Trang 1 TRƯƠNG VĂN NAM NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CHO CÁC HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN Ở MIỀN TRUNG VÀ MIỀ
Trang 1TRƯƠNG VĂN NAM
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CHO CÁC HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN Ở MIỀN
TRUNG VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2013
Trang 2TRẦN NGỌC OANH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60620115
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM XUÂN PHƯƠNG
Hà Nội, 2013
TRƯƠNG VĂN NAM
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CHO CÁC HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN Ở MIỀN TRUNG VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60620211
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS VŨ TIẾN THỊNH
Hà Nội, 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
Toàn bộ nội dung trong Luận văn là do tôi thực hiện và được chỉnh sửa bổ
sung sau khi có ý kiến của Thầy giáo hướng dẫn Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây
Nếu có điều không trung thực, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Người cam đoan
Trương Văn Nam
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự đồng ý và giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng và môi trường, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam
Nhân dịp này cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo TS Vũ Tiến Thịnh - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này!
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Khoa Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của các nhà quản lý, cán bộ công nhân viên chức
Cục Đa dạng sinh học và bảo tồn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Bảo tồn, Viện Điều tra quy hoạch rừng - Tổng cục Lâm nghiệp
Hoàn thành luận văn này, tôi chân thành cảm ơn các anh, các chị là đồng
nghiệp đang công tác tại Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ - Viện
Điều tra quy hoạch rừng - Tổng cục Lâm nghiệp; các học viên lớp 19B - Quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng (niên khóa 2011-2013) đã giúp đỡ, động viên và tạo điều
kiện cho tôi hoành thành luận văn này
Do thời gian thực hiện không dài, đối tượng nghiên cứu rộng, trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế Bởi vậy, luận văn này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Với mong muốn những ý tưởng, nội dung nghiên cứu sẽ được triển khai ứng dụng và đi vào cuộc sống, tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp… để luận văn này được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Người thực hiện
Trương Văn Nam
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời nói đầu ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở lý luận đề xuất thiết lập hành lang ĐDSH nhằm thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu 3
1.1.1 Những khái niệm về hành lang đa dạng sinh học 3
1.1.2 Các loại hình hành lang đa dạng sinh học 3
1.1.3 Tầm quan trọng của việc thiết lập hành lang đa dạng sinh học 5
1.1.4 Vai trò của hành lang đa dạng sinh học 6
1.1.5 Một số lợi ích của hành lang đa dạng sinh học 7
1.1.6 Phương pháp tiếp cận và thiết kế hành lang ĐDSH 8
1.2 Thực tiễn thành lập các hành lang đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam 12
1.2.1 Các hành lang đã được thành lập trên thế giới 12
1.2.2 Hành lang đa dạng sinh học ở Việt Nam: 14
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về việc thành lập và quản lý hành lang ĐDSH 16
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 20
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 20
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 20
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 20
Trang 62.2.1 Đối tượng 20
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 20
2.3 Nội dung nghiên cứu 21
2.4 Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1 Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu, công cụ cần thiết 21
2.4.2 Xác định các mục tiêu của hệ thống hành lang đa dạng sinh học 22
2.4.3 Xác định các khu rừng đặc dụng ưu tiên kết nối 23
2.4.4 Chọn khu vực và xác định thông số của hành lang 26
2.4.5 Mô tả hành lang 28
2.4.6 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Những đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu 29
3.1.1 Diện tích tự nhiên, dân số khu vực nghiên cứu 29
3.1.2 Diện tích và độ che phủ của rừng ở khu vực nghiên cứu 29
3.2 Hệ thống các khu rừng đặc dụng ở khu vực nghiên cứu 30
3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học và nhu cầu kết nối các khu bảo vệ theo vùng sinh thái 32
3.3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học ở Việt Nam 32
3.3.2 Ảnh hưởng của BĐKH tới đa dạng sinh học ở vùng Bắc Trung bộ 33
3.3.3 Ảnh hưởng cuả biến đổi khí hậu tới ĐDSH ở vùng Nam Trung Bộ 38
3.3.4 Ảnh hưởng cuả biến đổi khí hậu tới ĐDSH ở vùng Tây Nguyên 42
3.3.5 Ảnh hưởng cuả BĐKH tới ĐDSH ở vùng Đông Nam Bộ 47
3.4 Đề xuất các hệ thống hành lang ĐDSH trên cạn ở khu vực nghiên cứu 51
3.4.1 Thông tin chung về các hệ thống hành lang ĐDSH đề xuất 51
3.4.2 Hệ thống hành lang đa dạng sinh học Bắc Trung Bộ 52
3.4.3 Hệ thống hành lang đa dạng sinh học vùng Trung Trường Sơn 64
3.4.4 Hệ thống hành lang đa dạng sinh học ở vùng Đông Nam Bộ - Tây Nguyên 78
3.5 Tính kết nối của các khu rừng đặc dụng trong vùng nghiên cứu với cả nước và các khu bảo tồn ngoài biên giới quốc gia 83
Trang 73.6 Đề xuất mức độ ưu tiên và các định hướng quản lý, vận hành hành lang ĐDSH của
khu vực nghiên cứu 84
3.6.1 Đề xuất mức độ ưu tiên và các định hướng quản lý vận hành hành lang 84
3.6.2 Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của hành ĐDSH 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐTQH Điều tra quy hoạch
H Chư Sê Huyện Chư Sê
IPPC Ủy ban quốc tế về Biến đổi khí hậu
KBTLVSC Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
KBVCQ Khu bảo vệ cảnh quan
KDTTN Khu dự trữ thiên nhiên
KBTL Khu bảo tồn loài
SXNN Sản xuất nông nghiệp
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1 Diện tích tự nhiên và dân số khu vực nghiên cứu 30 3.2 Diện tích đất có rừng và độ che phủ của rừng ở khu vực nghiên cứu 31 3.3 Phân bố hệ thống RĐD trong khu vực nghiên cứu 31 3.4 Thông tin về các khu RĐD ở vùng Bắc Trung Bộ 34 3.5 Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối các khu RĐD quan trọng 38 3.6 Thông tin về các khu RĐD ở vùng Nam Trung Bộ 40
3.7 Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD quan trọng
vùng Nam Trung Bộ
42
3.8 Thông tin về các khu rừng đặc dụng ở vùng Tây Nguyên 44
3.9 Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD quan trọng
vùng Tây Nguyên
46
3.10 Thông tin về các khu rừng đặc dụng ở vùng Đông Nam Bộ 48
3.11 Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu rừng đặc dụng
quan trọng vùng Đông Nam Bộ
3.21 Danh mục các hành lang ĐDSH trong hệ thống hành lang
Trung Trường Sơn
68
3.22 Hiện trạng sử dụng đất của HLĐDSH Kon Ka Kinh – Kon Cha Răng 70
Trang 103.23 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Kon Cha Răng –
Ngọc Linh
71
3.24 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Ngọc Linh 72 3.25 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Sông Thanh 74 3.26 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Sông Thanh - Sao La 75 3.27 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Sao La - Phong Điền 76
3.28 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Dakrông -
3.29 Danh sách các khu RĐD nằm trong hệ thống hành lang 79
3.30 Danh sách các hành lang ĐDSH trong hệ thống hành lang Đông
3.31 Hiện trạng sử dụng đất tại hành lang ĐDSH Cát Tiên – Cát Lộc 81 3.32 Hiện trạng sử dụng đất tại hành lang ĐDSH Cát Lộc -Tà Đùng 82 3.33 Mức độ ưu tiên, định hướng vận hành hành lang ĐDSH 84
Trang 123.22 Bản đồ hành lang ĐDSH Sông Thanh – Sao La 74
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học là sư ̣‘ phong phụ’ vệ“ gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự‘ nhiên (Luật ĐDSH, 2008) Nó làsự đa dạng của sự sống trên trái đất và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, thịnh vượng chung của loài người
Trong thời gian qua, do các hoạt động kinh tế - xã hội ở mọi nơi, mọi lúc con người đã tác động và gây ra những biến đổi sâu sắc lên các hệ sinh thái (HST), ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học (ĐDSH) trên trái đất Theo số liệu của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới
của Anh cho biết: 17.000 loài sinh vật trên thế giới hiện có nguy cơ tuyệt chủng, cứ
20 phút trôi qua lại có một loài vĩnh viễn mất đi Từ những loài ít được biết đến như thực vật, côn trùng tới các loài chim cỡ lớn và động vật có vú,… Mức độ biến mất
của các loài hiện nay được gọi là Thời đại tuyệt chủng lần thứ 6 của trái đất (lần thứ
5 cách đây 65 triệu năm với sự biến mất của loài Khủng long) Con người đã làm
suy giảm 3/4 số lượng các loại cá trong tự nhiên, khoảng 12% loài chim; 25% loài
thú; 30% động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng Quá trình suy thoái ĐDSH sẽ diễn
ra nhanh hơn khi BĐKH có tính chất toàn cầu và thể hiện ngày càng rõ rệt Ước
tính thiệt hại từ 2.000-4.500 tỷ USD/năm và làm chậm lại mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo trên toàn thế giới (2005- 2015) Nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của ĐDSH trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân loại Các nước trên thế giới
đã có nhiều nỗ lực về duy trì, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH
của mình, trong đó có việc xây dựng hệ thống các RĐD Bên cạnh đó, áp lực gia
tăng dân số và các hoạt động KTXH đến tài nguyên rừng ngày càng lớn, diễn ra
ngày một gay gắt hơn ở mọi nơi, mọi lúc Những hoạt động bảo tồn sự toàn vẹn các HST tự nhiên, ĐDSH diễn ra ngày một khó khăn và phức tạp hơn ở cả trong và ngoài các khu RĐD ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới
Theo dự báo về BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) trong thời gian tới ở nước ta: Nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng khoảng 0,1 oC/thập kỷ, mực nước biển có thể dâng cao 1m vào cuối thế kỷ này Lúc đó nước ta sẽ bị ngập 12% diện
tích đất đai, nơi ở của 23% dân số Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia
Trang 14trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH Khi nước biển dâng cao, nước
mặn sẽ xâm nhập, huỷ hoại một số HST ven biển, đồng thời làm mất nơi ở, đất sản
xuất của dân cư vùng thấp sẽ tạo ra làn sóng di cư lớn lên những vùng cao hơn, tạo
áp lực lớn tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các HST trên cạn Mặt khác, các
trận bão xảy ra thường xuyên và mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn Lượng mưa sẽ
giảm trong mùa khô, gây hạn hán ở diện rộng và tăng trong mùa mưa gây lũ quét,
sạt lở đất, ngập lụt thường xuyên hơn
Sự biến đổi trên sẽ làm tổn thương đến các quần thể sinh vật nhất là các loài
có biên độ sinh thái hẹp, ít có khả năng di chuyển và nhạy cảm với sự thay đổi môi
trường sống Với các loài có kích thước cơ thể lớn, yêu cầu vùng sống rộng sẽ bị tác
động mạnh, khi sinh cảnh dần bị thu hẹp Các yếu tố này sẽ làm thu hẹp quần thể ở
vùng phân bố lịch sử và nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao nếu như không có vùng
sinh thái phù hợp để chúng dịch chuyển đến Thực tế các khu RĐD ở Việt Nam
đang bị phân mảnh, chia cắt và cô lập như những hòn đảo, sẽ hạn chế khả năng dịch
chuyển vùng phân bố của các sinh vật
Việc kết nối các khu RĐD với nhau bằng các hành lang xanh là cần thiết và
khắc phục tình trạng phân mảnh, cô lập, chia cắt sinh cảnh, giúp các loài sinh vật dễ
dàng tương tác với nhau, di chuyển mở rộng vùng sống, kiến lập các quần thể mới,
giảm nguy cơ xung đột với con người Mặt khác, khi xây dựng hành lang ĐDSH sẽ
tạo sinh kế ổn định, bền vững cho cộng đồng địa phương thích ứng với BĐKH
Với những ý nghĩa trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn để thiết lập
hành lang ĐDSH kết nối các khu RĐD với nhau nhằm bảo tồn ĐDSH, ứng phó với
BĐKH là rất cấp thiết Bởi vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất
các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam"
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH đến
ĐDSH bằng việc khắc phục những hạn chế việc chia cắt sinh cảnh của hệ thống RĐD
hiện nay, tăng cường khả năng kết nối giữa các khu RĐD hiện có ở khu vực nghiên cứu
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận đề xuất thiết lập hành lang ĐDSH nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
1.1.1 Những khái niệm về hành lang đa dạng sinh học
Cho đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều khái niệm về hành lang
xanh, hành lang ĐDSH như sau:
Hành lang ĐDSH được hiểu là các con đường giúp tăng cường tốc độ phát tán
của sinh vật giữa các vùng (Perault and Lomolino, 2000)
Hành lang ĐDSH là không gian giúp các loài động vật có phân bố rộng có
thể di chuyển, các loài thực vật có thể phát tán và quá trình trao đổi vật chất di
truyền có thể diễn ra, nơi các quần thể có thể di chuyển đối phó với sự biến đổi của
môi trường, các thảm họa tự nhiên và các loài bị đe dọa có thể được bổ sung từ các
khu vực khác (Walker and Craighead, 1997)
Hành lang ĐDSH là các nhân tố cảnh quan kết nối các sinh cảnh tự nhiên bị
chia cắt và có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của các loài sinh
vật (Sole and Gilpin, 1991)
Hành lang ĐDSH là không gian kết nối giữa các loài, các HST và các quá
trình sinh thái được duy trì và phục hồi ở các quy mô khác nhau (Anderson, 2006)
Theo Luật ĐDSH (2008) của Việt Nam: Hành lang ĐDSH là khu vực nối
liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh
thái đó có thể liên hệ với nhau
1.1.2 Các loại hình hành lang đa dạng sinh học
1.1.2.1 Hành lang dải (Linear corridors)
Hành lang dải là một liên kết đơn và liên tục hoặc gần liên tục giữa hai hay
nhiều sinh cảnh lớn, thường có độ dài tới vài chục km Mục đích là duy trì, phục hồi
các loài mục đích, đường di chuyển của các loài động vật trong phạm vi ngắn, sự
liên kết giữa các sinh cảnh bị chia cắt hay các dịch vụ HST
Trang 16Hành lang dải thích hợp để thực hiện một vài mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như
tạo điều kiện thuận lợi sự di chuyển của các loài mục đích Hành lang này có thể có
hiệu quả trong các tình huống sau:
(1) Ở những nơi mà phần lớn cảnh quan bị biến đổi và không thích hợp đối
với các loài bản địa
(2) Các loài quan tâm phụ thuộc vào các sinh cảnh chưa hoặc ít bị tác động
(3) HST mong muốn có thể được duy trì hoặc phục hồi trong sinh cảnh chẳng hạn như hàng rào hoặc suối
1.1.2.2 Hành lang không liên tục (Stepping stones)
Hành lang không liên tục bao gồm các mảnh sinh cảnh nhỏ được sử dụng trong quá trình di chuyển tìm kiếm nơi trú ẩn, nguồn thức ăn và nghỉ ngơi trong một cảnh quan Hành lang này có thể bao gồm các khu vực sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác được phép trong vùng đệm Ví dụ hành lang không liên tục (stepping stones) cung cấp một mạng lưới nơi cư trú hiệu quả cho loài bướm nâu điểm bạc tại Anh (Bennett, 2004)
1.1.2.3 Hành lang cảnh quan (Landscape Corridor)
Hành lang cảnh quan là hành lang kết nối đa hướng giữa các HST được mở
rộng diện tích từ hàng chục đến hàng nghìn km2 Mục đích là duy trì, khôi phục các
nhân tố hữu sinh, đường di chuyển của các loài có vùng phân bố rộng, liên kết các sinh cảnh hay các mảnh của HST, hay các dịch vụ của HST trong qui mô lớn Một hành
lang cảnh quan có thể chứa nhiều hành lang dải Hành lang này rất quan trọng đối với quy hoạch trong một vùng, nó được thiết kế để tối đa hóa các kết nối của các sinh cảnh, HST và các quá trình sinh thái ở quy mô lớn (Conservation International, 2000) Ví dụ điển hình là hành lang sinh học ở khu vực Trung Mỹ nhằm mục đích thực hiện kết nối sinh thái ở quy mô các lục địa bằng cách thiết lập một mạng lưới các sinh cảnh tự nhiên
và sử dụng phù hợp hoặc hợp lí nguồn tài nguyên Thiết kế hành lang cảnh quan cho phép giải quyết một chuỗi các mục tiêu liên quan đến ĐDSH, các dịch vụ sinh thái,
việc sử dụng tài nguyên, giải trí và thẩm mỹ và BĐKH
Trang 171.1.3 Tầm quan trọng của việc thiết lập hành lang đa dạng sinh học
