AN TOÀNLAOĐỘNG KHI ĐÀOHỐSÂU 1.1. Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn khiđào hố, hào sâu: 1.1.1 Vách đất bị sụt lở đè lên người: - Hố, hào đào với vách đứng cao quá giới hạn cho phép đối với từng loại đất. - Hố, hào đào với vách nghiêng (mái dốc, taluy) mà góc nghiêng quá lớn, vách đất mất cân bằng ổn định do lực chống trượt (lực ma sát và lực dính của đất) nhỏ hơn lực trượt dẫn tới bị sạt, trượt lở xuống. - Cũng có nhiều trường hợp trong quá trình đào hố, hào vách đất vẫn còn ổn định, nhưng qua thời gian đất bị ẩm ướt do mưa hay nước ngầm làm cho lực dính hay lực ma sát trong đất bị giảm, nên lực chống trượt không thắng nổi lực trượt, vách đất sẽ bị sụt lở. - Vách đất còn có thể bị sụt lở do tác động của ngoại lực như: đất đào lên hoặc vật liệu đổ chất đống gần mép hố đào; hố, hào ở gần đường giao thông do lực chấn động của các phương tiện vẩn chuyển cũng có thể làm cho vách đất bị sụt lở bất ngờ. - Khi tháp dỡ kết cấu chống vách không đúng quy định (ở các hố hào có chống vách) làm mất tác dụng chống đỡ hoặc không cẩn thận gây chấn động mạnh làm cho đất bị sụt lở. 1.1.2. Người bị sa, ngã xuống hồ, hào do: - Lên, xuống hố, hào sâu không có thang hoặc không tạo bậc ở vách hố, hào; leo trèo theo kết cấu chống vách; nhảy xuống và đu người lên miệng hố hào. - Bị ngã khi đứng làm việc trên mái dốc lớn hoặc mái dốc trơn trượt mà không đeo dây an toàn. - Hố, hào ở trên hoặc gần đường qua lại không có cầu; ván bắc qua, hoặc xung quanh không có rào ngăn, ban đêm không có đèn báo hiệu. 1.1.3 Đất đá lăn rơi từ trên bờ xuống dưới do: - Đất đào lên đổ sát mép hố, hào. - Phương tiện vận chuyển qua lại gần làm văng, hất đát đá xuống hố. 1.1.4. Người bị ngạt hơi độc: Người bị ngạt hơi độc thường gặp khiđào các giếng sâu, đường hầm, hố khoan thăm dò, v.v. Hơi khí CO có thể xuất hiện bất ngờ khiđào phải các hang hốc, túi khí có sẵn trong đất. Hơi khí độc cũng có thể nhiễm trong đất, toả ra từ từ rồi tích tụ ở trong hố, nhất là các hố, hào sâu bỏ lâu ngày sau đó lại tiếp tục thi công. 1.1.5. Tai nạn do đào phải bom,mìn, đường cáp điện và các đường ống ngầm 1.1.6. Tai nạn khi khoan, đào đất bằng phương pháp nổ mìn do: - Vi phạm qui định antoànkhi nổ mìn như nhồi thuốc, đặt kíp mìn, xử lý mìn câm,… không đúng. - Sức ép không khí lên người khi mìn nổ. - Đất đá văng bắn vào người trong phạm vi vùng nguy hiểm. 1.2 Các biện pháp an toànlaođộng khi đào hố, hào sâu: 1.1.2.Chống vách đất bị sụt lở: Để phòng ngừa vách đất bị sụt lở, khiđào hố, hào sâu có thể phân ra ba trường hợp sau. a)Đào hố, hào sâu vách đứng không gia cố chống vách: Chỉ đươc đào với vách đứng ở đất nguyên thổ, có độ ẩm tự nhiên, không có mạch nước ngầm và xa các nguồn chấn động với chiều sâu giới hạn. Theo qui phạm kỷ thuật antoàn trong xây dựng TCVN-5308-1991 thì chiều sâu hố, hào đào vách đứng trong các loại đất được qui định như sau: - Không quá 1m đối với đất cát và đất tơi xốp,và đất mới đắp; - Không quá 1,25m đối với đất pha cát (á cát); - Không quá 1,50m đối với đất pha sét (á sét) và đất sét: - Không quá 2,0m đối với đất rất cứng khiđào phải dùng xà beng hoặc cuốc chim. Trong các trường hợp khác thì hố, hào sâu phải đào với vách dốc, nếu đào vách đứng thì phải chống vách với suốt chiều cao. Khiđào hố, hào sâu bằng máy ở nơi đất dính có độ chặc cao thì cho phép đào vách đứng sâu tới 3m nhưng không được có người ở dưới. Nếu cần có người làm việc ở dưới thì chỗ có người phải chống vách hoặc đào thành mái