Ngườibệnhhen cần chuẩnbịgìtrướckhi mổ? Đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân hentrướckhi phẫu thuật. Khi phải trải qua một cuộc phẫu thuật, bạn có thể gặp những nguy cơ không thể lường trước được, ngay cả đối với người khỏe mạnh. Nếu mắc bệnh hen, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng trong và sau phẫu thuật hơn người không mắc hen nên những ngườibệnh này cần có sự chuẩnbị chu đáo về tinh thần và các bước trướckhi mổ. Những biến chứng có thể xảy ra Phế quản co thắt đột ngột khi đặt ống nội khí quản trước cuộc mổ. Nếu cơn hen nặng xảy ra có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 trong máu. Giảm khả năng ho có hiệu quả làm cho đàm ứ đọng trong phổi dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn phổi, xẹp phổi. Dị ứng với latex dùng trong phẫu thuật, các thuốc gây mê. Nguy cơ xảy ra biến chứng tùy thuộc vào mức độ nặng của sự tăng đáp ứng đường thở, mức độ tắc nghẽn của đường thở, sự tăng tiết nhầy, tính nhạy cảm với latex, tiền sử lần mổ trước có dị ứng thuốc gây mê hay latex không. Những bệnh nhân có cơn hen vừa và nặng có nguy cơ cao hơn. Vì vậy kiểm soát hen tốt trướckhi mổ là hết sức cần thiết. Ngoài ra, ngườibệnh cũng phải được chuẩnbị kỹ trướckhi mổ. Trướckhi mổ Bác sĩ sẽ khai thác kỹ bệnh sử, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và thu thập thông tin về các loại thuốc đang sử dụng, tần số các cơn hen xảy ra, nhu cầu sử dụng thuốc corticosteroids, thuốc giãn phế quản và các loại thuốc bạn thường bị dị ứng. Tốt nhất là một tháng trướckhi tiến hành phẫu thuật, ngườibệnhcần được đảm bảo kiểm soát hen tốt và hoàn toàn không có triệu chứng hen. Khi đo chức năng hô hấp, FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu) hoặc lưu lượng thở ra đỉnh phải đạt mức tốt nhất của người bệnh. Trong trường hợp chức năng hô hấp tương đối thấp, việc gây mê vẫn có thể được thực hiện một cách an toàn, tuy nhiên cần phải chăm sóc theo dõi thật chặt chẽ trong và sau mổ. Nếu chức năng hô hấp rất kém và triệu chứng lâm sàng nặng, bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp thay thế như gây tê cục bộ hoặc gây tê tủy sống. Chuẩnbị mổ Nếu bạn đang có triệu chứng hen, bác sĩ sẽ dùng một đợt điều trị ngắn với corticosteroids dạng uống. Khibệnh ổn vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đến khi cuộc mổ bắt đầu. Trướckhi mổ, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giãn phế quản dạng hít và vì bệnh nhân không dùng được dạng thuốc uống nên bác sĩ sẽ đổi qua corticosteroids dạng tiêm. Việc sử dụng corticosteroids không gây ảnh hưởng đến việc lành vết thương cũng như không làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu nhưng làm giảm được tác hại do cơn hen kịch phát gây ra. Sau khi mổ Nên tiếp tục điều trị hen như trước. Corticosteroids dạng uống vẫn tiếp tục được dùng nếu hen chưa được kiểm soát, khi triệu chứng hen được cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang dạng hít. Việc nằm nghỉ hoàn toàn trên giường trước và sau mổ sẽ làm bệnh nhân khó khạc đờm, dễ đưa đến nhiễm khuẩn, vì thế bệnh nhân nên ngồi dậy càng sớm càng tốt. Tóm lại, phẫu thuật cho bệnh nhân hen sẽ có nhiều nguy cơ hơn người không bị hen. Trướckhi phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám và đánh giá mức độ bệnh kỹ lưỡng, phải kiểm soát hen triệt để và loại bỏ các yếu tố kịch phát. Nếu được chuẩnbị kỹ và có biện pháp xử trí đúng đắn, cuộc mổ vẫn có thể tiến hành an toàn. Trường hợp triệu chứng hen nặng và chức năng hô hấp kém, thay vì gây mê tổng quát, bác sĩ sẽ chọn lựa giải pháp thay.