Suy thoái ĐDSH đã và đang diễn ra trên toàn cầu với một tốc độ nhanh chưa từng
thấy Từ năm 1945 - 1990, khoảng 20 triệu km2, hoặc gần 17% thảm thực vật trên trái
đất bị suy thoái (WRI 1992: 112) Mất sinh cảnh, chia cắt sinh cảnh là những mối đe dọa
chính tới ĐDSH (Anderson & Jenkins, 2006; IUCN, 2006) Với sự mở rộng của các hoạt
động SXNN, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị hóa, khai thác mỏ và khai thác rừng, sinh
cảnh tự nhiên dần thu hẹp lại tới mức bị cô lập như những hòn đảo bị bao bọc xung
quanh bởi các cảnh quan đã bị tác động khác Khai thác gỗ và chuyển đổi sinh cảnh đã
làm độ che phủ của rừng trên thế giới giảm ít nhất 20%, một vài HST rừng (rừng nhiệt
đới khô) đã hầu như biến mất (UNDP/UNEP/World Bank/WRI 2000) BĐKH cũng
đang làm gia tăng mức độ chia cắt sinh cảnh và tăng mối nguy hiểm tới cả khu hệ động
và thực vật Hơn một nửa rạn san hô của thế giới đang bị đe dọa nặng nề do khai thác cá
mang tính hủy diệt, ô nhiễm và sự nóng lên của trái đất (Hughes và cs., 2003)
Các nguyên nhân gây mất sinh cảnh tiếp tục tăng lên và ngày càng phức tạp,
tương tác và thúc đẩy nhau, do vậy đã đẩy nhanh quá trình biến đổi của HST
(Vitousek và cs., 1997) Ví dụ như khai thác gỗ không chỉ làm suy thoái HST rừng
nhiệt đới mà còn làm tăng khả năng bị cháy của toàn bộ sinh cảnh, dẫn tới việc suy
thoái hơn nữa của rừng (Nepstad và cs., 1999)
Chia cắt sinh cảnh được xem là một sự chuyển đổi trên diện rộng, các vùng
sinh cảnh liên tục nhau được chuyển thành những mảnh nhỏ hơn và bị chia cắt nhau
Quá trình này sẽ hạn chế mối liên hệ giữa các quần thể sinh vật trên một vùng rộng
lớn Các loài có kích thước quần thể nhỏ và bị cô lập sẽ dễ bị tuyệt chủng gây ra bởi
các yếu tố như thoái hóa do giao phối gần hoặc biến động của môi trường Do vậy,
các quần thể này được xem như là "cái chết đang sống -living dead” (Janzen, 1986)
Chia cắt sinh cảnh có thể dẫn tới các hậu quả sau:
.- Tiêu diệt hoặc suy giảm nghiêm trọng quần thể của những loài sinh vật kích
thước lớn và phân bố rộng, bao gồm nhiều loài thú ăn thịt điển hình
- Thay đổi cấu trúc của toàn bộ quần xã sinh học - Ví dụ: Sự suy giảm của các
loài thú ăn thịt điển hình ở sinh cảnh bị chia cắt ảnh hưởng tới sự “giải phóng” của
Trang 18các loài săn mồi bé hơn và ăn cỏ, dẫn đến sự phát triển quá mức của chúng thậm chí
có thể tiêu diệt các loài hoặc quần xã không ổn định
- Sự biến mất hoặc suy thoái của các sinh cảnh còn lại thông qua ảnh hưởng của các hiệu ứng biên như là thay đổi vi khí hậu hoặc sự xâm nhập của các loài xâm lấn
- Phá vỡ các chu trình sinh thái quan trọng của HST như là loài thụ phấn, phát
tán hạt, tương tác giữa vật săn mồi, con mồi và chu trình dinh dưỡng
Mặc dù các KBT hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ĐDSH, tuy nhiên những khu bảo tồn này là không đủ để đảm bảo cho chiến lược
bảo tồn ĐDSH lâu dài Nhiều loài (nhất là loài phân bố rộng) sống trong những vùng chia cắt và có diện tích quá nhỏ đã hạn chế chúng trong quá trình tìm đủ thức
ăn, nước, bạn đời hoặc lẩn trốn kẻ thù Khi những sinh cảnh này tiếp tục bị suy thoái, chia cắt và cô lập hơn, tỷ lệ tuyệt chủng tại đó ngày càng gia tăng nhanh hơn
Các hành lang ĐDSH giữa các KBT cung cấp một giải pháp nhằm cải thiện sự kết nối, giảm sự chia cắt, cô lập sinh cảnh Các hành lang tạo ra không gian để liên
kết giữa các khu bảo tồn, cho phép các loài thực vật và động vật phát tán, di cư và
thích ứng với những áp lực của BĐKH và thay đổi điều kiện sinh cảnh Do vậy, những hành lang này có thể góp phần ổn định cấu trúc HST thông qua việc bảo tồn
các dòng năng lượng và các chu trình tương tác phức tạp của các HST Hành lang có thể bao gồm các khu vực thuộc quản lý của nhà nước, tư nhân hoặc của cộng đồng
Ngoài chức năng là nơi di chuyển của các loài động thực vật, hành lang còn
có vai trò khác như hành lang xanh và còn có chức năng xã hội như giải trí, thẩm
mỹ và kết nối cộng đồng, văn hóa và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
1.1.4 Vai trò của hành lang đa dạng sinh học
Việc thiết lập hành lang ĐDSH giữa các KBT là một cách để cải thiện kết
nối giữa các sinh cảnh khắc phục những hạn chế về chia cắt sinh cảnh của hệ thống
RĐD hiện nay Hành lang tạo ra không gian kết nối các KBT với nhau, cho phép
các loài động thực vật phát tán và di chuyển, mở rộng vùng sống, vùng phân bố
thích ứng với áp lực BĐKH Do đó, hành lang sẽ nâng cao vai trò của HST thông
Trang 19qua việc bảo vệ các dòng năng lượng và các quá trình sinh thái Hành lang đa dạng
sinh học có vai trò quan trọng chiến lược trong bảo tồn ĐDSH với tầm nhìn lâu dài
1.1.5 Một số lợi ích của hành lang đa dạng sinh học trên cạn
1.1.5.1 Đối với đa dạng sinh học
- Hỗ trợ các loài sinh vật di cư, dịch chuyển vùng phân bố, vùng sống…
- Duy trì hoặc nâng cao tính ĐDSH
- Tái lập quần thể sinh vật sau khi đã tuyệt chủng cục bộ ở một số nơi bằng việc kết nối sinh cảnh Những loài tuyệt chủng cục bộ ở nơi này nhưng vẫn tồn tại những cá thể, quần thể ở nơi khác, có thể di cư đến nơi đã tuyệt chủng cục bộ trước đây
- Hình thành, phát triển các quần thể sinh vật ở sinh cảnh mới, sinh cảnh mới
khôi phục lại
- Hạn chế sự suy thoái do giao phối gần trong quần thể có kích thước nhỏ
1.1.5.2 Đối với nông, lâm nghiệp
- Chắn gió làm giảm cường độ bão tố, lốc xoáy bảo vệ sản xuất nông nghiệp;
hạn chế được dịch bệnh, sâu hại bảo vệ cây trồng nông lâm nghiệp
- Hạn chế xói mòn, rửa trôi bảo vệ tầng đất mặt; điều tiết nguồn nước mặt, nước ngầm góp phần giảm thiệt hại do hạn hán về mùa khô, sạt lở đất, ngập úng, lũ lụt về mùa mưa
- Cung cấp lâm sản (gỗ, lâm sản phi gỗ), các dịch vụ sinh thái, bảo vệ và tăng tuổi thọ, độ bền của các công trình hạ tầng cơ sở (hồ chứa, đập thủy lợi, thủy điện, đường xá…)
- Là kho chứa cacbon từ đó góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH
1.1.5.3 Đối với tài nguyên nước
- Điều tiết và duy trì mực nước ngầm và chất lượng nguồn nước ngầm
- Hạn chế và làm giảm dòng chảy bề mặt, giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, lũ ống,
lũ quét và sạt lở đất
1.1.5.4 Đối với giải trí, thẩm mỹ:
Góp phần bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ nghiên cứu khoa
học, giáo dục môi trường, dã ngoại, du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên
Trang 201.1.6 Phương pháp tiếp cận và thiết kế hành lang ĐDSH
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, chưa có quy trình cụ thể hay một cách thức chung nào cho việc thiết kế các hành lang ĐDSH Khi cần thiết cụ thể với yêu cầu của từng loài, sinh cảnh, các HST và các quá trình sinh thái liên quan (Friend, 1991; De-binski and Holt, 2000) Thiết kế không chỉ tính đến các yếu tố vật lý, sinh thái của nơi hành lang sẽ đi qua mà còn các yếu tố KTXH và chính trị xã hội có ảnh hưởng tới việc triển khai xây dựng hành lang (Newmark, 1993; Kaiser, 2001)
Hành lang ĐDSH là công cụ hữu ích phục vụ kết nối giữa các khu rừng đặc dụng để mở rộng phạm vi bảo tồn, khi thực hiện cần xem xét các giá trị của chúng dựa vào bối cảnh và mục tiêu bảo tồn
- Hiện trạng tài nguyên rừng của hành lang
Quá trình đề xuất, thiết kế hành lang phụ thuộc nhiều vào hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và sự toàn vẹn của cảnh quan Những nơi bị tác động mạnh, cần ưu tiên liên kết các mảnh sinh cảnh có quy mô nhỏ ngay từ đầu Ở những nơi tài nguyên rừng chưa bị tác động, hoặc bị tác động hạn chế, đề xuất kết nối bảo vệ các sinh cảnh chiếm ưu thế hơn
Thông qua việc xem xét, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng sẽ đề xuất được hướng tiếp cận phù hợp, loại hình hành lang và xác định được sinh cảnh rừng hành lang sẽ đi qua và kết nối Đồng thời giải quyết hài hòa giữa các mục tiêu bảo tồn, bảo vệ cảnh quan và phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Mục tiêu của hành lang
Với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, rất khó đề xuất cho việc thành lập hành lang chỉ để phục vụ bảo tồn, bảo vệ ĐDSH Bởi vậy, khi thiết kế nhất thiết phải xem xét việc thành lập hành lang để làm gì? Xác định loài chủ đạo và những sinh cảnh, hệ sinh thái nào cần được bảo vệ? Hành lang được thiết lập phải đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích như bảo tồn ĐDSH, phát triển KTXH của địa phương, cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương
Dưới đây là một số điểm cần chú ý khi thiết lập hành lang:
Trang 21- Bảo vệ loài mục tiêu: Trên thế giới, việc thiết lập các hành lang ĐDSH đều
xoay quanh loài mục tiêu cần bảo vệ Những thông tin về sự phân bố, sinh cảnh của các
loài mục tiêu cần bảo vệ để xác định kích thước và loại hình hành lang
- Tập quán tìm kiếm thức ăn của các loài mục tiêu và các nhu cầu tài
Nix (1993) nhấn mạnh sự hiện diện của nguồn thức ăn là điều cần thiết để các loài
động vật sử dụng hành lang trong thời gian dài hay ngắn Dựa trên nghiên cứu đối
với thú có túi sống trên cây cho thấy các động vật ăn nhiều loài thức ăn có khả năng
thích nghi tốt với hành lang dải hơn các loài chuyên hóa về thức ăn
- Bảo vệ quần xã và hệ sinh thái
Phương pháp này không chắc đã bảo vệ được tất cả các loài và sinh cảnh cần bảo
tồn Một cách tiếp cận toàn diện hơn là xem xét nhu cầu của nhiều loài quan trọng sống
trong các sinh cảnh khi thiết kế hành lang bảo tồn ĐDSH
Hành lang có thể đáp ứng nhiều mục tiêu lớn: bảo vệ và phục hồi lại toàn bộ
HST, các dịch vụ sinh thái, mang lại lợi ích về ĐDSH và các nhu cầu của con người,
hoặc đảm bảo con đường di chuyển cho các loài và quần xã để thích ứng sự BĐKH
- Bảo vệ đa dạng sinh học trước áp lực của biến đổi khí hậu
Để tồn tại, các loài sinh vật cần di chuyển để thích ứng với sự thay đổi của môi
trường sống Nếu BĐKH xảy ra nhanh hơn, nhiều loài sẽ không di chuyển đủ nhanh để
tồn tại Hành lang sẽ như một bộ lọc, có thể chỉ cho phép các loài có tính cơ động cao,
khả năng phát tán rộng và có thể tồn tại trên nhiều dạng sinh cảnh đi qua Bảo tồn
những sinh cảnh chất lượng cao trong hành lang lớn cung cấp cơ hội tốt nhất đối phó
với các tác động của BĐKH Trường hợp, những dạng sinh cảnh này không có sẵn;
hành lang dải, ở những nơi biến đổi độ cao mạnh là cách hiệu quả nhất cho phép các
sinh vật để thích ứng với BĐKH (Hobbs và Hopkins, 1991)
Các yếu tố trong thiết kế hành lang:
Các hướng dẫn thiết kế cho đến nay chủ yếu tập trung vào hành lang dải Có
ba yếu tố liên quan là: chiều rộng, tính kết nối và chất lượng sinh cảnh (Thorne,
1993) Chiều rộng quy định diện tích và các tác động do hiệu ứng vùng biên, dù là
Trang 22tự nhiên hay con người gây ra Khả năng kết nối đề cập đến những khoảng trống
khiến hành lang bị gián đoạn Chất lượng phụ thuộc vào cả chiều rộng, khả năng kết
nối và phản ánh hành lang thiết lập giống với sinh cảnh gốc như thế nào
Chiều rộng hành lang:
Thiết kế hành lang tập trung nhiều vào chiều rộng Hành lang càng rộng sẽ chứa nhiều sinh cảnh và sẽ bảo vệ tốt hơn các loài nhạy cảm với hiệu ứng vùng biên hoặc tác động từ xung quanh Chiều rộng cần thiết thay đổi theo các mục chung và nhu cầu của loài mục tiêu Hành lang thiết kế cho các loài kích thước lớn, có khả năng di chuyển tốt
và dễ bị tổn thương do con người quấy nhiễu nên càng rộng càng tốt
Chiều rộng tốt có thể được xác định để các loài không dừng lại quá lâu bên
trong hành lang đó Ví dụ: Nghiên cứu về chuột đồng ( Microtus oeconomus), khi
hành lang quá rộng sẽ khuyến khích chúng lưu lại lâu hơn để kiếm ăn, do đó gia
tăng tiếp xúc với động vật săn mồi (Soule và Gilpin, 1991) Nếu hành lang quá hấp
dẫn với các loài ăn cỏ lớn hoặc ăn thịt (voi và hổ) có thể khiến chúng ở lại lâu dài,
sẽ gây ra xung đột với con người khi tàn phá hoa màu hoặc tấn công vật nuôi Bởi
vậy, có thể xem xét việc thiết kế hành lang rộng vừa phải
Chiều rộng nên phụ thuộc vào chiều dài Hành lang càng dài, các loài cần sẽ di chuyển qua đây lâu hơn và sử dụng nhiều tài nguyên hơn VD: Hành lang của loài báo sư
tử (Felis concolor) phía Nam California thiết kế có bề rộng 0,5-1,0 km, dài 6 km (Beier, 1995) Đối với các hành lang dài, cần thiết kế rộng hơn để các loài kiếm ăn, nghỉ ngơi và di chuyển (Harrison, 1992; Beier, 1995) Đây là yếu tố quan trọng khi thiết lập hành lang cho các loài nhạy cảm với tác động của con người và yêu cầu nơi tìm kiếm thức ăn rộng lớn
Chất lượng hành lang sẽ ảnh hưởng đến độ rộng cần thiết Chất lượng sinh
cảnh cao cần bảo tồn một vùng đủ rộng nhằm bảo vệ vùng lõi khỏi các hiệu ứng
biên (Noss 1991) Kết quả quan sát thực tế về di chuyển của các loài mục tiêu có
thể là cách tốt nhất để xác định chất lượng sinh cảnh cần thiết
Tính kết nối của hành lang:
Trang 23Ba yếu tố chính để xác định việc kết nối hành lang: (1) số lượng và kích thước quần thể trong sinh cảnh, (2) không gian di chuyển trong hành lang; (3) hiện trạng các mảnh sinh cảnh lớn, hoặc "nút" dọc theo hành lang
Mức độ kết nối phụ thuộc vào bản chất của các loài hay các quá trình sinh thái Nhiều loài rất nhạy cảm với con người, chẳng hạn như báo, sư tử,… sự có mặt của chúng yêu cầu bảo vệ sinh cảnh liên tục cho việc di cư (Beier 1993) Khoảng trống trong sinh cảnh chất lượng thấp có thể gây tử vong cao với các loài có khả năng di chuyển kém hoặc loài nguy cấp, chẳng hạn như loài kỳ nhông (Rosenburg et al 1997)
Trong một số trường hợp, các hành lang liên tục lại không cần thiết Như sóc
đỏ Anh là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao ( Sciurus vulgaris) (Hale et al.2001), Cú
khoang phía Bắc (Strix occidentalis) có thể di chuyển an toàn qua hành lang không
liên tục tốt hơn là hành lang liên tục
Một yếu tố ảnh hưởng đến kết nối hành lang là sự tồn tại của môi trường "Nút" dọc theo chiều dài của nó (Noss và Harris 1986) Các nút gồm những khu vực bảo vệ hoặc các sinh cảnh phân mảnh không bị thay đổi Nơi này hỗ trợ nhiều cho các cá thể quần thể, quần xã hoặc các quá trình sinh thái dọc theo chiều dài hành lang Các nút trở nên quan trọng khi động vật ở lại trú ẩn và tìm kiếm thức ăn trong hành lang
Chất lượng sinh cảnh:
Hành lang nên gồm các hệ sinh cảnh còn nguyên vẹn và có nhiều loài bản địa, hạn chế sự xâm nhập của các loài ngoại lai (Noss 1991) Hành lang thiết kế cho các
loài động vật hoang dã di chuyển nên cung cấp sinh cảnh chất lượng tốt nhất, nhất là
các loài nhạy cảm Chất lượng sinh cảnh bao gồm thảm thực vật, địa hình và sự can
thiệp của con người Lớp thảm thực vật cần xem xét phục vụ cho mục đích gì Nếu di chuyển của động vật là mục tiêu chính, liệu thực vật có đóng vai trò cung cấp thức ăn,
sự bảo vệ cho các loài chống lại động vật ăn thịt? Duy trì hoặc khôi phục lại độ che phủ bằng các loài cây bản địa là một yêu cầu chính nâng cao tính hiệu quả của hành lang Một số loài có thể chọn nơi rậm rạp làm nơi ẩn nấp trong quá trình di chuyển
Hướng dẫn thiết kế hành lang:
Các nhà khoa học đưa ra một số hướng dẫn chung khi thiết kế hành lang như sau:
Trang 24- Chỉ nên liên kết với những sinh cảnh đã từng kết nối; hành lang nên bao gồm nhiều
kiểu sinh cảnh tự nhiên, liên tục Yếu tố này sẽ hạn chế mở rộng phạm vi tự nhiên hay sự di
chuyển của các loài xâm lấn đến nơi chất lượng sinh cảnh tốt, tác động nên các khu vực đó
- Hạn chế kết nối với sinh cảnh nhân tạo
- Bảo tồn các hành lang tự nhiên đã có như khu vực ven sông suối, các khu rừng
tự nhiên Khu vực ven sông thường giúp bảo vệ chất lượng nước và duy trì tính ĐDSH,
nhất là trong khu vực khô cằn, lượng mưa thấp
- Thiết kế hành lang theo dọc chiều biến đổi độ cao và theo hướng các đường
kinh và vĩ tuyến để kết hợp tối đa tính ĐDSH trong hệ thống, giúp các loài có thể di
chuyển từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ hơn khi BĐKH xả ra ở diện rộng
- Không nên kéo dài trên 2km khi không có các nút, xây dựng các kết nối dự
phòng thông qua các không gian thay thế
1.2 Thực tiễn thành lập các hành lang đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Các hành lang đã được thành lập trên thế giới
1.2.1.1 Hành lang đa dạng sinh học ở Châu Á
Những sáng kiến đang được tiến hành ở ít nhất 10 quốc gia ở các quy mô khác
nhau từ cấp vùng đến cấp quốc gia Các nước Bhutan, Ấn Độ, Hàn Quốc hiện đã có
các công cụ pháp lý rõ ràng về xây dựng các hành lang Nhiều chương trình kết nối
thúc đẩy bảo tồn các loài đặc trưng như hổ, gấu trúc lớn Các sáng kiến của NGO,
WWF về Chương trình sinh thái hành lang ĐDSH như Terai Arc Landscape ở Nepal
