Đái dầmởtrẻem - Chữathếnào?Đáidầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ (có thể bị khi ngủ đêm hoặc ngủ ngày). Đáidầm là hiện tượng gặp khá phổ biến ởtrẻ em: ở lứa tuổi 5 tuổi gặp từ 10-20%, đến 10 tuổi tỉ lệ đáidầm là 3-4 %, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái. Những trẻ có rối loạn tăng hoạt động bị đáidầm tăng gấp 2,7 lần. Đến tuổi trưởng thành vẫn còn khoảng 1% người bị đái dầm. Những nguyên nhân gây đáidầm- Yếu tố di truyền: Gia đình bố mẹ không có tiền sử đáidầm lúc nhỏ sẽ có trẻ bị đáidầm với tỷ lệ 15%, nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị - tỷ lệ con bị là 44%, nếu cả bố và mẹ đều bị đáidầm- tỷ lệ con bị là 77%. - Rối loạn giấc ngủ: Khó thức tỉnh từ giấc ngủ sâu khi bàng quang căng đầy nước tiểu. - Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương làm giảm khả năng kiểm soát nín tiểu của bàng quang khi trẻ ngủ. - Yếu tố nội tiết: Không đủ hormon bài niệu ADH (hormon này có tác dụng làm giảm số lượng bài tiết nước tiểu từ thận). - Nhiễm trùng tiết niệu. - Dị dạng đường tiết niệu: Bất thường van niệu quản ởtrẻ trai hoặc bất thường niệu đạo ởtrẻ gái. Bàng quang nhỏ hơn bình thường làm giảm khả năng giữ được nước tiểu lâu trong bàng quang. - Bất thường cột sống. - Yếu tố tâm lý: Một số trẻđáidầm do có lo âu sau sang chấn tâm lý ở nhà hoặc ở trường. - Do gia đình ít luyện tập cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ . - Nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân chính. Nguyên nhân thực tổn (dị dạng, nhiễm trùng) chỉ chiếm 5% các trường hợp đái dầm, còn lại 95% là do rối loạn chức năng. Lứa tuổi trẻ đạt được khả năng kiểm soát bàng quang Nước tiểu được bài tiết ra từ thận được lưu giữ trong bàng quang. Đối với trẻ nhỏ, việc tiểu tiện diễn ra tự động do sự co cơ thành bàng quang và giãn cơ cổ bàng quang theo chu kỳ thường là 2 - 3 giờ trẻ tiểu tiện 1 lần. Đến khi 2 - 3 tuổi trẻ có thể kiềm chế nín tiểu lâu hơn vào ban ngày. Cùng với sự phát triển theo lứa tuổi, trẻ dần dần học được là nếu đi tiểu đúng lúc sẽ được mọi người mong đợi và khen ngợi. Sau khi đã kiểm soát việc tiểu tiện ban ngày, dần dần trẻ có thể kiểm soát cả lúc ngủ. Tới thời điểm này bộ não của trẻ sẽ chỉ huy cần phải làm gì do có mối liên hệ giữa não và bàng quang về thông điệp nín tiểu. Đáidầm có liên quan đến sự chậm trưởng thành chức năng của bàng quang. Trẻ có khả năng kiểm soát bàng quang ở những độ tuổi khác nhau, nhưng phần lớn trẻ không bị đáidầm sau 5 tuổi. Việc điều trị trẻ emđáidầm trước 5 tuổi là chưa cần thiết. Đánh giá trẻđáidầm Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi gia đình về thói quen đi vệ sinh vào ban ngày và ban đêm của trẻ. Mặc dù phần lớn trẻđáidầm đều khỏe mạnh nhưng trẻ vẫn cần được khám toàn diện, làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, một số trẻ có thể cần siêu âm hoặc chụp Xquang hệ thận tiết niệu. Bác sĩ có thể hỏi trẻ và gia đình về những việc xảy ra ở nhà và ở trường. Bác sĩ hỏi về cuộc sống gia đình vì việc điều trị phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi tại nhà. Nhiều trẻ cảm thấy có lỗi và bối rối rụt rè, kém tự tin, kém hòa nhập khi bị mắc chứng đái dầm. Do trẻđáidầm nên nhiều gia đình phải thức dậy ban đêm để dọn vệ sinh hoặc gọi trẻ dậy đi tiểu nên có thể làm gia đình thiếu ngủ. Nếu thiếu ngủ kéo dài sẽ làm cho trẻ học tập kém tập trung chú ý, gia đình thiếu ổn định hoặc không vui vẻ. Vì vậy trẻ có thể cần được làm thêm một số trắc nghiệm tâm lý để đánh giá hành vi cảm xúc. Điều trị Hầu hết trẻem tự khỏi đái dầm. Tuy nhiên cha mẹ và bác sĩ có thể quyết định trẻ cần phải điều trị. Có hai phương pháp điều trị: điều trị tâm lý và thuốc. Điều trị tâm lý bao gồm trị liệu hành vi nhằm huấn luyện trẻ không đáidầm và tư vấn tâm lý. Một số biện pháp trị liệu hành vi có thể áp dụng là: -Trẻ hạn chế uống nước vào buổi tối. - Đi tiểu trước khi đi ngủ. - Đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. Chú ý là khi trẻ tỉnh ngủ hẳn mới cho trẻ đi tiểu. - Cho trẻ tự theo dõi đáidầm bằng vẽ tranh: vẽ đám mây mưa khi bị đái dầm, vẽ mặt trời khi không bị đái dầm. Gia đình khen thưởng, động viên kịp thời, phù hợp khi thấy trẻ có tiến bộ sau mỗi ngày, mỗi tuần… - Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường, chiếu khi bị đái dầm. - Tập luyện bàng quang: hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng. Tư vấn tâm lý: giải quyết những sang chấn tâm lý nếu có. Giải thích cho gia đình và trẻ không quá lo về chứng bệnh này vì việc đáidầm không phải do trẻ cố ý mà chỉ đơn giản là trẻ không thể kiểm soát được cơ bàng quang khi ngủ. Gia đình luôn động viên trẻ, chấp nhận trẻ, không đánh mắng trừng phạt. Tạo cho trẻ cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương sẽ làm cho trẻ cảm thấy tự tin, giảm lo lắng cũng chính là tác nhân tốt để điều trị đáidầm có hiệu quả. Thuốc điều trị đáidầm Nếu trẻ trên 7 tuổi và điều trị hành vi không có kết quả có thể cho trẻ uống amitriptilin (là thuốc chống trầm cảm 3 vòng) liều thấp. Tuy nhiên một số trẻ uống thuốc này có thể bị tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt… và chống chỉ định nếu có rối loạn dẫn truyền tim. Một số gia đình cũng có thể tìm đến những phương pháp điều trị khác nhau để chữa trị đáidầm như uống thuốc nam, châm cứu… nhưng chưa thấy rõ hiệu quả điều trị. Việc điều trị đáidầm cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, gia đình và trẻ. . Đái dầm ở trẻ em - Chữa thế nào? Đái dầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ (có thể bị khi ngủ đêm hoặc ngủ ngày). Đái. ngày). Đái dầm là hiện tượng gặp khá phổ biến ở trẻ em: ở lứa tuổi 5 tuổi gặp từ 1 0-2 0%, đến 10 tuổi tỉ lệ đái dầm là 3-4 %, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái.