Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
425,27 KB
Nội dung
Đạicươngvềmô 1. Khái niệm vềmô 2. Phân loại mô 2.1 Mô bì 2.2 Mô liên kết 2.3 Mô cơ 2.4 Mô thân kinh 1. Khái niệm vềmôMô là tập hợp những yếu tố có cấu trúc tế bào và yếu tố không có cấu trúc tế bào, được hình thành trong quá trình tiến hoá của sinh vật, từ những lá phôi nhất định, đảm nhiệm những chức năng nhất định trong cơ thể. (Ví dụ: mô máu gồm các tế bào máu và thành phần không có cấu tạo tế bào là huyết tương) 2. Phân loại mô Dựa vào nguồn gốc, cấu trúc và chức năng, chia thành 4 loại mô: mô bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. 2.1 Mô bì: Được hình thành từ 3 lá phôi (lá ngoài thành thượng bì da; lá giữa thành thượng bì lót ống tiêu hóa; lá trong thành thượng bì lót ống bài tiết, lót ống tuần hoàn, hô hấp). Thành phần cấu tạo chủ yếu là tế bào, ít chất gian bào. Có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan Dựa vào hình thái, cấu tạo chia mô bì thành 2 loại: mô bì phủ và mô bì tuyến (như tuyến đơn bào, tuyến đa bào, tuyến ngoại tiết, tuyến nội tiết) + Mô bì phủ: Có cấu tạo rất khác nhau, có thể có một hoặc nhiều lớp tế bào khác nhau, nằm ở những vị trí khác nhau, nên có nhiều cách phân loại mô bì phủ - Dựa vào vị trí : có mô bì da, mô bì thận, mô bì ruột . - Dựa vào hình dạng: có mô dẹt, mô bì trụ . - Dựa vào số lớp tế bào: có mô bì đơn, mô bì kép . - Dựa vào hình dạng và số lớp tế bào thì có các loại mô bì khác nhau như mô bì trụ đơn, mô bì trụ kép, mô bì vuông đơn, mô bì vuông kép. + Mô bì tuyến: Là loại mô bì được phân hoá cao độ, phù hợp với chức năng chế tiết và bài xuất. Vì vậy cũng có nhiều cách phân loại mô bì tuyến: - Dựa vào hình thái cấu tạo: có tuyến đơn bào, tuyến đa bào . - Dựa vào cách bài xuất chất tiết: có tuyến ngoại tiết, tuyến nội tiết, tuyến pha. Tuyến ngoại tiết là những tuyến tiết ra các chất tiết có ống dẫn riêng (VD: tuyến gan tiết dịch mật, tuyến ruột tiết ra enzim tiêu hoá .) . Tuyến nội tiết là những tuyến mà các chất tiết được tiết ra đổ thẳng vào máu. Các chất tiết do các tuyến nội tiết tiết ra gọi là hoocmon (VD: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận) Tuyến pha là những tuyến vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết vừa làm nhiệm vụ nội tiết (VD: tuyến tuỵ , tuyến sinh dục .) TOP 2.2 Mô liên kết Được hình thành từ lá phôi giữa. Cấu tạo chủ yếu là chất gian bào, thành phần tế bào ít và nằm rải rác trong gian bào, có nhiệm vụ dinh dưỡng và đệm cơ học. Dựa vào chức phận, chia 2 loại mô liên kết: mô liên kết dinh dưỡng và mô liên kết đệm cơ học. + Mô LK dinh dưỡng: Gồm - Võng mô: là cơ sở của cơ quan tạo huyết, như tuỷ xương, lách, hạch bạch huyết. Các yếu tố tế bào hình sao, nối với nhau bằng cầu nguyên sinh chất tạo thành khối hỗn bào. - Máu & bạch huyết: có thành phần chủ yếu là yếu tố gian bào (huyết tương) và các yếu tố hữu hình là các tế bào máu (gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) - Mỡ: Phân bố khắp cơ thể, do mô liên kết sợi biến đổi thành, toàn bộ tế bào chứa mỡ. - Mô liên kết sợi xốp: Phân bố dọc theo đường đi, của mạch máu, hay làm thành mô đệm dưới da. Mô liên kết sợi xốp có yếu tố tế bào là các tế bào hình sợi, yếu tố gian bào là khối chất dính vô định hình. Mô liên kết sợi xốp vừa làm nhiệm vụ đệm, vừa làm niệm vụ dinh dưỡng. + Mô liên kết đệm - cơ học. Gồm 3 loại: mô liên kết sợi chắc; mô sụn và mô xương - Mô liên kết sợi chắc: Yếu tố gian bào kém phát triển, chủ yếu là sợi tơ mảnh xếp song song với nhau (như dây chằng, gân) - Mô sụn: Yếu tố gian bào kém phát triển. Gồm có các loại như sụn trong, sụn sợi, sụn đàn hồi. Sụn trong - chất gian bào có màu sáng, trong đó có nhiều tơ mảnh nằm rải rác (VD: sụn đầu sườn, sụn mũi, sụn thanh quản, sụn phủ các diện khớp); Sun sợi - chất gian bào tạo thành