Hàn Quốc đã xây dựng mạng lưới sinh thái trên bán đảo Triều tiên với việc kết
nối vùng thắng cảnh với vùng có giá trị sinh thái Mục đích là tạo thuận lợi cho động
vật hoang dã di chuyển và khoảng không gian sinh thái trong lành theo hướng bảo tồn
Vùng núi Baekdu Daegan, vùng phi quân sự, ven bờ biển đều nằm trong mạng này và
được coi như là một phần của chính sách quốc gia về phát triển bền vững
1.2.1.2 Hành lang đa dạng sinh học châu Phi
Nỗ lực kết nối hướng đến các vùng bảo tồn liên biên giới giữa Nam và Đông
Phi Sáng kiến này nhận được sự ủng hộ của các Chính phủ trong vùng Các kết nối
Trang 25phục vụ nhiều mục tiêu như tạo thuận lợi cho nhu cầu của các loài thú lớn, nhu cầu
phát triển cộng đồng và thúc đẩy hòa bình quốc tế (các công viên hòa bình)
1.2.1.3 Hành lang đa dạng sinh học ở Úc
Ở Úc kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn ĐDSH và BĐKH (2003-2007) và Tuyên bố về phương hướng cho hệ thống bảo tồn quốc gia nhằm nâng cao giá trị và tầm quan trọng của những hành lang ĐDSH Điểm quan trọng của Chiến lược này là xây dựng một hệ thống đầy đủ và đại diện cho các vùng bảo tồn sinh thái kết hợp với sự quản
lý cân bằng của tất cả các vùng như nơi sản xuất nông nghiệp và các vùng tài nguyên khác Bang Queensland đã đưa ra sáng kiến Hành lang ĐDSH cho BĐKH như Dự án Hành lang Great Eastern Ranges đã thúc đẩy kết nối các HST bị phân mảnh góp phần tạo ra sự ứng phó với các tác động của BĐKH (DERM, 2011)
1.2.1.4 Hành lang đa dạng sinh học ở Châu Âu
Vào đầu những năm 1980, các nước ở Trung và Đông Âu đi tiên phong trong khái niệm mạng lưới sinh thái Đã có hơn 50 quốc gia ở châu lục này tham gia vào
các sáng kiến kết nối, song chỉ có 8 nước có luật cụ thể về bảo tồn kết nối
Mạng lưới sinh thái phát triển theo các cách chính: khung hợp tác của chiến
lược ĐDSH và cảnh quan Liên minh Châu Âu; Liên bang Nga Trong các nước ở Trung và Đông Âu, Liên Bang Nga có nhiều sáng kiến hành lang quốc gia nhất
Năm 1995, 52 nước Á - Âu đồng thuận với Chiến lược ĐDSH và cảnh quan
của Liên minh Châu Âu Thỏa thuận này thực thi phối hợp hành động của quốc gia
đang được thực hiện để nhằm bảo tồn ĐDSH và cảnh quan Đến nay, những mạng
lưới sinh thái ở Tây Âu đã phát triển tốt Chính phủ các nước này đã chấp nhận mô
hình và sử dụng các công cụ pháp lý để bảo đảm các hành động được thực thi Tại
Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Ý, Đức, Hà Lan… đã thông qua cho thiết lập một mạng lưới
sinh thái quốc gia Đây là cơ sở lâu dài cho sự bền vững sinh thái của đất nước
1.2.1.5 Hành lang đa dạng sinh học ở Châu Mỹ la tinh
Có hơn 100 hành lang đã được tạo ra ở 16 quốc gia ở châu lục này Hành lang sinh học Trung Mỹ xây dựng năm 1994 và được chia ra 4 vùng: Vùng lõi, vùng đệm, hành lang
và vùng đa sử dụng Các vùng này chiếm 27% lãnh thổ Trung Mỹ Vùng lõi của hành lang
Trang 26gồm 368 vùng được bảo vệ, 18 trong số đó lớn hơn 100.000 ha Chúng bảo vệ gần 11% diện tích đất của khu vực Trung Mỹ Các dự án ở vùng đệm, hành lang và vùng đa sử dụng khuyến khích người sử dụng đất kiểm tra và thực hiện việc quản lý phù hợp với bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế, sử dụng các ưu đãi như chi trả dịch vụ sinh thái môi trường
1.2.2 Hành lang đa dạng sinh học ở Việt Nam
Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, ở Việt Nam mới tiến hành nghiên
cứu, triển khai ở một số địa phương như sau:
1.2.2.1 Dự án hành lang đa dạng sinh học ở Lâm Đồng
Dự án được triển khai vào tháng 11/2005 trong phạm vi Chương trình Nghèo và Môi trường do Ngân hàng ADB tài trợ, được Chính phủ đồng ý tiếp nhận và thực hiện
Vùng lựa chọn là dải vành đai nối dài trên đất lâm nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng từ
VQG Chung Yang Sin (Đắc Lắc) đến RĐD Tà Đùng (Đắc Nông) thuộc lâm phần VQG Biđoup-Núi Bà và Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim; có 03 xã đồng bào dân tộc thuộc huyện Lạc Dương tham gia Tiểu dự án là ĐaSar, Đa Chais, Đa Nhim
1.2.2.2 Dự án Hành lang xanh
Được thực hiện từ năm 2004 – 2008 do Ngân hàng WB, Quỹ Môi trường toàn
cầu GEF hỗ trợ, cùng với đồng tài trợ của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và WWF
Vùng lựa chọn là khu vực giữa VQG Bạch Mã và Khu BTTN Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) Thông qua các đánh giá sinh học, khu vực này được xác định là một trong những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở Việt Nam Đây là một trong những khu rừng ẩm thường xanh vùng thấp còn lại cuối cùng và hỗ trợ cho quần thể các loài đang bị đe dọa
Mục tiêu Dự án là nâng cao năng lực cho các bên liên quan nhằm xây dựng
và bảo tồn khu vực Hành lang xanh nằm giữa VQG Bạch Mã và Khu BTTN Phong
Điền Đây là nơi có giá trị cao về ĐDSH và còn nhiều rừng thường xanh nguyên
sinh Dự án đã thực hiện nhiều khảo sát về ĐDSH và giúp thiết lập các khu vực có
ưu tiên bảo tồn cao, đóng góp vào việc quy hoạch các KBT mới, xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động về bảo tồn, đào tạo
Trang 271.2.2.3 Dự án Chương trình môi trường trọng điểm
Sáng kiến hành lang ĐDSH (CEP-BCI) giai đoạn 1 được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị và Quảng Nam từ năm 2006 - 2009 với sự hỗ trợ kỹ thuật của ADB
Mục tiêu của dự án gồm 5 nội dung cơ bản: (1) Xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế thông qua sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; (2) Định nghĩa
chính xác về việc sử dụng đất tối ưu và các cơ chế quản lý đất hài hòa; (3) Khôi
phục và duy trì tính kết nối của HST; (4) Xây dựng năng lực trong các cộng đồng địa phương và cán bộ nhà nước; (5) Có các cơ chế và cấu trúc tự chi trả bền vững lồng ghép với các thủ tục về quy hoạch và đưa vào ngân sách của Nhà nước
Giai đoạn 2: Hành lang có quy mô 530.000 ha rừng ở 34 xã/6 huyện của 3 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) Thời gian thực hiện từ năm 2011-
2019, vốn đầu tư 34 triệu USD Nội dung dự án gồm 5 hợp phần: (1) Tăng cường thể chế và cộng đồng, (2) Phục hồi hành lang ĐDSH, bảo vệ dịch vụ HST, quản lý bền vững bởi những người quản lý địa phương, (3) Cải thiện sinh kế và hỗ trợ hạ
tầng quy mô nhỏ, (4) Ứng phó và giảm thiểu tác động BĐKH tại địa phương, (5)
Quản lý dự án và dịch vụ hỗ trợ
Bốn mục tiêu chính của dự án bao gồm:
(1) Củng cố bảo tồn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp
- Xác định các điểm nóng về ĐDSH, các hành lang động vật hoang dã, lập bản đồ các khu rừng và đạt được sự bảo vệ
- Củng cố các qui định về khai thác gỗ, săn bắn và buôn bán động vật hoang
dã và cải thiện năng lực thực thi pháp luật
- Hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất và thúc đẩy phát triển bền vững lâu dài
(2) Phục hồi cảnh quan rừng và hỗ trợ các cộng đồng địa phương:
- Thiết kế và thực hiện một chiến lược nhằm phục hồi các cảnh quan bảo tồn cao
- Thực hiện các chương trình nhằm cải thiện sinh kế và tính bền vững
- Hỗ trợ cộng đồng địa phương có giấy chứng nhận sử dụng đất
(3) Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức:
- Thực hiện các khóa tập huấn về quản lý và bảo tồn rừng
Trang 28- Nâng cao nhận thức và có được sự thay đổi hành vi
- Giáo dục các nhóm sở thích và các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc
gia, vùng và địa phương về dự án
(4) Giám sát và đánh giá cảnh quan rừng:
- Thiết lập một hệ thống đánh giá cảnh quan phù hợp
- Tiến hành nghiên cứu và giám sát sinh học
- Thực hiện hệ thống giám sát các tác động của đường Hồ Chí Minh
Ngoài những dự án trên, Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH đã được
phê duyệt năm 2008 Các kịch bản về BĐKH cũng đã được xây dựng Đây sẽ là cơ
sở để đưa ra các biện pháp về bảo tồn ĐDSH ứng phó với biến đổi khí hậu
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về việc thành lập và quản lý hành lang ĐDSH
1.2.3.1 Những bài học về thành lập và quản lý hành lang ĐDSH của IUCN (2006)
Liên kết cảnh quan sẽ có ý nghĩa với những loài cần di cư qua những vùng, cảnh
quan rộng lớn Phần lớn các loài với hệ thống hành lang kết nối và vùng đệm rộng lớn là