dốc. Trong suốt quá trình thi công phải thường xuyên xem xét tình hình ổn định vững chắc của vách hố, hào, nếu thấy ở trên vách có các vết rạn nứt có thể bị sạt lở thì phải ngừng ngay công việc, công nhân phải lên khỏi hố, hào và có biện pháp kịp thời chống đỡ chỗ đó hoặc phá cho đất chỗ đó sụt lở luôn để tránh nguy hiểm sau này. Khiđào hố, hào sâu với vách đứng tuyệt đối không được đào kiểu hàm ếch. b) Đào hố, hào sâu vách đứng có chống vách: Đào hố, hào sâu ở những nơi đất bị xáo trộn (đất đắp, đất đã được làm tơi trước bằng nổ mìn), mức nước ngầm cao và vách đào thẳng đứng thì phải chống vách. Để chống vách hố, hào phải dùng ván dày 4-5cm, đặt chúng nằm ngang áp sát vào vách đất theo mức đàosâu dần, phía ngoài có cọc đứng giữ với các văng chống ngang Trong đất độ ẩm tự nhiên, trừ đất tơi, có thể gia cố bằng các tấm ván nằm ngang đặt cách nhau một khoảng bằng chiều rộng tấm ván. Trong đất độ ẩm cao và đất tơi, gia cố bằng các tấm ván để nằm ngang, hoặc đặt sát nhau. Cọc đứng đóng cách nhau 1,5m dọc theo vách hố, hào. Văng chống ngang đặt cách nhau không quá 1m theo phương đứng. Văng phải được đóng cố định chắc vào cọc cứng. Trong các hố, hào có chiều rộng lớn, văng chống ngang giữa hai vách hố, hào sẽ dài, chịu lực yếu, có thể thay văng chống ngang bằng chống xiên Trường hợp văng chống ngang hay chống xiên trong lòng hố, hào gây cản trở cho việc đào đất hoặc thi công các công việc tiếp theo như xây móng, đặt đường ống, v.v. thì thay các văng chống bằng cách neo các đầu cọc giữ bằng dây hay giằng cứng neo vào cọc đứng trên bờ Vật liệu, chiều dài, tiết diện của các bộ phận chống vách phải sử dụng đúng theo thiết kế. Khoảng cách giữa các tấm ván lát, cọc giữ, văng chống phải đặt đúng theo bản vẽ, trình tự lắp đặt phải theo đúng chỉ dẫn. Đối với các hố, hào có độ sâu lớn, việc chống vách phải thực hiện thành nhiều đợt từ trên xuống, mỗi đợt cao từ 1 – 1,2m. Nếu làm tuỳ tiện, không tuân theo những điều nói trên có thể xảy ra gãy, đổ các bộ phận chống vách dẫn tới đất bị sạt lỡ gây tai nạn. Trong quá trình đào đất thủ công hay bằng máy hoặc tiến hành các công việc khác không được va chạm mạnh có thể làm xê dịch vị trí hoặc hư hỏng các bộ phận chống vách. Trong quá trình thi công phải luôn luôn theo dõi, quan sát kết cấu vách. Nếu có điều gì nghi ngờ (vách lát bị phình, văng cọc đứng bị uốn cong nhiều, v.v.) có thể dẫn tới dãy sập thì phải ngừng thi công, mọi người ra khỏi hố, hào và có biện pháp gia cố kịp thời (tăng cọc giữ và văng chống v.v.) bảo đảm chắc chắn antoàn mới được tiếp tục làm việc) Khi đã đào xong, hoặc saukhi đã kết thúc các công việc làm ở trong hố, hào thì tiến hành lấp đất. Khi lấp đất vào hố, hào phải tiến hành tháo dỡ kết cấu chống vách theo từng phần từ dưới lên theo mức lấp đất, không được dở ngay một lúc tất cả. Nói chung không được táo dở cùng một lúc quá ba tấm theo chiều cao, còn ở trong đất tơi xốp mỗi lần chỉ được dỡ một tấm. Khi tháo dở ván lát cần bố trí lại các văng chống. c) Đào hố, hào sâu với vách dốc: Độ dốc của vách hố, hào phụ thuộc vào loại đất và độ ẩm. Theo TCVN-5380 thì góc mái đốc tối da cho phép của hố, hào được quy định theo bảng sau: Loại đất Loại đất Trạng thái đất Ít ẩm (khô) Ẩm Ướt Góc giữa mái dốc và đường nằm ngang, độ Tỷ số giữa chiều cao của mái dốc và hình Góc giữa mái dốc và đường nằm ngang, độ Tỷ số giữa chiều cao của mái dốc và hình Góc giữa mái dốc và đường nằm ngang, độ Tỷ số giữa chiều cao của mái dốc và hình chiếu