nấp trong các khe kẽ kín đáo, tìm kiếm thức ăn vào ban đêm. Đây là loại côn trùng tương đối nguyên thủy, vòng đời chỉ trải qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Gián nhà thuộc loại phàm ăn, chúng ăn tất cả các thức ăn mà con người sử dụng và chúng cũng rất thích các chất bột đường và thậm chí chúng còn nhấm cả những gì có dính bột, đường, máu, phân. Phòng chống ruồi và gián Các biện pháp phòng chống ruồi - Làm giảm hoặc loại trừ nơi đẻ trứng của ruồi, ngăn chặn sự tiếp xúc giữa ruồi và nguồn bệnh: Các chuồng trại gia súc và gia cầm cần sạch sẽ, thu dọn thường xuyên, không để thành chỗ đẻ thuận lợi cho ruồi. Các đống phân thu dọn gọn và được ủ kín. Cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Rác rưởi và các chất hữu cơ phải được làm sạch triệt để và được xử lý thường xuyên. Đất bùn và các chất thải hữu cơ ở cống rãnh, hố ga, hố thải cũng cần được dọn sạch. Ở những lò mổ, bãi cá phải được đặc biệt đề phòng và cần làm nền bê tông có rãnh thoát nước làm sạch. Không dùng phân tươi bón ruộng và không để những đống phân trần lâu trên ruộng. - Bảo vệ thức ăn, nhà ăn không tiếp xúc với ruồi: Đây là điều quan trọng nhất để đề phòng sự lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Thức ăn dù có nấu chín nhưng không được bảo vệ tốt để ruồi có mầm bệnh đậu vào thì người ăn phải vẫn có khả năng mắc bệnh. Có nhiều cách để bảo vệ thức ăn khỏi sự tiếp xúc với ruồi. Thông thường người ta dùng lồng bàn, chạn thức ăn có lưới kín. Ở những nhà ăn lớn phải có lưới bảo vệ, quạt thông thoáng, dùng túi ni lông có chứa nước treo ở cửa sổ để “xua” ruồi . Những phương pháp diệt ruồi trực tiếp Có thể dùng các phương pháp vật lý và hoá học để diệt ruồi trực tiếp. Phương pháp vật lý: - Bẫy ruồi: Có thể cùng bẫy tự tạo bằng hộp lưới có lắp nắp ngược hoặc bình bán cầu thuỷ tinh (có bán sẵn ở chợ) để bẫy ruồi, đặc biệt là ở những nơi có mật độ ruồi lớn. Ngoài ra có thể dùng bẫy dính, bẫy đèn có điện giật là những sản phẩm có bán sẵn trên thị trường để diệt ruồi. - Một phương pháp dân gian đã được cộng đồng chấp nhận thực hiện từ lâu là dùng vỉ diệt ruồi. Điều này từ các em học sinh tiểu học đến các cụ già đều có thể tham gia được. Phương pháp hoá học: Người ta chỉ sử dụng phương pháp hoá học ở một thời kỳ nào đó thật cần thiết mà thôi. Sử dụng các hóa chất diệt côn trùng có thể tạm thời chống ruồi rất nhanh khi có dịch tả, kiết lỵ hoặc đau mắt. Người ta có thể đặt hộp Dichlorvos bốc hơi, đặt hoá chất diệt côn trùng vào nơi trú đậu của ruồi, dùng mồi thu hút có bả để diệt. Có các loại mồi bả khô, mồi bả ướt và bả dính. Ưu điểm của mồi bả là đa số các dạng mồi bả đều rẻ, dễ áp dụng và diệt được ruồi ở những nơi có ổ đẻ thích hợp của chúng. Khi dùng mồi bả cần chú ý để trẻ em và gia cầm tránh tiếp xúc với mồi bả. Ngoài ra khi có dịch cần phun tồn lưu hóa chất ở nơi ruồi hay đậu. Phun không gian trong nhà, ngoài nhà, phun hóa chất để diệt giòi vào ổ đẻ của ruồi. Phương pháp phòng chống gián Để phòng giántruyền bệnh, chúng ta cần phải giữ thức ăn, vật dụng không tiếp xúc với gián. Nơi có nhiều gián thì có thể chọn biện pháp hoá học để diệt chúng, tiếp sau đó là cải tạo môi trường sống để loại trừ nơi trú ẩn và thức ăn của chúng. Nơi có ít gián, biện pháp có hiệu quả để chống chúng là sử dụng bả và bây. . Ruồi, gián - Tác nhân truyền bệnh tiêu chảy nguy hiểm Cỗ xe chuyên chở và phát tán mầm bệnh tiêu chảy Ruồi và gián có tập tính sống. và phát tán các mầm bệnh gây ra các bệnh truyền nhiễm đường ruột như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn và tả. Cả hai loại côn trùng nguy hiểm này đều có thể