cần thiết cho sự tồn tại lâu dài chứ không chỉ ngắn hạn như việc di chuyển qua lại
Hành lang bảo tồn loài hiệu quả cần đáp ứng được đặc điểm sau: Đầy đủ thành
phần loài, quần xã trong một HST tạo cơ hội cho các loài di chuyển ra khỏi vùng bị đe
dọa Do vậy, khi thiết kế cần xác định đầy đủ những nhu cầu khác nhau của các loài
Lập kế hoạch xây dựng một hành lang ĐDSH cần có tầm nhìn dài hạn Xây
dựng một hành lang bền vững, hoạt động hiệu quả đòi hỏi thời gian dài và sự kiên
nhẫn Ví dụ: Sáng kiến Hành lang Trường Sơn ở Việt Nam được lập kế hoạch thực
hiện trong 20 năm
(3) Hành lang ĐDSH hiệu quả về chi phí
Hành lang là giải pháp hiệu quả về chi phí để mở rộng các KBT; càng hiệu quả
hơn khi kết nối các sinh cảnh bị chia cắt so với khôi phục các khu riêng lẻ bị suy thoái
Theo thống kê, hành lang ĐDSH là lựa chọn duy nhất có tính khả thi và đạt
được các mục tiêu bảo tồn ở cấp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế
Trang 29(4) Hành lang ĐDSH cần phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất
Hành lang ĐDSH phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất của vùng, tỉnh, huyện
Những quy hoạch liên quan cần được thống nhất trước khi thiết kế hành lang
Vùng lõi (Core areas) là vùng được bảo vệ nhằm mục đích duy trì tính ĐDSH và
tạo dịch vụ môi trường cho con người sống trong và xung quanh hoặc ngoài vùng đó
Vùng đệm (Buffer zones) là vùng địa lý bao quanh vùng bảo vệ Một vài
nước thiết kế vùng đệm nằm trong vùng bảo vệ Mục đích vùng đệm là tạo vùng
chuyển tiếp, quản lý sử dụng đất để làm giảm ảnh hưởng lên vùng lõi
Khu vực hành lang (corridor zones) là nơi liên kết vùng lõi với các vùng
khác nhau bằng các không gian kết nối Khu vực này có thể là tự nhiên, phục hồi
hoặc đã được sử dụng bởi con người nhất là cho mục đích nông nghiệp
Vùng sử dụng bền vững (sustainable use zones) hay vùng sử dụng đa mục đích
là diện tích dành cho con người định cư và sản xuất nông nghiệp Vùng này được xây
dựng bên ngoài hành lang hay là bên trong cả vùng đệm và vùng hành lang
(5) Bảo tồn kết nối cần sự thỏa thuận của các tổ chức và hợp tác liên ngành
Hành lang ĐDSH cần có sự hợp tác của các cơ quan Nhà nước, gồm các cơ
quan quản lý tài nguyên rừng, đất đai, nông nghiệp, giao thông, khai thác mỏ, du
lịch, năng lượng, tài chính, lập kế hoạch… Các cơ quan này và các tổ chức cần hợp
tác để xây dựng, quản lý hành lang và đưa ra quyết định
(6) Hỗ trợ đa cấp, nhiều bên là cần thiết
Xây dựng hành lang thành công cần sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp chính
quyền từ trung ương đến cơ sở; dung hòa lợi ích và có lòng tin của các bên liên quan
Người dân dù sống ở gần, xa sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hành lang Hành lang
liên biên giới cần được ký kết bởi Chính phủ các nước có liên quan
Lập kế hoạch xây dựng cần qua các bước: (1) Xác định lợi ích chung, vùng
xung đột hiện tại và tương lai; (2) Thiết lập sự liên kết, đàm phán, sự khác biệt cần
được thương lượng, chia sẻ và nhìn nhận về mục đích của hành lang; (3) Xác định nhu
cầu của bên liên quan, cung cấp ưu đãi để họ ủng hộ xây dựng/bảo vệ hành lang
Trang 30(7) Hành lang ĐDSH là một thành phần của sự phát triển cộng đồng bền vững
Bảo tồn kết nối cung cấp các lợi ích ngắn hạn mặc dù đây giải pháp lâu dài An
ninh sinh kế, xoá đói giảm nghèo ở địa phương cần được chú ý từ khâu lập kế hoạch
Với mục tiêu là duy trì, khôi phục, kết nối cảnh quan, các sáng kiến này cần tích
hợp các lợi ích bảo tồn với phát triển KTXH Hành lang không chỉ dành các loài sinh vật
có giá trị mà dân cư ở đây cũng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này
(8) Nhận thức của cộng đồng và sự truy cập thông tin là cần thiết
Sự thành công phụ thuộc việc cung cấp các thông tin cho các bên liên quan như
hành lang sẽ ảnh hưởng gì đến họ? Họ tham gia, giám sát sự thành công của nó ra sao?
Sự hỗ trợ của các bên liên quan, vùng phục vụ cho bảo tồn có ảnh hưởng tới
xã hội, nền kinh tế, nhất là giảm đói nghèo Khi xây dựng cần chỉ ra rằng hành lang
là cách tiếp cận tổng hợp hướng tới bảo tồn ĐDSH, phát triển kinh tế và nó sẽ mang
lại nhiều lợi ích cho địa phương
(9) Xây dựng năng lực là cần thiết trong bảo tồn kết nối
Hành lang bảo tồn là khái niệm tương đối mới Người tham gia sẽ cần những
kỹ năng mới cho lập kế hoạch và thực hiện sự kết nối Việc bảo tồn loài và HST
phải gắn kết với giảm đói nghèo, cần có sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng cho
các phương pháp bảo tồn Cán bộ địa phương và cộng đồng phải có kỹ năng về lập
kế hoạch, quản lý và giám sát hoạt động bảo tồn ĐDSH Các nhà quản lý phải có sự
hiểu biết sâu sắc về mục đích của bảo tồn kết nối để ban hành những khung pháp lý
cần thiết hỗ trợ việc lập quy hoạch sử dụng đất đai, quản lý và cung cấp ưu đãi về
tài chính cho việc thực hiện lâu dài
1.2.3.2 Những bài học về hành lang ĐDSH ở Tiểu vùng sông Mê Kông (Corbett,2008)
(1) Nếu không có chiến lược hiệu quả, nguồn tài nguyên của khu bảo tồn
sẽ bị cạn kiệt do nhu cầu của thị trường
Gỗ, động vật hoang dã, lâm sản phi gỗ có giá trị đã và đang bị khai thác quá
mức, nhân tố chính gây ra sự suy thoái lại không phải là cộng đồng địa phương, mà
phần lớn do các tổ chức bên ngoài khai thác vì lợi ích thương mại
Trang 31Chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy cộng đồng địa phương có thể tìm ra
sinh kế thay thế khác khi tài nguyên ở KBT cạn kiệt Vì vậy, cần có một chiến lược cụ
thể để duy trì các dịch vụ sinh thái, từ đó cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương
(2) Tăng cường cam kết của Chính phủ trước khi thực hiện các can thiệp
Sự toàn vẹn của KBT phụ thuộc nhiều vào cam kết rõ ràng của Nhà nước
Nếu không có điều này, sự nỗ lực hỗ trợ của dự án không ngăn chặn được việc sử
dụng bất hợp pháp, khai thác không bền vững bởi các tổ chức thương mại bên
ngoài Cộng đồng địa phương cần được thúc đẩy để tham gia đầy đủ trong bất kỳ
một chương trình quản lý tài nguyên bền vững
(3) Chia sẻ trách nhiệm quản lý
Các KBT sẽ không được bảo vệ toàn diện nếu chỉ bởi riêng cộng đồng địa
phương hoặc cơ quan nhà nước: một chiến lược phối hợp là cần thiết dưới hình thức
cộng đồng lãnh đạo (community-led), nhà nước thực thi (state-enforced)
Xác định rõ vai trò của các bên quản lý Việc giao trách nhiệm cho cộng đồng
phải tương ứng với quyền, lợi ích của nhà nước, hữu hình cho người dân địa phương
(4) Tăng lợi ích kinh tế của cộng đồng trong sử dụng bền vững KBT
Cộng đồng địa phương sẽ chỉ đầu tư thời gian, sự nỗ lực trong quản lý KBT
bền vững nếu họ nhận được sự đảm bảo cải thiện sinh kế trong tương lai về đầu tư
Thu nhập từ các sản phẩm thiên nhiên phải được đảm bảo tăng lên Thu hoạch bền
vững, có kế hoạch có thể góp phần cải thiện sinh kế (không phải chỉ là sự tồn tại)
(5) Tầm quan trọng của tăng cường quản lý tốt ở cấp cộng đồng cho sự bền vững, đồng quản lý cho người nghèo
Quản lý ở cấp nhà nước là chìa khóa bảo vệ các KBT, song ở cấp cộng đồng
thường xuyên bị bỏ qua Đồng quản lý đòi hỏi các cộng đồng phải có tổ chức và hệ
thống, qua đây các quyết định được đưa ra và thực hiện Không có sự quản lý thích
hợp, các quyết định sẽ không được duy trì và họ sẽ không nhất thiết phải phục vụ lợi
ích của các thành viên của cộng đồng dễ bị tổn thương nhất
Trang 32Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất thành lập các hệ thống hành lang ĐDSH góp phần hạn chế suy thoái
ĐDSH trong bối cảnh BĐKH ở các vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ,
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định, đánh giá mức độ ưu tiên kết nối các khu RĐD bằng hành lang ĐDSH làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH
- Đề xuất các hành lang ĐDSH tiềm năng cho các HST trên cạn ở miền Trung và
miền Nam Việt Nam nhằm bảo tồn ĐDSH, thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH
- Đề xuất các giải pháp thiết lập, quản lý vận hành các hệ thống hành lang ĐDSH
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học
- Hệ thống rừng đặc dụng trên cạn có nhu cầu kết nối
- Tính đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu: Các tỉnh thuộc vùng Trung bộ (Bắc Trung bộ, Nam
Trung bộ), Đông Nam bộ và Tây Nguyên: 25 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tự
nhiên trên đất liền 17.407,5 ngàn ha với 8.067,7 ngàn ha đất có rừng; diện tích đất
lâm ngiệp thuộc RĐD 1.568,3 ngàn ha
Trang 332.3 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của BĐKH tới ĐDSH và các tác động đến khu vực nghiên cứu
- Xác định nhu cầu mở rộng và kết nối của các khu RĐD với nhau để bảo đảm
tính toàn vẹn của sinh cảnh, sự phát triển của loài ưu tiên
- Đề xuất các hành lang ĐDSH trên cạn nhằm thích ứng với BĐKH
- Xây dựng bản đồ, mô tả các hành lang ĐDSH được đề xuất
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thiết lập và vận hành hành lang ĐDSH
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu, công cụ cần thiết
Thu thập số liệu tại các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê, trên các website trong và ngoài nước để thu thập các tài liệu liên quan, công cụ cần thiết… như sau:
2.4.1.1 Thu thập về tài liệu
- Kết quả nghiên cứu về hành lang ĐDSH trên thế giới, trong nước và khu
vực nghiên cứu Tài liệu về các dự án xây dựng hành lang xanh, hành lang ĐDSH
đã và đang triển khai ở khu vực nghiên cứu
- Ảnh hưởng của BĐKH tới ĐDSH ở các vùng sinh thái trong khu vực nghiên cứu
- Số liệu về các loài, các sinh cảnh ưu tiên cần bảo vệ; thông tin về tình trạng các loài quan trọng trong khu vực nghiên cứu
- Tài liệu về quy hoạch ở cấp vùng, tỉnh trong khu vực nghiên cứu
- Số liệu về KTXH, hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng…
- Số liệu về khí tượng thuỷ văn: lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm…
2.4.1.2 Bản đồ (dạng file, bản in trên giấy)
- Bản đồ ranh giới hành chính (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) ở khu vực nghiên cứu
- Bản đồ quy hoạch kết cấu hạ tầng, bố trí dân cư; sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, ĐDSH, bảo tồn và phát triển bền vững còn thời hiệu pháp lý
- Lớp bản đồ địa hình (hệ VN.2000) 1/25.000, 1/50.000, 1/100.000…
Trang 34- Lớp bản đồ thảm thực vật, hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
- Lớp bản đồ phân bố dân cư
- Lớp bản đồ mặt nước, sông suối (hồ lớn và sông chính)
- Lớp bản đồ giao thông (các tuyến đường giao thông chính)
- Bản đồ vùng ngập theo Kịch bản BĐKH
- Bản đồ lượng mưa, nhiệt độ…
- Lớp bản đồ ranh giới các khu RĐD
- Các lớp bản đồ phân bố các loài động thực vật quan trọng
- Thông tin về sự biến đổi lượng mưa, nhiệt độ và vùng bị ngập theo kịch bản
phát thải trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2.4.1.3 Các công cụ hỗ trợ, sử dụng:
Các phần mềm, công cụ phục vụ cho thống kê số liệu và xây dựng bản đồ:
Bảng tính Excel, phần mềm Mapinfo, Microsatoin, Envi, Arc GIS, …
2.4.2 Xác định các mục tiêu của hệ thống hành lang đa dạng sinh học
Đề xuất thiết lập các hành lang bắt đầu với việc lựa chọn một hoặc nhiều
mục tiêu như sau:
- Hỗ trợ các loài có vùng sống rộng di chuyển
- Hỗ trợ các loài sinh vật di cư trong tương lai
- Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc
quần thể bị suy giảm (Ví dụ như nhóm linh trưởng ở VQG Bạch Mã)
- Bảo tồn ngoài ranh giới các khu RĐD
- Cung cấp nơi sống và sinh sản cho các loài sinh vật có giá trị kinh tế
- Duy trì các giá trị dịch vụ sinh thái, môi trường rừng và tích lũy cacbon
Các loài quan trọng sẽ là đối tượng chính sử dụng hành lang Với nhóm loài khác
nhau, hệ thống hành lang sẽ có cấu trúc khác nhau Các loài thú lớn yêu cầu hành lang
rộng; các loài thú nhỏ thì hành lang có thể nhỏ với một số điểm nút rộng Các loài biểu
tượng và các loài bao trùm như Voi (Elephas maximus), Hổ (Panthera tigris), Bò tót (Bos
gaurus) được coi là các loài quan trọng Thông tin về các loài này sẽ được sử dụng trong
quá trình thiết kế hành lang;
Trang 35Với các mục tiêu khác nhau, thông số của hành lang cũng khác nhau Hành
lang hướng tới mục tiêu hỗ trợ các loài sinh vật thích ứng với BĐKH nên được thiết
kế theo hướng Nam - Bắc hay từ Đông sang Tây theo chiều từ nơi có địa hình thấp
đến nơi có địa hình cao hơn (từ nơi nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp) Hành lang cần khá dài để đảm bảo có sự thay đổi về khí hậu giữa các khu vực trong hệ thống
2.4.3 Xác định các khu rừng đặc dụng ưu tiên kết nối
Sự liên kết các khu RĐD trong vùng với nhau được thể hiện qua nhu cầu mở rộng vùng sống của các loài có kích thước lớn, các quần thể đạt tới ngưỡng sức chứa sinh thái, nhu cầu dịch chuyển vùng phân bố trong tương lai của các loài nhạy cảm với BĐKH, nhu cầu tái lập các quần thể đã bị tuyệt chủng cục bộ
Xác định các khu vực ưu tiên kết nối với hệ thống RĐD để thích ứng với BĐKH trong thời gian dài Đề tài sử dụng 7 tiêu chí, mỗi tiêu chí thể hiện mức độ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của BĐKH tới ĐDSH Ngoài ra, còn thể hiện được nhu cầu kết nối của các khu RĐD có tính ĐDSH cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm Ngoài mục tiêu thích ứng với BĐKH, hệ thống hành lang ĐDSH còn góp phần khắc phục
những hạn chế hiện nay của hệ thống RĐD trong vùng Với một số loài sinh vật có
kích thước cơ thể lớn, vùng sống rộng, quy mô các KBT chưa đáp ứng nhu cầu của
chúng, hoặc tại một số khu RĐD có diện tích hẹp, một số loài quý hiếm hiện đã đạt
ngưỡng sức chứa sinh thái Nhu cầu mở rộng vùng sống, thiết lập các quần thể mới
trong vùng phân bố của loài là hoàn toàn cấp thiết Một số tiêu chí được sử dụng để lựa chọn các khu RĐD phục vụ kết nối như sau:
(1) Mức độ thay đổi nhiệt độ tại khu vực có khu RĐD: Sự thay đổi nhiệt độ
được chia làm 3 cấp và được cho điểm từ 1 – 3 Kịch bản phát thải trung bình được
sử dụng trong quá trình đánh giá
(2)Mức độ thay đổi lượng mưa tại khu vực có khu RĐD: Sự thay đổi lượng mưa được chia làm 3 cấp và được cho điểm từ 1 – 3
(3)Mức độ bị ngập do nước biển dâng: Nước biển dâng sẽ trực tiếp làm mất
nơi cư trú của nhiều loài sinh vật Các khu bảo tồn có trên 20% diện tích bị ngập sẽ
Trang 36nhận được 3 điểm, từ 10-20% diện tích bị ngập sẽ nhận được 2 điểm và có diện tích
bị ngập < 10% sẽ nhận được 1 điểm
(4) Không có núi cao làm nơi cư trú khi nhiệt độ tăng: Các khu RĐD phân bố
ở nơi có địa hình cao sẽ có lợi thế hơn các khu RĐD ở vùng thấp Vùng núi cao sẽ
là nơi cư trú tiềm năng cho các loài sinh vật do ảnh hưởng của BĐKH Các khu RĐD không có diện tích đáng kể ở độ cao < 700 m được nhận 3 điểm Các khu RĐD có diện tích đáng kể ở độ cao từ 700-1.400 m được nhận 2 điểm Các khu RĐD có diện tích đáng kể ở độ cao >1.400 m được nhận 1 điểm
(5) Áp lực gián tiếp bởi con người khi BĐKH xảy ra: Khi nước biển dâng sẽ làm mất nơi ở, đất sản xuất… Do vậy các khu RĐD ở gần sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn các khu RĐD ở xa Ảnh hưởng này được chia làm 3 cấp, cho điểm từ 1 – 3 dựa vào mức độ ngập ở các khu vực lân cận Áp lực sẽ được tính dựa vào khoảng cách
từ nơi có diện tích ngập lớn gần nhất đến khu RĐD Khoảng cách đó từ 0- 50 km thì khu RĐD được nhận 3 điểm, từ 51 -100 km: 2 điểm và > 100 km: 1 điểm
(6) Tính ĐDSH: Giá trị bảo tồn của khu RĐD thể hiện qua số loài sinh vật, số loài đặc hữu, quý hiếm Tính ĐDSH chia làm 3 cấp và được cho điểm từ 1 – 3
(7) Nhu cầu mở rộng vùng sống của các loài động vật hoang dã: Các loài có kích thước cơ thể lớn, vùng sống rộng, quy mô các KBT chưa đáp ứng nhu cầu của chúng Một số khu có diện tích nhỏ, một số loài quý hiếm hiện có số lượng đã đạt ngưỡng sức chứa sinh thái Nhu cầu mở rộng vùng sống, thiết lập các quần thể mới trong vùng phân bố của loài là hoàn toàn cấp thiết Các khu RĐD không có các loài
kể trên sẽ được nhận 1 điểm, các khu RĐD là nơi cư trú của các loài kể trên được nhận 2 điểm, các khu RĐD là nơi cư trú của các loài kể trên và ghi nhận có xung đột giữa chúng với con người được nhận 3 điểm
Tổng số điểm của từng khu RĐD sẽ là cơ sở tính mức độ ưu tiên kết nối: + Mức độ ưu tiên kết nối thấp: Tổng điểm từ 8-11 điểm
+ Mức độ ưu tiên kết nối trung bình: Tổng điểm từ 12-15 điểm
+ Mức độ ưu tiên kết nối cao: Tổng điểm từ 16 -18 điểm
Trang 37Trong các khu RĐD ở khu vực nghiên cứu, thông tin về vị trí, ranh giới, mức độ ĐDSH… của một số khu chưa đầy đủ Do vậy, chỉ đánh giá các khu RĐD được cho là