trên mặt chiếu trên mặt phẳng ngang chiếu trên mặt phẳng ngang phẳng ngang Sỏi đá dăm 40 1 : 1,20 40 1 : 1,20 35 1 : 1,45 Cát hạt to 30 1 : 1,75 32 1 : 1,60 25 1 : 2,15 Cát hạt trung bình 28 1 : 1,90 35 1 : 1,45 25 1 : 2,15 Cát hạt nhỏ 25 1 : 2,25 30 1 : 1,75 20 1 : 2,77 Sét pha 50 1 : 0,84 40 1 : 1,20 30 1 : 1,75 đất hữu cơ (đất mục) 40 1 : 1,20 35 1 : 1,45 25 1 : 2,15 Đất mục không có rễ cây 40 1 : 1,20 25 1 : 2,25 15 1 : 3,75 1.2.2.Phòng ngừa người bị sa, ngã xuống hố, hào: Khiđào hố, hào sâu công nhân lên xuống hố, hào phải dùng thanh bắc chắc chắn hoặc tạo bậc lên xuống ở những nơi đã quy định. Không dược nhảy khi xuống, không được đu người lên vách hố, hào hay leo trèo theo kết cấu chống vách để lên. Khi phải đứng làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 450 mà chiều sâu hố, hào hoặc chiều cao mái dốc trên 3m hoặc khi độ đốc của mái đất nhỏ hơn 450 mà mái dốc lại trơn ướt thi công nhân phải đeo dây antoàn buộc vào cọc chắc chắn. Khiđào hố, hào ở nơi có nhiều người đi lại như bên cạnh đường đi, trong sân bãi, gần nơi làm việc, v.v. thì cách mép hố, hào 1m phải làm rào ngăn chắc chắn cao ít nhất 1m và có biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. Để đi lại qua hố, hào phải bắc cầu nhỏ rộng ít nhất 0,8m đối với cầu đi lại một chiều và rộng 1,5m đối với cầu đi lại hai chiều, cầu có lan can bảo vệ chắc chắn cao 1m. Ban đêm phải có đèn chiếu sáng cầu. 1.2.3. Phòng ngừa đất đá lăn rơi từ trên cao xuống hố, hào: Đất đá từ dưới đổ lên bờ phải để cách xa mép hố, hào ít nhất là 0,5m. Đống đất đổ lên bờ phải có độ dốc không quá 450 so với phương nằm ngang. Khiđào nếu có các tảng đá nhô ra khỏi mặt phẳng mái dốc cần phải phá bỏ đi từ phía trên. Trong lúc nghỉ giải lao mọi người không được ngồi ở dưới hố, hào. Hố, hào đào ở gần đường đi lại, vận chuyển xung quanh mép cần dựng ván chắn cao 15cm. Khiđào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công nhân đứng trong phạm vi tầm quay của tay cầm máy đào. Không được bố trí người làm việc trên miệng hố, hào trong khi đang có người làm việc ở dưới. 1.2.4. Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc: Khiđào hố, hào sâu nếu phát hiện thấy hơi khí khó ngửi, hoặc có hiện tượng người chóng mặt, khó thở, nhức đầu,… thì phải ngừng ngay công việc mọi người phải ra xa chỗ đó hoặc phải lên bờ ngay để đề phòng nhiễm độc, chỉ khi nào đã xử lý xong, bảo đảm không còn hơi, khí độc hoặc nồng độ không còn nguy hiểm gì đến sức khoẻ thì mới tiếp tục thi công. Nếu phải làm việc trong điều kiện có hơi khi độc thì công nhân phải sử dụng mặt nạ chống hơi khí độc, bình thở, v.v. Trước khi xuống làm việc ở hố, hào sâu phải kiểm tra không khí xem có hơi khí độc không bằng dụng cụ (đồng hồ) xác định khí độc hoặc có thể thả chuột nhắt hoặc gà con xuống hố, hào để kểim tra. Nếu những con vật này vẫn bình thường, không có hiện tượng gì khả nghi chứng tỏ không khí dưới hố, hào không có hơi khí độc. Khi phát hiện có hơi khí độc thì phải có biện pháp làm thoát chúng bằng quạt gió, máy nén khí. Tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý nguồn phát sinh. . AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI ĐÀO HỐ SÂU 1.1. Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn khi đào hố, hào sâu: 1.1.1 Vách đất bị sụt lở đè lên người: - Hố, hào đào. lên người khi mìn nổ. - Đất đá văng bắn vào người trong phạm vi vùng nguy hiểm. 1.2 Các biện pháp an toàn lao động khi đào hố, hào sâu: 1.1.2.Chống vách