bó sợi keo xếp song song hoặc hướng bất định. (VD: đĩa sụn gian đốt sống); sụn đàn hồi (VD: sụn vành tai, sụn ống tai ngoài, sụn thanh thiệt) . - Mô xương: Là tổ chức liên kết cứng rắn, trong đó thành phần tế bào có hình thoi dẹt, yếu tố gian bào gồm các sợi keo xương và chất cơ bản. Các sợi keo xương xếp song song tạo thành các tấm xương. Có 2 loại mô xương là mô xương xốp và mô xương chắc Mô xương xốp: thường phân bố ở các đầu xương dài, giữa các xương ngắn và xương dẹt. Các tấm xương xếp theo nhiều hướng khác nhau tạo thành những ngăn chứa tủy Mô xương chắc: thường phân bố ở thân xương dài. Các tấm xương tạo thành hình ống theo chiều dọc của xương tạo thành các trụ xương, giữa trụ xương có ống rỗng (ống Have) chứa thần kinh và mạch máu. Các trụ xương lại được liên kết với nhau bởi các tấm xương phụ làm cho mô xương được bền vững. Tóm lại: Mô liên kết gồm các tế bào nằm rải rác xen kẽ với các sợi đàn hồi và sợi liên kết, tất cả nằm trong chất keo gian bào. Vai trò chính của mô liên kết là ràng buộc các cơ quan và liên kết các cơ quan với nhau thành cơ thể. Mô sụn, mô xương và mô máu là những mô liên kết có cấu tạo đặc biệt: mô sụn và mô xương thì có gian bào là chất đặc, còn mô máu và bạch huyết có gian bào là chất lỏng. TOP 2.3 Mô cơ Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và chức năng, người ta chia 3 loại: mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim. + Mô cơ vân: Màu đỏ, chiếm 2/5 trọng lượng cơ thể, phân bố chủ yếu ở bề mặt cơ thể và ở một số bộ phận các cơ quan bên trong. Mô cơ vân do các tế bào cơ vân tạo nên. Mỗi tế bào cơ vân là một sợi cơ có nhiều nhân nên gọi là hỗn bào. Trong mỗi sợi cơ có các tơ nhỏ là tơ Miozin và tơ Actin lồng vào nhau tạo thành những khoảng sáng tối trông giống như những đường vân (nên gọi là cơ vân). Các sợi cơ thường liên kết lại thành bó nhỏ nằm trong một bao liên kết mỏng (bó bậc I). Nhiều bó bậc một tạo thành bó bậc II, Nhiều bó bậc II tạo thành bắp cơ. Trong bắp cơ có mạch máu, thần kinh. Mô cơ vân hoạt động theo ý muốn. + Mô cơ trơn: Chiếm tỉ lệ ít, phân bố chủ yếu ở các tạng (như ống tiêu hóa, ống khí quản, động mạch, tĩnh mạch, niệu sinh dục) Các tế bào cơ trơn có hình thuôn nhọn 2 đầu, có 1 nhân nằm giữa tế bào. Cơ trơn hoạt động theo sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng và không theo ý muốn. + Mô cơ tim: Cấu tạo giống cơ vân, chỉ khác là các sợi cơ tim chỉ có 1 nhân ở giữa. Các sợi cơ không nằm riêng rẽ thành bó mà phân nhánh và nối với nhau bởi cầu chất nguyên sinh làm cho mô cơ tim bền chắc. Cơ tim có số lượng cơ chất nhiều hơn cơ vân. Mô cơ tim hoạt động không theo ý muốn. 2.4 - Mô thần kinh Có nguồ́n gốc từ ngoại phôi bì. Cấu tạo gồm có các tế bào thần kinh (hay nơ-ron thần kinh) và phần thần kinh đệm. Mỗi nơ ron thường gồm có 1 thân chứa nhân, có nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi [...]... của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích, đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể và sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường H.6 - Mô thần kinh TÓM TẮT Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định Bốn loại mô chính của cơ thể là : - Mô. .. của cơ thể là : - Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết - Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan - Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co giãn - Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh, có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường . Đại cương về mô 1. Khái niệm về mô 2. Phân loại mô 2.1 Mô bì 2.2 Mô liên kết 2.3 Mô cơ 2.4 Mô thân kinh 1. Khái niệm về mô Mô là tập hợp. loại mô bì phủ - Dựa vào vị trí : có mô bì da, mô bì thận, mô bì ruột . - Dựa vào hình dạng: có mô dẹt, mô bì trụ . - Dựa vào số lớp tế bào: có mô bì