có vai trò quan trọng về bảo tồn Thông tin về các khu RĐD được thảm khảo từ Tordoff (2002), BirdLife International and FIPI (2001), Chiến lược quốc gia khu bảo tồn ở Việt Nam năm 2011, các tài liệu có liên quan và ý kiến chuyên gia
Các khu RĐD được chọn lựa kết nối không nên có các HST khác biệt nhau Khi di chuyển đến một HST hoàn toàn khác biệt, các loài sinh vật có thể không tồn tại được do điều kiện sống không phù hợp, bao gồm các yếu tố vật lý và sinh học
Ví dụ: Các loài phân bố ở rừng kín thường xanh với lượng mưa lớn sẽ khó thích
ứng được khi di chuyển đến các khu RĐD có HST là rừng thưa rụng lá nơi có lượng mưa thấp Ngoài các yếu tố vật lý ra, các HST khác nhau là nơi cư trú của các loài
sinh vật, mối quan hệ về thức ăn và cạnh tranh khác nhau Do vậy một loài ở HST
khác đến có thể không thể thiết lập được quần thể ở mức độ có ý nghĩa về mặt bảo
tồn và lâu dài Trong những trường hợp tiêu cực hơn, các loài này lại là yếu tố phá
hủy sự ổn định của HST tại nơi chúng di cư đến Ví dụ như một loài thú ăn thịt di
cư đến một khu vực không trong vùng phân bố lịch sử của chúng có thể ảnh hưởng đến quần thể của các loài thú mồi, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các loài thực vật
Trong quá khứ có thể các HST này đã từng tiếp giáp nhau, nhưng do cách ly lâu dài chúng có thể không còn khả năng ổn định như trước Ngoài ra, tính đa dạng mà mối quan hệ của các HST không còn phức tạp như trước khiến các HST có thể nhạy
cảm hơn và dễ thay đổi một cách tiêu cực khi có những yếu tố ngoại lai xâm nhập
vào hệ thống Do vậy, việc kết nối các HST hoàn toàn khác biệt nhau nên được tránh khi thiết lập hệ thống hành lang vì tính hiệu quả thấp và những rủi ro mà hệ
thống hành lang này mang lại
Các HST phổ biến nhất trong hệ thống RĐD ở Việt Nam (Lê Mộng Chân và
Vũ Văn Dũng, 1992):
1 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh (LRTX) nhiệt đới
2 Kiểu rừng lá rộng nửa rụng á nhiệt đới
3 Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới
Trang 384 Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới
5 Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới
6 Kiểu rừng núi đá vôi
7 Kiểu rừng lá kim
8 Kiểu rừng tre nứa
Nhóm HST rừng núi đá vôi, HST rừng lá kim, HST rừng thưa lá rộng có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với nhau và với các HST còn lại Tuy nhiên chúng lại phân
bố manh manh mún, khả năng tìm được một hệ thống hành lang kết nối các khu RĐD với cùng một kiểu HST chính là khá thấp Do vậy đề tài nhóm các HST trên thành một
số nhóm chính, cụ thể như sau:
- Kiểu rừng kín thường xanh
- Kiểu rừng rộng lá
- Kiểu rừng trên núi đá vôi
Thống kê số liệu ở các bảng, biểu trong đề tài áp dụng theo phân loại rừng tại Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT để có sự thống nhất trong thống kê như sau:
(1) Đất có rừng gồm: Rừng tự nhiên, gồm rừng gỗ (rừng giàu, trung bình, nghèo, phục hồi, rừng gỗ núi đá, rừng khộp, rừng gỗ lá kim, rừng lá rộng – lá kim), rừng tre nứa, rừng hỗn giao (gỗ + tre nứa); rừng trồng: rừng gỗ, rừng tre nứa trồng
(2) Đất chưa có rừng: Đất trống trảng có, nương rẫy bỏ hoá (Ia), đất trống cây bụi (Ib), đất trống có cây gỗ tái sinh (Ic), núi đá có cây lùm bụi
(3) Đất khác ngoài lâm nghiệp (sông suối, mặt nước chuyên dùng, thổ cư…)
2.4.4 Chọn khu vực và xác định thông số của hành lang
Lựa chọn các khu vực phù hợp với mục tiêu đề ra để xây dựng hành lang Quá trình thiết kế vị trí hành lang cần lưu ý một số điểm như sau:
- Sự phân bố của các sinh cảnh phù hợp với loài mục tiêu mà hệ thống hành lang hướng tới Với các loài động vật hoang dã ưa thích sinh cảnh rừng giàu (các loài Linh trưởng) thì hành lang nên được thiết kế cắt qua đó Chất lượng hành lang dần được cải thiện thông qua các biện pháp lâm sinh về phát triển rừng Tuy nhiên,
để tái tạo HST tự nhiên từ các HST rừng trồng cần thời gian dài, tốn kém và khó đạt
Trang 39chất lượng như là HST rừng tự nhiên về mặt cung cấp nơi sống, thức ăn cho động
vật hoang dã khi di chuyển
- Với các loài có thể sinh sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau thì cân nhắc lựa chọn các dạng sinh cảnh khác nếu tuyến hành lang đó tối ưu về mặt khoảng cách, quản lý và hỗ trợ tốt cho các loài di chuyển Ví dụ: Hành lang di chuyển cho Voi, Bò tót, thú móng guốc không nhất thiết phải là rừng tự nhiên giàu
- Vị trí của hành lang nhằm tạo thuận lợi cho sự di cư, phát tán của các loài
động vật Ở khu vực thiết kế, một số chướng ngại vật ảnh hưởng đến việc di chuyển của sinh vật, cần được cân nhắc tránh khi thiết kế hành lang
Hành lang hỗ trợ các loài thú lớn thì các con sông, đường nhỏ không thể coi
là chướng ngại vật Với các loài này, các hồ lớn, các khu dân cư mới có thể coi là
chướng ngại vật khi di chuyển Với các loài thú nhỏ, các rào cản có thể phổ biến
hơn Nếu chướng ngại vật ở khu vực quan tâm không tạo thuận lợi cho loài sinh vật
di chuyển thì có thể lựa chọn khu các RĐD khác để thay thế Không xây dựng hành lang mà biết chắc chắn các loài sinh vật không di chuyển được
Hành lang cần hạn chế cắt ngang qua các dãy núi lớn, sườn núi quá dốc, khu dân cư, đất sản xuất nông nghiệp… để thuận tiện cho các loài sinh vật di chuyển
Ngoài ra, khi xác định vị trí hành lang cũng cần lưu ý đến các quy hoạch khác để
sự tránh chồng chéo, mâu thuẫn nhằm nâng cao tính khả thi của hệ thống
Mục tiêu của hành lang là hỗ trợ các loài sinh vật thích ứng với BĐKH, nên
được thiết kế theo hướng Nam - Bắc hoặc theo chiều từ nơi có địa hình thấp (nhiệt
độ cao) tới nơi có địa hình cao (nhiệt độ thấp) Nhiệt độ là yếu tố sinh thái chi phối
sự phân bố của các loài sinh vật, nhất là các loài động vật có biên độ sinh thái hẹp
Một hệ thống hành lang như vậy sẽ cho phép các loài động vật di cư đến khi nhiệt
độ của trái đất nóng lên Trong hành lang nên có các điểm di cư đến của các loài sinh vật sao cho nhiệt độ ở đó thấp hơn ở các khu RĐD có tính ĐDSH cao ít nhất 2oC
Bảo tồn ngoài ranh giới RĐD cũng cần được cân nhắc khi thiết lập hành lang ĐDSH Hiện nay, diện tích RĐD ở khu vực nghiên cứu chỉ chiếm 9% diện tích tự nhiên của vùng Ngoài các khu RĐD, nhiều khu vực trên đất rừng phòng hộ có giá trị ĐDSH
Trang 40cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm Số liệu về phân bố và hiện trạng của các loài quý
hiếm ngoài ranh giới khu RĐD cần được thu thập để các hành lang có thể được bố trí
qua những khu vực quan trọng này
Độ rộng, độ dài của hành lang được xác định theo đặc điểm của các loài cần
bảo vệ và hiện trạng sử dụng đất đai ở nơi đề xuất Hành lang thường càng dài thì yêu
cầu độ rộng càng lớn Với các loài thú lớn (Voi, Bò tót, Hổ…) hành lang đề xuất phải
có độ rộng > 8 km Một số loài quan trọng như các loài linh trưởng thường sống theo
đàn, vùng sống nhỏ Do vậy hành lang được đề xuất có thể hẹp hơn ở nơi đông dân
cư, diện tích đất nông nghiệp lớn Độ rộng tối thiểu ở khu vực này có thể chỉ 2-3 km
Các loại ranh giới, địa hình, địa vật có thể lợi dụng khi xác định ranh giới
hành lang:
- Ranh giới quốc gia, ranh giời hành chính (quốc gia, tỉnh, huyện, xã)
- Ranh giới phân chia: tiểu khu, khoảnh, lô rừng
- Các giông núi, khe, sông, suối, sườn dốc, vách núi…
- Các đường giao thông, đường mòn chính
2.4.5 Mô tả hành lang
Các thông tin cơ bản mô tả về hành lang ĐDSH như sau: Vị trí địa lý, ranh
giới hành chính… thể hiện dưới dạng bản đồ và bảng biểu Bản đồ thống nhất sử dụng
hệ quy chiếu VN 2000
Các loại hình sử dụng đất được mô tả dưới dạng bảng biểu phục vụ việc thống
kê và đề xuất các biện pháp quản lý, tác động nhằm cải thiện chất lượng hành lang
2.4.6 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ
- Trên cơ sở tài liệu thu thập, bằng phương pháp cho điểm theo các tiêu chí ở
khu vực ưu tiên kết nối sử dụng các công cụ hỗ trợ, tiến hành chồng xếp các loại
bản đồ đơn tính như để xác định được diện tích (ranh giới) đất lâm nghiệp ưu tiên
sử dụng trong đề xuất thiết lập hành lang
- Số hoá bổ sung và biên tập bản đồ, chuyển số liệu từ bản đồ ra bảng tính
Excel để thống kê, tổng hợp số liệu
- Phân tích số liệu: sử dụng phương pháp chuyên gia và các công cụ hỗ trợ